Thủng dạ dày - ruột tá I.Tổng quan: +Là một biến chứng nặng của loét dạ dày, tá tràng, hay đôi khi là một ung thư dạ dày. +Và thuật ngữ thủng dạ dày-tá tràng vẫn thường dùng không bao gồm các vết thương làm thủng, hay chấn thương làm vỡ rách dạ dày +Thủng dạ dày là một bệnh chiếm tỷ lệ 7 - 17,4%. giới nam nhiều hơn nữ, và thường liên quan đến công việc lao động trí óc (công việc dễ bị stress). II.Chẩn đoán: *Thủng dạ dày có thể chẩn đoán xác định ngay trong lần khám đầu tiên với các triệu chứng-dấu hiệu sau: 1.Lâm sàng a.Đau bụng +Dữ dội, đột ngột, và thường bệnh nhân nhớ chính xác thời điểm xảy ra cơn đau. +Triệu chứng cơ năng đau bụng khi được khảo sát thì có các tỉ lệ sau: -Đau đột ngột 100%. -Đau lan khắp bụng 90,43%. -Đau ½ bụng phải 9.56%.Bụng gồng cứng và ấn rất đau. b.Nhìn: +bệnh nhân nằm im, bụng không di động theo nhịp thở, +nếu bệnh nhân vạm vỡ thì nhìn rõ thớ cơ nổi lên. c.Sờ: +Bụng cứng như gỗ: -gặp trong 89,56% trường hợp TDD (thủng dạ dày thì bụng gồng cứng ở mức độ cao nhất trong tất cả cấp cứu khác trong ổ bụng). -dấu hiệu bụng cứng như gỗ có thể không có ở những bệnh nhân cao tuổi, do các cơ thành bụng nhão nên, hoặc trên những bệnh nhân nghiện ma túy. +Mất vùng đục trứơc gan: 83.47%. -Dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với bụng chướng do tình trạng liệt ruột khi bệnh nhân tới trễ. 2.Tiền sử đau bụng: 70-80% -Trường hợp thủng do loét - có thời gian đau vùng trên rốn từ vài năm và đau có chu kỳ hoặc không. -Trong số này BN đã được chẩn đoán qua X-quang hoặc nội soi hoặc có những bệnh nhân đang nằm điều trị loét dạ dày–tá tràng tại bệnh viện. -Do đó, hơn 30% thủng dạ dày–tá tràng có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh. 3.Chẩn đoán hình ảnh: + XQ -Thấy liềm hơi dưới cơ hoành: 1 bên hoặc 2 bên: 89.56% trường hợp. -Trường hợp khó chẩn đoán (bụng gồng cứng), khi chụp x-quang có hơn 80% trường hợp thấy có liềm hơi dưới cơ hoành. - Khi không có liềm hơi dưới cơ hoành - cũng không được loại trừ chẩn đoán thủng dạ dày–tá tràng. + Siêu âm bụng: cũng có giá trị trong chẩn đoán gián tiếp: 82.60% trong đó có hơi tự do hoặc dịch ổ bụng, hoặc cả hai. III.Thể bệnh: * Bên cạnh thể lâm sàng thường gặp còn có những thể bệnh khó chuẩn đoán và dễ dẫn đến sai lầm. 1.Thể giống VRT -Lầm lẫn với triệu chứng viêm ruột thừa hay viêm phúc mạc ruột thừa: -Lâm sàng lúc đầu bệnh nhân đau thượng vị (là lúc thủng dạ dày nhưng lỗ thủng nhỏ, dạ dày có ít dịch và thức ăn nên dịch qua lỗ thủng chạy dưới gan theo rảnh đại tràng-thành bụng bên phải, xuống hố chậu phải, tập trung tại đó) nên hiện tại BN đau hố chậu phải -và khám thấy đề kháng hố chậu phải, điểm Mc Buney (+) nên chẩn đoán lầm là viêm phúc mạc ruột thừa. 2.Thủng bít -Chỉ xảy ra lỗ thủng nhỏ, mô xung quanh mềm mại, dạ dày trống rỗng trước thủng. -Ngay sau khi thủng, lỗ thủng được các tạng lân cận đến bít lại. -Lâm sàng thấy cơn đau ban đầu dịu dần, bụng cũng bớt gồng dần rồi trở lại bình thường. -Nếu chụp X-quang không sửa soạn thấy liềm hơi nhỏ dưới cơ hoành. 3.Thủng ổ loét mặt sau dạ dày -Khi thủng, dịch và thức ăn trong dạ dày chảy vào hậu cung mạc nối, đọng lại ở đây và tạo nên 1 ápxe. -Loại này tổ thương rất ít gặp. 4.Thủng kèm với hẹp môn vị -Là trường hợp có tiên lượng xấu vì khi môn vị hẹp và dạ dày bị thủng, dịch và thức ăn sẽ tràn trong ổ bụng, -và cộng thêm vài tháng gần đây tổng trạng xấu do ít ăn uống, thiếu dinh dưỡng, mất nước do nôn nhiều trong hẹp môn vị. -Xác định hẹp bằng hỏi lâm sàng trước khi mổ và trong khi mổ quan sát thấy tính chất dịch ở trong khoang bụng, cộng thêm bằng hai đầu ngón tay sờ nắn thử đẩy hơi và nước trong dạ dày xuống tá tràng. 5.Thủng kèm với chảy máu Gặp ở ổ loét đối nhau, ổ loét đang thời kỳ chảy máu cấp tính có thể kèm theo thủng. VI. Điều trị: 1.Chỉ định và c.bị mổ +Là một cấp cứu ngoại khoa. -Mọi lỗ thủng ở dạ dày hay tá tràng đều được phải mổ và phải mổ cấp cứu càng sớm càng tốt. -Trước khi mổ bệnh nhân phải được chuẩn bị tốt. +Chuẩn bị trước mổ -Dùng thuốc giảm đau: khi chẩn đoán xác định thủng dạ dày-tá tràng. Vì cơn đau do thủng dạ dày-tá tràng rất đau và được một số tác giả miêu tả như “ dao đâm” nên cần dùng thuốc giảm đau ngay khi đã chẩn đoán và có chỉ định mổ. -Hút dạ dày: Hút để dạ dày trống, giảm lượng dịch trong dạ dày tràn vào ổ bụng, đồng thời là một động tác bắt buộc cho mọi cuộc mổ xẻ có gây mê, trách dịch tràn vào khí quản gây biến chứng nặng và có thể đưa đến tử vong. -Hồi sức,bù nước điện giải: cho những bệnh nhân đến muộn, đã nhiều ngày đau không ăn uống, tổng trạng kém, hoặc những bệnh nhân hẹp môn vị có tình trạng mất nước do nôn ói nhiều. Trong những trường hợp huyết áp thấp, bồi hoàn nước và điện giải là động tác bắt buộc để nâng huyết áp. -Kháng sinh trước mổ: là cần thiết trong thủng dạ dày đã có viêm phúc mạc. 2.Nguyên tắc p.thuật: *Có 2 phương pháp chính: a.Mổ triệt căn: gồm +Cắt dạ dày cấp cứu có hoặc không kèm cắt dây TK X có/không dẫn lưu. +Cắt TK X kèm khâu lỗ thủng có hoặc không dẫn lưu b. Mổ khâu loét thủng có/không dẫn lưu. +Mổ mở hoặc nội soi +Ngày nay có xu hướng chỉ mổ khâu đơn giản . Thủng dạ dày - ruột tá I.Tổng quan: +Là một biến chứng nặng của loét dạ dày, tá tràng, hay đôi khi là một ung thư dạ dày. +Và thuật ngữ thủng dạ dày- tá tràng vẫn thường. định thủng dạ dày- tá tràng. Vì cơn đau do thủng dạ dày- tá tràng rất đau và được một số tác giả miêu tả như “ dao đâm” nên cần dùng thuốc giảm đau ngay khi đã chẩn đoán và có chỉ định mổ. -Hút. phúc mạc ruột thừa. 2 .Thủng bít -Chỉ xảy ra lỗ thủng nhỏ, mô xung quanh mềm mại, dạ dày trống rỗng trước thủng. -Ngay sau khi thủng, lỗ thủng được các tạng lân cận đến bít lại. -Lâm sàng