d. Đánh giá về chấp hành các quy định về công bố thông tin
3.2.1.1 Về trích lập dự phòng
Vấn đề trọng tâm có liên quan đến nội dung của BCTC của các DNNY trong các năm vừa qua, nhất là trong năm 2008là vấn đề trích lập dự phòng.
Các khoản trích lập dự phòng tài chínhđược thực hiệntheo: (1) Chuẩn mực kế toán Việt Nam(VAS), gồm:
Chuẩn mực số 06: “ thuê tài sản”
Chuẩn mực số 11: “Hợp nhất kinh doanh”
Chuẩn mực số 14: “Doanh thu và thu nhập khác”
Chuẩn mực số 17: “Thuế Thu nhập doanh nghiệp”
Chuẩn mực số 18: “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”
(2) Quyết định15/2006/QĐ-BTC (3)Thông Tư13/2006/TT-BTC
Những tài khoản trích lập dự phòng gồm3 nhóm tài khoản: * Tài khoản được trích lập theo kế hoạch đã định trước:
TK 335– “Chi phí phải trả”
* Nhóm tài khoản trích lập từ đánh giá khả năng rủi ro có thể xảy ra.
TK 129– “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”
TK 139– “Dự phòng phải thu khó đòi”
TK 159– “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
TK 229– “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”
TK 351– “Quỹ dự phòng trợ cấpmất việc làm”
TK 352– “Dự phòng phải trả”
* Tài khoản được trích lập từ lợi nhuận sau thuế:
TK 415– “Quỹ dự phòng tài chính”
Tuy nhiên, hầu hết sự biến động về tài chính của các DNNY tập trung vào nhóm các tài khoản sau:
TK 129– “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”
TK 159– “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
TK 229– “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”
Nội dung chi tiếtthực hiện trong các văn bản trênnhư sau:
Nội dung Chuẩn mực kế toán
Việt Nam (VAS) Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Thông tư 13/2006/TT-BTC 1. Tài khoản 129, 229 - Thời điểm trích lập
Cuối niên độ kế toán Giữa và cuối niên độ
kế toán
Giữa và cuối niên độ
kế toán - Bút toán ghi sổ + Trích lập NợTK 635 Có TK 129( 229) Nợ TK 635 Có TK 129( 229) Nợ TK 635 Có TK 129( 229) + Xử lý
Thiếu trích thêm
NợTK 635 Có TK 129( 229) Nợ TK 635 Có TK 129 ( 229) Nợ TK 635 Có TK 129( 229) Thừa hoàn nhập Nợ 129(229) Có TK 635 Nợ 129(229) Có TK 635 Nợ 129(229) Có TK 515 2. Tài khoản 139 - Thời điểm trích lập
Cuối kỳ kế toán năm Giữa và cuối niên độ
kế toán Giữa và cuối niên độ kế toán Bút toán ghi sổ + Trích lập Nợ TK 642 Có TK 139 Nợ TK 642 Có TK 139 Nợ TK 642 Có TK 139 +Xử lý
Thiếu trích thêm Nợ TK 642
Có TK 139 Nợ TK 642 Có TK 139 Nợ TK 642 Có TK 139 Thừa hoàn nhập Nợ TK 139 Có TK 642 Nợ TK 139 Có TK 642 Nợ TK 139 Có TK 711 3. Tài khoản 159 - Thời điểm trích lập
Cuối niên độ kế toán Giữa và cuối niên độ
kế toán
Giữa và cuối niên độ
kế toán Bút toán ghi sổ +Trích lập Nợ TK 632 Có TK 159 Nợ TK 632 Có TK 159 Nợ TK 632 Có TK 159 +Xử lý
Thiếu trích thêm Nợ TK 632 Có TK 159 Nợ TK 632 Có TK 159 Nợ TK 632 Có TK 159 Thừa hoàn nhập Nợ TK 159 Có TK 632 Nợ TK 159 Có TK 632 Nợ TK 159 Có TK 711
Thông tư 13/2006/TT-BTC, còn hướng dẫn phương pháp lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi (TK 139) và dự phòng phải trả ( TK 352) như sau:
-Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 3 năm.
- Đối với khoản dự phòng phải trả cho sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm, tổng mức trích lập dự phòng không được vượt quá 5% tổng
doanh thu tiêu thụ của các loại sản phẩm, hàng hoá.
Các văn bản hướng dẫn đều có quy định cụ thể thời gian thực hiện trích lập, đối
với các DNNY, thời điểm trích lập và hoàn nhập được thực hiện đối với cả BCTC
giữa niên độ, tuy nhiên các DNNY trong quá trình thực hiện đã không thực hiện đúng yêu cầu này, dẫn đến tình trạng cuối năm khi trích lập, con số dự phòng quá lớn làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Vì vậy, đề nghị các tổ chức điều hành TTCK khuyến cáo các DNNY thực hiện nghiêm chỉnh công tác trích lập dự phòng theo quyđịnh.
Ngoài ra các văn bản hướng dẫn hạch toán còn có sự khác biệt giữa trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng, trong đó một số khoản hoàn nhập được đưa vào
các tài khoản thuộc nhóm doanh thu (TK: 515, 711), theo ý kiến cá nhân, hướng
dẫn hoàn nhập như vậy là chưa phù hợp với thực tế, đề nghị khi trích lập ghi tăng
tài khoản nào, thì khi hoàn nhập phải ghi giảm tài khoản đó, nhằm đảm bảo tính
Về trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư tài chính là chứng khoán cũng chưa có hướng dẫn cách tính rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng. Chúng tôi xin đề
nghị phương án trích lập dự phòng như sau:
- Đối với chứng khoán có niêm yết giá hàng ngày, thì căn cứ vào bảng giá công
bố tại thời điểm khoá sổ kế toán, so sánh với giá mua chứng khoán, phần chênh lệch trích lập dựphòng 100%
- Đối với chứng khoán chưa niêm yết, nhưng đã có giá mua cao hơn mệnh giá,
cách tính là so sánh với tỷ lệ suy giảm của TTCK trên cơ sở VNIndex, phần giá mua cao hơn mệnh giá, khoản chênh lệch này cũng trích lập dự phòng 100%.
Công thức tính:
Giá trị tính VNIndex0- VNIndex1 trích lập dự phòng VNIndex0
Với: + VNIndex0: thời điểm mua chứng khoán + VNIndex1: thời điểm khoá sổ kế toán
Chứng từ kế toán
Các chứng từ có liên quan dùngđể tính toán trích lập dự phòng trong các trường
hợp đầu tư tài chính là các bảng kê chi tiết từng loại cổ phiếu, trái phiếu, các khoản đầu tư tài chính khác, các bảng giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường tại thời điểm khoá sổ kế toán, các tài liệu khác về giá cổ phiếuniêm yết, OTC…, dùng làm cơ sở
thuyết minh cách tính toán trích lập dự phòng.
Các khoản phải thu có chứng từ là bảng kê công nợ dựa trên các đối chiếu, thư
xác nhận của các cá nhân, tổ chức có các khoản phải trả cho doanh nghiệp tính theo thời gian nhận nợ, căn cứ vào thời gian nhận nợ đối chiếu với Thông tư
13/2006/TT-BTC để tính ra số phải trích lập dự phòng.
Khoản dự phòng phải trả dành cho các DN bán hàng hoá, sản phẩm, công trình xây lắp có bảo hành, được quy định cách tính toán dựa vào hợp đồng kinh tế, hoặc
bảng kê từng loại hàng hoá, sản phẩm, công trình xây lắp…, để tính toán khoản cần
trích lập.
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho căn cứ vào biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ, số dự phòng được lập là số chênh lệch giữa giá trị sổ sách hàng tồn kho và giá trị có thể thực hiện được tại thời điểm ước tính, các bằng chứng thu
thập để để thực hiện trích lập phải đáng tin cậy, ngoài ra việc ước tính còn phải tính đến các sự kiện có liên quan đến hàng hoá hoá tồn kho của doanh nghiệp diễn ra
sau ngày kết thúc năm tài chính.
Dự phòng trợ cấp mất việc làm dùng để chi trợ cấp thôi việc,mất việc làm, đào
tạo lại tay nghề cho người lao động trongdoanh nghiệp theo quy định của luật pháp
hiện hành. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển sang năm sau, khi doanh nghiệp khoá sổ kế toán kết thúc năm tài chính.
Ngoài các cổ phiếu niêm yết trên TTCK có báo giá trên bảng giao dịch điện
tử, các DNNY còn mua cổ phiếu trên thị trường OTC, mua đấu giá cổ phiếu IPO
lần đầu của các CTCP, đây là những cổ phiếu được tự do mua bán trên thị trường. Vì vậy, chúng tôi đãđề nghị cách tính dự phòng như trên,do thực chất các cổ phiếu
này chỉ kém cổ phiếu niêm yết chút ít về tính thanh khoản, nhưng cũng có biến động rất lớn về giá, sự biến động tỷ lệ thuận vớigiá cổ phiếu niêm yết, và mặt bằng
chung của VN Index, nếu không trích lập dự phòng những khoản đầu tư tài chính này, sẽ làm cho BCTC không thể có đủ yếu tố trung thực và hợp lý (ví dụ như trường hợp cổ phiếucủaVCB, MB,CTCP Cao su Phước Hoà …).
Đối với các khoản phải thu, Thông tư 13/2006/TT-BTC có hướng dẫn rõ ràng
phương pháp trích lập dự phòng nợ phải thu, vì thế cần hướng dẫn các doanh nghiệp công bố chính sách bán hàng, danh sách công nợ khách hàng theo thứ tự
thời gian của DN. Đây là cơ sở để tính toán khoản trích lập dự phòng các khoản
phảithu.