Những thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 2) (Webtretho) Nâng con trên tay, âu yếm ngắm nhìn bé say sưa rúc đầu vào ngực mẹ để hưởng thụ dòng sữa ngọt ngào là hình ảnh rất đỗ đáng yêu khi cho bé bú bằng sữa mẹ. Nhưng việc này cũng làm cho các bà mẹ gặp phải gặp phải một triệu chứng sau: bị chảy máu, trầy xước, nhiễm trùng, tắc sữa, tụ mủ cục bộ hay thay đổi hình dạng bộ ngực… Cảm giác khó chịu Một vài bà mẹ từ bỏ việc cho con bú bởi vì không thể chịu nổi cảm giác con nút sữa. Một số khác chỉ đơn giản là không thích làm việc này vì như phải luôn sẵn sàng sữa 24 giờ/ngày cho con. Nhiều bà mẹ như vậy chọn cách hút sữa ra bình rồi mới cho con bú. Họ làm như thế suốt 1 năm dài, thậm chí lâu hơn nữa. Nhưng đừng thử làm thế, ít nhất hãy cố gắng cho con bú mẹ hoặc là bạn đã từ chối niềm vui sướng khi cho bé bú như nhiều bà mẹ khác đã từng kinh nghiệm. Với trẻ thích vọc vú mẹ Khi lớn hơn một chút, bé thường tìm niềm vui trong việc đụng chạm và sờ vào vú mẹ. Khi đang bú, theo bản năng tay bé sẽ với tìm đầu vú còn lại và cứ thế kéo mạnh, vặn vẹo hay bấu vào. Nhiều bà mẹ cảm thấy việc này gây đau đớn và thật ngượng ngùng. Nếu điều đó làm bạn thấy phiền, hãy nói “Không!” với bé và gạt tay bé ra khỏi đó. Sau vài lần như thế, bé sẽ hiều ra điều bạn muốn nói. Một vài bà mẹ còn chuẩn bị sẵn núm vú giả hay đồ chơi cầm tay để đưa cho bé lúc cho con bú. Bị tắc sữa Khi sữa không tiết ra đủ, có nghĩa đường ống dẫn đã bị tắc nghẽn, bạn có thể cảm thấy đau và bị sưng tấy. Nguyên nhân có thể là do áo ngực quá chật, bạn thường bỏ cho con bú nhiều lần hay do đang bị bệnh. Khi cơn đau kéo đến, hãy cố gắng cho con bú cạn lượng sữa đó hoặc thử giải pháp với chiếc khăn bông ấm. Bị thụt đầu vú Khoảng 10-20% phụ nữ bị thụt đầu vú nên rất khó khăn khi cho con bú. Dụng cụ độn có thể giúp ích gia tăng áp suất, hay bạn cũng có thể thử kích thích nó với đá viên lạnh hoặc dùng tay chà xát vào. Chứng viêm vú Bị tắc sữa thỉnh thoảng có thể dẫn đến nhiễm trùng hay gây viêm đầu vú. Khi đó bạn sẽ cảm thấy ớn lạnh, sốt cao hoặc rất mệt mỏi. Chứng viêm vú cũng có thể là do vi khuẩn xâm nhập vào từ những vết trầy xước xung quanh đó. Cứ 20 bà mẹ thì có 1 người bị mắc chứng này, trong khoảng từ 2 - 4 tuần sau khi sinh con. Nếu mắc phải, bạn nên đi đến bác sĩ để được khám cẩn thận hơn. Hãy tập thường xuyên cho con bú cạn lượng sữa bạn tiết ra. Trong những trường hợp bị viêm, thuốc kháng sinh thường được chỉ định để điều trị. Tốt nhất là những triệu chứng đau phải mất đi sau 2 ngày. Nếu bạn không chịu chữa dứt bệnh, sẽ dễ dẫn đến sự tụ mủ cục bộ, và bạn có thể phải cần đến phẫu thuật để khắc phục điều đó. Hậu quả là con bạn sẽ không được bú mẹ trong một thời gian dài sau đó! Thận trọng khi nghe lời khuyên Mặc dù những bà mẹ khác có thể cho bạn lời khuyên về kinh nghiệm nuôi con của mình nhưng các chuyên gia bao giờ cũng đưa ra loiwf khuyên hợp lý nhất. Hơn nữa, chính bản năng làm mẹ sẽ giúp bạn biết điều gì tốt nhất cho mình và cho con. . Những thắc mắc khi nuôi con bằng sữa mẹ (Phần 2) (Webtretho) Nâng con trên tay, âu yếm ngắm nhìn bé say sưa rúc đầu vào ngực mẹ để hưởng thụ dòng sữa ngọt ngào là. bà mẹ từ bỏ việc cho con bú bởi vì không thể chịu nổi cảm giác con nút sữa. Một số khác chỉ đơn giản là không thích làm việc này vì như phải luôn sẵn sàng sữa 24 giờ/ngày cho con. Nhiều bà mẹ. ảnh rất đỗ đáng yêu khi cho bé bú bằng sữa mẹ. Nhưng việc này cũng làm cho các bà mẹ gặp phải gặp phải một triệu chứng sau: bị chảy máu, trầy xước, nhiễm trùng, tắc sữa, tụ mủ cục bộ hay