Bệnh Cúm – Phần 1 I. Đại cương - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus influenza gây nên. - Đa số trường hợp, bệnh chỉ khu trú ở đường hô hấp trên với tiến triển lành tính. - Thường gây thành dịch, thậm chí đại dịch, khi đó số người tử vong vì cúm rất nhiều. 1.Tác nhân gây bệnh + Virus cúm là virus influenza, thuộc họ Orthomyxoviridae, + Phân thành ba typ A,B,C do sự khác nhau của các kháng nguyên. + Cấu trúc của virus cúm gồm hai phần : - Phần lõi có chứa một sợi ARN mang những thông tin di truyền. - Phần vỏ có 3 kháng nguyên : . S (Soluble): là kháng nguyên hoà tan. . H (Hemaglutinin): giúp virus bám dính vào tế bào cảm thụ . N (Neuraminidase): giúp giải phóng virus thế hệ sau ra khỏi tế bào. + Hai kháng nguyên H và N của các typ thường có những thay đổi. - Khác typ A, typ B và C ít thay đổi kháng nguyên và chỉ thay đổi chậm nên hiếm khi gây dịch lớn. - Sự thay đổi kháng nguyên có thể xảy ra từ từ, tạo nên những vụ dịch nhỏ hay có thể đột ngột, tạo nên những đại dịch. + Sự ngưng kết hồng cầu xảy ra khi virus tiếp xúc với bề mặt của hồng cầu. - Người ta dựa vào hiện tượng này để nghiên cứu sự nhân đôi của virus và đo nồng độ kháng thể. 2. Dịch tễ học + Bệnh rất dễ lây - lây rất nhanh trong cộng đồng. - Trong các vụ dịch, có đến 30-60% dân cư trong vùng có dịch bị mắc bệnh. - Các vụ dịch xuất hiện không theo chu kỳ rõ ràng. + Đường lây : - chủ yếu là đường hô hấp. - Các giọt nước bọt rất nhỏ của người bệnh dễ dàng lọt vào đường hô hấp của người tiếp xúc và gây bệnh nếu người bị nhiễm không có miễn dịch tương ứng. - Người bệnh có thể lây cho người khác từ 6 ngày trước khi có triệu chứng cho dến 1 -2 tuần sau khởi bệnh. + Sự thay đổi kháng nguyên (nhất là virus typ A) làm giảm khả năng miễn dịch của những người đã từng bị mắc cúm trước đó, - do đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng, gây nên những vụ dịch, thậm chí đại dịch nếu sự thay đổi kháng nguyên nhiều và đột ngột. - Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, từ cuối thu đến mùa xuân năm sau. - Dịch đạt đến cao điểm 1-2 tuần sau khi khởi đầu và kéo dài khoảng 1 tháng. - Tử vong thường xảy ra ở những người có nguy cơ bị biến chứng cao. Đó là những người già yếu (trên 65 tuổi), phụ nữ có thai, có các bệnh về chuyển hoá , có bệnh tim phổi mạn tính, suy thận mạn, những người suy giảm miễn dịch 3. Sinh lý bệnh - Sau khi vào cơ thể theo đường hô hấp, virus bám dính rồi thâm nhập vào tế bào biểu mô của đường hô hấp trên và nhân lên ở đó. - Trong quá trình nhân lên và phát triển của vi-rút bên trong tế bào, vi-rút làm rối loạn chuyển hoá tế bào và phá vỡ tế bào lành rồ tiếp tục phá vỡ các tế bào khác. - Quá trình này xảy ra khá nhanh nên chỉ trong một thời gian ngắn, virus có thể lan toàn bộ niêm mạc đường hô hấp trên, có khi lan đến tận phế nang. - Các tế bào biểu mô sẽ sung huyết, phù nề hoại tử và bong ra. Sự bong ra của niêm mạc đường hô hấp trùng với sự xuất hiện sốt và sổ mũi. - Tuy nhiên sau khi khỏi bệnh, chúng thường được thay thế bởi các tế bào biểu mô mới từ lớp tế bào mầm bên dưới. 4. Lâm sàng a. Thể điển hình + Thời gian ủ bệnh - Kéo dài 1-3 ngày, trung bình 48 giờ. - Bệnh khởi phát đột ngột với sốt, ớn lạnh, nhức đầu, sổ mũi, đau cơ, mệt mỏi. + Thời kỳ khởi phát - Thường đột ngột, sốt cao 39-400C, - rét run, nhức đầu, buồn nôn, đau mỏi toàn thân. + Thời kỳ toàn phát: có 3 hội chứng: * Hội chứng nhiễm trùng: - Sốt : đột ngột và tăng lên nhanh chóng trong những ngày đầu tiên, có khi lên đến 40 độ C kèm ớn lạnh; Sau đó giảm dần và trở lại bình thường trong vòng 1 tuần. - Mệt mỏi toàn thân, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. * Hội chứng đau lan toả: - Nhức đầu: quanh hốc mắt, vùng trán hay thái dương. Có trường hợp ở vùng chẩm. - Nhức đầu thường giảm dần từ ngày thứ ba đến ngày thứ năm, gần tương ứng với cơn sốt. - Đau cơ khớp : đau toàn thân, nhưng rõ nhất là ở cẳng chân và vùng thắt lưng. * Dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên: - Thường có sổ mũi, ho khan, đôi khi có đàm, rát họng. - Khám thực thể : có khi không phát hiện gì. + Nhiễm virus typ B có thể gặp các triệu chứng ở mắt: đau mắt, sợ ánh sáng, viêm kết mạc. + Tiến triển : - bệnh thường tự hồi phục trong vòng 4-7 ngày khi không có biến chứng. - Tuy nhiên chán ăn, ho và mệt mỏi còn kéo dài đến 3 tuần sau, nhất là ở người già. b. Cúm ác tính + Có biểu hiện của hội chứng suy hô hấp cấp do virus cúm gây ra. - Thường gặp ở những người suy hô hấp, có bệnh van hai lá, phụ nữ có thai, già yếu hay có suy giảm miễn dịch. + Lâm sàng: - thở nhanh, tím đầu chi, phổi có ran nổ hai bên. - Có thể có dấu suy tim phải và rối loạn ý thức. - Hiếm hơn có thể viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy thận, suy gan. + X quang phổi : - mờ lan toả ở hai phổi. - Bệnh nhân thường tử vong do thiếu Oxy nặng. c.Biến chứng + Bội nhiễm phế quản-phổi do vi khuẩn; đây là biến chứng thường gặp nhất của cúm. - Tác nhân gây bệnh thường là Haemophilus influenza, phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng - thường gặp ở người già và người bị suy hô hấp mạn tính. - Triệu chứng báo hiệu thường là sốt tăng trở lại sau khi đã giảm xuống 1-2 ngày. - Bệnh nhân ho nhiều kèm khạc đàm, đau ngực. - Nghe phổi có nhiều ran nổ, có thể có hội chứng đặc phổi hoặc viêm phế quản. - Có thể dùng kháng sinh phòng bội nhiễm ở những người có nguy cơ. + Bội nhiễm Tai-Mũi-Họng; Hiếm gặp hơn, chủ yếu ở trẻ em, bao gồm: - viêm tai giữa - viêm xoang - viêm thanh quản + Biến chứng khác; Rất hiếm gặp, gồm có: - viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim - viêm màng não lymphô có hoặc không kèm dấu hiệu viêm não - sẩy thai ở phụ nữ có thai - Hội chứng Reye’s: . phù não, hạ đường huyết, tổn thương tế bào gan và thận . thường chỉ gặp ở trẻ dưới 15 tuổi có dùng Aspirin để hạ sốt. - Hội chứng Guillain - Barre . Bệnh Cúm – Phần 1 I. Đại cương - Là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus influenza gây nên. - Đa số trường hợp, bệnh chỉ khu trú ở đường hô hấp. vì cúm rất nhiều. 1. Tác nhân gây bệnh + Virus cúm là virus influenza, thuộc họ Orthomyxoviridae, + Phân thành ba typ A,B,C do sự khác nhau của các kháng nguyên. + Cấu trúc của virus cúm. cho dến 1 -2 tuần sau khởi bệnh. + Sự thay đổi kháng nguyên (nhất là virus typ A) làm giảm khả năng miễn dịch của những người đã từng bị mắc cúm trước đó, - do đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh trong