HỒI SINH TRONG BỆNH VIỆN (La réanimation dans l’hôpital) Phần 1 Các mục tiêu bao gồm : • Làm sao khởi động một hồi sinh trong bệnh viện. • Làm sao tiếp tục hồi sinh cho đến khi một người trợ giúp có kinh nghiệm hơn đến. A/ NHẬP ĐỀ Sau khi xuất hiện một ngừng tim trong bệnh viện (arrêt cardiaque intra- hospitalier), việc phân chia giữa những thủ thuật hồi sức cơ bản và những thủ thuật hồi sức cao cấp chỉ có tính cách độc đoán. Trên thực tế quá trình hồi sinh là một chuỗi liên tục và được căn cứ trên lương tri phán đoán. Công chúng chờ đợi rằng mọi người làm việc ở bệnh viện có thể thực hiện một hồi sức tim-phổi (RCP: réanimation cardiopulmonaire). Đối với mọi ngừng tim trong bệnh viện, phải đảm bảo rằng : • Ngừng tim hô hấp được nhận biết tức thời. • Gọi giúp theo một số điện thoại chuẩn. • RCP được bắt đầu ngay, bằng cách sử dụng những phương tiện đơn giản để quản lý đường hô hấp, thí dụ mặt nạ bỏ túi (pocket mask : masque de poche) và nếu có chỉ định, một khử rung (défibrillation) được khởi động càng nhanh càng tốt (trong vòng 3 phút). B/ TẠI SAO HỒI SINH TRONG BỆNH VIỆN LÀ KHÁC ? Chuỗi chính xác của các hành động sau một ngừng tim trong bệnh viện tùy thuộc nhiều yếu tố gồm có : • Nơi xảy ra (vùng lâm sàng hay không lâm sàng ; vùng có monitoring hay không có monitoring). • Năng lực của những người can thiệp đầu tiên. • Số lượng những người can thiệp (intervenant) • Trang bị có sẵn để sử dụng • Hệ thống đáp ứng bệnh viện (sysyème de réponse hospitalier) trong trường hợp ngừng tim hay cấp cứu nội khoa, thí dụ một MET (medical emergency team), một kíp ngừng tim (team arrêt cardiaque). 1/ NƠI XẢY RA Đối với những bệnh nhân đang được monitoring sát, một ngừng tim-hô hấp thường được nhận diện một cách nhanh chóng. Trái lại, nhiều bệnh nhân nằm trong những vùng không có một monitoring chặt chẽ, có thể có một thời kỳ suy thoái và có thể bị ngừng tim không có sự hiện diện của nhân chứng (arrêt sans témoin). Lý tưởng là tất cả các bệnh nhân có nguy cơ bị ngừng tim phải được điều trị trong một vùng có monitoring (zone monitorisée), ở nơi này có sẵn những khả năng hồi sinh tức thời. Những bệnh nhân, những người nhà thăm viếng, cũng như nhân viên có thể bị ngừng tim trong một vùng không lâm sàng (zone non clinique) (parking, hành lang). 2/ NĂNG LỰC CẢ NHỮNG NGƯỜI CAN THIỆP ĐẦU TIÊN Tất cả các nhân viên y tế phải có khả năng nhận biết một ngừng tim, gọi giúp và khởi động những thủ thuật hồi sinh. Nhân viên y tế phải làm điều đã được giảng dạy. Thí dụ, nhân viên phòng hồi sức và phòng cấp cứu có thể biết những thủ thuật hồi sinh cao cấp hơn và có một kinh nghiệm về hồi sinh nhiều hơn những nhân viên không liên quan một cách đều đặn trong những hoạt động y khoa thường xuyên xử trí những bệnh nhân trong tình trạng ngừng tim. 3/ SỐ NHỮNG NGƯỜI CAN THIỆP Một người can thiệp chỉ một mình phải luôn luôn đảm bảo rằng một người trợ giúp sẽ đến. Thường thường các nhân viên khác ở gần đó và nhiều hành động có thể được thực hiện đồng thời. 4/ Y CỤ SẴN SÀNG Nhân viên của tất cả các vùng lâm sàng phải được tiếp cận ngay với mọi thiết bị hồi sức và những loại thuốc cần thiết để cho phép một sự hồi sức nhanh chóng bệnh nhân ngừng tim-hô hấp. Lý tưởng là trang thiết bị cần thiết cho Hồi sức tim-phổi này (gồm cả máy khử rung) và phần còn lại của y dụng cụ và các thuốc men phải được tiêu chuẩn hóa khắp toàn bệnh viện. Phải biết trang thiết bị hồi sức được sử dụng trong mỗi vùng lâm sàng. 5/ KÍP HỒI SINH Kíp hồi sinh (équipe de réanimation) có thể dưới hình thức một kíp ngừng tim (team d’arrêt cardiaque) truyền thống, chỉ được gọi khi một sự ngừng tim được nhân biết. Trái lại, vài bệnh viện có thể có những chiến lược nhằm nhận biết những bệnh nhân có nguy cơ bị ngừng tim với khả năng gọi một kíp chuyên môn, thuộc loại MET trước khi một ngừng tim xảy ra. Thuật ngữ kíp hồi sinh phản ảnh tính đa dạng của những phương tiện đap ứng này. Những ngừng tim trong bệnh viện hiểm khi đột ngột hoặc bất ngờ. Một chiến lược nhận biết những bệnh nhân có nguy cơ ngừng tim có thể cho phép ngăn ngừa vài trong so những ngừng tim này nhưng cũng ngăn cản những thủ thuật hồi sinh vô ích nơi những người mà điều đó sẽ không có lợi. C/ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ ĐỐI VỚI MỘT BỆNH NHÂN BỊ NGÃ GỤC TRONG BỆNH VIỆN ALGORITHME HỒI SINH TRONG BỆNH VIỆN 1/ Bảo đảo an toàn cho tất cả nhân viên Có tương đối ít những báo cáo về các người sơ cứu đã bị những hậu quả bất thuận lợi sau khi đã thực hiện một RCP (CPR). • Sự an toàn của cá nhân anh cũng như của các thành viên của kíp hồi sinh là ưu tiên thứ nhất trước mọi cố gắng hồi sinh. • Kiểm tra rằng môi trường của nạn nhân là không nguy hiểm • Mang gant vào càng nhanh càng tốt. Những phương tiện bảo vệ khác như kính bảo vệ (lunettes de protection), áo choàng và các mặt nạ mặt (masques faciaux) có thể cần thiết. • Nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn nhiều so với điều người ta thường nghĩ. Có những trường hợp riêng rẽ mắc phải nhiễm trùng như lao hay SARS (détresse respiratoire aigue). Sự truyền của HIV trong lúc thực hiện RCP đã không bao giờ được báo cáo. Phải dùng một mặt nạ bỏ túi (pocket mask) với cái lọc (filtre) hay một interface với valve anti-retour nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng trong lúc hô hấp nhân tạo. Hiệu quả của những “ face shields ” (làm bằng plastique được đục lỗ) đã không được chứng tỏ và không cho phép ngăn ngừa đúng đắn sự lan truyền của các vi khuẩn cho người sơ cứu xuyên qua interface. • Mang một thiết bị bảo vệ cá nhân hoàn toàn khi nạn nhân có một nhiễm trùng nghiêm trọng như lao phổi hay SARS. • Áp dụng những biện pháp thận trọng đối với các chiếc kim chích : một hộp đựng kim chích (box à aiguilles) phải sẵn sàng. Sử dụng những kỹ thuật thao tác các bệnh nhân một cách an toàn trong khi hồi sức. • Coi chừng những bệnh nhân bị ô nhiễm bởi các độc chất. Tránh thông khí bằng miệng-miệng với khí thở ra lúc ngộ độc cyanure hay sulfite d’hydrogène. • Tránh tiếp xúc với những chất hóa học ăn mòn (thí dụ các axit mạnh, các chất kiềm hay paraquat) hay những chất như organophosphorés, được hấp thụ nhanh qua da hay đường hô hấp. • Không có trường hợp nhiễm trùng mắc phải được báo cáo trong lúc thực tập RCP. Tuy nhiên phải áp dụng những biện pháp đề phòng cổ điển để làm giảm thiểu nguy của một nhiễm trùng được truyền qua mannequin. Hãy lau mannequin đều đặn và khử nhiễm sau mỗi lần sử dụng. 2/ Kiểm tra xem bệnh nhân có phản ứng không • Nếu anh quan sát thấy một bệnh nhân ngã qụy hay nếu anh thấy một bệnh nhân có vẻ bất tỉnh trong một khu điều trị, trước hết phải kêu cứu, sau đó kiểm tra xem bệnh nhân có trả lời hay không (lay và kêu). Lay nhẹ vai bệnh nhân và hỏi rõ ràng “ có mạnh khỏe không ? ” • Nếu những thành viên khác của kíp điều dưỡng ở gần, có thể thực hiện nhiều hành động đồng thời. 3A/ Nếu bệnh nhân trả lời : Một thăm khám nội khoa cấp cứu là cần thiết. Tùy theo bệnh viện của bạn, có thể gọi kíp hồi sức (team de réanimation) (thí dụ MET). Trong lúc chờ đợi, đánh giá bệnh nhân theo phương pháp ABCDE, cho oxy, gắn monitoring và thiết đặt đường tĩnh mạch. . HỒI SINH TRONG BỆNH VIỆN (La réanimation dans l’hôpital) Phần 1 Các mục tiêu bao gồm : • Làm sao khởi động một hồi sinh trong bệnh viện. • Làm sao tiếp tục hồi sinh cho đến. những thủ thuật hồi sinh vô ích nơi những người mà điều đó sẽ không có lợi. C/ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ ĐỐI VỚI MỘT BỆNH NHÂN BỊ NGÃ GỤC TRONG BỆNH VIỆN ALGORITHME HỒI SINH TRONG BỆNH VIỆN 1/ Bảo đảo. và phần còn lại của y dụng cụ và các thuốc men phải được tiêu chuẩn hóa khắp toàn bệnh viện. Phải biết trang thiết bị hồi sức được sử dụng trong mỗi vùng lâm sàng. 5/ KÍP HỒI SINH Kíp hồi sinh