Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
297,2 KB
Nội dung
Nguồn gốc bệnh tả - Phần 1 Tên gọi Bệnh tả xuất hiện từ xa xưa tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại vùng châu thổ sông Hằng (Ấn độ ). Bệnh tả đã gây nhiều nỗi sợ hãi cho người Ấn với những vụ dịch thuờng xuyên xảy ra làm nhiều người chết đến mức độ tại thành phố Kolkata, có một ngôi đền Ola Beebe được xây để thờ vị nữ thần tiêu chảy nhằm xin phù hộ cho nhân dân trong vùng khỏi mắc bệnh. Theo cổ văn Sanskrit, thì từ những năm 500 đến năm 400 trước Công nguyên, đã có những mô tả về một bệnh giống như bệnh tả xảy ra tại Sushruta Samshita ( Ấn độ). Các tài liệu lịch sử trước đây 2000 năm viết bằng chữ Hi lạp và Sanskrit đều có nhắc tới những bệnh tương tự như bệnh tả. Như vậy, rõ ràng bệnh tả đã xảy ra rất lâu trước năm 1817, năm có báo cáo về đại dịch. Tuy nhiên, như đã nêu, bệnh tả đã tồn tại tại tiểu lục địa Ấn độ nhiều năm trước khi người Âu có mặt. Theo lời Gaspar Correa, sĩ quan của Vasco da Gama tham gia đổ bộ lên vùng Malabar thuộc bờ biển tây nam của Ấn độ, cho biết vào năm 1503 có đến 20.000 người tại Calicut chết vì 1 chứng bệnh xảy ra đột ngột trong bụng, có người chết nhanh sau khi khi mắc được 8 giờ ". Từ thế kỷ 18 đến nay, nhân loại đã trải qua 8 đại dịch với qui mô số người mắc, số vùng, số nước mắc nhiều hơn, và tốc độ lây lan cũng nhanh hơn. Trận dịch thứ 7 - do typ sinh học El Tor - bắt đầu tại Indonesia vào năm 1961 và sau đó lan ra khắp châu Á, thay thế cho typ cổ điển là chủng lưu hành tại vùng này. Từ năm đầu của thập niên 1970, dịch tả do El Tor đã bùng phát tại châu Phi, gây nên một số vụ dịch lớn trước khi trở thành bệnh lưu hành tại châu lục này. Hiện nay, >90% các trường hợp tả hàng năm báo cáo cho WHO đều phát xuất từ châu Phi. Trong giai đoạn 2000-2004, số ca tả báo cáo hàng năm xấp xỉ 100.000. Dĩ nhiên con số này thấp hơn nhiều so với thực tế, vì có nhiều nước không tham gia báo cáo. Tuy Việt nam nằm trong vùng lưu hành nhưng qua nhiều năm bệnh tả không xuất hiện. Năm 2007, nhiều trường hợp tiêu chảy đã được báo cáo tại các tỉnh miền bắc, nhất là khu vực quanh thành phố Hà nội. Do tính chất lây lan nhanh và nguy hiểm cho nên một khi đã xác định được ít nhất có một trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy cấp do tả, thì đợt dịch đó cần phải định danh là dịch tả và tất cả mọi bệnh nhân có triệu chứng tiêu chảy cấp nằm trong vùng địa dư có dịch phải được xử trí như tả.Tuy nhiên, thay vì gọi thẳng là dịch tả, thì ngành y tế Việt nam đã sử dụng cụm từ "dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm (TCCNH) trong đó có nguyên nhân từ phẩy khuẩn tả và trong nhiều tuần đã ồn ào kết tội mắm tôm chính là thủ phạm gây ra dịch tả . Năm nay 2009, dịch tả lại xuất hiện tại các tỉnh phía bắc. Lần này, tuy trên báo chí dịch tả được gọi đúng tên ngắn gọn, nhưng lại có 1 phát hiện mới là thịt chó tham gia vào quá trình lây lan dịch tả, vì trong ruột của chó bị giết tại các quán thịt cầy tìm thấy Vibrio cholerae. Từ những thực tế này tưởng cũng nêu lại vài kiến thức liên quan đến 1 bệnh truyền nhiễm đã đồng hành với nếp ăn ở của con người từ hồi " xưa như quả đất ". Trước hết về tên gọi. Không biết vì phải chịu ảnh hưởng của cách định danh bệnh tả của Việt nam hay không mà từ xa xưa, từ nguyên của bệnh tả cũng có phần rối rắm. Bệnh tả theo tiếng Anh là cholera, tiếng Pháp choléra. Từ nguyên của tiếng Anh, và tiếng Pháp đều bắt nguồn từ tiếng latin là cholera, đi từ gốc Hy lạp kholera Từ kholera có gốc là kholē. Kholē có 2 nghĩa, " mật ", trạng thái buồn chán, hoặc " máng xối. P. Raufman, trong một bài viết đăng trên tạp chí Am J Med, cho rằng cholera đi từ nghĩa là cái máng xối khi so sánh với tình trạng tiêu chảy xối xả của người bị tả cũng giống lượng nước chảy ồ ạt qua máng xối khi trời mưa ( Am J Med. 1997;104). D. Barua chẳng hạn cho rằng trong tiếng Hi lạp, từ cholera có nghĩa là dòng chảy của mật phát xuất từ 2 từ gốc : chole ( nghĩa là mật ) và rein ( dòng chảy ). Và chính Thomas Sydenham là người đầu tiên phân biệt giữa cholera là bệnh với cholera là 1 trạng thái giận dữ và đưa ra từ cholera morbus tức là tiêu chảy nặng ( trích lại trong Mandell, Douglas, and Bennett’s Principles and Practice of Infectious Diseases, 5th Edition, ). Vi khuẩn học Tác nhân gây bệnh tả là Vibrio cholerae, thuộc chi Vibrio, là vi khuẩn gram âm, có 1 tua dài ở phần đuôi để di chuyển trong môi trường, vốn sống tại các vùng cửa sông, đầm lầy và vùng ven biển nước lợ. Do đặc điểm Vibro cholera cần có môi trường mặn để phát triển, cho nên các nhà vi trùng học nghĩ rằng chúng có nguồn gốc từ dưới đáy đại dương. Các nghiên cứu về cấu trúc bộ gene cũng bổ sung ý kiến này. Năm 1999, 2 tàu ngầm nghiên cứu khoa học Alvin và Nautile đã lấy mẫu nước từ miệng núi lửa thuộc dãy ngầm Đông Thái bình dương, và chứng minh những loài Vibrio lấy được từ đây rất giống với Vibrio cholerae, và cho rằng là loài này vốn cư trú tại vùng biển sâu. Vibrio cholerae, là 1 vi khuẩn gram âm, không xâm nhập, được phân loại căn cứ trên KN O ở phần thân thành các serovars hoặc serogroup và đến nay người ta biết có ít nhất 200 serogroups. Trước năm 1992, nhóm O 1 là serogroup duy nhất gây ra dịch. Các chủng thuộc serogroup O 1 được chia ra làm 2 biotyp, là typ cổ điển và typ El Tor dựa theo sự phân biệt các kiểu hình và gần đây bằng các marker di truyền. Có đến 7 đại dịch đã xảy ra,và có bằng chứng chắc chắn là ít nhất đại dịch thứ 5 và thứ 6 là do các chủng thuộc nhóm O 1 cổ điển. Đại dịch thứ 7 hiện nay là do biotyp El Tor. Năm 1992, một serogroup khác, là O 139 gây ra các vụ bùng phát tại Ấn độ và Bangladesh (Ramamurthy et al., 1993). Hiện thời, 2 serogroup này là nguy6en nhân gây bệnh tả lưu hành và phát thành dịch ; còn những serogroup V.cholerae khác không gây dịch hoặc đại dịch được gộp chung lại thành nhóm V.cholerae non-O1, non-O139. Việc phân loại nhóm huyết thanh được thực hiện bằng cách cho kháng huyết thanh ( antisera) hấp phụ hoặc cho các KT đơn dòng hấp phụ thành phần KN "O” của lớp lipopolysaccharide trên màng vi khuẩn. Ngoài ra, V. cholerae O1 còn được phân ra thành 3 serotyp, Ogawa, Inaba và Hikojima; typ thứ 3 này ít gặp và cũng chưa được mô tả đầy đủ. Các serotyp này được chia thành 3 loại KN: A, B và C. KN A cấu tạo từ 3- deoxy-L- glycerotetronic acid, còn KN B và C chưa rõ. Chủng O 139 Bengal và những chủng gây bộc phát thuộc serogroup O 1 của cả 2 biotyp cổ điển và El Tor có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt đáng kể. Chủng O 139 có vỏ bọc, đó là điểm khác với các chủng O 1 và còn có nhiều điểm khác biệt trong thành phần KN " O " ở phần lipopolysaccharide ở màng vi khuẩn. Tại Việt nam, từ 1979 đến 1981 các ca bệnh tả chủ yếu là do nhóm sinh học El Tor, nhóm phụ Ogawa; từ 1982 đến 1990 tất cả các ca bệnh tả đều nhiễm nhóm phụ Inaba ; nhưng trong những năm sau 1990 thì tất cả các ca đều do nhóm phụ Ogawa. Còn ở Thái Lan, khoảng 52% các ca bệnh tả đều do nhiễm nhóm phụ Ogawa. Sinh thái học Vòng đời của V cholerae gồm có 2 giai đoạn : giai đoạn ở trong lòng ruột ký chủ và giai đoạn ở bên ngoài trong môi trường nước . Trong tự nhiên ( môi trường nước bên ngoài cơ thể ) Mặc dù V. cholerae là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp đáng sợ, nhưng vi khuẩn này cũng là 1 thành phần tự nhiên của quần thể các vi sinh vật sống tự nhiên trong môi trường nước . Điều này phải mất đến 100 năm nghiên cứu mới hiểu rõ được. Có nhiều khảo sát chứng minh rằng V. cholerae được phân bố rộng rãi trong các môi trường nước ở vùng ôn đới và nhiệt đới . Tuy hầu hết các loài Vibrio đều rất phổ biến tại các môi trường cửa sông, biển và cả ở vùng nước ngọt khi có một độ mặn tối thiểu từ 5- 30 phần nghìn, nhưng ở ngoài khơi vi khuẩn cũng sống được. Chủng V.cholerae sinh bệnh vẫn sống được khi độ mặn trong nước thấp, và tình huống bù trừ cho độ mặn thấp xảy ra khi nhiệt độ trong nước tăng lên và môi trường có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ cao . Cũng tương tự như thế, trong môi trường nước ngọt, các cation hóa trị 2 sẽ bù trừ cho Na+ thấp. Trong nước biển, V.cholerae có thể sống đến 50 ngày. Ngoài ra, sự sống sót của V. cholerae còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phi sinh học (abiotic ) như thành phần các chất hữu cơ và vô cơ trong nước và chất trầm lắng, pH, giao động nhiệt độ, giao động áp suất từng phần oxygen (oxygen tension) và sự tiếp xúc với tia cực tím trong ánh sáng. Khi môi trường không có đủ điều kiện thuận lợi cho chúng sinh trưởng, Vibrio có thể thay đổi hình dạng và lui vào trạng thái ngủ ( dormancy ) tức là dạng vẫn còn sống nhưng không nuôi cấy được (VBNC). Trong giai đoạn ngủ, Vk có thể chịu đựng được những thay đổi về nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường giống như các vi khuẩn sinh bào tử loài Bacillus spp. chẳng hạn. Khi nhiệt độ tăng lên ( choáng nhiệt ) thì vi khuẩn sống trở lại. Ở dạng VBNC này, vi khuẩn vẫn còn giữ được khả năng gây nhiễm, vì thế V.cholerae là nguyên nhân gây xuất hiện những vụ dịch theo mùa tại vùng lưu hành do chúng có thể sống trong môi trường nước một thời gian dài. Khi ở bên ngoài cơ thể ký chủ, tùy theo điều kiện của môi trường V.cholerae tồn tại dưới 5 hình thái : - dạng tự do chuyển động trong nước ; - dạng cọng sinh với phù phiêu sinh vật thực vật ; - dạng hội sinh với phù phiêu sinh vật động vật ; - dạng còn sống nhưng lại không nuôi cấy được ; - sản xuất ra lớp biofilm bám vào các bề mặt có chất chitin hoặc không có chất sống ( abiotic ). Khả năng bám dính là 1 thuộc tính quan trọng của V. cholerae, dù ở trong môi trường hoặc ở trong ruột con người Những chủng V cholerae sinh bệnh có khả năng bám dính tốt nhất. Vi khuẩn bám vào bề mặt của 1 vật thể nhằm giúp chúng tiếp xúc với các nguồn thức ăn li ti qua khả năng sản xuất chất chitinase rất mạnh giúp cho vi khuẩn sống trên bề mặt lớp chitin của những phù phiêu sinh vật ( plankton ) như loài giáp xác copepod . Ngoài việc định khu trên copepod, V.cholerae cũng hiện diện trên loài sò vẹm, tảo, loài giáp xác . Colwell cho rằng lý do mà V.cholerae bám trên các sinh vật biển như copepod, loài giáp xác …, là nhằm sử dụng 1 bề mặt để phát triển, lấy chất nuôi dưỡng và có lẽ vì một vài lợi ích cho cả 2 bên. Một khả năng thú vị khác là V.cholerae còn tiết ra mucinase giúp cho Vk chui qua được hàng rào chất nhầy phủ trên biểu mô đường tiêu hóa. Carla Pruzzo, thuộc Đại học Università Politecnica delle Marche ( Ancona, Italy ), cho biết là huyết thanh thuộc hệ thống huyết dịch của loài vẹm Mytilus galloprovincialis vùng Địa trung hải làm tăng tính gắn kết của Vk vào các tb biểu mô tiêu hóa. Kết cuộc là khi ta ăn đồ biển có nhiễm Vibrio, Vibrio sẽ lợi dụng các phân tử "bắt cầu " này để bám chặt vào tế bào ruột. Cả 2 đặc điểm độc lực và tính lây nhiễm đều phụ thuộc vào các thuộc tính của vi khuẩn và các yếu tố môi trường. [...]... không có khả năng này Bệnh lý tả là do các độc tố của Vk tác động lên lớp biểu mô ruột non Robert Koch là người đầu tiên đề cập đến độc tố tả choleratoxin (CT) vào năm 18 84 nhưng mãi đến 75 năm sau mới được các nhà nghiên cứu như De (19 59) và Dutta, Pause & Kulkarni (19 59) chứng minh CT gồm có 1 tiều đơn vị A và 5 tiểu đơn vị B Các tiểu đơn vị B giúp gắn tiểu đơn vị A vào ganglioside GM1 là thụ thể của... ngày tuy được báo cáo nhưng rất hiếm Trường hợp cổ điển được nhắc tới là nàng "Doleres dịch tả " tại Philippines đã mắc tả vào năm 19 61 và tiếp tục chứa chấp phẩy khuẩn tả trong túi mật và thải trùng ra phân cho đến năm 19 73 Các yếu tố độc lực Có 2 trình tự quan trọng trong quá trình tiến hóa của V.cholerae gây bệnh lý Trước hết, các chủng V.cholerae tiếp nhận phage TCP và biến thành V.cholerae TCP +... chromosome thành 1 gene, gene này chịu sự kiểm soát của 1 gene khác là ToxR, vốn là gene cũng mã hóa gene TCP, để sản xuất ra độc tố tả CT Cơ chế sinh độc tố này nằm trong bí mật về trình tự di truyền của V.cholerae mới được giải mã vào năm 2000 khi người ta phát hiện vi khuẩn này có 2 chromosome, 1 lớn ( chr 1 ) và 1 bé ( Chr 2 ) Đây là điều thú vị bởi vì các vi khuẩn khác đều chỉ có 1 chromosome 2... nhưng trên bề mặt các copepod trong cùng môi trường số lượng VK bám vào có thể lên đến 10 5 (Huq et al., 19 83) Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nước, độ mặn, và pH trên sự tồn tại và phát triển của chủng O 1 sinh độc tố phát triển cùng với phù phiêu copepod, Huq và cs (19 84) kết luận rằng với độ mặn 15 %, nhiệt độ nước 30 °C và pH 8,5 là điều kiện thuận lợi cho sự gắn dính và sinh sôi... tăng sản xuất độc tố Số lượng các V cholerae lơ lững trong môi trường nước thường thấp, khoảng 10 3 cfu/litre đối với các Vibrio non-O1 và thấp hơn 50 cfu/litre đối với Vibrio O1 Tuy nhiên, VK có thể nhân lên rất nhanh khi nước uống bị nhiễm bẩn và nhất là khi có thêm các loài thủy sinh khác như cyanobacteria, tảo, phù phiêu động vật, và loài giáp xác ( kể cả cua ) Một điểm đáng nói là trong khi số lượng... 1 con vi khuẩn "hiền " nhưng khi bị các bacteriophage gây nhiễm chúng mới trở thành chủng sinh độc tố và gây bệnh lý V cholerae trở thành chủng sinh độc tố ( toxicogenic V cholerae ) và gây bệnh khi nào chúng có tiêm mao ( pili) giúp Vk bám vào niêm mạc ruột non Giữa các bacteriophage CTX và TCP có một sự cọng tác như sau : phage CTX Φ chui vào tế bào V.cholerae thông qua các tua ( pili ) vốn do 1. .. sống được, chúng không chịu được sự khô ráo Nhiệt độ cao kéo dài quá 10 phút sẽ giết chúng, và chúng cũng không chịu được môi trường có độ acid thấp Vi khuẩn có thể sống được trong nước đá từ 1- 2 tuần Trong ruột Con người bị nhiễm V cholerae khi uống nước hoặc ăn hải sản ( cá hoặc sò vẹm ) còn sống hoặc nấu chưa chín có xuất xứ từ nguồn nước bị vấy nhiễm Vibrio Đa số các Vibrio chết sau khi được nuốt... cần thiết cho sự tăng trưởng và sinh bệnh giúp cho Vk thích ứng và phát triển với môi trường ở ruột, Chr 2 phụ trách chu trình ( pathway ) biến dưỡng và điều hòa cần thiết để Vk sống trong các ổ ngoài môi trường Trên chrI có 2 cụm gene đặc biệt đó là CTXΦ và VPI Năm 19 99, người ta phát hiện rằng VPI vốn là 1 bacteriophage gọi là VPIΦ mã hóa cho thụ thể TCP để cho 1 bacteriophage khác (CTXΦ ) gắn kết... cổ điển, người nhiễm có thể bị tiêu chảy ồ ạt, gây mất dịch nặng, người bệnh bị sốc do thể tích tuần hoàn giảm, khả năng tử vong cao nếu không được xử lý kịp thời và đúng mức Khi bị tiêu chảy, người bệnh tống phân có vi khuẩn ra khỏi ruột, đưa vi khuẩn trở lại môi trường tự nhiên của chúng hoặc sẽ gây nhiễm cho người khác qua nguồn nước uống, thức ăn bị vấy nhiễm phân Do con người là ổ chứa duy nhất,... sinh độc tố khi chủng này thu nhận được phage CTXΦ cần thiết Do CT chỉ được sản xuất do sự chuyển gene của phage CTXΦ gắn vào 1 tiêm mao ( pili ) nhất định trên chủng V.choleare, cho nên giải thích được phần nào vì sao giới hạn loài đóng vai trò ký chủ cho Vibrio cholerae O1 sinh độc tố cực kỳ hạn chế . Nguồn gốc bệnh tả - Phần 1 Tên gọi Bệnh tả xuất hiện từ xa xưa tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại vùng châu thổ sông Hằng (Ấn độ ). Bệnh tả đã gây nhiều nỗi sợ. đều có nhắc tới những bệnh tương tự như bệnh tả. Như vậy, rõ ràng bệnh tả đã xảy ra rất lâu trước năm 18 17, năm có báo cáo về đại dịch. Tuy nhiên, như đã nêu, bệnh tả đã tồn tại tại tiểu lục. thành phần KN " O " ở phần lipopolysaccharide ở màng vi khuẩn. Tại Việt nam, từ 19 79 đến 19 81 các ca bệnh tả chủ yếu là do nhóm sinh học El Tor, nhóm phụ Ogawa; từ 19 82 đến 19 90 tất