1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT NĂM 2013; PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014

9 491 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 110 KB

Nội dung

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT NĂM 2013; PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014 Phần thứ nhất TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG VÀ KẾT QUẢ PHÒNG TRỪ I. DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ DỊCH HẠI CHÍNH 1. Tình hình dịch hại cây trồng Năm 2013, ngành BVTV phải đối mặt với thiên tai liên tiếp xảy ra và diễn biến phức tạp; giống lúa nhiễm dịch hại đang được gieo trồng phổ biến, nhiều diện tích bón thừa đạm, cùng với giông bão đã tạo điều kiện cho bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, chuột, sâu đục thân, rầy phát sinh gây hại mạnh. Rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng hại sắn, bệnh chổi rồng hại nhãn xuất hiện, gây hại ở một số tỉnh; một số dịch hại mới nổi có nguy cơ lây lan gây hại trên một số cây trồng, ... 1. Trên cây lúa a) Sâu cuốn lá nhỏ Tổng diện tích nhiễm 719.554,35 ha (giảm 5% so với năm 2012), diện tích nhiễm nặng 242.224,8 ha (tăng 8,91 % so với năm 2012). Sâu phát sinh, gây hại tập trung tại các tỉnh phía Bắc với diện tích nhiễm 571.333 ha (giảm 11 % so với năm 2012), trong đó nhiễm nặng 239.370 ha (tăng 8% so với năm 2012). Đặc biệt, gây hại tập trung trong vụ Hè Thu, Mùa. b) Rầy nâu, rầy lưng trắng Nhiễm 504.305,53 ha (giảm 15,71 % so với năm 2012), trong đó nhiễm nặng 54.325,35 ha (giảm 42,01 % so với năm 2012). Tuy nhiên, các tỉnh Bắc Trung bộ diện tích nhiễm rầy (tăng 62% so với năm 2012), nhiễm nặng tăng 3,27 lần so với năm 2012); đặc biệt, vụ Hè Thu – Mùa nhiễm 26.469 ha (tăng gần 2,5 lần so với cùng vụ 2012), tại Thừa Thiên Huế đã công bố dịch rầy nâu và hỗ trợ thuốc trừ rầy tại huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà; các tỉnh phía Nam diện tích nhiễm rầy vụ Hè Thu, Mùa tăng 18,71 % và diện tích nhiễm nặng trong năm tăng 1,1 lần so năm 2012.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013 BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT NĂM 2013; PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014 Phần thứ nhất TÌNH HÌNH DỊCH HẠI CÂY TRỒNG VÀ KẾT QUẢ PHÒNG TRỪ I. DIỄN BIẾN CỦA MỘT SỐ DỊCH HẠI CHÍNH 1. Tình hình dịch hại cây trồng Năm 2013, ngành BVTV phải đối mặt với thiên tai liên tiếp xảy ra và diễn biến phức tạp; giống lúa nhiễm dịch hại đang được gieo trồng phổ biến, nhiều diện tích bón thừa đạm, cùng với giông bão đã tạo điều kiện cho bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh lem lép hạt, chuột, sâu đục thân, rầy phát sinh gây hại mạnh. Rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng hại sắn, bệnh chổi rồng hại nhãn xuất hiện, gây hại ở một số tỉnh; một số dịch hại mới nổi có nguy cơ lây lan gây hại trên một số cây trồng, 1. Trên cây lúa a) Sâu cuốn lá nhỏ Tổng diện tích nhiễm 719.554,35 ha (giảm 5% so với năm 2012), diện tích nhiễm nặng 242.224,8 ha (tăng 8,91 % so với năm 2012). Sâu phát sinh, gây hại tập trung tại các tỉnh phía Bắc với diện tích nhiễm 571.333 ha (giảm 11 % so với năm 2012), trong đó nhiễm nặng 239.370 ha (tăng 8% so với năm 2012). Đặc biệt, gây hại tập trung trong vụ Hè Thu, Mùa. b) Rầy nâu, rầy lưng trắng Nhiễm 504.305,53 ha (giảm 15,71 % so với năm 2012), trong đó nhiễm nặng 54.325,35 ha (giảm 42,01 % so với năm 2012). Tuy nhiên, các tỉnh Bắc Trung bộ diện tích nhiễm rầy (tăng 62% so với năm 2012), nhiễm nặng tăng 3,27 lần so với năm 2012); đặc biệt, vụ Hè Thu – Mùa nhiễm 26.469 ha (tăng gần 2,5 lần so với cùng vụ 2012), tại Thừa Thiên - Huế đã công bố dịch rầy nâu và hỗ trợ thuốc trừ rầy tại huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà; các tỉnh phía Nam diện tích nhiễm rầy vụ Hè Thu, Mùa tăng 18,71 % và diện tích nhiễm nặng trong năm tăng 1,1 lần so năm 2012. Tuy đã tích cực phòng chống, nhưng nhiều diện tích bị ảnh hưởng năng suất, trong đó diện tích cháy rầy cộng dồn 202 ha (tăng 2,68 lần so với năm 2012), trong đó các tỉnh Bắc Trung bộ 123 ha. c) Bệnh virus hại lúa - Bệnh lùn sọc đen: Phát sinh 184 ha (giảm 77% so với năm 2012) tại Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Ninh Bình, Lào Cai và Nghệ An. - Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Nhiễm nhẹ 846,5 ha (giảm 72 % so với năm 2012) tại các tỉnh Nam bộ, trong đó nhiễm nặng là 12,8 ha (giảm 94% so với năm 2012). Ngoài ra, bệnh xuất hiện cục bộ tại Sơn La. - Bệnh vàng lá di động (vàng lụi): Bệnh phát sinh nhẹ 51 ha ở vụ Mùa vào đầu tháng 8 tại Hải Phòng, Bắc Giang, Lào Cai. d) Bệnh đạo ôn - Đạo ôn lá: Nhiễm 267.867,15 ha (giảm 8,7% với năm 2012), diện tích nhiễm nặng 11.3795,37 ha (tương đương năm 2012). Bệnh tập trung tại các tỉnh Nam Bộ, với diện tích nhiễm 232.047,25 ha (chiếm gần 87% diện tích nhiễm cả nước). Tuy nhiên, vụ Đông Xuân tại các tỉnh Bắc bộ bệnh tăng 26% so với cùng vụ năm 2012, tập trung tại Điện Biên, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, … Một số diện tích bị hại nặng hoặc mất trắng. - Đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 82.535,7 ha (tăng 15% so với năm 2012), diện tích nhiễm nặng 1.356 ha (giảm 19% so với năm 2012). Bệnh tập trung gây hại tại các tỉnh Nam bộ. e) Bệnh bạc lá: Là năm có mưa, bão nhiều đã tạo điều kiện cho bệnh lây lan, gây hại trên chủ yếu trên các giống nhiễm, bón nhiều đạm. Diện tích nhiễm bệnh trong năm 135.411 ha (tăng 50% so năm 2012), trong đó nhiễm nặng 9.533 ha (tương đương năm 2012), một trong những nguyên nhân diện tích nhiễm nặng giảm là do một số vùng nhiễm bệnh nặng hàng năm đã giảm tỉ lệ giống nhiễm. g) Bệnh lem lép hạt: Trong năm, nhiều diện tích lúa trỗ bông gặp mưa, ẩm kéo dài làm cho bệnh phát sinh mạnh, tăng nhiều so cùng vụ năm 2012. Diện tích nhiễm bệnh 127.057 ha (tăng gần 80% so năm 2012); bệnh tập trung tại gây hại chủ yếu trên lúa Hè Thu, Mùa và chiếm hơn 50% bệnh của năm; đặc biệt, các tỉnh Bắc Trung bộ diện tích nhiễm tăng 1,2 lần và diện tích nhiễm nặng tăng 1,97 lần so với Hè Thu, Mùa 2012, bệnh tập trung tại Thừa Thiên - Huế 9.796 ha, Nghệ An 5.190 ha, Quảng Trị 2.074 ha. h) Sâu đục thân: diện tích nhiễm 83.489 ha (tăng 1,5 lần so với năm 2012), nhiễm nặng 16.570 ha (tăng 4,8 lần so với năm 2012). Sâu gây hại chủ yếu trên lúa Mùa tại các tỉnh Bắc bộ, với diện tích nhiễm 69.902 ha (2 lần), nhiễm nặng 16.292 ha (tăng 4,74 lần so cùng vụ 2012), mất trắng 15 ha, 2 i) Chuột: Cuối năm 2012, không xảy ra lũ lụt lớn, nên thuận lợi cho chuột gia tăng cao ngay từ đầu vụ sản xuất; mức độ gây hại cao hơn năm 2012, diện tích nhiễm 98.475,2 ha (tăng 42 % so năm 2012), trong đó nhiễm nặng 8.146 ha (tăng 1,92 lần so năm 2012). Diện tích nhiễm chuột đều tăng cao tại các vùng, nhất là các tỉnh miền Trung như các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ diện tích nhiễm tăng 92% và nhiễm nặng tăng 1,8 lần so năm 2012; các tỉnh Bắc Trung bộ diện tích nhiễm tăng 1,73 lần và diện tích nhiễm nặng tăng 5,78 lần so với năm 2012. Các tỉnh có diện tích nhiễm cao như Phú Thọ 10.714 ha, Hòa Bình 3.240 ha, Hải Phòng 2.912 ha, Thái Bình 2.205 ha, Ninh Bình 2.112 ha; Quảng Trị 6.722 ha, Nghệ An 4.096 ha, Thừa Thiên – Huế 2.545 ha, Quảng Bình 1.437 ha. Các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động cộng đồng tham gia diệt chuột; thống kê tại 16 tỉnh đã hỗ trợ gần 24.866,6 nghìn đồng và bắt diệt được 22,8 triệu con chuột; các tỉnh có mức hỗ trợ cao như Hà Nội 12 tỷ, Bắc Ninh 3 tỷ, Hưng Yên 2,7 tỷ, Quảng Trị 2 tỷ, Ninh Bình 1,6 tỷ đồng, Thừa Thiên – Huế gần 1,3 tỷ, Tuy nhiên, nhiều diện tích bị thiệt hại nặng, phải gieo cấy lại nhiều lần và mất trắng 884 ha (tăng 3,34 lần so với năm 2012). i) Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 202.969 ha (giảm 8% so với năm 2012 trong đó nhiễm nặng 8.794 ha (giảm 55% so với năm 2012), nhiễm nặng 12.390 ha (giảm 49% so với năm 2012). Đã thu gom trên 2.075 tấn ốc và 13 tấn trứng. Tình trạng buôn bán thịt ốc bươu vàng sau sơ chế xảy ra ở một số địa phương, gây ô nhiễm môi trường và dễ phát tán gây hại đồng ruộng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh đã kịp thời chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm, ngăn chặn việc nhân nuôi ốc bươu vàng. Ngoài ra, nhện gié nhiễm 37.283 ha (tăng 53% so với năm 2012), bệnh khô vằn, bọ xít dài, phát sinh, gây hại rải rác. 2. Trên cây trồng khác: - Cây mía: Bọ hung đen 1.427 ha, rệp xơ trắng 6.943 ha, xén tóc 398 ha, sâu đục thân, … phát sinh, gây hại rải rác; đáng lưu ý bệnh chồi cỏ phát sinh gây hại ở Nghệ An, diện tích nhiễm 7.314 ha (giảm 1.032 ha so CKNT), trong đó nặng 2.784 ha. Tại Khánh Hòa, bệnh trắng lá mía phát sinh, gây hại 1.161 ha, trong đó nặng 487 ha. - Bệnh chổi rồng sắn: Xuất hiện rải rác trên 8.300 ha tại một số tỉnh như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, … và đang có chiều hướng gia tăng; bệnh tập trung tại Sơn La 7.092 ha. Ngày 06/8/2013, Ủy ban nhân tỉnh Sơn La đã có Quyết định công bố dịch chổi rồng hại sắn trên địa bàn tỉnh. - Cây tiêu: Tuyến trùng rễ hại 3.290 ha; bệnh đốm đen 1.009 ha; bệnh vàng lá, thối gốc rễ 1.100 ha. Ngoài ra bệnh thán thư, … hại rải rác ở các tỉnh. - Cây vải, nhãn: Năm 2012, bệnh chổi rồng nhãn bùng phát thành dịch tại các tỉnh phía Nam có 27.661/45.152,6 ha bị nhiễm bệnh, trong đó nặng là 18.367,6 ha. Các địa phương đã tập trung chống dịch, trong đó có 7 tỉnh, thành 3 phố là Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang công bố dịch và đến tháng 3/2013 đã có trên 81% diện tích nhãn phục hồi sau khi áp dụng các biện pháp chống dịch. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chống dịch gặp một số khó khăn như không thực hiện đồng loạt do các vườn có cây sinh trưởng, phát triển khác nhau, nhiều cây bị nhiễm bệnh phân tán; không đủ công lao động nên thời gian cắt tỉa thường kéo dài hoặc thiếu sự đầu tư về phân bón để cây phục hồi nhanh và chưa quan tâm chỉ đạo tại một số địa phương và đến nay có 16.179 ha nhiễm bệnh, trong đó nặng 5.877,7 ha. - Cây cao su: Bệnh xì mủ nhiễm 1.048,7 ha; bệnh héo đen đầu lá nhiễm nhẹ 859 ha; bệnh phấn trắng nhiễm 3.907 ha; bệnh rụng lá: nhiễm nhẹ 185 ha. 3. Một số dịch hại mới nổi a) Rệp sáp bột hồng hại sắn: Đã gây hại nặng trên sắn, làm thất thu khoảng 25% sản lượng và trở thành đối tượng dịch hại nguy hiểm, khó phòng chống ở các nước châu Phi, châu Mỹ và một số nước ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, năm 2012, rệp sáp bột hồng phát hiện lần đầu tại Tây Ninh; đến nay, đã xuất hiện tại một số tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Gia Lai; tại phía Bắc, diện tích nhiễm 138,5 ha, trong đó Quảng Trị 131 ha, Nghệ An 7 ha, Thanh Hóa 0,5 ha và Sơn La. Tỷ lệ phổ biến 3 – 5% cây, nơi cao 40-50% số cây. b) Bệnh dán cao cây chè: Bệnh xuất hiện 86 ha trên các giống chè mới tại Sơn La, Lai Châu, trong đó nhiễm nặng 7,5 ha và làm chết một số diện tích. c) Hiện tượng chùn ngọn cây cà phê: Đã gây hại một số năm và tiếp tục gây hại trên diện tích 5.427 ha tại các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố Sơn La; tỷ lệ hại trung bình 10% số cây, cao 50% số cây, làm giảm năng suất nhiều diện tích cà phê. Song đến nay, vẫn chưa có giải pháp phòng trừ. d) Bọ vòi voi gây hại dừa có 755/120.000 ha dừa bị nhiễm tại 11/22 tỉnh phía Nam; tỷ lệ số trái bị hại phổ biến từ 1-5%, nơi cao 80%. đ) Sâu đục quả cây có múi gây hại tại nhiều tỉnh phía Nam như tại huyện Kế Sách và Châu Thành, Sóc Trăng nhiễm 1.300/6.500 ha, tỉnh Hậu Giang nhiễm 1.291/1.722 ha, tỷ lệ quả bị nhiễm từ 20% đến 60%. Tuy chưa phát hiện tại phía Bắc, nhưng cần theo dõi chặt. e) Hiện tượng “héo khô cây lúa”: Xuất hiện năm 2012 tại Thái Nguyên 104 ha và năm nay tiếp tục xuất hiện thêm tại một số tỉnh như Hưng Yên 23 ha, bắt đầu từ giai đoạn ngậm sữa – chắc xanh với triệu chứng “giống hiện tượng cháy rầy”; đến nay, chưa xác định được nguyên nhân. f) Hiện tượng “lùn cây” trên ngô vụ Đông Tại Nghệ An, trên ngô vụ Đông 2013 giai đoạn 5 – 7 lá làm cây ngô bị “lùn” khoảng 1.200 ha, đó có trên 300 ha nhiếm trên 20%. Cây bị hại, không phát triển, thân và lá chùn lại, lá xanh đậm, xếp sít nhau (hình rẻ quạt), đổ nghiêng trên ruộng, rễ cây bình thường và chết. Đến nay, chưa rõ nguyên nhân. 4 II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO BẢO VỆ SẢN XUẤT 1. Công tác giám sát tình hình dịch hại : Hệ thống ngành BVTV đã chủ động theo dõi, giám sát diễn biến thời tiết, sinh trưởng cây trồng và các dịch hại chính trong cả nước, kịp thời dự báo, thông báo theo tuần, tháng, quý chính xác khả năng phát sinh của sinh vật gây hại trên cây trồng chính và kịp thời tham mưu với Bộ, chính quyền địa phương phòng chống có hiệu quả các đợt dịch hại lớn như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, … bệnh chồi cỏ mía, bệnh chổi rồng, rệp sáp bột hồng hại sắn; dịch chổi rồng nhãn, và dịch hại trên rừng trồng. Khai thác có hiệu quả hệ thống bẫy đèn trong toàn quốc và tiếp tục hợp tác với Trung Quốc thực hiện 04 điểm giám sát và quản lý dịch hại di cư trên lúa, góp phần dự tính dự báo các đợt rầy, sâu cuốn lá nhỏ, phát sinh trên đồng ruộng. 2. Thực hiện công tác chỉ đạo phòng chống: a) Hướng dẫn thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật: + Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn đến hộ nông dân; xây dựng nhiều mô hình trình diễn cộng đồng tham gia quản lý dịch hại; + Duy trì và mở rộng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại các tỉnh phía Bắc đạt gần 232,4 nghìn ha, với trên 1 triệu nông dân tham gia; mở rộng ứng dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng, công nghệ sinh thái, gieo sạ lúa tập trung đồng loạt né rầy tại các tỉnh phía Nam b) Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác BVTV, ngành đã ban hành và tham mưu với cấp trên ra nhiều văn bản chính sách, hướng dẫn, chỉ đạo bảo vệ sản xuất, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chỉ đạo của ngành: - Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Chỉ thị số 711/CT- BNN-BVTV, ngày 01/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về đẩy mạnh sản xuất chè an toàn; Chỉ thị số 485/CT-BNN-BVTV ngày 06/ 02/2013 về tăng cường phòng trừ chuột, bảo vệ mùa màng; chỉ thị số 2415/CT-BNN-BVTV ngày 22/07/2013 về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm; Công văn 3879/BNN-BVTV ngày 30/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc kiểm tra, xử lý vi phạm, ngăn chặn việc nhân nuôi ốc bươu vàng. - Cục Bảo vệ thực vật ban hành 16 văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tăng cường chỉ đạo phòng trừ dịch hại trên cây lúa và các cây trồng khác; phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện 50 dự báo về tình hình dịch hại tuần; tham gia xây dựng dự thảo khung thông tư liên tịch quy định chức năng nhiệm vụ của chi cục BVTV,… - Ở địa phương: Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh đã tham mưu kịp thời với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các cấp ban hành nhiều văn bản như chỉ 5 thị, quyết định công bố dịch, công điện; thông báo, điện báo, công văn, văn bản hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo phòng trừ dịch hại cây trồng. c) Thành lập các đoàn công tác, nhiều lần đi đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo phòng chống dịch tại các tỉnh trọng điểm, vùng dịch; huy động nguồn lực của hệ thống chính trị, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các Doanh nghiệp cung ứng thuốc BVTV cùng tham gia; Phối hợp với các địa phương tổ chức, thực hiện phòng chống dịch chổi rồng nhãn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, dịch rệp sáp bột hồng trên sắn tại Tây Ninh và dịch chổi rồng sắn tại Sơn La; phòng chống bệnh chổi rồng hại mía tại Nghệ An, bệnh trắng lá mía tại Khánh Hòa. Đồng thời, chủ động giám sát diễn biến, xây dựng quy trình tạm thời để phòng chống các dịch hại mới nổi; đề xuất với Bộ, đơn vị nghiên cứu xác định các biện pháp quản lý bền vững. d) Hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch: Các tỉnh phía Bắc đã trích ngân sách hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng trừ dịch hại với tổng số kinh phí 28.273.303.000 đồng, trong đó hỗ trợ công tác diệt chuột 24.866.600.000 và phòng chống dịch hại khác là 3.406.703.000 đồng. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã chủ động ngân sách địa phương hỗ trợ xây dựng hệ thống bẫy đèn, tuyên truyền, tập huấn, phòng dịch, tổ chức chỉ đạo dập dịch; nhiều doanh nghiệp thuốc BVTV, … đã tham gia đóng góp cho công tác chống dịch. Những hỗ trợ và đóng góp trên đã kịp thời góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch hại gây ra trên cây trồng. d) Công tác tuyên truyền, hướng dẫn: Các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương đã cộng tác chặt chẽ và có những đóng góp tích cực nâng cao hiệu quả phòng chống dịch hại. đ) Tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu, khảo sát thực nghiệm phục vụ công tác chỉ đạo: - Phòng chống dịch hại mới nổi, đánh giá tính chống chịu sâu bệnh của tập đoàn giống lúa; theo dõi sâu bệnh hại mới phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học như sử dụng nấm xanh phòng trừ rầy nâu, nhân thả ong ký sinh bọ cánh cứng hại dừa, nhân thả ong ký sinh rệp sáp bột hồng hại sắn, bước đầu đã ứng dụng vào sản xuất. Đồng thời, các cơ sở giám định dịch hại đã kịp thời giúp công tác chỉ đạo. - Triển khai, thực hiện trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu: Tại 22 tỉnh phía Bắc với diện tích 596 ha và đã được Cục Trồng trọt công nhận là tiến bộ kỹ thuật và được trao tặng giải thưởng môi trường. - Phối hợp với Tổ chức Croplife: Xây dựng 7 mô hình thí điểm dịch vụ BVTV trên cây chè tại các tỉnh 4 tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái và Lạng Sơn, bước đầu là cơ sở xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào dịch vụ BVTV tại địa phương và kế hoạch thực hiện đề án dịch vụ BVTV. 6 - Đề xuất tiêu chí về bảo vệ thực vật tại xã nông thôn mới; xây dựng Kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành trong lĩnh vực BVTV. Nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan và sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương nên đã huy động được mọi nguồn lực triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, do đó hầu hết những diện tích nhiễm sâu, bệnh đã được phòng trừ tích cực, hiệu quả; giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra và giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, trong hoạt động thể hiện một số tồn tại đã làm giảm kết quả công tác phòng trừ như hiện các giống cây trồng nhiễm dịch hại chiếm đa số diện tích trồng trọt; ứng dụng khoa học những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ thực vật chậm được nhân rộng; nhiều nông dân không tiếp nhận được hoặc tiếp nhận quá muộn thông tin phòng chống dịch hại, Công tác phòng chống dịch hại, quản lý buôn bán, sử dụng thuốc BVTV buông lỏng ở nhiều địa phương; Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC BVTV NĂM 2014 I. DỰ BÁO DỊCH HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH VỤ ĐÔNG XUÂN Các giống lúa nhiễm đạo ôn, nhiễm rầy, vẫn đang được gieo trồng phổ biến trên đồng ruộng; điều kiện thời tiết và dịch hại cây trồng diễn biến phức tạp. Vì vậy, công tác theo dõi và chỉ đạo phòng trừ, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt ngay từ đầu vụ. Tập trung một số đối tượng dịch hại sau: 1. Cây lúa: a) Chuột, phát sinh và gây hại tăng và có 3 cao điểm: Lúa gieo cấy, đẻ nhánh và làm đòng. Mức độ cao hơn cùng vụ hàng năm; đặc biệt tại các địa phương có chuột gây hại cao trong vụ HT, Mùa. b) Sâu cuốn lá nhỏ, có 3 lứa trong vụ từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5, nhưng tập trung lứa 2 gây hại trên diện rộng từ cuối 4 đầu 5 trên lúa đòng – trỗ nhất là một số tỉnh ven biển Bắc bộ; Không khuyến cáo phun thuốc trừ sâu tràn lan ở giai đoạn trước làm đòng, để tránh gây bộc phát rầy. c) Bệnh đạo ôn: Bệnh trên lá, phát triển mạnh giai đoạn lúa đẻ nhánh, cao điểm trên lúa con gái; bệnh trên cổ bông, gié và cuống hạt trên lúa đòng già – chắc xanh, nhất là giống nhiễm, gieo cấy dày, bón nhiều đạm, trà lúa sớm; Các tỉnh miền núi bị nặng hơn. d) Rầy nâu, rầy lưng trắng: 7 Xu thế tăng cao hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm; phát sinh gây hại trên lúa đòng, gây cháy trên lúa giai đoạn chắc xanh - đỏ đuôi. đ) Sâu đục thân: Theo dõi và phòng trừ sâu non gây bông bạc cho các trà lúa trỗ sau 10/5. Ngoài ra, OBV, bệnh khô vằn, lùn sọc đen, bạc lá, nhện gié, bệnh đen lép hạt, phát sinh, gây hại cục bộ. 2. Cây trồng khác a) Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh ngay từ đầu vụ tại Nghệ An; Bệnh trắng lá mía phát sinh tăng tại Khánh Hòa; tiếp tục theo dõi và tiêu hủy cây bệnh, không trồng giống từ các vùng bị nhiễm. b) Cây sắn: Rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng tái phát sinh trên những diện tích đã nhiễm trước như tại Tây Ninh, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La và mở rộng diện tích ra một số vùng lân cận hoặc theo nguồn giống nhiễm bệnh. Đây là dịch hại khó phòng trừ, không nên sử dụng cây trong vùng bệnh để làm giống; đẩy nhanh việc nhân thả ong ký sinh rệp sáp bột hồng hại sắn. c) Cây nhãn: Tiếp tục phòng chống bệnh chổi rồng tại các tỉnh đồng bằng sông Cử Long. I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 1. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp như điều chỉnh cơ cấu và sử dụng các giống có khả năng chống chịu hoặc ít nhiễm bệnh đối với vùng thường bị hai nặng; bố trí thời vụ, mật độ, bón phân cân đối, hợp lý để lúa trỗ an toàn, tránh được các cao điểm và giảm dịch hại; 2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như gieo sạ tập trung đồng loạt né rầy; chương trình 3 giảm, 3 tăng, công nghệ sinh thái; hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), ứng dụng cộng đồng sản xuất nấm xanh (M.a) phòng trừ rầy hại lúa; nhân nuôi phóng thích ong ký sinh bọ cánh cứng hại dừa, ong ký sinh rệp sáp bột hồng hại sắn, 3. Chủ động giám sát, phát hiện sớm, dự báo, thông báo chính xác các đối tượng hại chính cho từng vùng, từng thời gian; xây dựng kế hoạch và phương án xử lý kịp thời và tham mưu với chính quyền các cấp tổ chức, chỉ đạo và huy động lực lượng tham gia và thực hiện phòng trừ dịch hại đảm bảo an toàn, hiệu quả. Khi cần phun thuốc, phải tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”. 4. Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 09/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệt mùa màng. Trong đó, tổ chức, phát động cộng đồng đồng loạt ra quân diệt chuột vào giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 vụ gieo trồng và 2 - 3 đợt/vụ; trước mắt, tổ chức ngay trước vụ Đông Xuân (đổ ải) và thực hiện các đợt diệt chuột, diệt OBV trong vụ. 8 5. Chủ động xây dựng và trình cấp có thẩm quyền về chính sách, bố trí kinh phí phòng chống dịch hại. 6. Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành Chỉ đạo các địa phương kiện toàn hệ thống, tổ chức thanh tra chuyên ngành BV&KDTV, bố trí các chức danh đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra chuyên ngành BVTV. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng giống, vật tư nông nghiệp; sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm. 7. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng để thông tin nhanh về dịch hại và hướng dẫn phòng chống. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành về các lĩnh vực BVTV, KDTV, thuốc BVTV, thanh tra chuyên ngành BV&KDTV; tiếp tục thực hiện chương trình phổ biến, hướng dẫn nông dân sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV. Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm chính quyền cơ sở trong việc thực thi chức năng, nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, quản lý phòng chống dịch hại, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV 8. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo: Về tình hình dịch hại, kết quả phòng trừ cũng như những khó khăn và đề xuất, kiến nghị về Cục Bảo vệ thực vật theo quy định để kịp thời tổng hợp và phối hợp xử lý./. CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT 9 . về các lĩnh vực BVTV, KDTV, thuốc BVTV, thanh tra chuyên ngành BV&KDTV; tiếp tục thực hiện chương trình phổ biến, hướng dẫn nông dân sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV. Nâng cao nhận. vệ mùa màng; chỉ thị số 2415/CT-BNN -BVTV ngày 22/07/2013 về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm; Công văn 3879/BNN -BVTV ngày 30/10/2013 của Bộ Nông nghiệp. thí điểm dịch vụ BVTV trên cây chè tại các tỉnh 4 tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái và Lạng Sơn, bước đầu là cơ sở xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào dịch vụ BVTV tại địa phương

Ngày đăng: 29/07/2014, 17:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w