Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
161,54 KB
Nội dung
Những chuyện đời thường quanh ta 8 Mơ một cái Tết Những ngày cuối năm, chúng tôi tìm về huyện Nhà Bè - nơi có nhiều gia đình được liệt vào danh sách nghèo khó của TP Hồ Chí Minh. Trong căn nhà tình thương ở ấp 1 xã Phú Xuân huyện Nhà Bè, bà Trần Thị Lai đang ngồi đút từng muỗng cơm cho người chồng bị bệnh. Đã hơn một năm nay, căn bệnh không rõ nguyên nhân của chồng bà - ông Trần Đức Đen - đã khiến cho gia đình bà vốn khốn khó càng khốn khó hơn. Mang nỗi tủi thân bệnh tật cộng với cái khổ nghèo khó vây quanh, ông Đen bật khóc khi nghe chúng tôi hỏi về chuyện chuẩn bị đón Tết như thế nào. “Gia đình tui nào dám nghĩ đến ngày Tết. Hiện tại, lo hai bữa mỗi ngày đã mệt lắm rồi. Cả nhà tui chỉ trông chờ vào thằng út đi làm phụ hồ mỗi ngày kiếm được vài chục ngàn đồng. Tui bệnh nặng nhưng không dám đi bệnh viện vì sợ làm khổ con” - ông Đen tâm sự. Tiếp lời chồng, bà Lai bộc bạch: “Tết năm nay chỉ mong ông Đen nhà tui hết bệnh và trong nhà có một ít gạo, ký thịt đón ông bà là hên lắm rồi”. Khi nói điều ấy ánh mắt bà Lai cứ nhìn chúng tôi như gởi gắm và hy vọng một điều gì đó. Cách đó không xa, cụ Nguyễn Thị Chín (83 tuổi) cũng không mong Tết đến. Trong căn nhà tình thương, cụ Chín cùng 2 đứa cháu nội xúm xít bên nhau. Thanh Minh – đứa cháu lớn mới 17 tuổi đã phải đi làm phụ hồ nuôi bà và em gái. “Tết có dĩa trái cây, đòn bánh tét cúng ông bà là đã vui. Mình có làm ra tiền đâu mà mong Tết” - cụ Chín nói với giọng buồn buồn. Đi dọc theo những con kênh ở quận 8, chúng tôi cũng bắt gặp nhiều mảnh đời nghèo khó đang sống lênh đênh trên những chiếc ghe nhỏ bé. Sau một năm dài mưu sinh, kiếm sống ở TP, em Nguyễn Tấn Đạt, 14 tuổi, quê Bến Tre nói với giọng buồn buồn: “Tết đến em thèm được mua bộ quần áo mới nhưng sợ cha mẹ không có tiền nên chỉ dám mơ ước thôi…”. Và càng thấm thía nỗi buồn khi ghé thăm khu dưỡng lão nghệ sĩ (quận 8), các cơ sở xã hội đang nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, tàn tật, người già neo đơn. Nghệ sĩ Tuyết Nga (64 tuổi) ngậm ngùi: “Con cái đứa nào cũng nghèo phải ở nhờ, ở đậu nhà người ta thì làm sao có thể đón tôi về ăn Tết. Đã từ lâu tôi không có cái Tết gia đình, cứ đến mùa xuân nước mắt lại chảy ra”. Tết xa quê Rời khỏi nhà bà Lai chúng tôi gặp một người phụ nữ gầy nhom đang gò lưng đạp chiếc xe đạp tồi tàn, phía trước treo một chiếc cân cũ kỹ và sau lưng là một chiếc bao đựng đầy phế liệu. Chị tên Nguyễn Thị Châu (quê Thanh Hóa) vào TPHCM mưu sinh bằng nghề ve chai hơn một năm nay. Gạt những giọt mồ hôi lăn dài trên mặt khi dừng xe lại trò chuyện với chúng tôi, chị nói: “Tôi phải cố làm việc và kiếm tiền để nuôi 3 đứa con đang học phổ thông ngoài quê. Tết này tôi không về, tranh thủ ở lại TP kiếm thêm chút tiền gởi về lo cho tụi nhỏ có bộ quần áo mới và đầu năm đi học”. Có cùng hoàn cảnh với chị Châu, tại khu nhà trọ nghèo nàn thuộc tổ 24 phường 15 quận Tân Bình, chúng tôi gặp những người quê Hà Tây vào TPHCM với nghề bán bắp luộc, bắp xào, khoai lang, khoai mì luộc. Anh Mạnh, một trong số những người này nói như tâm sự: “Đêm giao thừa đi bán đến gần 4 giờ sáng, nhìn người ta đi chơi nhớ con ghê lắm. Lúc về đến nhà trọ thì chỉ muốn lăn ra ngủ một giấc cho quên hết nhọc nhằn và cũng để quên đi… ngày Tết”. Xa quê gần 10 năm nay, anh nhớ là chỉ về quê được 2 cái Tết, anh nói ngày Tết ai chẳng nhớ quê hương nhưng biết làm sao bởi cái nghèo cứ đeo mãi. Anh cũng như nhiều người dân xa quê mưu sinh bằng nghề này chấp nhận với cuộc sống thiếu trước hụt sau, làm được đồng nào thì gởi về quê lo cho cho gia đình, con cái ăn học. Còn chị Nhung thì nói với chúng tôi về cái Tết xa quê của mình: Ở đây không có không khí đầm ấm như Tết quê nhà, ngày 30 tranh thủ mua một ít bánh chưng, hoa quả để chung vui với anh em vào ngày mùng một. Chỉ một ngày thôi rồi hôm sau chúng tôi lại tiếp tục cuộc mưu sinh. Có mặt tại khu công nghiệp Tân Bình vào lúc công nhân đang tan ca, chúng tôi cảm nhận được nỗi niềm ngày Tết của những công nhân không có điều kiện về quê. Ngôn (quê Nghệ An) làm tại Công ty dệt may Thắng Lợi, vào TPHCM làm công nhân 4 năm nhưng chỉ về quê ăn Tết có một lần. Ngôn tâm sự: “Tết ở đây rất buồn. Em chỉ đi chùa vào mùng một rồi nằm nhà chờ đến ngày đi làm. Còn ở quê em thì ngay từ 20 tháng chạp không khí Tết đã tràn về. Năm rồi, đêm giao thừa nhớ gia đình em khóc đến sưng cả mắt”. Khi chúng tôi hỏi Oanh (quê Thanh Hóa, làm cùng với Ngôn) sao không tranh thủ Tết về với gia đình, Oanh bảo: “Lương công nhân không có bao nhiêu, quê thì xa, về ăn một cái Tết thì đầu năm không có tiền gởi về cho bố mẹ”. Ngày Tết, với người Việt Nam, là dịp để đoàn tụ gia đình. Vậy mà có những người sau cả năm vất vả nhọc nhằn mưu sinh chỉ lo Tết cho gia đình, người thân mà không dám nghĩ đến Tết cho riêng mình. Huyền thoại về niềm tin sống Đang là một bí thư chi đoàn thôn rất có uy tín, còn đúng hai ngày nữa thì anh được kết nạp Đảng, không ngờ, một quả bom bi còn sót lại trong vườn nhà đã nổ tung, làm Nguyễn Đức Vệ (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) đứt lìa cả hai cánh tay và cụt luôn cả chân trái. Dù với tấm thân tàn phế, Nguyễn Đức Vệ không những không chịu khuất phục trước cuộc sống mà chính anh - bằng nghị lực phi thường - đã làm nên một huyền thoại đẹp như một khúc tráng ca về sự vươn dậy đáng kinh ngạc của một con người. Tứ chi còn một chân này Khuôn mặt người đàn ông ấy thật phúc hậu, hơn thế, chính từ đôi mắt của Vệ ánh lên vẻ cương quyết và mạnh mẽ. Anh ngồi bên tôi, đưa hai bàn tay được chắp nối bằng hai cánh tay làm bằng sắt, kẹp chặt ấm nước, kẹp chặt cốc nước, rót ra nhẹ nhàng trơn tru như hai bàn tay lành lặn. Tôi hăm hở quan sát, hăm hở hỏi chuyện, ngơ ngác trước những động tác thành thục ở đôi bàn tay sắt lạnh ấy và cứ thế, trong cảm giác ngơ ngẩn như bị cám dỗ của tôi, Vệ dẫn tôi trở lại 10 năm trước. "Làng Quảng Đông của tui trong chiến tranh là túi bom của Mỹ. Kia là cảng Hòn La. Trên đèo Ngang là trận địa pháo. Ngày mô, đêm mô cũng có máy bay đến thả bom. Trong làng sau chiến tranh vẫn còn nhiều người chết vì cuốc đất gặp bom. Tui cũng vậy thôi. Không chết nhưng hai tay cụt, một chân cụt". Ngày Vệ bị thương, con trai đầu lòng của anh 7 tháng tuổi. Vợ anh không thể để con ở nhà theo anh đi bệnh viện VN-Cuba được vì cháu đang bú. Cha anh theo cùng. Sau thời gian hôn mê, khi tỉnh dậy trên giường, Vệ biết rõ mình bị bom bi nhưng toàn thân cứng dại. Đến lúc hoàn toàn tỉnh táo, anh mới bàng hoàng nhìn xuống thân mình, hai tay không còn, chân trái không còn, nhìn tới nhìn lui rất nhiều lần mà anh vẫn không tin được. cầm chén nước uống và Vệ rót tiếp cho tôi một cốc trà: "Ba lần tui ngồi trên xe lăn, ẩy xe lăn ra lan can tầng 4 của bệnh viện rồi nhào người xuống đất để chết. Ba lần cả thảy. Lần thứ nhất cha tui ngăn kịp. Lần thứ hai nhân viên trong bệnh viện ngăn kịp. Còn lần thứ ba tui tự ngăn tui kịp anh ạ Đúng lúc tui chuẩn bị lao đầu qua lan can thì nghe tiếng khóc của đứa con nít ở tầng ba. Tui bủn rủn chân tay Tui nghĩ đến con tui. Tự dưng thế thôi. Thế là tui lăn xe vào phòng, tui hét lên với cha tui: "Về Về Về nhà Cha cho tui về nhà ". Hố thẳm Vệ ra viện, chui đầu vào mái tranh lúp xúp nhà mình thì thấy trống hoang trống hoác. Kêu vợ mấy tiếng không nghe trả lời. Mẹ anh mếu máo nói với con trai: "Con ạ Về nhà cha mẹ đi con ". Vệ gồng người lên quát hỗn với mẹ: "Nhà tui đây răng không ở mà phải đi ở nhờ cha mẹ chớ". Mẹ anh ghìm một tiếng khóc: "Con ơi, vợ con bỏ đi rồi. Nó đi rồi. Nó về nhà cha mẹ nó rồi, cả nhà đi vào Nam làm ăn rồi". "Mấy tháng sau, vợ tui về làng một lần. Tui chạy sang. Gặp cả cha mẹ cô ấy. Tui xin. Tui khóc. Tui xin vợ tui hãy về với cha con tui. Nhưng không được chấp nhận. Rứa là hết. Hôm đó tui lủi thủi về nhà, thấy đứa con đang ngồi bốc cát ăn, tui quỳ xuống bên con khóc. Con tui nhìn cái mặt tui giàn giụa nước mắt, nó lại nhe răng cười. Tui héo gan héo ruột. Đêm đó tui uống hết một chai rượu trắng. Tui đấm hai cánh tay cụt vào tường vôi nhà cha mẹ mình hét lên: Điên quá rồi. Đã thế thì tui sẽ làm ăn cho nó biết. Đã thế tui sẽ làm giàu cho ai còn coi khinh tui sáng mắt ra". ký hoá đơn thanh toán. Vệ nói: "Anh tin không? Sau khi quyết vùng lên để sống, tui cần vốn. Tui chống hai tay cụt vào đôi nạng, lết đến từng nhà, ngửa tay vay từng nhà. Nhà cho vay năm chục ngàn, nhà hai chục ngàn, có nhà năm ngàn thôi, cộng lại được 500 ngàn đồng. Vệ kể: "Đầu tiên là phải cải tạo đôi tay cụt thành đôi tay hữu ích. Tui nghĩ mãi, rồi lần mò đi tìm hai ống sắt tròn, có thể đút cùi tay cụt vào được. Với cách này, tui đã có thể tỳ hai tay sắt này vào hai cái nạng để lết đi được. Lúc đầu đi trong nhà, sau đi lấn ra ngõ. Đi quanh thôn, quanh làng. Những ngày đầu tiên, vành ống sắt cứa vào cùi tay chảy máu ròng ròng, đau không ngủ được. Tui độn thêm giẻ, lại nghiến răng nhét cùi tay vào ống sắt. Lại tập chống nạng đi. Hàng tháng trời như vậy cùi tay tui thành sẹo, dày như da trâu, còn những bước chân của tui cũng đã vững vàng. Lúc đó tui bắt đầu sự nghiệp làm ăn ". Công việc đầu tiên của Vệ không thể tính được là công việc gì. Vì anh tự bắt mình làm nhiều việc một lúc để kiếm tiền: Buôn củi, buôn phế liệu, buôn hàng tạp hoá, ớt, lạc, khoai sắn. Vệ dồn hết vào vốn. Ngày đó, thôn anh, xã anh chưa có điện lưới. Anh mua ngay cái máy phát điện đặt trong nhà, thắp sáng cho cả xóm, thu tiền điện hẳn hoi. Hơn thế, anh lại mua tivi, đầu video, rồi thuê phim về chiếu bán vé hẳn hoi. Anh lại bán kèm thêm cà phê, thuốc, rượu, bia, kẹo bánh. Thế là lại có tiền. Cuối năm 1995, anh Vệ cùng đứa con trai ra Vinh, vào trung tâm chỉnh hình, mong mỏi có được một đôi tay nhân tạo. May mắn, đúng dịp đó, anh gặp được một tổ chức nhân đạo của Mỹ và họ đã lắp cho anh đôi tay sắt do chính người Mỹ chế tạo. Tuy nhiên, để đôi tay này hoạt động theo ý muốn, người sử dụng phải có một ý chí tập luyện kiên cường. Với hai cánh tay sắt mới, Vệ về. Hàng tháng trời Vệ bắt đầu tập luyện. Bây giờ thì Vệ đang biểu diễn cho tôi xem những cử động của đôi tay sắt mà nếu không để ý, cứ tưởng như tay anh đang lành lặn: Viết, ký, pha trà rót nước, gọi điện thoại, mặc - cởi áo, điều khiển điện Với đôi tay sắt thần kỳ ấy, Vệ đã một phần trở lại người bình thường và bắt đầu thực hiện những mơ ước lớn hơn: Làm giàu. Hành trình làm giàu Vệ nhớ lại: "Tui nhớ là công việc thắng lợi trong làm ăn đầu tiên là việc tui quyết định mua xe công nông. Ngày đó ở địa phương này không ai có xe công nông. Trong khi nhu cầu vận chuyển cát, sạn, xi măng, sắt thép rất lớn. Tui vay mượn tiền mua xe. Rồi bà con học tui, nhà nhà đua nhau mua xe công nông. Khi đó thì tui lại chuyển hướng mở xưởng sửa chữa xe công nông. Tui đi tìm thợ giỏi về, trả lương cao, thuê thêm công nhân. Sau đó nữa, tui tiến thêm một bước mới, mua sắm phụ tùng, máy, rồi gò, hàn, lắp ráp luôn xe công nông để bán, giá rẻ hơn thị trường hàng triệu bạc, lại chắc hơn, lại tự tui bảo hành miễn phí, bà con ai lại không mua. Xe tui xuất xưởng nhiều lắm, nhớ không xuể, mỗi chiếc lãi ròng hàng triệu bạc, lại nuôi được hàng chục công nhân, mỗi tháng họ được nhận lương từ 800 đến hơn 1 triệu đồng. Xưởng sửa chữa, lắp ráp xe công nông mang tên Đức Vệ ra đời từ đó đến nay và làm ăn ổn định anh ạ. Có vốn, có kinh nghiệm, tui tiếp tục mở rộng hoạt động của mình: Nhận thầu các công trình nhỏ, nhận cung cấp nguyên vật liệu tới chân các công trình, nhận bao thầu nhân công lao động cho các nhà thầu Tổ ấm "Nói rứa thì ai không nói được phải không anh? Nhưng với tui, để có được cái người đời gọi là tổ ấm: Một vợ, một chồng, một con như bây chừ, tui phải qua biết bao cay cực". Tháng 2 năm nay, anh Vệ cưới cô Nguyễn Thị Thu Hà làm vợ. Nhà cô Hà bên kia đèo Ngang, thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Hà rất xinh gái. Nghe tôi khen, Vệ nói: "Anh coi, cái thân què cụt như tui mà đêm mô cũng thuê xe ôm vượt đèo Ngang, vô nhà Hà chơi hết. Cưa kéo cả năm trời mới được cô ấy đồng ý làm vợ đó anh ạ. Có vợ, tui khoẻ hẳn ra. Bây giờ, tui chỉ lo làm ăn nữa thôi, mọi chuyện ở nhà cô ấy cáng đáng được hết". Vệ ao ước: "Bây giờ, có vợ rồi, tui mới ao ước, nếu tui có ai tài trợ cho khoảng 200 triệu, tui sẽ mở hẳn một xưởng học nghề, dạy nghề cho anh em thương tật, cho các cháu mồ côi, tui sẽ tự dạy, tự nuôi. Mấy năm qua, tui cũng đóng góp giúp đỡ được nhiều người lắm. Năm nào tui cũng tặng tiền, tặng quà cho các cháu ở lớp tình thương. Mấy cô nói, anh què cụt, thương tật rứa còn tặng các cháu chi nữa. Tui nói, anh thương tật đi giúp đỡ người thương tật mới hay chớ". Tôi hỏi Vệ: "Từ bữa đó đến nay, chị ấy có về không? Có gặp con không? Có nói chuyện với anh không? Có tỏ ra ân hận hay hối lỗi không?". Nhưng anh Vệ tránh câu trả lời. "Xin mọi người tha tội cho tôi" Đêm ấy, khi đứa bé vừa cất tiếng khóc chào đời thì có một người đàn bà xuất hiện. Vì đêm tối và vì người đàn bà ấy trùm khăn kín nên tôi không thể nhìn rõ mặt. Người đàn bà đã đón lấy đứa bé và cắt rốn, rồi quấn tã lót cho cháu. Kính thưa các anh, các chị trong Toà soạn! Năm nay tôi vừa tròn 68 tuổi. Tôi sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ ở ngoại thành. Cuộc đời tôi có lẽ chỉ có mươi ngày hạnh phúc. Còn tất cả những ngày tháng còn lại tôi sống trong cô đơn và dằn vặt. Tôi chưa một ngày được làm vợ nhưng đã có một ngày được làm mẹ. Nhưng ngày được làm mẹ của tôi lại là một ngày tủi nhục, đau đớn và tội lỗi. Đó là ngày tôi sinh ra đứa con trai duy nhất và cũng là ngày tôi đã đi bán đứa con của mình. Ngày ấy cách đây đúng 48 năm. Hồi ấy, tôi đang là công nhân của một xí nghiệp gia công sản xuất nhựa. Trên một chuyến xe, tôi đã quen một người đàn ông. Sau này, tôi đã yêu và mang thai với người đàn ông đó. Khi có thai, tôi vừa hạnh phúc vừa lo sợ. Tôi đã nói về cái thai trong bụng tôi và mong được làm vợ anh. Người đàn ông đó đã nói với tôi là về quê báo cáo với gia đình việc tổ chức hôn lễ cho chúng tôi. Ngày hôm sau, người đàn ông ấy lên đường về quê. Tôi hạnh phúc vô bờ. Tôi đưa hết số tiền dành dụm được trong mấy năm cho người đàn ông ấy để lo việc hôn lễ của chúng tôi. Nhưng rồi từ ngày ấy, người đàn ông đó đã không trở lại. Lúc đầu, tôi lo sợ anh ấy bị ốm đau. Sau đấy tôi lại nghĩ hay anh ta đã gặp chuyện chẳng lành. Tôi tìm đến cơ quan của anh ấy. Đến nơi, tôi mới biết rằng không có người đàn ông nào có cái tên như anh ta đã nói với tôi. Lúc này, tôi mới thực sự bối rối và hoảng sợ. Cơ quan đó đã bố trí cho tôi nhận dạng những người đàn ông trong cơ quan. Nhưng tôi đã không tìm được một người nào như thế. Tôi hoang mang thật sự. Cái thai trong bụng tôi đã lớn. Tôi không dám làm gì với cái thai và càng không biết phải làm gì khi đứa bé ra đời. Suốt thời gian đó cho tới khi sinh nở, tôi sống trong sợ hãi và đau đớn. Rồi cũng đến cái đêm tôi đau đẻ, tôi không dám đến bệnh viện. Tôi đã ra bờ sông thành phố và sinh con. Lúc đó, tôi vừa mong đứa bé ra đời "mẹ tròn con vuông" lại vừa mong đứa bé ấy chết đi. Chính vì ý nghĩ độc ác ấy của tôi mà tôi bị trời đầy phải sống đau khổ, cô độc suốt đời. Đêm ấy, khi đứa bé vừa cất tiếng khóc chào đời thì có một người đàn bà xuất hiện. Vì đêm tối và vì người đàn bà ấy trùm khăn kín nên tôi không thể nhìn rõ mặt. Người đàn bà đã đón lấy đứa bé và cắt rốn, rồi quấn tã lót cho cháu. Lúc đó tôi quá sợ hãi và quá yếu nên tôi cứ để cho người đàn bà đó chăm sóc con tôi. Sau khi quấn tã lót cho đứa bé xong, người đàn bà đó hỏi tôi: "Cô định vứt đứa bé đi à?". Tôi không biết trả lời thế nào mà chỉ khóc. Người đàn bà đó lại hỏi: "Tôi biết cô không định nuôi đứa bé, cô hãy cho tôi, đừng bỏ nó ở đây mà phải tội". Nghe vậy, tôi bò đến và ôm lấy chân người đàn bà đó, vừa khóc vừa nói: "Xin bà [...]... sống trong những cơn ác mộng và cô độc Tôi nghĩ đến tội bỏ con của tôi và tôi không bao giờ dám nghĩ đến hạnh phúc của riêng tôi Suốt đời tôi nguyền rủa bản thân mình Hầu như đêm nào tôi cũng nghĩ đến đứa bé và khóc thầm Biết bao nhiêu lần tôi định đi tìm con nhưng tôi không biết tìm nó ở đâu Tôi không biết ai đã đón con tôi đi trong cái đêm ấy Lúc đầu tôi nghĩ đó là một người qua đường Nhưng những năm... đàn bà che mặt trong đêm tối ấy lại mang cơm cho tôi và bọc sẵn ít tiền cho tôi Tôi đã giấu những người cùng xí nghiệp cái mang của tôi Phải chăng có ai đó đã biết tôi có mang và biết được ý định bỏ rơi đứa con của tôi mà chuẩn bị đón đứa bé Nhưng tôi không đủ can đảm và không biết phải nói với những người ở quanh tôi như thế nào Tôi cũng không nhận thấy bất cứ ai trong xí nghiệp có thái độ gì khác... cậu hãy tha tội cho tôi" Lòng tôi đau đớn không dám và không được quyền gọi người đàn ông trẻ đó là con Qua câu chuyện của chị Cúc, tôi biết được: Sau khi con tôi trưởng thành lấy vợ và sinh con thì chị Cúc mới quyết định nói với nó chuyện năm xưa và khuyên nó hãy đến nhận mẹ đẻ của mình Sau những ngày tháng bàng hoàng và đau khổ, con tôi đã nói với chị Cúc rằng nếu chị cứ tiếp tục khuyên nó đến gặp... cô" Nghe vậy, tôi đã chắp tay lạy chị Cúc, khóc và nói: "Tôi xin chị đừng bao giờ nói đến điều ấy Nếu chị cứ nói như vậy tôi chết không nhắm mắt được Tôi có tội quá lớn, chỉ có chị mới xứng đáng là mẹ cháu Tôi chỉ dám xin một điều là khi tôi chết, chị cho phép con tôi chít khăn thờ tôi" Thưa các anh, các chị, có bà mẹ nào trên đời tội lỗi như tôi không? Có người phụ nữ nào trên đời nhân hậu như chị Cúc... anh, các chị, có bà mẹ nào trên đời tội lỗi như tôi không? Có người phụ nữ nào trên đời nhân hậu như chị Cúc không? Tôi đã già và sức khoẻ rất yếu Tôi xin những người mẹ trẻ đã trót dại lầm lỡ như tôi hãy đừng nông nổi hành động như tôi, để rồi cả đời sống trong sự dày vò và ân hận Hãy đừng hành động như tôi ... kiên trì nói với nó về tình máu mủ, về sự tha thứ, về tình thương và ơn nghĩa đối với người mang nặng đẻ đau ra nó Chị nói cho nó nghe về hoàn cảnh và tinh thần suy sụp của tôi lúc đó Chị Cúc cứ kiên trì những điều như vậy suốt ba năm trời Và rồi đến một ngày sự tha thứ và tình máu mủ đã thức dậy ở con tôi.Cháu đã khóc và nói: "Con ơn mẹ và con nghe lời mẹ" Bây giờ thì tôi thanh thản hơn vì biết rằng giọt... nhận ra đó là chị Cúc cùng xí nghiệp với tôi một thời gian Ngay lúc đó, chị Cúc hỏi tôi có thấy người đàn ông trẻ có gì quen không? Ngay khi người đàn ông trẻ bước vào nhà, tôi đã giật mình vì thấy anh ta rất giống người đàn ông phụ bạc năm xưa Sau câu hỏi của chị Cúc, tôi chợt hiểu tất cả và gục đầu xuống khóc Tôi không thể ngờ nó lại giống người bố bội bạc của nó như thế Chị Cúc kể cho tôi nghe vì... Sau khi nghỉ hưu, tôi càng ốm đau hơn Tôi sống một mình trong ngôi nhà nhỏ như một bóng ma Bây giờ có lẽ tôi đã hết nước mắt để khóc về đứa con bị bỏ rơi từ mấy chục năm trước Tôi sống vô cùng vất vả vì những lúc đau ốm không có người thân Rồi một hôm, có một người phụ nữ trạc tuổi tôi cùng với một người đàn ông trẻ đến nhà tôi Người phụ nữ ấy đến trước tôi hỏi tôi có nhận ra bà ấy là ai không? Tôi nhìn . Những chuyện đời thường quanh ta 8 Mơ một cái Tết Những ngày cuối năm, chúng tôi tìm về huyện Nhà Bè - nơi có nhiều gia. đi lấn ra ngõ. Đi quanh thôn, quanh làng. Những ngày đầu tiên, vành ống sắt cứa vào cùi tay chảy máu ròng ròng, đau không ngủ được. Tui độn thêm giẻ, lại nghiến răng nhét cùi tay vào ống sắt đưa hai bàn tay được chắp nối bằng hai cánh tay làm bằng sắt, kẹp chặt ấm nước, kẹp chặt cốc nước, rót ra nhẹ nhàng trơn tru như hai bàn tay lành lặn. Tôi hăm hở quan sát, hăm hở hỏi chuyện, ngơ