1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HÔN MÊ – Phần 2 pot

7 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 163,9 KB

Nội dung

HÔN MÊ – Phần 2 2.2. Đánh giá mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow Thang điểm Glasgow của Teasdale và Jenett (1978) Chỉ tiêu Biểu hiện Điểm Đáp ứng mở mắt - Mở mắt tự nhiên - Mở mắt khi gọi, khi ra lệnh - Mở mất khi có kích thích đau - Không mở mắt 4 3 2 1 Đáp - Vận động đúng theo mệnh lệnh 6 ứng vận động - Vận động thích hợp với kích thích (sờ vào chỗ bị k.thích) - Đáp ứng không thích hợp - Đáp ứng kiểu co cứng mất vỏ - Đáp ứng kiểu duỗi cứng mất não - Không đáp ứng 5 4 3 2 1 Đáp ứng lời nói - Trả lời đúng câu hỏi - Trả lời lẫn lộn, mất định hớng - Trả lời không phù hợp câu hỏi - Trả lời không rõ tiếng, không hiểu đợc - Không trả lời 5 4 3 2 1 Cộng: 15 điểm Đánh giá mức độ hôn mê theo kết quả điểm Glasgow: - 15 điểm: bình thường. - 9-14 điểm: rối loạn ý thức nhẹ. - 6 đến 8 điểm: rối loạn ý thức nặng. - 4 đến 5 điểm: hôn mê sâu - 3 điểm: hôn mê rất sâu, đe doạ không hồi phục 3. Nguyên nhân hôn mê 3.1. Trong đa số trường hợp, hôn mê thường do một tổn thương não. - Tổn thương lan toả: thường do nhiễm độc, chuyển hoá, chấn thương, tuần hoàn (chảy máu dưới nhện, chảy rmáu não thất, bệnh não tăng huyết áp), nhiễm khuẩn (viêm màng não, viêm não), động kinh (trạng thái động kinh) - Tổn thương não khu trú. + Tổn thương trên lều: do tổn thương lan rộng của bán cầu não như ổ máu tụ, nhồi máu não ổ lớn hoặc áp xe bán cầu não, trong đó vai trò của phù nề não đặc biệt quan trọng. + Tổn thương khu trú dưới lều: các qúa trình bệnh lý thường là nhồi máu vùng mái não giữa, chảy máu thân não, hoặc một tổn thương ngoài thân não nhưng gây chèn ép thân não 3.2. Một số nguyên nhân hôn mê - Hôn mê do tiểu đường (coma diabeticum): có hai thể hôn mê do tiểu đường là hôn mê toan xêtôn và hôn mê tăng thẩm thấu. - Sốc hạ đường huyết: chẩn đoán được xác định bằng định lượng đường huyết (thấy thấp hơn 2,8 mmol/l (50 mg%). - Hôn mê gan (coma hepaticum): là một hội chứng biểu hiện những rối loạn nặng nề của chức năng thần kinh, tâm thần trong những giai đoạn khác nhau của quá trình bệnh lý. Căn cứ vào bệnh sinh và tiên lượng người ta phân biệt hai thể hôn mê gan: hôn mê gan ngoại sinh và hôn mê gan nội sinh (hay hôn mê gan hoại tử, do phá huỷ tràn lan tổ chức gan như trong viêm gan virus cấp tính hoặc ngộ độc). - Hôn mê cường giáp (coma hyperthyreoticum - Hôn mê do thiểu năng giáp (coma hypo thyreoticum) - Suy tuyên thượng thận cấp, cơn Adison - Hôn mê sau chấn thương sọ não: - Hôn mê do chảy máu não - Hôn mê do viêm não virus - Hôn mê do ngộ độc thuốc ngủ 4. Cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân mê 4.1. Khẩn trương tiên hành song song hai công việc: - Chẩn đoán nguyên nhân hôn mê (chỉ định các xét nghiệm thích hợp tuỳ từng nguyên nhân). Khi đã xác định được nguyên nhân thì điều trị căn nguyên. - Cấp cứu và chăm sóc điều trị chung cho bệnh nhân. 4.2. Nguyên tắc xử lý hôn mê: 4.2.1. Duy trì chức năng sống và điều chỉnh hằng số sinh lý - Chức năng hô hấp: tuỳ từng hoàn cảnh mà vận dụng các biện pháp sau: + A (Airway): giữ thông đường thở, mở khí quản, đặt nội khí quản. + B (Breathing): hô hấp hỗ trợ, thở ôxy. - Chức năng tuần hoàn: C (circulating) + Trợ tim + Điều chỉnh huyết áp bằng các thuốc làm tăng hoặc gỉam áp, truyền dịch. Tuỳ theo bệnh cụ thể mà duy trì các chỉ số huyết áp khác nhau. - Duy trì nước điện giải và cân bằng kiềm toan ( lượng nước vào - ra khoảng 2000 - 2500 ml), điều chỉnh đường máu, điều chỉnh chức năng gan, thận 4.2.2. Chống phù não - Biện pháp chung không ding thuốc + Tăng thông khí, thở ôxy + Nầm đầu cao 30 0 - 45 0 + Hạ thân nhiệt (hypothermie) - Các thuốc chống phù não: tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có thể chỉ định các thuốc chống phù não sau: + Glycerin: tác dụng chống phù não thông qua cơ chế thẩm thấu. + Manitol: tính chất ưu trương, tác dụng chống phù não qua cơ chế thẩm thấu (tăng áp lực thẩm thấu tại hàng rào máu – não). + Các thuốc khác: Magiesulphat, Corticoid. - Khi dùng các thuốc chống phù não ưu trương cần đề phòng các nguy cơ sau: + Tác dụng phản hồi (rebound effect) + Tăng gánh tim và phù phổi cấp. 4.2.3. Điều trị triệu chứng, biến chứng: chống co giật, hạ sốt, cho kháng sinh trong trường hợp bội nhiễm 4.2.4. Dinh dưỡng đầy đủ, chăm sóc hộ lý và phục hồi chức năng; - Đảm bảo cho bệnh nhân có đủ dinh dưỡng (2500 - 3000 Kcal/ 24 giờ), cho ăn qua sông , truyền dinh dưỡng… nếu có chỉ định - Chống loét điểm tì: trở mình, thay đổi tư thế 2 giờ một lần, xoa bóp cho bệnh nhân, dùng đệm khí hoặc đệm nước có ngăn. - Chống bội nhiễm: vệ sinh da, răng, miệng, mũi, bộ phận sinh dục, các loại sonde ,các biện pháp làm giảm khí cặn đường hô hấp (vỗ rung) - Tập vận động cần tiến hành sớm. 4.2.5. Dùng các thuốc bảo vệ và dinh dưỡng thần kinh - Nhóm thuốc bổi xung cơ chất: Cerebrrolysin, Citicholin - Các thuốc tuần hoàn não: Cavinton, Lucidrril, Piracetam, Duxil - Các thuốc kháng gốc tự do: Vitamin C, Vitamin E, Ekhart - Q10, Glutathion . nhưng gây chèn ép thân não 3 .2. Một số nguyên nhân hôn mê - Hôn mê do tiểu đường (coma diabeticum): có hai thể hôn mê do tiểu đường là hôn mê toan xêtôn và hôn mê tăng thẩm thấu. - Sốc hạ. biệt hai thể hôn mê gan: hôn mê gan ngoại sinh và hôn mê gan nội sinh (hay hôn mê gan hoại tử, do phá huỷ tràn lan tổ chức gan như trong viêm gan virus cấp tính hoặc ngộ độc). - Hôn mê cường giáp. - Hôn mê do thiểu năng giáp (coma hypo thyreoticum) - Suy tuyên thượng thận cấp, cơn Adison - Hôn mê sau chấn thương sọ não: - Hôn mê do chảy máu não - Hôn mê do viêm não virus - Hôn mê

Ngày đăng: 29/07/2014, 00:20