Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
113,29 KB
Nội dung
Trầm cảm – Phần 3 VI. Điều trị 1. Nguyên tắc Bệnh nhân phải được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Các biện pháp điều trị khác như đông y, châm cứu cho kết quả không rõ ràng. Thuốc chống trầm cảm có nhiều loại nhưng dù dùng loại gì thì thời gian điều trị tối thiểu cũng phải là 6 tháng. Nếu điều trị quá ngắn, bệnh sẽ dễ tái phát. Khi có ý định hoặc hành vi tự sát, bệnh nhân cần được điều trị nội trú tại khoa tâm thần càng sớm càng tốt. 2. Những phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay. a. Thuốc chống trầm cảm - Thuốc chống trầm cảm tác động kép: - Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới: - Thuốc ức chế monoamine oxidase(MAOIs) - Thuốc ức chế trầm cảm 3 vòng(TCAs) b. Shock điện(ECT) c. Liệu pháp tâm lý a. Thuốc chống trầm cảm + Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) - làm tăng lượng serotonin trong não (trong trầm cảm thì não có lượng serotonin thấp) - SSRIs hoạt động bằng cách ức chế sự tái hấp thu serotonin trong não một cách có chọn lọc. - Thuốc tác động tới serotonin nhưng ở vị trí hậu sy-nap. - Giữ cho serotonin hiện diện với nồng độ cao trong các sy-nap - Nó cũng có thể làm tăng nồng độ histamine mà đôi khi gây ra tình trạng ngủ gà. - Do đó, mirtazapine thường được dùng trước khi đi ngủ và cho những người khó ngủ. - Giống như veniafaxine thì thuốc này cũng làm tăng lượng norepinephrine. - Ngoài tác dụng an thần, thuốc có các tác dụng phụ tương tự như nhóm SSRIs nhưng ở mức độ nhẹ hơn. - Tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn nôn, tiêu chảy, kích động, mất ngủ và đau đầu. + Thuốc chống trầm cảm tác động kép: - Bản chất sinh hoá là tất cả các loại thuốc điều trị trầm cảm (MAOIs, SSRIs, TCAs và thuốc chống trầm cảm thế hệ mới) - Có thêm một số tác động vừa lên norepinephrine và lên serotonin cũng như các chất trung gian dẫn truyền thần kinh khác. - Tuy nhiên, các thuốc khác nhau ảnh hưởng lên các chất trung gian dẫn truyền thần kinh khác nhau, ở nhiều mức độ khác nhau. - Một số thuốc chống trầm cảm mới hơn dường như có hiệu quả mạnh lên cả hệ norepinephrine lẫn serotonin. - Veniafaxine (Effexor) và Mirtazapine (Remeron) là các loại thuốc chống trầm cảm nói trên + Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới: - Gọi như vậy vì chúng hoạt động theo cơ chế khác. - các thuốc trầm cảm loại này không được xếp vào TCAs hay SSRIs mặc dù chúng có hoạt động tương tự. - Đặc biệt hơn, thuốc làm tăng nồng độ của một số chất hoá học thần kinh trong các sy-nap của não. - Nhóm thuốc này bao gồm nefazodone (Serzsone), trazodone (Desyrei), veniafaxine (Effexor) và bupropion (Weibutrin). + Thuốc ức chế monoamine oxidase(MAOIs) - Là loại thuốc chống trầm cảm lâu đời nhất. - bao gồm phenelzine (Nardil) và tranylcypromine (Parnate). - MAOIs làm tăng nồng độ của các chất hoá học thần kinh ở các sy-nap của não qua việc ức chế monoamine oxidase. - Đây la enzyme chính tiêu hủy các chất hoá học thần kinh như norepinephrine. - Khi enzyme này bị ức chế thì norepinephrine không bị tiêu hủy và vì vậy gia tăng số lượng trong não. - MAOIs cũng làm giảm sự phân hủy tyramine, một chất có trong pho-mát cũ, rượu, các loại hạt đậu, sôcôla, và các thực phẩm khác. - Giống như norepinephrine thì tyromine có thể làm tăng huyết áp. - Thêm vào đó, MAOIs có thể tương tác với các thuốc trị cảm, ho thông thường làm gây ra tình trạng trên. - Nguyên nhân là vì bản thân những thuốc ho, cảm này có thể làm tăng huyết áp tương tự. - Do mức độ nguy hiểm và khả năng tương tác như vậy mà MAOIs thường chỉ được dùng khi các phương pháp điều trị khác thất bại + Thuốc ức chế trầm cảm 3 vòng, 4 vòng (TCAs) - Được phát triển từ những thập niên 50,60 để điều trị trầm cảm. - Chúng được gọi như vậy là vì trong cấu trúc hóa học có 3 vòng. - TCAs chủ yếu làm tăng nồng độ của epinephrine trong các sy-nap ở não cho dù chúng cũng có thể tác động lên nồng độ của serotonin. - Các bác sĩ thường dùng TCAs trong những trường hợp trầm cảm nhẹ hoặc vừa. - Bao gồm amitriptyline (Elavil), protriptyline (Vivactil), desiparmine (Norpramine), nortriptyiine (Aventyl, Pamelor), trimipramine (Surmontil), và perphenazine (Triavil). - Thuốc chống trầm cảm 4 vòng gồm maprotiline (Iudiomil) và mirtazapine (Remeron) - TCAs thì an toàn và nhìn chung được dung nạp tốt nếu chẩn đoán và dùng đúng. + Một số phác đồ cụ thể: - Stablon 12,5mg x 3 viên/ngày, sáng 1 viên, chiều 1 viên, tối 1 viên. Ưu điểm: hiệu quả điều trị tốt, ít tác dụng phụ. Nhược điểm: phải uống thuốc 3 lần/ngày. - Effexor 50mg x 2 viên/ngày, sáng 1 viên, tối 1 viên. Ưu điểm: chữa trầm cảm rất tốt. Nhược điểm: có nhiều tác dụng phụ trên dạ dày - ruột (đầy bụng, buồn nôn, nôn) trong thời gian đầu dùng thuốc. - Fluoxetine 20mg x 1 viên/ngày, uống sau bữa ăn sáng. Ưu điểm: hiệu quả cao, dung nạp tốt. Nhược điểm: có tác dụng phụ trên hệ dạ dày - ruột trong thời gian đầu dùng thuốc. - Sertraline 50mg x 2 viên/ngày, uống buổi tối 2 viên. Ưu điểm: hiệu quả điều trị cao, ít tác dụng phụ. Nhược điểm: thuốc đắt tiền, khó mua. - Remeron 30mg x 1viên/ngày. Ưu điểm: an dịu mạnh, kích thích ăn uống, rất thích hợp với bệnh nhân mất ngủ và chán ăn. Nhược điểm: thuốc đắt tiền, thận trọng với người lái xe vì gây buồn ngủ. - Fluvoxamin 100mg x 1viên/ngày, uống buổi sáng hoặc buổi tối. Ưu điểm: hiệu quả điều trị tốt, đặc biệt với bệnh nhân có lo âu, ám ảnh. Nhược điểm: có tác dụng phụ trên dạ dày - ruột. Bệnh nhân dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc điều trị. b. Shock điện (ECT) - Đây là phương pháp rất hữu ích cho một số bệnh nhân, đặc biệt là những người không thể hay không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm, những người bị trầm cảm nặng hoặc có nguy cơ tự tử cao. - ECT cũng hiệu quả trong những trường hợp các thuốc chống trầm cảm không tạo được kết quả mong muốn. - Thủ thuật này làm tăng phóng thích các chất hoá học thần kinh từ các cơn co giật có kiểm soát. - ECT làm giảm “ngoạn mục” triệu chứng trầm cảm sau 1 hoặc 2 tuần điều trị. - Sau đó, một số bệnh nhân có thể tiếp tục duy trì phương pháp ECT trong khi một số khác quay về phương pháp dùng thuốc chống trầm cảm. - Trong những năm gần đây, các kỹ thuật ECT đã được cải tiến nhiều. - Việc thực hiện thủ thuật trong bệnh viện có gây mê làm bệnh nhân không bị đau. - Hầu hết bệnh nhân trải qua 6 tới 10 đợt điều trị. - Dòng điện được đưa qua não để tạo ra một cơn co giật có kiểm soát thường kéo dài 20-90 giây. - Bệnh nhân tỉnh dậy trong vòng 5-10 phút. - Tác dụng phụ hay gặp nhất là làm mất trí nhớ ngắn hạn nhưng có thể phục hồi nhanh chóng. - Sau đợt đầu điều trị thì ECT có thể được thực hiện an toàn trên bệnh nhân ngoại trú. c. Liệu pháp tâm lý - Có rất nhiều kiểu liệu pháp tâm lý hiệu quả trong điều trị bệnh nhân trầm cảm. - Liệu pháp khuyến khích nói chuyện, giúp bệnh nhân nhận thấy các vấn đề và giải quyết chúng qua trao đổi thẳng thắn với bác sĩ điều trị. - Các bác sĩ điều trị về hành vi, giúp bệnh nhân học cách thoả mãn và hài lòng thông qua các hành động của chính họ. - Những bác sĩ này cũng giúp bệnh nhân kiềm chế những kiểu hành vi góp phần vào tình trạng trầm cảm. - Các bác sĩ giúp bệnh nhân thay đổi những kiểu suy nghĩ và hành động có hại, liên quan đến trầm cảm. - Những cách điều trị dựa vào nghiên cứu quá trình tâm thần đôi khi được dùng trong điều trị trầm cảm. Chúng tập trung vào việc giải quyết những xung đột tâm lý nội tại của bệnh nhân mà điển hình là bắt nguồn từ thời thơ ấu. - Những cách điều trị dài hạn dựa vào nghiên cứu quá trình tâm thần cũng đặc biệt quan trọng nếu thời gian bệnh sử tương đối dài và khả năng va chạm kém (cơ chế kém thích nghi trong đương đầu với khó khăn) trong các hành vi có hại hoặc tự gây tổn thương. VII. Phòng ngừa 1.Làm cách nào để giúp một người bị trầm cảm? + Điều quan trọng nhất có thể làm để giúp người bị trầm cảm là giúp họ có một chẩn đoán và điều trị thích hợp. Nó bao gồm khuyến khích người bệnh tiếp tục điều trị cho dù các triệu chứng đã mất (thường sau vài tuần) hay khi gặp khó khăn vì điều trị không thấy hiệu quả. Đôi khi cần phải làm cuộc hẹn và đi cùng người bệnh tới gặp bác sĩ. Điều này cũng có nghĩa là phải theo dõi người bệnh có sử dụng thuốc hay không. Luôn luôn báo cho bác sĩ điều trị khi người bệnh tiến triển nặng thêm. + Một cách cũng quan trọng thứ hai là giúp nâng đỡ về mặt tinh thần. Việc nâng đỡ này bao gồm thông cảm, kiên nhẫn, yêu thương và khuyến khích. Lôi kéo người bệnh nói chuyện và lắng nghe cẩn thận. Đừng bộc lộ sự chê bai, mà hãy biểu hiện sự tin tưởng và cho người bệnh những hy vọng. Không nên bỏ qua các dấu hiệu của sự tự tử. Luôn báo cho bác sĩ điều trị của bệnh nhân về các dấu hiệu đó. Mời bệnh nhân đi dạo, du ngoạn, coi phim cũng như tham gia các hoạt động khác. Nên thuyết phục nhẹ nhàng nếu bị từ chối. Khuyến khích tham gia các hoạt động mang lại sự thư giãn như các sở thích của bệnh nhân, thể thao hoặc hoạt động tôn giáo hay xã hội. Tuy nhiên đừng nên thúc đẩy bệnh nhân quá nhiều cũng như quá sớm. Người bị trầm cảm cần có sự bầu bạn và giải trí nhưng đòi hỏi ở họ quá nhiều có thể làm tăng cảm giác thất bại. Đừng nên coi người bị trầm cảm đang giả vờ ốm hay lười biếng. Cũng đừng mong đợi họ sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Cuối cùng, hầu hết người bị trầm cảm đều tiến triển tốt hơn khi điều trị và hãy luôn ghi nhớ điều đó. Hơn thế nữa, nên luôn trấn an người bệnh rằng họ sẽ cảm thấy tốt hơn theo thời gian và với sự giúp đỡ của mọi người. [...]... thấy bị bỏ rơi do các ý nghĩ tiêu cực và sự tuyệt vọng vốn là một đặc điểm của bệnh trầm cảm 3. Triển vọng cho bệnh trầm cảm +Chúng ta đang tiến gần đến xác định được gen gây chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực và hy vọng không lâu sau đó sẽ là chứng trầm cảm tâm thần Bằng cách đó, chúng ta có thể biết được khả năng dễ bị trầm cảm của một đứa trẻ từ khi chào đời và có các kế hoạch phòng ngừa Một ví dụ là có... giúp cho người bị trầm cảm có thể quyết định các phương thức điều trị tốt nhất cho họ Tuy nhiên, trong các trường hợp khẩn cấp như khả năng dọa tự tử tăng cao, nên đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu là cách thích hợp nhất Nếu bệnh nhân đang hoặc tìm mọi cách tự tử thì phải gọi ngay xe cấp cứu, hoặc cảnh sát 1 13 Người bệnh có thể không nhận thức được sự giúp đỡ dành cho họ Thật ra họ cảm thấy bị bỏ rơi... như giờ đây chúng ta đã biết rằng những stress khi mang thai có thể làm tăng cao nguy cơ thai nhi bị mắc chứng trầm cảm khi trưởng thành Trong khi sự buồn rầu luôn hiện diện trong cuộc sống của mỗi con người, hi vọng rằng chúng ta sẽ có thể làm giảm hoặc loại bỏ những dạng rối loạn tinh thần trầm trọng hơn nhằm đem lại lợi ích cho tất cả mọi người trên thế giới ... các dấu hiệu báo động sớm để họ có thể đưa trẻ đi điều trị nếu thấy cần để tránh được các biến chứng + Một lãnh vực mới về liệu pháp gen sẽ cho những hứa hẹn trong việc kiểm soát hoàn toàn các gen gây trầm cảm, để ngăn ngừa bệnh một cách triệt để Qua việc nghiên cứu gen, chúng ta cũng có thể hiểu hơn về khả năng thích ứng đối với điều trị của bệnh nhân Các thông tin này sẽ giúp người thầy thuốc chọn . trị trầm cảm hiện nay. a. Thuốc chống trầm cảm - Thuốc chống trầm cảm tác động kép: - Thuốc chống trầm cảm thế hệ mới: - Thuốc ức chế monoamine oxidase(MAOIs) - Thuốc ức chế trầm cảm 3. Trầm cảm – Phần 3 VI. Điều trị 1. Nguyên tắc Bệnh nhân phải được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Các biện pháp điều trị khác như đông y,. ngủ và đau đầu. + Thuốc chống trầm cảm tác động kép: - Bản chất sinh hoá là tất cả các loại thuốc điều trị trầm cảm (MAOIs, SSRIs, TCAs và thuốc chống trầm cảm thế hệ mới) - Có thêm một số