Lồng ruột trẻ em doc

5 205 1
Lồng ruột trẻ em doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lồng ruột trẻ em I.Tổng quan +Là cấp cứu ngoại nhi thường gặp và - là n.nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ nhỏ. - T.khảo lồng ruôt-tắc ruột nói chung. + Ở trẻ bú mẹ hầu hết là cấp tính, diễn biến hoại tử ruột nhanh, - ở trẻ lớn-lồng ruột phần nhiều ở thể bán cấp và mạn tính. + Là trạng thái bệnh lý - trong đó 2 khúc ruột trên và dưới chui lồng vào nhau gây nên hội chứng tắc ruột cơ học, tạo nên khối lồng bít lòng ruột. - Khi ruột mới bị lồng thì chỉ cần bơm hơi vào đại trực tràng là xử trí được nhưng nếu để lâu đoạn lồng ngày một chui sâu vào nhau, làm cho đoạn ruột bị lồng sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị tắc nghẽn, lúc này phải tiến hành biện pháp phẫu thuật để kéo ruột ra, nếu ruột đã hoại tử phải cắt bỏ đoạn ruột này. -Trường hợp bệnh nhi đến muộn sẽ có dấu hiệu mất nước, mệt mỏi, sốt hoặc trong tình trạng sốc. II.Nguyên nhân 1.Vì sao trẻ lại bị lồng ruột? - Rất nhiều người cho là trẻ bị tung hứng dễ dẫn đến lồng ruột, - Các bác sĩ ngoại nhi thì giải thích nguyên nhân gây lồng ruột có nhiều, nhưng tung hứng trẻ không được đề cập đến. - “Hội chứng rung lắc” trẻ quá mạnh có thể dẫn đến những chấn thương khác do làm rơi trẻ, làm đứt mạch máu não chẳng hạn. - Vậy thì những nguyên nhân nào làm trẻ mắc phải tình trạng này? 2.Ng.nhân nguyên phát: + do trẻ sẵn có những bệnh trong ruột như túi thừa Meckel; polype ở hồi tràng, manh tràng, đại tràng; + có các u ác tính, u máu trong lòng ruột; + ruột đôi ở góc hồi manh tràng hay nhân tụy lạc chỗ. 3.Ng.nhân thứ phát: + yếu tố thần kinh, yếu tố giải phẫu + quan trọng nhất là nguyên nhân do virut, vi khuẩn. - Tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng và nhiễm khuẩn đường ruột có mối liên hệ với bệnh lồng ruột ở trẻ em. - Nhất là khi trẻ bị tiêu chảy do virut và vi khuẩn sẽ làm nhu động ruột tăng có thể dẫn đến bị lồng ruột. - Mặt khác khi nhiễm khuẩn các hạch viêm phát triển, manh tràng bị phù nề, - những hạch viêm này gây phản xạ thần kinh thực vật, cường phó giao cảm, tăng nhu động ruột dễ dẫn tới lồng ruột. III.Triệu chứng 1.Lồng ruột cấp +Hay gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi (hiếm gặp ở tuổi sơ sinh) + với biểu hiện đột ngột bị đau bụng dữ dội, - trẻ ưỡn người khóc thét từng cơn, mỗi cơn kéo dài từ 3 - 10 phút. + Kèm theo đau dữ dội là trẻ bị nôn vọt, - chất nôn ra là sữa và thức ăn vừa ăn vào. - nếu thời gian bị lồng ruột đã kéo dài, trẻ có thể nôn ra dịch mật. +Đại tiện phân có lẫn máu - đại tiện phân có lẫn máu hoặc chất nhày lẫn máu, - sau 9 - 10 giờ tính từ triệu chứng đau bụng đầu tiên. - Ở trẻ càng nhỏ, dấu hiệu đại tiện ra máu càng sớm. - Nếu trẻ đại tiện ra máu sớm và nhiều thì khối lồng ruột thường chặt và khó tháo. + khám thấy khối lồng - khối lồng dài như quả chuối, chạy dọc theo khung đại tràng ở dưới bờ sườn phải hoặc sang tới dưới bờ sườn trái, hố chậu trái, ấn vào khối lồng sẽ làm trẻ đau. - Nếu trẻ đến viện sớm thì bụng thường mềm, còn nếu bụng cứng, nắn bụng đau thì lồng ruột đã muộn và có biến chứng. - PGS. Trần Ngọc Bích cho biết đây là bệnh gặp ở lứa tuổi nhỏ, trẻ bị đau nhưng chưa biết nói được là đau ở đâu và đau như thế nào, do vậy nhận biết bệnh của cha mẹ rất quan trọng. 2. Bán cấp và mạn tính + Gặp nhiều ở tuổi từ 3 - 4 tuổi. + Tất cả các trẻ này đều đau bụng kéo dài từng đợt, - các cơn đau thưa, vài cơn đau trong ngày, - mỗi đợt đau độ 2 - 6 ngày rồi hết đau, sau đó tái diễn lại. -Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng. + Nôn: - Ở thể lồng ruột bán cấp tỷ lệ trẻ nôn là 50 - 70%, - còn ở thể mạn tính trẻ nôn ít hoặc chỉ có cảm giác buồn nôn. + Khối lồng - hầu hết là nắn thấy nhưng lại xuất hiện từng đợt, - trong cơn đau khối lồng sờ thấy rõ nhưng ngoài cơn đau khối lồng có thể mất. - Người ta từng gọi khối lồng trong lồng ruột bán cấp và mạn tính là khối “u ma”. - Tuy nhiên lồng ruột cấp vẫn có thể xảy ra ở lứa tuổi này và rất nhanh dẫn đến hoại tử khối lồng. IV.Xử trí lồng ruột +Nếu phát hiện sớm vài giờ đồng hồ khi đoạn ruột lồng ít và mới thì sẽ tiến hành bơm hơi từ hậu môn trực tràng, đoạn lồng sẽ được thoát ra. +Nếu phát hiện muộn và trì hoãn đến viện, thì có nhiều nguy cơ xảy ra như hoại tử ruột, khi đó phải phẫu thuật cấp cứu, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. +Các bậc cha mẹ cần thiết nhất là khi thấy trẻ có những dấu hiệu bệnh như trên phải nghĩ đến tình trạng lồng ruột, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời. +Tránh nhiễm khuẩn: cần tránh cho trẻ bị nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường ruột để hạn chế nguy cơ mắc bệnh . Lồng ruột trẻ em I.Tổng quan +Là cấp cứu ngoại nhi thường gặp và - là n.nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ nhỏ. - T.khảo lồng ruôt-tắc ruột nói chung. + Ở trẻ bú mẹ hầu hết. 1.Vì sao trẻ lại bị lồng ruột? - Rất nhiều người cho là trẻ bị tung hứng dễ dẫn đến lồng ruột, - Các bác sĩ ngoại nhi thì giải thích nguyên nhân gây lồng ruột có nhiều, nhưng tung hứng trẻ không. nhiễm khuẩn đường ruột có mối liên hệ với bệnh lồng ruột ở trẻ em. - Nhất là khi trẻ bị tiêu chảy do virut và vi khuẩn sẽ làm nhu động ruột tăng có thể dẫn đến bị lồng ruột. - Mặt khác khi

Ngày đăng: 29/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan