1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

SUY THẬN MẠN (Kỳ 2) docx

7 393 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 226,86 KB

Nội dung

SUY THẬN MẠN (Kỳ 2) III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA SUY THẬN MẠN Mặc dù tổn thương khởi phát ở cầu thận, hệ mạch thận hay tổ chức kẽ thận thì các Nephron bị thương tổn nặng cũng sẽ bị loại khỏi vai trò chức năng sinh lý. Chức năng của thận chỉ được đảm bảo nguyên vẹn bởi các Nephron nguyên vẹn còn lại. Khi khối lượng Nephron chức năng bị tổn thương quá nhiều, số còn lại không còn đủ để duy trì sự hằng định của nội môi thì bắt đầu xuất hiện các biến loạn về nước điện giải, về tuần hoàn, về hô hấp, về tiêu hóa, về thần kinh tạo nên hội chứng suy thận mạn. 1. Triệu chứng lâm sàng: 1.1. Phù: - Suy thận mạn do viêm thận, bể thận thường không có phù. Bệnh nhân thường đái nhiều do tổn thương nặng ở kẽ thận, ở giai đoạn cuối có thể có phù do có kèm cao huyết áp và suy dinh dưỡng, suy tim. - Ở bệnh nhân suy thận mạn do viêm cầu thận mạn thường là có phù (trừ giai đoạn đái nhiều). Phù ở đây có thể do hậu quả của hội chứng thận hư, do suy tim kết hợp và do các yếu tố nội tiết khác gây giữ muối và giữ nước. 1.2. Thiếu máu: - Thường gặp, nặng nhẹ tuy theo giai đoạn, suy thận càng nặng thì thiếu máu càng tăng. Đây là một dấu hiệu quý trên lâm sàng để chẩn đoán phân biệt với những trường hợp urê máu cao do các nguyên nhân cấp tính. - Thiếu máu đa số là bình sắc hình thể kích thước bình thường có khi có hồng cầu to nhỏ không đều. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán khi đến khám vì thiếu máu. - Thiếu máu rất khó hồi phục do thận không sản xuất đủ Erythropoietin là yếu tố cần thiết để được hóa tiền hồng cầu. 1.3. Tăng huyết áp: - Tăng huyết áp thường gặp chiếm khoảng 80% bệnh nhân có tăng huyết áp. - Cá biệt có bệnh nhân có đợt tăng huyết áp ác tính làm chức năng thận suy sụp nhanh chóng dẫn đến tử vong. 1.4. Suy tim: Khi xuất hiện thường đã muộn vì thường do giữ muối, nước và tăng huyết áp lâu ngày của quá trình suy thận mạn. 1.5. Viêm ngoại tâm mạc: Tiếng cọ màng tim là một biểu hiện giai đoạn cuối cùng của suy thận mạn và là dấu hiệu báo hiệu tử vong từ 1-4 ngày nếu không được lọc máu hoặc điều trị tích cực. 1.6. Nôn, ỉa chảy: Triệu chứng tiêu hóa của suy thận mạn ở giai đoạn đầu thường là chán ăn, ở giai đoạn III trở đi thì có buồn nôn, ỉa chảy. Có khi có xuất huyết tiêu hóa, có loét hoặc không loét. 1.7. Xuất huyết: - Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da là thường gặp. - Có trường hợp tiểu cầu giảm rất khó cầm máu. Xuất huyết tiêu hóa nếu có thì urê máu sẽ tăng lên rất nhanh. 1.8. Ngứa: Là một biểu hiện ngoài da thường gặp do lắng đọng calci trong da. Đây là triệu chứng gợi ý của cường cận giáp trạng thứ phát. 1.9. Chuột rút: Thường xuất hiện ban đêm có thể là do giảm calci máu. 1.10. Viêm thần kinh ngoại vi: Tốc độ dẫn truyền thần kinh giảm. Bệnh nhân có cảm giác rát bỏng ở chân, kiến bò. Các triệu chứng này rất khó điều trị kể cả lọc máu ngoài thận. 1.11. Hôn mê: - Hôn mê do mê máu tăng cao là biểu hiện lâm sàng cuối cùng của suy thận mạn. Ở giai đoạn tiền hôn mê bệnh nhân có thể có co giật, có rối loạn tâm thần. - Những triệu chứng lâm sàng rất hay gặp là: phù, thiếu máu, tăng huyết áp, do đó dựa vào các triệu chứng chính này tại tuyến cơ sở có thể chẩn đoán được bệnh suy thận mạn. 2. Biểu hiện cận lâm sàng: 2.1. Mức lọc cầu thận giảm: Càng giảm nhiều suy thận càng nặng. 2.2. Nitơ phi protein tăng cao: - Urê máu trên 50mg% là bắt đầu tăng. - Creatinin máu l,5mg% là tăng rõ. - Acid uric cũng tăng. - Urê máu phụ thuộc vào chế độ ăn và quá trình giáng hóa của cơ thể (nhiễm khuẩn, xuất huyết, mất máu thường tăng nhanh). - Urê máu và creatinin máu tăng song song là biểu hiện của suy thận đơn thuần. - Urê máu tăng nhiều và creatinin máu tăng ít là biểu hiện tăng urê ngoài thận. 2.3. Natri máu thường giảm: Kali máu bình thường hoặc giảm. Khi kali máu cao có biểu hiện đợt cấp có kèm theo thiểu niệu hoặc vô niệu. 2.4. pH máu giảm: Suy thận giai đoạn III-IV, pH máu sẽ giảm, dự trữ kiềm giảm. 2.5. Calci máu giảm, Phospho máu tăng: Có khả năng cường cận giáp trạng thứ phát. 2.6. Protein niệu: Ở suy thận mạn giai đoạn III-IV bao giờ cũng có nhưng không cao. Nếu là viêm thận bể thận thì chỉ dưới l g/24h, nếu là viêm cầu thận mạn thì khoảng 2 đến 3g/24h. 2.7. Hồng cầu niệu: Nếu có đái máu thì phải nghĩ đến sỏi tiết niệu trong viêm cầu thận mạn cũng có hồng cầu trong nước tiểu. 2.8. Bạch cầu niệu và vi khuẩn niệu: Trường hợp suy thận do viêm thận bể thận mạn có khi có đái mủ. 2.9. Trụ niệu: Có trụ hạt hoặc trụ trong là dấu hiệu của suy thận mạn. 2.10. Urê niệu: Suy thận càng nặng urê niệu càng thấp, ở giai đoạn cuối chỉ đào thải được 64 g/24h. 2.11. Thể tích nước tiểu: Giai đoạn đầu nước tiểu nhiều 2-3 lít/24h, đái nhiều về đêm là dấu hiệu của suy thận mạn, suy thận mạn nặng nước tiểu vẫn được 500-800 ml/24h. Có đái ít, vô niệu là có đợt cấp, hoặc là suy thận mạn giai đoạn cuối. . SUY THẬN MẠN (Kỳ 2) III. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA SUY THẬN MẠN Mặc dù tổn thương khởi phát ở cầu thận, hệ mạch thận hay tổ chức kẽ thận thì các Nephron. khuẩn niệu: Trường hợp suy thận do viêm thận bể thận mạn có khi có đái mủ. 2.9. Trụ niệu: Có trụ hạt hoặc trụ trong là dấu hiệu của suy thận mạn. 2.10. Urê niệu: Suy thận càng nặng urê niệu. huyết áp và suy dinh dưỡng, suy tim. - Ở bệnh nhân suy thận mạn do viêm cầu thận mạn thường là có phù (trừ giai đoạn đái nhiều). Phù ở đây có thể do hậu quả của hội chứng thận hư, do suy tim

Ngày đăng: 01/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN