Tăng và hạ Natri máu Natri máu có vai trò quan trọng trong điều hoà khối lượng dịch ngoại bào và áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào. ALTT= 2 [ Na+(mEq) + K+(mEq)] + Urê máu(mg%)/2,8 + Glucose(mg)/18 Trong điều kiện bình thường, nồng độ natri máu trung bình là 140 mmol/l (135 - 145 mmol/l), áp lực thẩm thấu máu là 290 mOsm/1kg H2O Rối loạn chức năng thần kinh là biểu hiện chủ yếu của tăng Natri máu hay giảm Natri máu. A-Hạ Natri máu: 1- Hoàn cảnh xuất hiện:các bệnh gây các rối loạn nước, điện giải: suy thận cấp, suy tim, xơ gan, viêm não, tai biến mạch máu não, 2_ Có các trường hợp sau: a. Hạ natri máu có giảm áp suất thẩm thấu máu : - Mất Natri - Giữ nước - Giảm bài tiết nước tự do Giảm natri máu và giảm áp lực thẩm thấu huyết tương gây rối loạn dịch trong tế bào, dịch ngoại bào sẽ khuếch tán qua màng vào nội bào gây ứ nước nội bào, rối loạn chức năng tế bào, đặc biệt nếu là tế bào thần kinh trung ương sẽ xuất hiện triệu chứng phù nề não: vật vã, buồn nôn, nôn, li bì, lú lẫn, co giật, hôn mê. b. Hạ natri máu kết hợp tăng áp lực thẩm thấu: Do tăng một số chất có tác dụng làm tăng áp lực thẩm thấu của huyết tương như glucose, manitol. c. Hạ natri máu với áp lực thẩm thấu bình thường: - Tăng protein máu. - Tăng lipid máu 3- Biểu hiện lâm sàng:Hầu hết các trường hợp giảm natri máu đều không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, trừ trường hợp natri máu giảm dưới 120 mEq/l. Nếu giảm natri nhanh dù nồng độ natri huyết tương > 120 mEq/l vẫn xuất hiện các triệu chứng tổn thương thần kinh trung ương với triệu chứng: - Sợ nước - Đau đầu. - Buồn nôn, nôn. - Cảm giác mệt mỏi khó chịu, kích thích vật vã. - Đi dần vào trạng thái li bì, lú lẫn, sửng sờ. - Chuột rút . - Rối loạn tâm thần. - Co giật, hôn mê. - Phù gai thị Do đó cần điều chỉnh natri máu nhưng phải thận trọng, tăng natri máu quá nhanh sẽ gây thoái hoá myelin ở vùng cầu não dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn không hồi phục 4- Điều trị: I- Hạ Na máu có kèm giảm áp lực thẩm thấu máu: 1.Hạ Na máu và giảm áp lực thẩm thấu máu có thể tích ngoại bào tăng: - Giới hạn lượng nước và muối nhập, có thể dùng lợi tiểu. - Không được dùng dung dịch muối ưu trương 2.Hạ Na máu có giảm áp lực thẩm thấu máu với thể tích dịch ngoại bào giảm: Bù thể tích dịch ngoại bào bằng dung dịch NaCl 0.9% và điều trị bệnh lý cơ bản 3.Hạ Na máu với thể tích dịch ngoại bào bình thường: Điều trị trong giai đoạn cấp: được chỉ định trong trường hợp hạ Na+ nhanh hay trầm trọng - Dùng Furosemide 40mg TM - Dùng NaCl để bù lượng nước tiểu mất. Điều trị trong giai đoạn mạn tính: - Giới hạn nước 500-1000ml - Lợi tiểu II- .Hạ Na máu có tăng áp lực thẩm thấu máu:Thường gặp trong tăng glucose máu. Điều trị hạ đường máu III- .Hạ Na máu với áp lực thẩm thấu máu bình thường: Không cần điều trị. B_ Tăng Natri máu:khi Natri máu trên 145mmol/l, cần điều chỉnh khi trên 150 mmlol/l. 1-Nguyên nhân: -Mất nước -Giữ Natri 2-Biểu hiện lâm sàng: - Khát -Run rẩy -Kích động -Đi loạng choạng -Co cứng cơ -Rối loạn tâm thần -Co giật -Hôn mê 3- Điều trị: 1. Tăng Na+ có tăng thể tích dịch ngoại bào: Loại bỏ lượng muối dư bằng cách dùng lợi tiểu hoặc thẩm phân phúc mạc (khi có suy thận) 2. Tăng Na+ máu có kèm giảm thể tích dịch ngoại bào: Nếu có ảnh hưởng đến huyết động (tụt huyết áp tư thế, tiểu ít …) bù muối và nước thiếu bằng dung dịch đẳng trương. Nếu huyết động ổn định: lượng nước tự do thiếu bù bằng dung dịch Glucose 5% hoặc Natriclorua 0.45%. Tốc độ truyền: Tốc độ hạ natri máu không nên quá 1 mEq/l/giờ. Thông thường ½ lượng nước thiếu sẽ được bù trong 24 giờ đầu. Lượng dịch còn lại sẽ được bù trong 1-2 ngày sau . có tăng áp lực thẩm thấu máu: Thường gặp trong tăng glucose máu. Điều trị hạ đường máu III- .Hạ Na máu với áp lực thẩm thấu máu bình thường: Không cần điều trị. B_ Tăng Natri máu: khi Natri máu. hồi phục 4- Điều trị: I- Hạ Na máu có kèm giảm áp lực thẩm thấu máu: 1 .Hạ Na máu và giảm áp lực thẩm thấu máu có thể tích ngoại bào tăng: - Giới hạn lượng nước và muối nhập, có thể dùng lợi. Tăng và hạ Natri máu Natri máu có vai trò quan trọng trong điều hoà khối lượng dịch ngoại bào và áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào. ALTT= 2 [ Na+(mEq) + K+(mEq)] + Urê máu( mg%)/2,8