Lupus ban đỏ hệ thống: Thuốc và cách dùng Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có khuynh hướng gia tăng. Hiện nay có nhiều thuốc chữa nhưng lại khó dùng. Vì vậy, người bệnh cần đi khám bệnh để có chỉ định dùng thuốc và cách dùng phù hợp, tránh tự ý sử dụng Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn. Kháng nguyên được hình thành tại chỗ do nhiều nguyên nhân (chấn thương, tiếp xúc với hóa chất, vi khuẩn, thuốc, chất độc, tia xạ ). Chúng làm cho cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các tế bào của cơ thể gây hại cho nhiều cơ quan, tổ chức. Bệnh thường mắc ở lứa tuổi 10 - 40, nhiều nhất ở tuổi 20 - 40 và ngày càng có khuynh hướng tăng. Đây là bệnh mạn tính, đan xen giữa đợt bùng phát và đợt lui bệnh. Thuốc không chữa khỏi, chỉ làm giảm triệu chứng, ổn định bệnh. Từ khi có các thuốc ức chế miễn dịch tiên lượng bệnh đáp ứng với thuốc có khả quan hơn, nâng cao chất lượng, kéo dài thêm cuộc sống 10 - 20 năm so với trước. Do bệnh gây tác hại trên nhiều cơ quan tổ chức, nên phải dùng nhiều loại thuốc. Hơn nữa, trạng thái và mức độ bệnh khác nhau nên khó có phác đồ điều trị thống nhất. Có thể dùng một, hai, ba, thậm chí bốn thuốc với liều lượng thay đổi cho phù hợp. Ban cánh bướm - Một triệu chứng ở bệnh Lupus ban đỏ. Thuốc ức chế miễn dịch Cyclophosphamid (endoxan) làm giảm triệu chứng protein niệu, giảm creatinin máu, cải thiện các triệu chứng về thận. Thường dùng với liều thấp (100mg/ngày) khác với khi dùng chống thải loại (trong ghép thận), lúc bệnh tương đối ổn định thì chuyển sang dùng loại nhẹ ít độc hơn (azathiopin) sẽ giảm bớt các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Cyclosporin A ức chế chọn lọc trên tế bào lympho T, cải thiện tổn thương nội tạng, đặc biệt là thận. Thường dùng liều thấp (2-4mg/ngày) khác với khi dùng chống thải loại (trong ghép thận) nên giảm bớt độc tính do thuốc gây ra với người bệnh. Methotrexat làm giảm các tổn thương ở khớp, da, niêm mạc kể các trường hợp dùng glucocorticoid, chống sốt rét chloroquin không đáp ứng. Mecophenolatmofetyl làm giảm hầu hết các triệu chứng nặng, đặc biệt là các tổn thương ở thận, có tác dụng ngay khi các thuốc khác không đáp ứng. Tác dụng phụ rất ít và nhẹ. Thalidomid có hiệu quả khi bị các tổn thương da dai dẳng mà các thuốc khác không đáp ứng. Dapson (diaminodiphenylsulfon) có hiệu quả tốt với các tổn thương da, loét miệng, giảm tiểu cầu, bạch cầu. Chỉ dùng cho người có tổn thương da và máu khi không đáp ứng với các thuốc khác. Liều thường dùng 25 -100mg. Các thuốc ức chế miễn dịch làm cho người bệnh giảm sức đề kháng, dễ nhiễm khuẩn. Theo cơ chế, chúng ức chế sự tăng miễn dịch (có hại) nên được coi như thuốc đặc trị nhưng lại không phải là chọn lựa đầu tiên mà chỉ dùng khi các thuốc khác không hoặc đáp ứng kém (do tác dụng phụ nói trên và một số độc tính khác). Chọn lựa thuốc căn cứ vào hiệu quả cải thiện triệu chứng với từng cơ quan tổ chức, đồng thời căn cứ vào độ độc (chọn thứ có hiệu quả, ít độc), lúc dùng cần chú ý làm giảm bớt độ độc bằng cách dùng liều vừa đủ, khi bệnh ổn định, chuyển sang dùng một loại nhẹ, ít độc hơn Glucocorticoid Glucocorticoid còn làm giảm lympho bào, giảm bạch cầu đơn nhân, giảm sự đáp ứng của lympho bào T với interleukin-1, ức chế tăng sinh lympho bào B, làm giảm sinh ra gbulobin miễn dịch (IgG), tạo ra nhân tố hoại tử khối u cytokin, ức chế interferon và TNF, kết quả cuối cùng là giảm viêm và ức chế miễn dịch. Tùy tình trạng bệnh mà thay đổi liều, dạng dùng hay cách phối hợp thuốc. Trường hợp nhẹ, có thể dùng một mình glucocorticoid hay phối hợp glucocorticoid với thuốc chống sốt rét chloroquin hoặc thuốc giảm đau, kháng viêm. Khi dùng phối hợp liều glucocorticoid bắt đầu với liều thấp. Mục đích làm giảm các triệu chứng nhẹ và ngăn đợt bùng phát cấp tính. Trong trường hợp bệnh vừa, dùng cách phối hợp này nhưng liều glucocorticoid cao hơn. Trường hợp nặng, phối hợp thêm thuốc ức chế miễn dịch nhưng liều glucocorticoid phải giảm. Khi có tổn thương cơ quan nội tạng nặng, có thể dùng glucocorticoid truyền tĩnh mạch liều cao trong thời gian ngắn. Cách dùng này làm giảm lympho bào rõ rệt hơn (giảm tới 75%, kéo dài hơn tới 48 giờ); giảm sự sinh sản và ức chế sự hoạt hóa lympho bào hơn; làm giảm kéo dài glubolin miễn dịch (IgG) và các phức miễn dịch khác nên cho hiệu quả tức thời và cao hơn khi dùng dạng uống. Do thuốc gây ức chế miễn dịch nên làm cho người bệnh giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn, biến chứng nhiễm khuẩn nặng có thể tử vong. Có thể gây động kinh, cơn trầm cảm, loạn thần kinh cấp, đau khớp cơ, viêm tụy, loét và xuất huyết đường tiêu hóa Chỉ dùng phương pháp này khi bệnh gây các tổn thương nội tạng nặng (phổi, thận, tim mạch, máu ). Ví dụ như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim Thuốc chống sốt rét chloroquin: Có tác dụng làm giảm tổn thương khớp, da (sau 3 tuần hay vài tháng). Thường phối hợp với corticoid, hay kháng viêm không steroid, có khi kết hợp thêm thuốc ức chế miễn dịch. Người bệnh thường phải dùng thuốc kéo dài nên chọn dạng hydrochloroquin ít độc hơn. Thuốc kháng viêm không steroid: Có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm, đau. Thường kết hợp với corticoid hoặc có khi kết hợp thêm thuốc chế miễn dịch. Khi kết hợp hiệu quả kháng viêm, giảm đau đạt được tốt hơn. Hiện trên thị trường có nhiều thuốc trong đó có các thuốc mới làm cho kết quả điều trị Lupus ban đỏ hệ thống tiến bộ nhiều so với trước. Nhưng do thuốc có tính độc, khó dùng trên cơ địa khá phức tạp nên phải thận trọng. Dù là loại thuốc phải kê đơn hay không kê đơn (OTC), dạng uống hay dạng tiêm, nhất thiết phải có sư chỉ định của thầy thuốc. DS. Bùi Văn Uy . Lupus ban đỏ hệ thống: Thuốc và cách dùng Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có khuynh hướng gia tăng. Hiện nay có nhiều thuốc chữa nhưng lại khó dùng. Vì vậy, người bệnh. khó dùng. Vì vậy, người bệnh cần đi khám bệnh để có chỉ định dùng thuốc và cách dùng phù hợp, tránh tự ý sử dụng Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn. Kháng nguyên được hình thành tại chỗ. trên thị trường có nhiều thuốc trong đó có các thuốc mới làm cho kết quả điều trị Lupus ban đỏ hệ thống tiến bộ nhiều so với trước. Nhưng do thuốc có tính độc, khó dùng trên cơ địa khá phức