Ứng phó với hai "kẻ thù" của giấc ngủ ppsx

4 222 0
Ứng phó với hai "kẻ thù" của giấc ngủ ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ứng phó với hai "kẻ thù" của giấc ngủ Những cơn đau do chuột rút hoặc cảm giác nóng bừng ở cổ có thể khiến thai phụ ngủ không ngon 1. Chứng ợ nóng làm gián đoạn giấc ngủ Khá nhiều thai phụ phải đối mặt với chứng ợ nóng (thừa axit trong dạ dày), vào quý II của thai kỳ. Cơn ợ nóng thường bắt đầu ở xương ức rồi lan tới cổ họng. Ợ nóng sẽ tự nhiên biến mất sau khi bạn sinh con. Nguyên nhân: Khi mang thai, nhau thai sẽ sản xuất ra một lượng lớn hormone progesteron, làm suy yếu các cơ đường ruột. Hormone này cũng làm giảm chức năng của van – bộ phận phân chia giữa thực quản và dạ dày, khiến axit bị dồn ứ ở dạ dày rồi trào ngược lên cổ họng. Progesteron còn làm chậm hoạt động co bóp của thực quản và ruột, khiến việc tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Đến cuối thai kỳ, khi trọng lượng thai nhi lớn lên, chèn lên khoang bụng của mẹ, đẩy axit từ dạ dày mẹ ngược lên cổ họng. Ứng phó: Không có cách nào để tránh cơn ợ nóng vào ban đêm nhưng bạn có thể làm dịu cảm giác ợ nóng. - Tránh thức ăn và đồ uống gây ợ nóng: đồ uống có cồn, caffein, chocolate; thực phẩm nhiều axit như cam, quýt, dấm, cà chua; đồ uống chứa bạc hà; thịt hộp; thức ăn rán, nhiều gia vị… - Ăn chậm, nhai kỹ. Nên đợi 2-3 giờ để tiêu hóa thức ăn trước khi đi ngủ hoặc nằm xuống. - Kê gối hơi cao trên đầu, kê thêm một chiếc gối nhỏ dưới ngực. Khi nửa trên cơ thể được nâng cao hơn, axit trong dạ dày sẽ khó trào lên cổ họng. - Chọn quần áo ngủ rộng rãi, không chèn ép lên bụng và ngực. - Nếu cơn ợ nóng gây cản trở giấc ngủ nghiêm trọng, nên trao đổi với bác sĩ. 2. Mất ngủ vì chuột rút Chuột rút thường xuất hiện trong quý II và kéo dài sang tận quý III. Ứng phó: Những cơn chuột rút ban ngày không khiến thai phụ khó chịu bằng những cơn đau buổi đêm. Để ngăn ngừa và hạn chế mất ngủ do chuột rút, bạn có thể tham khảo vài mẹo sau: - Tránh đứng hoặc ngồi chéo chân trong thời gian dài. - Duỗi các cơ ở bắp chân thường xuyên trong ngày và vài lần trước khi bạn đi ngủ. - Xoay tròn mắt cá chân, các đầu ngón chân khi bạn ngồi nghỉ hoặc ngồi xem tivi. - Nên đi bộ hàng ngày với thời gian và tần suất phù hợp. - Tránh mệt mỏi. Nằm nghỉ nghiêng về bên trái giúp củng cố tuần hoàn máu ở chân. - Tắm nước ấm vào buổi chiều tối để làm thư giãn các cơ. - Một số chuyên gia khuyên rằng, nếu được bổ sung magiê, thai phụ sẽ giảm thiểu được cơn đau do chuột rút. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn định bổ sung một loại vitamin nào. - Chuột rút cũng có thể là dấu hiệu của thiếu canxi. Khi ấy, nếu được bổ sung canxi, thai phụ sẽ thấy dễ chịu hơn. Nhưng không có nghĩ là, cứ tăng cường đủ canxi thì thai phụ tránh được chuột rút. - Khi bị chuột rút, bạn nên từ từ duỗi bắp chân, giữ chân cho thẳng, từ từ bẻ các ngón chân hướng về ống chân của bạn. Lúc đầu, nó có thể khiến bạn bị đau nhưng cơn đau qua đi,bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. - Có thể thư giãn chân bằng cách massage chân hoặc lăn chân với một chai nước ấm. Thử bước khỏi giường và đi dạo ít phút, cơn đau sẽ nhanh dịu đi. - Nếu cơn đau làm bạn không thể ngủ được; chân trở nên sưng phù và yếu ớt thì bạn nên đi khám. Đó có thể là triệu chứng của máu vón cục – chứng bệnh hiếm nhưng vẫn có thể gặp khi mang thai. . Ứng phó với hai "kẻ thù" của giấc ngủ Những cơn đau do chuột rút hoặc cảm giác nóng bừng ở cổ có thể khiến thai phụ ngủ không ngon 1. Chứng ợ nóng làm gián đoạn giấc ngủ. 1. Chứng ợ nóng làm gián đoạn giấc ngủ Khá nhiều thai phụ phải đối mặt với chứng ợ nóng (thừa axit trong dạ dày), vào quý II của thai kỳ. Cơn ợ nóng thường bắt đầu ở xương ức rồi lan tới. cổ họng. - Chọn quần áo ngủ rộng rãi, không chèn ép lên bụng và ngực. - Nếu cơn ợ nóng gây cản trở giấc ngủ nghiêm trọng, nên trao đổi với bác sĩ. 2. Mất ngủ vì chuột rút Chuột rút

Ngày đăng: 29/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan