1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Suy thận và vấn đề thị lực ppsx

11 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 76,55 KB

Nội dung

Suy thận và vấn đề thị lực Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến suy thận là tiểu đường và huyết áp cao. Những bệnh này cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mắt và làm giảm thị lực. Nếu bạn bị suy thận do những nguyên nhân khác, thì thị lực của bạn vẫn có nguy cơ bị giảm. Tiểu đường và huyết áp cao thường không được phát hiện sớm do không có những triệu chứng rõ rệt. Bệnh cứ tiến triển cùng thời gian và vì không được chữa trị nên càng gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Nếu bạn bị suy thận không phải do cao huyết áp thì bạn vẫn cần kiểm tra huyết áp một cách thường xuyên, vì bệnh thận cũng làm huyết áp tăng cao và làm thị lực của bạn có thể bị ảnh hưởng. Một trong những bệnh về mắt phổ biến ở bệnh nhân suy thận là bệnh về võng mạc, bệnh đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp. Bệnh võng mạc Bệnh võng mạc là những mạch máu nhỏ trong mắt bị tổn thương do biến chứng của huyết áp cao và tiểu đường. Khi những hư tổn này là do tiểu đường, người ta gọi là bệnh võng mạch tiểu đường. Tiểu đường làm mức glucose trong máu (đường huyết) tăng cao. Mức đường huyết cao có thể phá huỷ những mạch máu nhỏ trong thận và trong mắt. Huyết áp cao làm căng quá mức thành mạch máu, làm chúng trở nên yếu và có những điểm có thể bị đứt hoặc nổ vỡ. Cũng như bệnh thận, cả 2 loại bệnh võng mạc do huyết áp cao và tiểu đường đều tiến triển một cách âm thầm, bệnh nhân thường không cảm thấy các triệu chứng và chỉ biết khi đã bị tổn thương. Vùng bị ảnh hưởng ở mắt là võng mạc. Võng mạc nhận ánh sáng, là một lớp mỏng của các mạch máu và các đầu dây thần kinh bao phủ lòng đen của mắt. Khi những mạch máu này bị tổn thương, chúng trở nên yếu và có thể bị vỡ. Máu sẽ rò rỉ vào thuỷ tinh thể, thuỷ tinh thể là một khối trong mềm trong mắt. Khi có quá nhiều máu rò rỉ vào trong thuỷ tinh thể, nó sẽ trở nên mờ, và chặn ánh sáng nhận từ võng mạc. Những mạch máu bị phá huỷ sẽ được thay thế bởi các mạch máu khác, nhưng chúng cũng lại quá yếu và có thể bị vỡ. Càng nhiều máu rò rỉ vào thuỷ tinh thể, thì càng ít ánh sáng đến được võng mạc. Đôi khi những mạch máu này đã thành những sẹo. Những mô sẹo này có thể rơi vào tròng đen của mắt, đem theo cả võng mạc trong nó. Bệnh này được gọi là bong võng mạc. Bong võng mạc có thể làm giảm thị lực rất nhiều, thậm chí có thể gây mù, nên cần được bác sỹ chữa trị một cách cẩn thận. Đục thuỷ tinh thể Đục thuỷ tinh thể là bệnh xuất hiện khi thuỷ tinh thể trở nên mờ. Bình thường thuỷ tinh thể rất trong, sự tán xạ của thuỷ tinh thể đã bị đục cho ánh sáng nhận vào yếu và làm cho mọi thứ nhìn đều trở nên mờ đi. Đục thuỷ tinh thể cũng có thể xuất hiện cùng với tuổi già, nhưng bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đục thuỷ tinh thể rất cao, mức đường huyết cao phản ứng với protein trong mắt và tạo thành một sản phẩm phụ ở trong thuỷ tinh thể. Tăng nhãn áp Tăng nhãn áp là bị ảnh hưởng dây thần kinh thị giác. Dây thần kinh thị giác này truyền xung động lên não, não sẽ biến những xung động này thành hình ảnh. Khi quá nhiều áp lực tích tụ trong mắt, thần kinh thị giác có thể bị phá huỷ. Tổn thương này có thể dẫn đến mất một phần hoặc hoàn toàn thị lực. Tăng áp lực suất hiện khi thuỷ dịch không thoát ra đúng cách. Áp lực này tác động lên mạch máu cung cấp ô-xy và dinh dưỡng cho thần kinh thị giác. Cùng với thời gian, các dây thần kinh này sẽ bị phá huỷ và chết đi, khi các dây thần kinh chết đi, thị giác ngoại vi cũng dần mất đi. Cả tiểu đường và huyết áp cao đều có thể gây nên tăng nhãn áp. Làm sao để phát hiện bệnh Khi khám mắt, bác sỹ sẽ kiểm tra thị lực cũng như xem xét các vấn đề về mắt, bác sỹ sẽ dùng các thiết bị đặc biệt để kiểm tra, đồng thời làm soi đáy mắt. Bác sỹ sẽ thấy được các mạch máu trong mắt bạn có khoẻ không, sẽ kiểm tra thị giác ngoại vi và áp suất trong mắt. Nếu thấy có gì bất thường, bác sỹ sẽ kiểm tra kỹ hơn và có thể hỏi một số câu hỏi, bạn cần phải nói cho bác sỹ biết tất cả những thay đổi về thị lực của mình như: * Mờ, nhìn một thành 2 hay nhìn có bóng * Cảm thấy đau ở một hay cả 2 mắt * Có vấn đề khi nhìn từ khoé mắt * Ánh sáng nhấp nháy, hoa mắt * Thấy các điểm đen Cách giữ cho mắt khoẻ Thường xuyên kiểm tra mắt, bệnh nhân tiểu đường nên đi khám mắt 1 năm 1 lần. Kiểm soát các bệnh đang có như mức đường huyết hay huyết áp ở mức được chấp nhận. Cần làm theo lời chỉ dẫn của bác sỹ, uống thuốc đúng liều, tăng cường tập thể dục và ăn kiêng theo đúng thực đơn. Đo huyết áp và thử mức đường huyết đều đặn để [...]...kiểm soát phù hợp Nên nhớ hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bị đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp . Suy thận và vấn đề thị lực Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến suy thận là tiểu đường và huyết áp cao. Những bệnh này cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về mắt và làm giảm thị lực. Nếu bạn bị suy. làm huyết áp tăng cao và làm thị lực của bạn có thể bị ảnh hưởng. Một trong những bệnh về mắt phổ biến ở bệnh nhân suy thận là bệnh về võng mạc, bệnh đục thuỷ tinh thể và tăng nhãn áp. Bệnh. đi. Cả tiểu đường và huyết áp cao đều có thể gây nên tăng nhãn áp. Làm sao để phát hiện bệnh Khi khám mắt, bác sỹ sẽ kiểm tra thị lực cũng như xem xét các vấn đề về mắt, bác sỹ sẽ

Ngày đăng: 29/07/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w