1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

RỬA DẠ DÀY doc

6 1,8K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 99,25 KB

Nội dung

Là thủ thuật đưa nước vào đồng thời để hút các chất trong dạ dày ra như thức ăn, dịch vị, chất độc..... Nhằm mục đích làm sạch dạ dày để phẫu thuật, để thải trừ bớt các chất độc, Phương

Trang 1

RỬA DẠ DÀY

1 Cơ sở lý thuyết

1.1 Rửa dạ dày

Là thủ thuật đưa nước vào đồng thời để hút các chất trong dạ dày ra như thức ăn, dịch vị, chất độc Nhằm mục đích làm sạch dạ dày để phẫu thuật, để thải trừ bớt các chất độc,

Phương tiện : thường dùng sonde Faucher, ngoài ra có thể dùng sonde Levin

1.2 Chỉ định :

- Ngộ độc tiêu hóa :thuốc ngủ, thuốc sâu, rượu (tác dụng trong 6 giờ đầu) Bệnh nhân hôn mê đặt nội khí quản để rửa

- Trước khi phẫu thuật dạ dày nếu bệnh nhân đã ăn chưa quá 6 giờ Ðặt ống thông

và hút dịch vị, thức ăn qua ống thông

- Nôn không cầm được

Trang 2

- Dùng sonde Levin thay Faucher trong trường hợp :

+ Viêm phù nề miệng nối dạ dày (Dùng sonde Faucher dễ gây bục miệng nối)

+ Chảy máu dạ dày - tá tràng ( Dùng sonde Faucher dễ gây loét nặng hơn do tác động mạnh vào vết loét làm chảy máu nặng hơn - Hiện tượng "máu gọi máu") + Bệnh nhân là trẻ em, đường tiêu hóa nhỏ

1.3 Chống chỉ định :

- Ngộ độc acid hoặc base mạnh: trung hòa bằng sữa hoặc lòng trắng trứng Nếu rửa dạ dày dễ làm nặng hơn vết loét do acid /baz gây ra trên niêm mạc đường tiêu hóa

- Phồng động mạch chủ, tổn thương thực quản, bỏng, u, dò thực quản

- Bệnh nhân suy mòn nặng, kiệt sức, trụy tim mạch Thường rửa dạ dày gây cho bệnh nhân mất nước + điện giải nên

2 Quy trình kỹ thuật

2.1 Chuẩn bị

2.1.1 Dụng cụ

Trang 3

- ỐNG Faucher, có thể nối với dây dẫn cao su đầu tù kết hợp với quả bóp, hoặc dùng ống Levine

- Ca múc nước, cốc đựng nước súc miệng

- Khay quả đậu

- Thùng đựng nước rửa (thường là nước uống được hoặc nước có pha thuốc theo chỉ định của bác sĩ)

- Thùng đựng nước thải từ dạ dày

- Dầu nhờn: glycerin, parafin, nước đường

- ỐNG NGHIỆM nếu cần xét nghiệm

- ÁO CHOÀNG nylon, găng tay

- Máy hút (nếu có)

- Chú ý trong rửa dạ dày có thể dùng dd NaCl 9%o hoặc nước sôi để nguội Nhưng tốt nhất là dùng dd Ringer lactat vì hạn chế nhất mất điện giải

2.1.2 Bệnh nhân

- Ðộng viên, giải thích cho bệnh nhân mọi việc sắp làm để bệnh nhân yên tâm và hợp tác Nếu bệnh nhân hôn mê giải thích cho người nhà

Trang 4

- Tháo răng giả (nếu có)

- Ðể bệnh nhân ở phòng kín đáo, tránh gió lùa

2.2 Tiến hành

Tóm lại có những bước cơ bản sau:

- Đo sonde, bôi trơn sonde

- Đặt sonde (đọc SGK điều dưỡng)

- Rút sonde

- Chú ý :

+ Kiểm tra xem sonde đã vào được dạ dày chưa

+ Khi nào thì dừng rửa dạ dày ? Nếu ngộ độc thuốc > dịch rửa ra hết mùi thuốc Nếu trong hẹp môn vị > dịch rửa ra trong suốt

+ Kiểm tra tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau khi làm thủ thuật

- Ghi vào hồ sơ :

+ Ngày, giờ và thời gian rửa

+ Dung dịch, thuốc, số lượng nước rửa

Trang 5

+ Tính chất nước chảy ra

+ Phản ứng của bệnh nhân nếu có

+ Tên người rửa

3 Tai biến và cách đề phòng

3.1 Viêm phổi do sặc dịch rửa

Khi rửa dạ dày cần để bệnh nhân đúng tư thế, rửa theo đúng quy trình kỹ thuật, nếu bệnh nhân hôn mê hay rối loại ý thức phải đặt nội khí quản bơm bóng chèn trước khi rửa

3.2 Rối loạn nước điện giải

Do nồng độ dung dịch rửa pha không đúng lượng muối qui định, cần thực hiện đúng

3.3 Nhịp chậm, ngất do kích thích dây phế vị (chuẩn bị hộp đựng dụng cụ và thuốc chống sốc, atropin để cấp cứu kịp thời)

3.4 Hạ thân nhiệt do trời lạnh: trời lạnh pha nước âm, sưởi ấm cho bệnh nhân

Trang 6

3.5 Tổn thương thực quản dạ dày do kỹ thuật thô bạo, thông cứng, sắc cạnh, hoặc rửa trong những trường hợp uống acid hoặc base

3.6 Vỡ dạ dày : Trong những trường hợp bơm quá nhiều nước vào dạ dày, nhất là khi bệnh nhân bị loét dạ dày

Ngày đăng: 28/07/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w