Hội Chứng Suy Thận Mạn 1. Định nghĩa. Suy thận mãn tính là hậu quả cuối cùng của nhiều bệnh thận do viêm nhiễm mãn tính, do xơ hoá tổ chức nhu mô thận làm giảm dần số lượng đơn vị chức năng (nephron), chức năng thận giảm dần không hồi phục. Thận mất dần khả năng điều chỉnh nội môi; mất khả năng bài tiết các chất cặn bã được sản sinh ra trong quá trình chuyển hoá; mất khả năng điều hoà kiềm toan, rối loạn nước điện giải, gây tổn thương nhiều cơ quan, nội tạng. Bệnh nhân tử vong do nhiễm toan, do tăng kali máu, suy tim cấp tính hoặc suy tim mãn tính mất bù, hen tim, phù phổi, tai biến mạch não, nhiễm khuẩn kết hợp. 2. Nguyên nhân. + Viêm cầu thận tiên phát (viêm cầu thận không rõ căn nguyên). + Viêm cầu thận thứ phát: - Luput ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ. - Viêm các mạch máu nhỏ: PAN (polyarteritis nodosa) cổ điển, viêm mạch máu dị ứng (bệnh Charg-Trauss), viêm các vi mạch (microscopic arteriris), bệnh u hạt Wegener, Henock-Schonlein, xơ cứng bì, đái đường. - Hội chứng Goodpasture. - Amylodosis, bệnh chuỗi nhẹ, bệnh chuỗi nặng, tăng cryoglobulin máu. + Bệnh kẽ thận. + Bệnh mạch máu thận. + Bệnh thận bẩm sinh. 3. Triệu chứng lâm sàng và sinh học. 3.1. Triệu chứng toàn thân: Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài, tóc thưa dễ rụng, cơ chân tay teo nhẽo, da khô và có thể nhiều vết xước do gãi, mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều trị. 3.2. Thiếu máu : Thiếu máu là một triệu chứng lâm sàng rất thường gặp, tuy rằng đây không phải là triệu chứng đặc hiệu. Tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào giai đoạn suy thận. Suy thận giai đoạn cuối có tỷ lệ thiếu máu 100%, dù thiếu máu không phải là triệu chứng đặc hiệu. Ở một bệnh nhân bị bệnh thận, xuất hiện triệu chứng thiếu máu thì nguyên nhân thiếu máu đầu tiên là do suy thận mãn tính và nhiều tác giả đã dựa vào dấu hiệu thiếu máu để phân độ suy thận mãn. Thiếu máu kết hợp với tăng huyết áp là hai triệu chứng lâm sàng có giá trị chẩn đoán suy thận. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu là do thiếu erythropoietin, do tủy xương bị ức chế và do đời sống hồng cầu giảm. Thiếu máu sẽ gây nên những triệu chứng mệt mỏi, ù tai, chóng mặt, khả năng tư duy và tập trung kém, hay quên, một trạng thái âm u khó chịu, mất khả năng tình dục, chất lượng cuộc sống giảm sút rõ rệt. Nếu tình trạng thiếu kéo dài gây nên tình trạng khó thở, ngột ngạt, thiếu ôxy mãn tính. Thiếu máu mãn tính dẫn đến tăng lưu lượng tim, tăng gánh nặng cho tim gây suy tim. Số lượng tiểu cầu và hoạt động của tiểu cầu giảm là nguy cơ của rối loạn đông máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Số lượng bạch cầu bình thường nhưng hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính, của đại thực bào và của các tế bào lympho đều giảm là nguy cơ của nhiễm khuẩn trong suy thận mãn tính. 3.3. Triệu chứng về tim mạch: 3.3.1. Tăng huyết áp (THA): Tăng huyết áp là biến chứng tim mạch hay gặp nhất, chiếm 90 - 95%. Suy thận mãn không có THA là rất hãn hữu. HA tăng cả tối đa lẫn tối thiểu và thường THA kịch phát. Theo nhiều công trình nghiên cứu, trên 80% suy thận mãn tính có tăng huyết áp, trong đó 20% tăng huyết áp kịch phát. Những trường hợp không tăng huyết áp thường gặp trong suy thận do viêm ống kẽ thận mãn tính, rối loạn chức năng tái hấp thu nước và điện giải, đái nhiều mất nước và điện giải. Điều trị THA trong suy thận mãn cực kỳ khó khăn cần phải phối hợp hai đến ba loại thuốc khác nhóm. THA sẽ gây nên nguy cơ suy tim trái cấp tính; phù nề, xuất huyết đáy mắt. Tổn thương đáy mắt một phần do THA, một phần tổn thương do tăng urê. Đột qụy não do tăng huyết áp thực chất là xuất huyết não gây ổ máu tụ hoặc xuất huyết não thất. Khác với THA do viêm cầu thận mãn tính, trong viêm cầu thận cấp tính, HA cũng có thể rất cao nhưng không bao giờ gây xuất huyết, phù nề võng mạc. THA là một yếu tố nguy cơ của suy thận, thúc đẩy quá trình tiến triển của suy thận. Vì vậy, khi có THA dù ở bất kỳ giai đoạn nào của suy thận cũng phải điều trị tích cực đưa HA trở về < 140/90 mmHg. 3.3.2. Viêm màng ngoài tim: Viêm màng ngoài tim thường gặp ở giai đoạn cuối của suy thận. Viêm màng ngoài tim vô khuẩn do tác động của tăng urê máu. Urê máu được đào thải qua các thanh mạc gây hoạt hoá quá trình viêm. Ngoài ra, viêm màng ngoài tim có thể do nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm màng ngoài tim sẽ trầm trọng thêm do sự lắng đọng phức canxi-phosphat ở màng ngoài tim, do sử dụng heparin trong chạy thận nhân tạo. Biểu hiện lâm sàng của viêm màng ngoài tim là tiếng cọ màng tim. Trước đây, người ta cho rằng tiếng cọ màng ngoài tim là tiếng kèn đưa ma của bệnh nhân suy thận mãn tính nhưng ngày nay tiên lượng đã thay đổi nhiều. Viêm màng ngoài tim biểu hiện bằng các triệu chứng đau vùng trước tim âm ỉ không thành cơn, có thể kèm theo cảm giác khó thở, ngột ngạt khó chịu. Viêm màng ngoài tim khô hoặc viêm màng ngoài tim xuất tiết dẫn đến tràn dịch màng ngoài tim, tràn máu màng ngoài tim. Tùy theo số lượng dịch màng ngoài tim mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, mức độ chèn ép tim khác nhau, dầu sao vẫn phải đề phòng chèn ép tim cấp tính gây khó thở dữ dội, tim to, tĩnh mạch cổ nổi, tăng áp lực tĩnh mạch, có thể tử vong do trụy mạch. 3.3.3. Suy tim: Suy tim thường gặp trong hội chứng tăng urê máu mãn tính. Nguyên nhân và bệnh sinh của suy tim do tác động của các yếu tố sau: + Do rối loạn chuyển hoá: Tăng urê máu gây rối loạn chuyển hoá trong tế bào cơ tim, sự thiếu hụt năng lượng, tình trạng ứ nước nội bào, sự ứ trệ các sản phẩm của chuyển hoá dẫn đến giảm khả năng co bóp của cơ tim. + Do tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân quan trọng của suy tim, thời gian đầu có phì dày đồng tâm thất trái, cơ tim càng dày thì khả năng tưới máu càng kém, trương lực cơ tim, sức co bóp của cơ tim giảm dần, tim giãn to; tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể. Tăng HA kịch phát có thể dẫn đến hen tim-phù phổi, đe doạ tính mạng bệnh nhân và là một cấp cứu thường gặp ở bệnh nhân suy thận mãn tính. + Do thiếu máu: Thiếu máu trong suy thận mãn tính dẫn đến thiếu oxy do giảm huyết sắc tố, tim tăng cường hoạt động để đảm bảo nhu cầu ôxy cho cơ thể. Quá trình hoạt động bù trừ do tình trạng thiếu ôxy sẽ làm tăng tần số tim, tăng cung lượng tim, tăng khối lượng máu lưu hành. Sự hoạt động quá tải dẫn đến suy yếu cơ tim. + Do viêm màng ngoài tim: Viêm màng ngoài tim hạn chế độ giãn nở của tim, ứ máu ngoại vi, giảm khối lượng máu tâm trương, giảm cung lượng tim. + Ngoài ra, suy tim còn do tăng lưu lượng tuần hoàn, do ứ muối. Hậu quả của suy tim là giảm trương lực, giảm khả năng co bóp, giảm cung lượng tim. + Biểu hiện lâm sàng của suy tim ứ huyết (bệnh lý cơ tim thể giãn) với các triệu chứng: khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm. Khó thở ngày một tăng dần tùy theo mức độ suy tim, có thể suy tim cấp tính dẫn đến phù phổi cấp tính, bệnh nhân khó thở hết sức giữ dội, tím tái, toát mồ hôi, ho khạc ra bọt màu hồng. 3.3.4. Rối loạn nhịp: Nhịp xoang nhanh, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh kịch phát thất nhưng nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân suy thận mãn tính là ngừng tim do tăng kali máu. Đây là nguyên nhân của chết đột ngột, đột tử ở bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối. Không có dấu hiệu đặc trưng cho tăng kali máu, thường xuất hiện các dấu hiệu vu vơ như bứt rứt, khó chịu, kêu rên, vật vã, cáu gắt, khó thở nhẹ. Cần làm điện tim để kiểm tra kali máu. Hình ảnh điện tim của tăng kali máu là: sóng T cao nhọn cân đối, QT ngắn. Kali máu tăng là một cấp cứu nội khoa và cần chạy thận nhân tạo sớm để ngăn ngừa chết đột ngột do tăng kali máu. 3.4. Biểu hiện về tiêu hoá: Biểu hiện về tiêu hoá của suy thận mãn tính thời gian đầu tản mãn với các triệu chứng chán ăn, cảm giác không đói, sôi bụng. Suy thận mãn tính giai đọan III và IV thì các triệu chứng về tiêu hoá chiếm ưu thế. 3.4.1. Nôn mửa : Nôn mửa là triệu chứng nổi bật hàng đầu trong suy thận giai đoạn cuối, lúc đầu chỉ nôn sau khi ăn, sau đó là liên tục triền miên, nôn ra mật xanh mật vàng, nôn khan, không thể nào ăn uống được, bệnh nhân mệt lả, không thuốc nào cầm được nôn. Phương pháp duy nhất để cho bệnh nhân hết nôn là giảm urê máu bằng chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc. 3.4.2. Đi lỏng: Đi lỏng ngày 5 - 6 lần, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Đây là phản ứng của hệ thống tiêu hoá trước thực trạng của tăng urê máu, là biện pháp đào thải urê ra khỏi cơ thể. Mặt khác, ruột bị kích thích bởi NH3 được tạo ra do hậu quả phân hủy urê của vi khuẩn đường ruột. 3.4.3. Viêm loét hệ thống tiêu hoá: - Viêm niêm mạc miệng, chảy máu chân răng, loét mép không há được miệng; môi khô, nứt môi rớm máu - Viêm tuyến nước bọt: hai tuyến nước bọt mang tai sưng to. - Viêm loét thực quản gây cảm giác nóng rát và đau sau xương ức, nuốt vướng nghẹn. Những tổn thương ở đường tiêu hoá trên sẽ gây nên một cảm giác khó chịu ở vùng miệng, ăn uống rất khó khăn, thậm chí không thể ăn được, không thể uống được. - Viêm niêm mạc dạ dày-ruột: đau bụng, đau lâm râm ở vùng thượng vị không có chu kỳ rõ rệt, bệnh nhân kêu ca suốt ngày, hay đầy bụng, chướng hơi. Một số ít trường hợp xuất hiện cơn đau bụng cấp tính. - Tăng tiết dịch tiêu hoá: . Tăng tiết dịch dạ dày-ruột. . Tăng tiết dịch tụy, dịch mật. . Tăng amylase máu. . Tăng gastrin gây tổn thương ống tiêu hoá giống như hội chứng Zollinger-Ellison. 3.4.4. Xuất huyết tiêu hoá: Xuất huyết đường tiêu hoá là một biến chứng hết sức nguy hiểm. Biểu hiện lâm sàng của xuất huyết tiêu hoá là nôn ra máu, ỉa phân đen và khắm; thiếu máu trầm trọng xuất hiện đột ngột; bệnh nhân đi vào hôn mê do tăng urê máu, do nhiễm toan. . Hội Chứng Suy Thận Mạn 1. Định nghĩa. Suy thận mãn tính là hậu quả cuối cùng của nhiều bệnh thận do viêm nhiễm mãn tính, do xơ hoá tổ chức nhu mô thận làm giảm dần số. đái đường. - Hội chứng Goodpasture. - Amylodosis, bệnh chuỗi nhẹ, bệnh chuỗi nặng, tăng cryoglobulin máu. + Bệnh kẽ thận. + Bệnh mạch máu thận. + Bệnh thận bẩm sinh. 3. Triệu chứng lâm sàng. : Thiếu máu là một triệu chứng lâm sàng rất thường gặp, tuy rằng đây không phải là triệu chứng đặc hiệu. Tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào giai đoạn suy thận. Suy thận giai đoạn cuối có tỷ