Trầm cảm – Phần 2I pot

5 79 0
Trầm cảm – Phần 2I pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trầm cảm – Phần 2 IV.Chẩn đoán 1. Khó chẩn đoán sớm - Trầm cảm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng việc chẩn đoán sớm không phải dễ (vì biểu hiện của nó rất đa dạng, phức tạp do tính pha trộn, tính giấu mặt). - Ít khi bệnh nhân bị trầm cảm đến với bác sĩ tâm thần ngay từ đầu. - Ở Pháp, Mỹ cũng có đến 75% số trường hợp trầm cảm không được chẩn đoán, điều trị đầy đủ do không được phát hiện. 2. Bảng tự đánh giá phát hiện nhanh trầm cảm + Hãy xem kỹ và trả lời một cách thẳng thắn, trung thực. - Trong thời gian từ một tuần trở lên, tự nhiên hoặc sau khi có "sự cố" trong đời sống, bạn có các nhóm triệu chứng sau đây hay không? - Triệu chứng: Có - Không a. Mất ngủ: khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức) b. Chán ăn: ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn có khi ăn nhiều quá mức), Không ăn, sút cân. c. Giảm hay rất thèm muốn quan hệ tình dục. d. Cảm thấy bồn chần lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh. e. Cảm thấy mệt mỏi suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim…). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê. f. Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình. g. Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai. h. Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người. i. Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe…hay đã có lần tự sát. j. Nghĩ rằng mình bệnh nặng, vô phương cứu chữa, là hình phạt đáng phải chịu + Kết quả : - Nếu bạn, hay người thân của bạn có ít nhất 5 nhóm triệu chứng trên - thì có thể bị trầm cảm. - Hãy đến gặp ngay bác sĩ của bạn hay bác sĩ chuyên khoa tâm thần, họ sẽ cho bạn lời khuyên đúng đắn. 3. Cận lâm sàng - Ngày nay, vẫn chưa có xét nghiệm cận lâm sàng nào có thể chẩn đoán rối loạn tâm thần. - CT, MRI, SPECT và PET vốn rất hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý thần kinh khác như đột quị, u não cũng không thể phát hiện những thay đổi tinh vi, phức tạp của não trong các bệnh lý tâm thần. - Tuy nhiên, những kỹ thuật này gần đây đang gặt hái nhiều giá trị trong nghiên cứu trên lãnh vực sức khoẻ tâm thần; - Có lẽ trong tương lai các XN mới sẽ giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán trầm cảm. V.Phân loại + Các rối loạn trầm cảm cũng có nhiều thể khác nhau. Trong đó có 3 loại rối loạn hay gặp nhất. 1.Thể trầm cảm tâm thần - Đặc trưng bởi sự kết hợp của nhiều triệu chứng bao gồm tâm trạng buồn bực làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc, ngủ, ăn uống và sự thích thú tham gia vào các hoạt động ưa thích trước đó. - Các giai đoạn mất khả năng này của trầm cảm có thể xảy ra một, hai hoặc vài lần trong đời. 2. Thể loạn khí sắc - Loạn khí sắc là một loại trầm cảm ít nặng hơn. - Nó bao gồm các triệu chứng mạn tính nhưng không làm mất chức năng mặc dù vẫn còn cản trở người bệnh hoạt động một cách thoải mái. - Đôi khi, những người bị loạn khí sắc có thể trải qua những giai đoạn của thể trầm cảm tâm thần. - Sự kết hợp hai dạng này được gọi là trầm cảm kép. 3.Thể rối loạn cảm xúc lưỡng cực - Trước đây được gọi là bệnh loạn tâm thần hưng trầm cảm. - Tình trạng này cho thấy có một kiểu di truyền đặc biệt. - Rối loạn hai cực thường là một tình trạng mạn tính và hay tái phát. - Đôi khi, những thay đổi tâm tính diễn ra nhanh và rõ rệt, nhưng hầu hết thì tiến triển từ từ. - Khi ở vào trạng thái trầm cảm, người bệnh có thể có một hoặc tất cả triệu chứng của một rối loạn trầm cảm. - Tương tự, khi ở trong trạng thái hưng cảm, có thể có một hoặc tất cả các triệu chứng của bệnh hưng cảm. - Sự hưng cảm này thường ảnh hưởng tới lý trí, khả năng suy nghĩ và hành vi xã hội, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hoặc trở thành trò cười cho mọi người. - Ví dụ như một người trong giai đoạn hưng cảm có thể đưa ra các quyết định kinh doanh ngớ ngẩn, thiếu sáng suốt. - Một biến thể đặc biệt của rối loạn cảm xúc lưỡng cực này được gọi là lưỡng cực loại II (Ioại rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường gặp khác được xếp vào loại I). - Lưỡng cực loại II là một hội chứng trong đó người bệnh có những đợt trầm cảm xen kẽ đó là giai đoạn hưng cảm nhẹ. - Các giai đoạn hưng phấn này không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là cơn hưng cảm như trong lưỡng cực loại I. . giai đoạn của thể trầm cảm tâm thần. - Sự kết hợp hai dạng này được gọi là trầm cảm kép. 3.Thể rối loạn cảm xúc lưỡng cực - Trước đây được gọi là bệnh loạn tâm thần hưng trầm cảm. - Tình trạng. giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán trầm cảm. V.Phân loại + Các rối loạn trầm cảm cũng có nhiều thể khác nhau. Trong đó có 3 loại rối loạn hay gặp nhất. 1.Thể trầm cảm tâm thần - Đặc trưng bởi. Trầm cảm – Phần 2 IV.Chẩn đoán 1. Khó chẩn đoán sớm - Trầm cảm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng việc chẩn đoán sớm không

Ngày đăng: 29/07/2014, 06:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan