Thuốc nhuận tràng và cách dùng potx

4 479 0
Thuốc nhuận tràng và cách dùng potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thuốc nhuận tràng và cách dùng Thuật ngữ thuốc nhuận tràng được dùng để chỉ những chất làm tăng khả năng bài tiết phân. Nó không đồng nghĩa với việc điều trị táo bón mà chỉ là một trong những phương tiện chống táo bón bằng thuốc. Việc điều trị táo bón thường phải được kết hợp trước tiên những biện pháp không dùng thuốc như thói quen vệ sinh và chế độ ăn nhiều chất xơ thực vật, uống nhiều nước, tăng hoạt động thể lực và thể dục thể thao. Các thuốc nhuận tràng chỉ là phương tiện dùng để tăng cường tác dụng của các biện pháp trên và tạo điều kiện cho người bệnh tiếp tục điều trị bằng các biện pháp phối hợp nói trên. Trong khuôn khổ bài này, xin được giới thiệu tóm tắt các loại thuốc nhuận tràng tây y. Hiện nay, trên thị trường tân dược có nhiều loại thuốc nhuận tràng, nhưng chúng ta có thể phân thành 5 nhóm chính như sau. Nhóm thứ nhất: Nhóm bôi nhờn khối phân Nhóm này gồm các thuốc chống táo bón có hoạt chất là các loại dầu khoáng như dầu paraffine hay dầu vaseline, không hấp thu tại ruột, gây nhuận tràng cơ học sau 8-72 giờ do bôi trơn khối phân đại tràng và làm mềm phân. Đại diện cho nhóm này là dầu paraffine lọ 250ml, người lớn uống 1-2 thìa canh (tức là 15 đến 30ml) mỗi ngày. Trẻ em uống 1/2 đến 2 thìa cà-phê (2,5 đến 10ml) mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta còn có thể gặp các thuốc như parlax, transitol, molagar, lubentyl với liều lượng dùng khác nhau tùy từng thuốc. Nhóm thứ hai: Thuốc nhuận tràng do tăng khối lượng phân Nhóm này lại được chia thành 2 nhóm nhỏ: nhóm (a) gồm các thuốc làm tăng chất nhầy trong phân như normacol, transilane và macrogol (forlax) và nhóm (b) gồm các chất chứa các chất xơ thực vật từ lúa mỳ hay từ thảo mạch như actission, celluson, céréfibre, infibran, pectibran. Đây là loại thuốc nhuận tràng ít độc, ít gây kích thích, có thể dùng được nhiều ngày hơn các thuốc khác trong điều trị chống táo bón. Nhóm thứ ba: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu Đây là nhóm các thuốc nhuận tràng chống táo bón dựa vào đặc tính độ thẩm thấu cao của thuốc làm tăng hấp thu nước vào lòng ruột giúp cho mềm khối phân và tăng khối lượng chất phân để phân được dễ dàng đào thải ra ngoài. Các chất làm tăng độ thẩm thấu có thể là lactulose (duphalac), sorbitol đơn thuần, hoặc phối hợp với galactose (importal), với trimebutine (modulite), với ispaghule (spagulax). Liều thông thường của sorbitol cho người lớn là từ 5 đến 15g/ngày và cho trẻ em là 2,5-5g/ngày. Liều của lactulose (duphalac) là 10-30g/ngày cho người lớn, 0,25mg/kg/ngày cho trẻ em. Ngoài ra, duphalac còn được sử dụng để làm giảm ammoniac máu trong trường hợp tiền hôn mê gan, do tác dụng làm giảm hấp thu chất này từ ruột vào máu của lactulose. Liều điều trị trong tiền hôn mê gan của duphalac là 30-90g/ngày chia 3 lần qua xông dạ dày. Nhóm thứ tư: Thuốc nhuận tràng do làm tăng kích thích nhu động và tăng bài xuất dịch tại đại tràng Nhóm này gồm nhiều nhóm nhỏ như (a) muối magiê (magnésie sulffate, magnésie hydroxyde đơn thuần hoặc phối hợp với dầu paraffine, người lớn: 2 thìa cà-phê trước khi ngủ), (b) phénophtaléine (purganol, 1/4-1 viên trước khi ngủ), (c) docusate natri (jamylene, 2-6 viên/ngày chia 2 lần), bisacodyl (contalax, ducolax, 1-2 viên vào ban đêm) và (d) anthraquinonic chiết xuất từ thực vật (modane, 1-2 viên vào ban đêm) hay anthracenic (tamarine, 1-2 thìa cà-phê vào ban đêm). Loại thuốc này chỉ dùng ngắn ngày, cho những trường hợp táo bón nhất thời. Trường hợp táo bón lâu ngày và trẻ em không nên dùng. Nhóm thứ năm: Thuốc nhuận tràng dùng đường trực tràng Đây là các thuốc gây nhuận tràng bằng cách kích thích gây tăng phản xạ tống phân của đại tràng xích-ma và trực tràng sau 5 đến 20 phút dùng thuốc. Các thuốc này chủ yếu dùng để chuẩn bị cho phẫu thuật hoặc soi đại tràng. Thường thuốc được uống 2-4 giờ trước khi tiến hành thủ thuật, gây tiêu chảy để tẩy sạch đại trực tràng. Trong nhóm này có thể có nhiều loại khác nhau: (a) glycerine (1 viên đạn/ngày), (b) ducosate natri + glycerine (norgalax, 1-2 ống/ngày), (c) microlax cho người lớn hoặc trẻ em (1 ống/ngày), (d) glycérol + gélatine (bébégel, 1-2 ống/ngày), mannitol + polyethylen glycol + caraghenat (rectolax, 1-2 ống/ngày), (e) phức hợp polyethylen glycol với các muối clorua natri, sulffat natri, bicarbonat natri và clorua kali (fortrans, 3 gói). Trên đây là những nhóm thuốc nhuận tràng được dùng trong các trường hợp khác nhau với tác dụng tức thời. Việc dùng các thuốc này cần phải được các thầy thuốc có kinh nghiệm chỉ định và theo dõi sát, vì có thể có những tác dụng không mong muốn quan trọng, nhất là khi bị lạm dụng thuốc, điều trị lâu ngày trong các trường hợp táo bón mạn tính và nhất là khi chỉ định cho trẻ em. Thuốc nhuận tràng không phải là phương pháp duy nhất trong điều trị táo bón, chỉ nên phối hợp đúng đắn với các biện pháp khác mới có hiệu quả và ít độc hại. . ngày và trẻ em không nên dùng. Nhóm thứ năm: Thuốc nhuận tràng dùng đường trực tràng Đây là các thuốc gây nhuận tràng bằng cách kích thích gây tăng phản xạ tống phân của đại tràng xích-ma và. loại thuốc nhuận tràng ít độc, ít gây kích thích, có thể dùng được nhiều ngày hơn các thuốc khác trong điều trị chống táo bón. Nhóm thứ ba: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu Đây là nhóm các thuốc nhuận. Thuốc nhuận tràng và cách dùng Thuật ngữ thuốc nhuận tràng được dùng để chỉ những chất làm tăng khả năng bài tiết phân. Nó không

Ngày đăng: 29/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan