1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu "Vợ chồng A Phủ" của TôHoài pot

51 289 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 196,45 KB

Nội dung

Tìm hiểu "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài VỢ CHỒNG A PHỦ CỦA TÔ HOÀI Năm 1952 Tô Hoài đi với bộ đội trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Trong đợt công tác 8 tháng ấy, nhà văn đã sống với nhân dân nhân nhiều dân tộc ở những khu căn cứ du kích và những vùng bị địch chiếm đóng trước đây. Tô Hoài thuật lại: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc núi làng Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: “Chéo lù! Chéo lù!” (trở lại! Trở lại!).Không bao giờ tôi quên được vợ chồng Lý Nủ Chu tiễn chúng tôi dưới chân núi Cao Phạ cũng vẫy tay kêu: “Chéo lù! Chéo lù!”. Hai tiếng “Trở lại! Trở lại!” chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại, phải đem trả lại cho những người thương ấy của tôi một kỉ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiện lại cả cuộc đời người Hmông trung thực, chí tình, dù gian nan đến thế nào bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại.(…). Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi (…) ý thức thiết tha với đề tài là một lẽ quyết định, vì thế tôi viết Truyện Tây Bắc. Đoạn tự thuật trên đây đã nói khá rõ về hoàn cảnh và nhiệt tình thúc đẩy tác giả sáng tác Truyện Tây Bắc. Truyện Tây Bắc viết năm 1953, gồm ba truyện mà Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất (hai truyện kia là Cứu Đất Cứu Mường và Mường Giơn). Tác phẩm được tặng giải nhất giải thưởng văn học của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955. I – CỐT TRUYỆN VÀ CHỦ ĐỀ VỢ CHỒNG A PHỦ 1. Cốt truyện Dựa vào một câu chuyện có thật, Tô Hoài viết truyện Vợ chồng A Phủ. Truyện ngắn này kể lại cuộc đời của đôi vợ chồng người Hmông – Mị và A Phủ – từ chỗ là kẻ nô lệ đau khổ trong nhà tên thống lý Pá Tra, rồi giúp nhau thoát được, đến khi gặp cán bộ cách mạng trở thành những quần chúng trung kiên, những đội viên du kích tích cực. Cốt truyện của tác phẩm khá đơn giản, bám sát theo diễn biến của cuộc đời hai nhân vật chính và được trình bày theo trình tự thời gian. Có thể thấy hai chặng của câu chuyện diễn ra ở hai địa điểm Hồng Ngài và Phiềng Sa. Đọan một là thời gian Mị và A Phủ ở Hồng Ngài. Đọan này có thể xem là một tình tiết khá trọn vẹn, có giới thiệu, mở mối, phát triển, thắt nút và giải quyết. Hai nhân vật chính được giới thiệu lai lịch, dung mạo, rồi cùng sống trong một hòan cảnh và dẫn tới sự thông cảm, gặp gỡ giữa họ. Mâu thuẫn giữa A Phủ và Mị với bố con Pá Tra – đại diện cho thế lực phong kiến ở miền núi – đã phát triễn đến gay gắt, đưa tới hành động đấu tranh tự phát để giải thoát của Mị và A Phủ: cắt dây trói, trốn đi. Đoạn đầu là quãng đường đấu tranh tự phát của họ. Đọan thứ hai là quãng thời gian Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. Đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ đã thành vợ chồng. Họ mong muốn và bắt tay vào xây dựng một cuộc sống hạnh phúc đơn sơ nhưng lại bị bọn Tây ở đồn Bản Pe cướp phá. Từ đây bắt đầu một quá trình giác ngộ của vợ chồng A Phủ, qua hai buớc: gặp Tây đồn và gặp cán bộ A Châu. Những ngộ nhận được gải quyết và hình thành ở họ nhận thức đúng đắn về bạn và thù. Họ còn được thử thách và trưởng thành trong cuộc chiến đấu chống giặc lên càn quét khu du kích Phiềng Sa. Đoạn thứ hai là quá trình giác ngộ và trưởng thành của Mị và A Phủ dưới ánh sáng của Đảng, trong hoàn cảnh khu du kích Phiềng Sa. Tác giả đã dùng một lối kể chuyện mạch lạc, khá đơn giản, nhân vật cũng phân ra hai tuyến đối lập rõ rệt, do đó mà truyện ít nhiều gần gũi với truyện dân gian. Chính cách kể chuyện này đã phù hợp với nội dung và nhân vật trong truyện, góp phần tạo nên sự thống nhất thẫm mỹ của hình thức với nội dung tác phẩm. Cốt truyện có hai phần như vậy được diễn biến khá tự nhiên: nhưng nó cũng bộc lộ được nhược điểm: chưa làm rõ sự câu kết giữa hai thế lực phong kiến và đế quốc, nên hai vấn đề chống đế quốc và phong kiến chưa thật gắn bó nhuần nhuyễn, hai chặng đường của các nhân vật chính cũng còn tách rời. Chưa kể một nhược điểm nữa ở đoạn hai, là đời sống tâm hồn của nhân vật, nhất là Mị – ít được soi sáng, diễn tả, nên nhân vật cũng giảm sức thu hút với người đọc. 2. Chủ đề Con đường đi và số phận của hai người thanh niên Hmông – Mị và A Phủ – khá tiêu biểu cho vận mệnh lịch sử của nhân dân các dân tộc thiểu số miền núi trong cách mạng. Đấy là con đường từ tự phát đến tự giác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến, từ trong đau khổ tăm tối vươn ra ánh sáng, dưới sự dìu dắt của cán bộ Đảng. Trong quá trình ấy, những người nông dân lao động nghèo khổ ở miền núi đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp và trở thành người quần chúng cách mạng, những con [...]... nề c a ách thống trị phong kiến trung cổ đối với những người lao động bị đẩy vào thân phận nô lệ Ngòi bút c a Tô Hòai có sức tố cáo mạnh mẽ Mặt khác chính sự đè nén càng phũ phàng tàn bạo, thì sự trỗi dậy ở phần sau c a nhân vật càng có giá trị Trong phần đầu c a tác phẩm, cuộc sống c a Mị như bị giam hãm trong cái không gian chật hẹp và tù đọng c a nhà Pá Tra với một nhịp điệu buồn tẻ, đơn điệu c a. .. TÍCH ĐOẠN TRÍCH [1] Đoạn trích giảng là phần đầu c a truyện, kể về lai lịch cô Mị, cuộc sống đau khổ c a Mị trong nhà Pá Tra và sức trỗi dậy mãnh liệt c a lòng yêu đời, ham sống ở cô, trong một ngày xuân 1 Cô Mị và cuộc đời làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra Mị xuất hiện ngay trong câu đầu c a truyện Gi a khung cảnh tấp nập, giàu có c a nhà Pá Tra “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất... họach m a màng Cái Tết năm ấy đến gi a lúv gió và rét dữ dội, nhưng vẫn không ngăn được những sắc màu c a m a xuân “những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, x a như con bướm sặc sỡ Hoa thuốc phiện v a nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát” Và còn những âm thanh rộn rã báo hiệu m a xuân: “đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà” Sự sống c a tạo vật... món nợ truyền kiếp c a bố mẹ Mị: Bố mẹ Mị ngày trước lấy nhau, không có tiền cưới, phải đến vay c a bố thống lý Pá Tra “…mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô Đến tận khi hai vợ chồng già rồi mà vẫn ch a trả được nợ Người vợ chết cũng ch a trả hết nợ” Mị mang món nợ ấy như một thứ “tội tổ tông” c a người nghèo, từ lúc sinh ra đời! Tô Hoài đã tố cáo một hình thức bóc lột c a bọn phong kiến ở... Tra đã bao nhiêu năm Và ngồi trong căn buồng âm u nhìn qua c a sổ, Mị không biết cái màu nhờ nhờ trăng trắng ngòai kia là sương hay là nắng Với Mị, sự chuyển biến c a thời khắc sớm tối hay là năm tháng qua đi cũng không có ý ngh a gì, không gợi cho cô cảm xúc gì, cuộc sống chỉ còn là một màn sương mờ đục không dĩ vãng, không hiện tại và tương lai! Tất cả tình trạng đó là hậu quả c a sự đ a đày dai dẳng,... uống ực từng bát Rồi say…” Chính trongh một tình trạng đã được kích động bởi men rượu, bởi những âm thanh náo nhiệt c a ngày tết, Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng thờ ơ, nguội lạnh lâu nay c a mình, mà dấu hiệu đầu tiên là Mị sống lại với những kỉ niệm đẹp ngày trước , những ngày hạnh phúc c a tuổi trẻ, với những b a rượu bên bếp l a ấm cúng, với những tiếng sáo dặt dìu c a bao nhiêu trai làng ngày đêm theo... vui mắt c a váy áo, dù, ô c a từng tốp nam nữ thanh niên Hmông đi chơi xuân, dập dìu trong tiếng sáo tiếng khèn…) Hoàn cảnh ấy không thể không tác động vào tâm hồn Mị Nhất là tiếng sáo, tiếng sáo rủ bạn đi chơi ngòai đầu núi “Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi Mị ngồi nhẩm thầm bài hát c a người đang thổi” Trong đoạn tả diễn biến tâm trạng c a Mị, tiếng sáo đã có một vai trò đặc biệt quan trọng... vị trí xuất hiện c a Mị: “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước c a, cạnh tàu ng a Một vị trí có rất nhiều ngụ ý, chẳng phải thế sao, khi cô Mị được đặt ngang với những tảng đá và cái tàu ng a? Cô Mị lại thường xuyên xuất hiện ở vị trí ấy, như gắn vào những vật kia, tạo nên một mảng sống riêng, cái mảng sống im lìm, tăm tối, cực nhọc nó phơi bày ra cạnh cái giàu sang, tấp nập c a nhà quan thống lý, nhưng... học, với hai vấn đề cơ bản là đấu tranh chống đế quốc và phong kiến Ở truyện Vợ chồng A Phủ, trong khi tập trung diễn tả quá trình đến với cách mạng c a nhận vật, tác giả cũng đồng thời đề cập đến những vấn đề có ý ngh a trong cuộc sống c a nhân dân miền núi: vấn đề giải phóng phụ nữ – vấn đề tình yêu và hạnh phúc c a thanh niên… Những vấn đề ấy làm sâu sắc và phong phú hơn ý trung tâm c a tác phẩm... n a Khi một nạn nhân đau khổ còn nghĩ đến cái chết để chấm dứt hoàn cảnh sống bi kịch c a mình, thì phải chăng trong họ còn một chút sức phản kháng, còn tha thiết một cuộc sống có ý ngh a hơn Nhưng Mị lúc này dường như đã phó mặc cuộc sống c a mình cho định mệnh, không nghĩ gì về thân phận c a mình n a, thậm chí cũng không có ý thức về thời gian sống n a Cô không nhớ rằng mình về làm dâu nhà Pá Tra . c a cuộc đời hai nhân vật chính và được trình bày theo trình tự thời gian. Có thể thấy hai chặng c a câu chuyện diễn ra ở hai đ a điểm Hồng Ngài và Phiềng Sa. Đọan một là thời gian Mị và A. động đấu tranh tự phát để giải thoát c a Mị và A Phủ: cắt dây trói, trốn đi. Đoạn đầu là quãng đường đấu tranh tự phát c a họ. Đọan thứ hai là quãng thời gian Mị và A Phủ ở Phiềng Sa. Đến. Tìm hiểu "Vợ chồng A Phủ" c a Tô Hoài VỢ CHỒNG A PHỦ C A TÔ HOÀI Năm 1952 Tô Hoài đi với bộ đội trong chiến dịch

Ngày đăng: 28/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w