Câu chuyện về bệnh sởi – Phần 1 Sởi là bệnh có tầm quan trọng đặc biệt trong nhi khoa. Trước đây bệnh xảy ra rất thường xuyên và có tỷ lệ lây nhiễm cũng như tử vong rất cao nhưng hiện nay không còn phổ biến nhờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Theo lời của 1 thành viên của Dự án TCMR quốc gia cho biết tình đến năm 2004 tỉ lệ lưu hành bệnh sởi ở Việt nam hiện đã giảm đến 573 lần so với trước năm 1985, thời điểm bắt đầu chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm vaccin sởi cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi. Tuy hàng năm, trên cả nước ghi nhận từ 1500-2000 trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc vào mùa đông, xuân, nhưng các quan chức thẩm quyền cho rằng thì căn bệnh này đang được khống chế tốt và dự kiến sẽ bị loại trừ vào năm 2010. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 đến nay, số ca mắc sởi tăng đột biến. Tính đến ngày 9/2/2009 dịch sởi đã xảy ra tại 11 tỉnh miền Bắc với 370 trường hợp phát ban dạng sởi và tại Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia ngày 3/2/2009, có 340 trường hợp ở Hà Nội và các tỉnh lân cận bị sốt phát ban vào viện, 147 người trong số này dương tính với bệnh sởi. Trong đó có 8 ca nặng biến chứng viêm não, viêm màng não thể nặng, hôn mê sâu, rối loạn tim, 3 người phải cho thở máy. Bệnh nhân chủ yếu ở độ tuổi từ 20-30. Điều bất thường nhất là tỉ suất biến chúng viêm não và viêm màng não quá cao (8 /147 tức là 54/1.000 trong khi đó tỉ suất biến chứng viêm não ở trẻ em theo sách vở là 1/1000 ca). Người dân thì xôn xao phân vân không biết có cần phải đi tiêm chủng hay không, còn chính phủ chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn cấp khai triển các biện pháp ngăn chặn dịch lan rộng (Công điện 216/CĐ-TTg ngày 10/2/2009 của Thủ tướng chính phủ. Trước tình hình này, tưởng cũng nên nhắc lại một số điểm về lịch sử bệnh sởi cùng các vấn đề liên quan. Một chút về lịch sử Sở là 1 trong những bệnh cổ xưa nhất mà con người mắc phải, có lẽ đựơc tiến hoá từ 1 loài virus ở động vật là morbillivirus. Bệnh sởi theo tiếng Anh là measles, hoặc rubeola, tiếng Pháp là rougeole. Từ measles có nguồn gốc từ tiếng Đức "masern", đi từ tiếng Bắc Phạn (Sanskrit) “masura," có nghĩa là "đốm “. Các tác phẩm của các thầy thuốc A-rập cổ đại nhiều lần nhắc tới bệnh này. Còn người Ý cho rằng đây là 1 bệnh nhẹ theo nghĩa của chữ "morbillo" Nguồn gốc của bệnh sởi còn chưa rõ, mặc dù có những loại virus tương tự gây bệnh ở chó (distemper), ở trâu bò (rinderpest). Chúng ta biết rằng những bệnh như dịch hạch, sốt chấy rận (typhus) và một số bệnh khác đều có ổ tự nhiên (natural reservoir) ở động vật. Riêng sởi, trái lại, chỉ gây bệnh ở người, không có ổ tự nhiên, cho nên sự tồn tại của bệnh sởi trong cộng đồng phụ thuộc vào sự lây chuyển liên tục (continual passage) từ người bị nhiễm sang người dễ cảm thụ. Bệnh sởi có liên quan chặt chẽ với sự tiến hoá của con người. Hàng ngàn năm trước đây, khi số dân còn ít, sống thưa thớt, tách biệt thành từng nhóm nhỏ cho nên bệnh sởi khó mà tồn tại trong một nhóm người nhỏ trong một thời gian dài. Chúng ta biết rằng khi dịch sởi xảy ra trên những hòn đảo nhỏ cô lập, bệnh sẽ lây lan rất nhanh chóng trong những người chưa có miễn dịch, nhưng cũng chấm dứt chóng vánh, sau đó trong một thời gian dài sẽ không có ca bệnh mới, và bệnh chỉ xuất hiện khi nào có virus từ bên ngoài đưa vào như trường hợp dịch sởi xảy ra tại quần đảo Faroe đề cập dưới đây. Khi dân số tăng lên, người ta thành lập làng mạc, thị trấn ; và cùng với sự chuyển dịch giữa các cộng đồng với nhau, cho nên lúc nào cũng có 1 nhóm trẻ em chưa có miễn dịch, và con số này đựơc bổ sung luôn luôn với số trẻ mới sinh. Lúc ấy, bệnh sởi trở thành lưu hành - tức là sởi luôn luôn có mặt trong cộng đồng. Trong tình huống này, ta sẽ thấy 1 chu kỳ cổ điển mỗi 2 -3 năm- một năm có dịch, là năm mà đa số các trẻ dễ cảm thụ từ 6 tháng tuổi trở lên mắc bệnh, năm kế tiếp số trẻ dễ cảm thụ còn ít cho nên không còn đủ sức để duy trì dịch, những trẻ nào "thoát "không bị nhiễm trong năm có dịch thì vẫn có nguy cơ nhiễm tiếp để duy trì sởi thành bệnh lưu hành. Sởi đã hiện diện trong quần thể con người khoảng 5000 năm. Người ta cho rằng bệnh đã có từ lâu khoảng 3000 năm trước CN tại những nền văn minh phát triển dọc theo các con sông lớn như tại vùng Lưỡng hà (dọc các sông Tigris và Euphrates). Những mô tả đầu tiên thường không phân biệt đựơc bệnh sởi với bệnh đậu mùa. Một thầy thuốc Ba- tư tên là Muhammad ibn Zakariya ar-Razi (860-932), tức là Rhazes theo cách gọi của phương Tây trong tác phẩm đề cập đến bệnh đậu mùa và bệnh sởi (tức là quyển Kitab fi al-jadari wa-al-hasbah theo tiếng A-rập) đã mô tả có tính khoa học về bệnh sởi đầu tiên và phân biệt đựơc bệnh sởi với đậu mùa và thuỷ đậu nhưng lại cho rằng 2 bệnh sởi và đậu mùa có chung một nguyên nhân. Rhazes cho rằng bệnh sởi lộ ra ban (hasbah) và coi đây là 1 biến thể của bệnh đậu mùa. Có 1 đặc điểm đựơc ghi nhận là bệnh sởi gây "tâm trạng lo lắng, cảm giác bệnh tật và nặng nề ở tim "nhiều hơn là bệnh đậu mùa. Sách y học bằng tiếng A-rập của Rhazes Ta cũng biết rằng bệnh đậu mùa không có ổ bệnh tự nhiên, có lẽ trong quá khứ cũng có kiểu thức bệnh dịch-lưu hành tương tự như bệnh sởi, cho nên trong một thời gian dài đựơc coi như là một chứng bệnh với 2 kiểu biểu hiện khác nhau. Thomas Phaer, trong quyển sách "The Booke of Children", ở chương "Bệnh đậu mùa và bệnh sởi "có viết như sau : đây là bệnh phổ biến, có 2 dạng bệnh -bệnh sởi và đậu mùa, mà ta gọi là bệnh trái trời. Chúng có chung 1 bản chất và phát xuất từ 1 nguyên nhân. Trước thời Rhazes người ta cho rằng màu đỏ của ban sởi vốn do máu kinh nguyệt của người mẹ mà đứa nhỏ nhiễm phải khi nằm trong bụng mẹ. Vì thế sởi đựơc coi như là phương cách duy nhất để đưa 1 trẻ gột rữa đựơc cái gọi là "chất độc hại "đó. Trong một thời gian dài, ở nhiều nơi tại phương tây, cũng vì lý do đó, người ta cố ý cho đứa trẻ mắc sởi để cho bay đi vết dơ bẩm sinh. Tại một số nơi trên thế giới (châu Phi và châu Á) người ta lo ngại khi ban sẽ không lộ ra hết mà ‘lậm" vào bên trong, về sau có thể làm cho đứa trẻ bị động kinh. Có nơi còn cho rằng nếu ban mọc nhiều ở đứa con, tức là cha (hoặc mẹ) của chúng là người chung thuỷ. Vì thế người ta theo dõi kỹ càng, để cho ban mọc ra càng nhiều càng tốt. Ngày nay y học đã chứng minh đựơc là những biểu hiện ban mọc ở ngoài da và niêm mạc là do phản ứng quá mẫn của cơ thể đối với virus. Sự xuất hiện của ban tương ứng với thời điểm xuất hiện của kháng thể chống sởi và lúc này khả năng lây truyền của bệnh đã giảm. Cho nên nếu chần chừ cứ để trẻ ở nhà và chờ cho ban lộ ra theo quan niệm xưa, nhiều khi lại làm chậm trễ việc chăm sóc đúng mức và kịp thời khi bệnh có biến chứng nặng như viêm phổi hoặc viêm não. Đã có những trận dịch tái diễn với biểu hiện điển hình là ban đỏ đựơc ghi nhận trong các nhóm dân cư tại châu Âu và phương đông trong thời gian từ năm 1 đến năm 1200 sau CN. Trong vòng 150 gần đây, người ta ước tính bệnh sởi là nguyên nhân tử vong của 200 triệu người trên khắp thế giới. Giữa thế kỷ 16 và 17, có rất nhiều báo cáo về các vụ dịch sởi xảy ra khắp thế giới, trong đó báo cáo của 1 thầy thuốc Đan mạch tên là Peter Ludwig Panum đựơc nhiều người biết nhất và rõ ràng nhất. Panum được chính phủ gởi đến để điều tra 1 vụ dịch sởi xảy ra tại quần đảo Faroe (thuộc Đan mạch, ở vùng Bắc cực khoảng 62 độ vĩ Bắc) vào năm 1846. Quần đảo Faroe là 1 địa điểm lý tưởng cho 1 nghiên cứu dịch tễ học : quần đảo có 17 đảo biệt lập, ngày tháng những lần có tàu từ lục địa đến tuy hiếm hoi nhưng đều đựơc ghi chép kỹ lưỡng. Ta cũng biết rằng sởi là bệnh có tính lây truyền rất cao, hầu như người nào chưa mắc, hễ phơi nhiễm thì đều mắc bệnh. Lúc này, tại quần đảo Faroe, bệnh sởi đã vắng bóng 65 năm. Có một người thợ mộc vốn đã mắc sởi tại Copenhague trở về đảo Thorshavn. Lúc còn ở Copenhague, anh ta chưa có dấu hiệu bệnh sởi. Chuyến hải hành về Faroe khá dài để bệnh xuất hiện, nhưng cũng không đủ dài để anh ta hồi phục và ngưng thải tiết virus. Khi đến nơi, anh ta lây bệnh cho 2 người bạn, và từ đó bệnh lan ra thành dịch. Chỉ trong một thời gian ngắn, có trên 6000 người trong tổng số 7782 toàn bộ dân cư bị tấn công. Nhà nào cũng có người mắc bệnh, và chỉ những ai đã từng mắc bệnh sởi 65 năm trước đó mới không bị mắc bệnh lần này. Từ kết quả ghi nhận trong vụ dịch tại Faroe, Panum đưa ra 4 nhận xét : 1. ban sởi xuất hiện từ 12-14 ngày sau khi tiếp xúc. 2. tính lây bệnh cao nhất vào cuối giai đọan tiền triệu - tức là 3-4 ngày trước khi ban xuất hiện. 3. đây là bệnh lây truyền qua những giọt dịch tiết hô hấp (qua ho, hắc hơi), chứ không phải do thời khí. 4. sau khi mắc, thì cả đời sẽ không bị mắc bệnh trở lại dựa trên thực tế là vụ dịch sởi gần nhất trước đó xảy ra vào năm 1781, và Panum phát hiện những người miễn dịch trong vụ dịch 1864 là những người trên 64 tuổi, những người đã từng bị mắc sởi khi còn bé trong vụ dịch trước đó. Lịch sử cận đại của bệnh sởi bắt đầu vào năm 1670 khi Thomas Sydenham(1624-1689) mô tả các biểu hiện bệnh sởi của chính từ chính đứa con trai của mình. Sydenham là người đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa bệnh sởi và bệnh đậu mùa, đồng thời ông cũng thừa nhận 2 biến chứng của bệnh sởi là cam tẩu mã (cancrum oris) và viêm não. Cũng vào thời điểm này Mauriceau bác bỏ thuyết ban sởi có nguồn gốc từ máu kinh nguyệt của mẹ và lý thuyết cho rằng rằng là 1 bệnh truyền nhiễm được chấp nhận rộng rãi. Năm 1758, Bs Francis Home công bố công trình của mình khi thử lấy máu của 1 đứa trẻ bị mắc sởi để làm lây cho đứa khác. Ông thành công với 8 trên 10 đứa trẻ, chứng minh được sự hiện diện của 1 yếu tố lây nhiễm trong máu mà ông không biết có bản chất virus, bởi vì mãi đến 100 năm sau đó, người ta mới biết đến sự hiện diện của virus như là tác nhân gây nhiều bệnh truyền nhiễm như hiện nay. Đến năm 1910, Ludvig Hektoen, mới phát hiện ra virus sởi. Năm 1954, tại Mỹ, Enders và Peebles phân lập được virus sởi từ 1 cậu bé 11 tuổi mắc bệnh sởi và đem nuôi cấy thành công trên môi trường cấy mô phôi gà, mở đường cho việc phát triển và đưa vào sử dụng chương trình tiêm chủng phòng sời vào đầu thập niên 1960. Đến nay, người ta đã phát hiện có 21 chủng virus sởi lưu hành toàn cầu. Năm 1963, vaccin sởi sống và chết đựơc đưa ra sử dụng tại Mỹ. Đến năm 1967, vaccin chết đựơc rút khỏi thị trường vì gây ra dạng sởi không điển hình sau khi tiêm vaccin. Vaccin sởi chủng Edmonston B là loại vaccin sống đầu tiên đựơc đưa ra thị trường. Loại vaccin này gây những phản ứng phụ khá nghiêm trọng như phát ban, sốt cao. Về sau, người ta phát triển những lọai vaccin giảm độc lực nhiều hơn như Schwarz và Attenuvax có đặc tính ít gây phản ứng khi tiêm, nhiều hơn so với loại cũ và khi tiêm không cần tiêm kèm globulin miễn dịch. . Câu chuyện về bệnh sởi – Phần 1 Sởi là bệnh có tầm quan trọng đặc biệt trong nhi khoa. Trước đây bệnh xảy ra rất thường xuyên và có tỷ lệ lây. nhiều bệnh truyền nhiễm như hiện nay. Đến năm 19 10, Ludvig Hektoen, mới phát hiện ra virus sởi. Năm 19 54, tại Mỹ, Enders và Peebles phân lập được virus sởi từ 1 cậu bé 11 tuổi mắc bệnh sởi và. " ;Bệnh đậu mùa và bệnh sởi "có viết như sau : đây là bệnh phổ biến, có 2 dạng bệnh -bệnh sởi và đậu mùa, mà ta gọi là bệnh trái trời. Chúng có chung 1 bản chất và phát xuất từ 1 nguyên