Vẫn là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã Việt hoá một cách tài ba, có điều chùm thơ mang một giọng điệu trữ tình thảm thiết, nhiều cay đắng tủi hờn, phản ánh tâm trạng của một người
Trang 1Hình ảnh người phụ nữ qua 2 bài thơ "Tự tình" và
"Thương vợ"
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có chùm thơ “Tự tình” 3 bài
Đây là bài thơ thứ nhất trong chùm thơ trữ tình ấy
Vẫn là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã Việt
hoá một cách tài ba, có điều chùm thơ mang một
giọng điệu trữ tình thảm thiết, nhiều cay đắng tủi hờn,
phản ánh tâm trạng của một người phụ nữ quá lứa lỡ
thì, duyên ôi phận ẩm Bài thơ “Tự tình” này thể hiện
Trang 2đậm nét cốt cách thi sĩ của Bà chúa thơ Nôm
Tự tình nghĩa là tự phô bày, tự giãi bày những tình
cảm ẩn chứa trong lòng, tự mình thổ lộ cho mình
biết, cho mình hay Tự tình mang tính hướng nội, nên
rất chân thực, sâu sắc và cảm động Nội dung “Tự
tình” là tuổi tác và tình duyên
Mở đầu bài thơ, hai đâu đề gợi ra một không gina
bao la, mờ mịt từ trên bom thuyền ở nơi dòng sông
Trang 3đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng Người phụ nữ
thao thức suốt những canh dài Tiếng gà gáy “văng
vẳng” như thế Nghệ thuật lấy động (tiếng gà gáy) để
diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng
quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng “oán hận” ,
của người phụ nữ thao thức suốt những canh
trường Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy
sang canh, rồi “trông ra” màn đêm mịt mùng Màn
đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô
đơn, oán hận:
Trang 4“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm”
Hai câu 3, 4 trong Phần thực, tác giả tảo ra hai hình
ảnh “mõ thảm” và “chuông sầu” đối nhau, hô ứng
nhau, cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của riêng mình
đang sống trong cảnh ngộ qúa lứa lỡ thì, trắc trở
trong tình duyên Vần thơ đầy ám ảnh Phủ định để
Trang 5khẳng định tiếng “cốc” của “mõ thảm”, tiếng “om” của
“chuông sầu” Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm
dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời
mình cô đơn như “mõ thảm” chẳng ai khua “mà cũng
cốc”, tủi cho nỗi tủi của riêng mình lẻ bóng chăn đơn
như “chuông sầu” , chẳng dánh “cớ sao om” Nỗi oán
hận, đau buồn sầu tủi như thấm sâu vào vào đáy dạ,
tê tái xót xa, như đang tỏa rộng trong không gian
“khắp mọi chòm” , như kéo dài theo thời gian của
những đêm dài “Om” là tiếng tượng thanh, tiếng
Trang 6chuông sầu, cũng là lời gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau
đớn đến cực độ Câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ
thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than,
như một tiếng thở dài thương mình trong nỗi buồn
ngao ngán:
“Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”
Trang 7Có biết thời con gái, Hồ Xuân Hương đã có những
vần thơ tươi xinh, phơi phới như “Thân em vừa trắng
lại vừa tròn” (Bánh trôi nước) “Hai hàng chân ngọc
duỗi song song” (Đánh du)… ta mới thấy hết nõi
thảm sầu về bi kịch cô đơn của nữ sĩ được diễn tả tê
tái trong hai câu trong phần thực này
Lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong
phần luận, để mà “rầu rĩ” thêm, giận hờn thêm cho
duyên phận hẩm hiu:
Trang 8“Trước nghe” đối với “sau giận”; “tiếng” hô ứng với
“duyên”; “rầu rĩ” làm tâm trạng đối với “mõm mòm” là
trạng thái “Trước nghe những tiếng…”, là những
tiếng gì? - Tiếng của miệng thế? Hay là tiếng gà văng
vẳng gáy, tiếng “chuông sầu”, tiếng “mõ thảm” đang
“cốc”, đang “om” trong lòng mình? Giữa canh khuya
thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ”, buồn tủi
Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng “giận”,
càng hờn về tình duyên bẽ bàng Tình duyên của
Trang 9mình được ví với trái cây, không còn “má hây hây
gió”(Xuân Diệu) nữa mà đã chín “mõm mòm” , nghĩa
là quá chín, đã nẫu đi! “Duyên mõm mòm” là duyên
phận hẩm hiu, qúa lứa lỡ thì! Trong câu thơ như có
nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách
phận, vừa buồn hẩm hiu, quá lứa lỡ thì! Trong câu
thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than
thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình
duyên Tiếng thơ tự tình của Hồ Xuân Hương là lời
than tự thương mình, đồng thời thương cho những
Trang 10người đàn bà cùng cảnh ngộ đã luống tuổi mà vẫn cô
đơn lẻ bóng: “Giật mình mình lại thương mình xót xa”
(Truyện Kiều)
Phần kết xuất hiện một tứ thơ rất lạ Như một sự
thách đố với số phận, với duyên số Nữ sĩ vẫn
“bướng bỉnh” trước bi kịch cô đơn của mình khi
“duyên để mõm mòm” rồi:
Vừa nghi vấn, vừa cảm thán, hai câu kết đầy nghịch
Trang 11lí Nữ sĩ như vẫn còn tin vào tài năng cảu mình có thể
làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hy vọng tìm
được bạn đời trăm năm trong đám tài tử văn nhân
Câu 6 nữ sĩ viết: “Sau giận vì duyên để mõm mòm”,
câu 8, bà lại viết: “Thân này đâu đã chịu già tom!”
“Già tom”, nghĩa là rất già, già hẳn! Đó là một cách
“nói cứng” thể hiện một thái độ “bướng bỉnh”, một
bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời Đọc
chùm thơ “Tự tình” cũng như tìm hiểu cuộc đời của
nữ sĩ, về mặt tình duyên, ta thấy hạnh phúc tình yêu
Trang 12chưa một lần mỉm cười với Xuân Hương Bài thơ
“Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyên Hầu”
(Nhớ người cũ, viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Du
- tước hầu) như một bóng quang âm soi tỏ một
“mảnh tình riêng” của “Bà chúa thơ Nôm”, giúp ta
cảm nhận bài thơ “Tự tình” này:
“Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng
Trang 13Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giặc mộng rồi ra nửa khắc không
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập
Phần son càng tủi phận long đong
Biết còn mấy chút sương siu máy
Trang 14Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong”
Bài thơ “Tự tình” – I gieo vần “om”, 5 vần thơ, vần
nào cũng hóc hiểm, tài tình: “bom chòm om mòm
tom” Những vần thơ hóc hiểm ấy, một mặt thể hiện
bút pháp điêu luyện, mặt khác đã tạo nên nhạc điệu,
âm điệu như thật, như nén lại cái “oán”, cái “hận”, cái
“ngang bướng” của một tâm trạng, một cá tính rất
Xuân Hương Duyên số và hạnh phúc tình yêu của
Trang 15người phụ nữ là nội dung đầy ám ảnh đối với mỗi
chúng ta khi đọc bài thơ “Tự tình” này của Xuân
Hương “Tự tình” là tiếng than thân trách phận cho
nỗi buồn cô đơn, vẻ bi kịch tình yêu, là niềm khao
khát hạnh phúc của người phụ nữ Vì lẽ đó, “Tự tình”
mang giá trị nhân bản sâu sắc
Bài thơ sau đây là bài “Thương vợ” của Tú Xương:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Trang 16Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công
Trang 17Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ
tám mới đậu được cái tú tài Ông học giỏi nhưng phải
cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một
cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan
trường “ậm ọc” lúc bấy giờ Mà đậu được cái tú tài thì
Trang 18rồi cũng làm “quan tại gia” thôi Hồi đó phải đậu cử
nhân mới được bổ tri huyện Thế là bà Tú gần như
phải nuôi chồng suốt đời Ông Tú chỉ còn biết đem tài
hoa của mình mà ghi công cho bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sống,
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân
Trang 19của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa
thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn
bán khó nhọc của vợ Từ “mom” là tổng hợp nghĩa
của các từ ven, bờ, vực, thềm, thành một từ sáng tạo
của nhà thơ làm giầu thêm cho tiếng Việt Bà Tú
buôn thúng bán bưng quanh năm ở “mom sông” mà
nuôi chồng, nuôi con:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Trang 20Câu thơ chỉ mấy con số khô khốc thế vậy mà tế toái
lắm đó! “Nuôi đủ năm con” là vì con, phải nuôi, nên
đếm ra để mà nuôi Nhưng còn chồng thì một chồng
chứ mấy chồng, cớ sao lại cũng phải đếm ra “một
chồng”? Là vì chồng cũng phải nuôi, mà bà Tú với
cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã là vất vả, lại
thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp
đôi Thời đó mà nuôi một ông Tú, lại là Tú Xương
nữa thì nhiêu khê lắm
Trang 21Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người
tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm
đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn
bán:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Có thể nói lòng thương vợ của nhà thơ dào dạt lên
Trang 22trong hai câu thơ này Hình ảnh lặn lội thân cò được
tác giả mô phỏng theo một biểu tượng trong thi ca
dân gian để nói về người phụ nữ lao động:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ
để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo”
Trang 23gợi lên âm thanh hỗn tạp (tiếng kì kèo mặc cả, tiếng
cãi cọ tranh giành) của “buổi đò đông” Hai tình
huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông” Người phụ
nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là
khổ Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa
là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình
thương thấm thía, cảm động
Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội
tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người
Trang 24vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ” Nhà
thơ Tú Xương đã chỉ từ ghép “duyên nợ” thành hai từ
đơn: “duyên – nợ” “Duyên” thì thiêng liêng rồi vì đã
có sự tham gia của đấng vô hình (ông Tơ bà
Trang 25Nguyệt), còn “nợ” thì đã thành trách nhiệm nặng nề
“Một duyên hai nợ” đã diễn tả được sự vận động
trong tâm trí của bà Tú “Một duyên hai nợ âu đành
phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo
lòng người (tấm lòng của chính bà!) Nói gọn lại là bà
Tú đã chấp nhận! Và chấp nhận cuộc hôn nhân
duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông
“tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp
nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản
công”:
Trang 26“Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận
dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa” Phải nói
những con số trong thơ Tú Xương rất có thần Ta đã
thấm thía với hai số năm – một trong câu thừa đề
(Nuôi đủ năm con với một chồng) Giờ đây là sự linh
diệu của những con số một – hai và năm – mười
trong câu luận “Một duyên hai nợ” đối với “Năm nắng
Trang 27mười mưa”, cho thấy gian khổ cứ tăng lên, bà Tú
chịu đựng hết
Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi
gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng”
thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trang 28Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách
một cách nặng nề “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành
lời xỉ vả mình Thật ra là một cách ông Tú nhún mình
để cho công trạng của bà Tú nổi lên, chứ Tú Xương
đâu phải là người “ăn ở bạc” Ăn chơi sa đà thì có,
“hờ hững” nữa, thì nhà thơ đã thành thật nói rồi, chứ
bạc tình, bạc nghĩa thì không Gang thép với cường
quyền mà nhũn với vợ như thế thì thật là con người
đáng kính
Trang 29Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống
động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người
phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi
con Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người
phụ nữ Việt Nam xưa
Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành
cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ
“không” Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng
Trang 30xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả
này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một
bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử!