1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tài liệu Tìm hiểu C# và ứng dụng của C# p 19 docx

6 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 339,52 KB

Nội dung

Lập trình với C# Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang 119 13.1.2 Tạo một ứng dụng Windows Form khác Trong ứng dụng trên ta đã thảo luận sơ qua về ứng dụng Windows Form, phần này ta sẽ tạo một ứng dụng Windows khác thực tế hơn. Ứng dụng có tên là FileCopier, cho phép chép hay xóa một hoặc nhiều tập tin từ vị trí này sang vị trí khác. Mục đích của ứng dụng là minh họa sâu hơn về các kỹ năng lập trình C# giúp người đọc hiểu thêm về namespace Windows.Forms . Giao diện của ứng dụng sau khi hoàn chỉnh sẽ như sau : Lập trình với C# Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang 120 Hình 13-7 Giao diện người dùng của ứng dụng FileCopier. Giao diện của ứng dụng gồm các thành phần sau : • Labels: Các tập tin nguồn (Source Files) and Thư múc đích (Target Directory). • Buttons: Bỏ các dấu chọn trên cây bên trái (Clear), Copy, Delete, and Cancel. • Checkbox : ghi đè lên nếu đã có sẵn ( "Overwrite if exists" ) • Checkbox : hiển thị đường dẫn của mục được trọn ở cây bên phải. • Hai cây (TreeView) chứa tập tin. Khi người dùng nhấn vào Button ‘Copy’ thì tất các tập tin được chọn ở cây bên trái sẽ được chép qua cây bên phải, cũng như khi nhấn vào Button ‘Delete’ thì sẽ xóa các tập tin được chọn. 13.1.2.1 Tạo giao diện cho ứng dụng Đầu tiên ta tạo một dự án Windows Form mới có tên FileCopier. IDE sẽ hiển thị màn hình thiết kế ( Designer ) lên, ta sẽ thực hiện kéo thả các Label, Button, Checkbox TreeView cho đến khi thích hợp như hình dưới đây : Lập trình với C# Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang 121 Hình 13-8 Tạo giao diện ứng dụng bằng cách kéo thả dùng Designer Sau khi tạo giao diện xong, ta đặt thuộc tính CheckBoxes cho cây bên trái có tên tvwSource thành true, còn cây bên phải có tên tvwTargetDir thành false, để thực hiện ta đơn giản chỉ chọn sửa đổi trên cửa sổ thuộc tính của từng đối tượng. Khi ta nhấn đúp lên bất kỳ Điều khiển nào thì tự động Visual Studio .NET sẽ phát sinh ra mã tương ứng để bắt sự kiện của Điều khiển đó đặt con trỏ ( Cursor ) vào ngay tại hàm đó, ta nhấn đúp vào Button “ Cancel ” bổ sung mã như sau : protected void btnCancel_Click( object sender, System.EventArgs e) { Application.Exit( ); } 13.1.2.2 Quản lý điều khiển TreeView Trong ứng dụng này, hai điều khiển TreeView hoạt động tương tự nhau, ngoại trừ điều khiển cây bên trái tvwTargetDir có thuộc tính CheckBoxes là true và liệt kê cả tập tin lẫn thư mục, còn cây bên phải là false chỉ liệt ke thư mục. Mặc nhiên thì điều khiển cây cho phép chọn nhiều mục một lúc, nhưng ta sẽ chỉnh lại sao cho chỉ cây bên trái tvwSource mới được chọn nhiều mục một lúc,bên phải thì không. Ta sẽ tạo ra một hàm đẩy dữ liệu vào cây : private void FillDirectoryTree(TreeView tvw, bool isSource) Có 2 tham số : TreeView tvw : điều khiển cây cần đẩy dữ liệu vào Bool isSource: cờ xác định là dữ liệu đẩy cho cây. Nếu isSource là true thì cây sẽ liệt kê cả tập tin thư mục, false thì chỉ có tập tin. Hàm này sẽ được dùng chung cho cả hai điều khiển cây : Lập trình với C# Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang 122 FillDirectoryTree(tvwSource, true); FillDirectoryTree(tvwTargetDir, false); Đối tượng TreeNode Điều khiển TreeView có một thuộc tính Nodes. thuộc tính này nhận vào một đối tượng TreeNodeCollection , đối tượng này thực chất là một mảng chứa các đối tượng TreeNode , mỗi một TreeNode là một nút trên cây. Trước tiên ta cần khởi tạo cây về rỗng : tvw.Nodes.Clear( ); Sau đó ta gọi hàm tĩnh GetLogicalDrives() của đối tượng Enviroment để lấy về tất cả các ổ đĩa logic hiện đang có trên máy. Đối tượng Enviroment cung cấp các thông tin như : tên máy tính, phiên bản hệ điều hành, hệ thống thư mục … trên máy tính hiện hành. string[] strDrives = Environment.GetLogicalDrives( ); strDrives sẽ chứa tên các ổ đĩa logic hiện có trên máy. Sau đó ta sẽ duyệt qua từng ổ đĩa bằng cách dùng lệnh foreach. Với mỗi ổ đĩa logic, ta gọi hàm GetDirectories() của đối tượng DirectoryInfo. Hàm này sẽ trả về danh sách các đối tượng DirectoryInfo, chứa tất cả các tập tin thư mục trên ổ đĩa logic đó. Những tại đây ta không quan tâm đến kết quả mà nó trả về, mục đích ta gọi hàm này chủ yếu là để kiểm tra xem các ổ đĩa có hợp lệ hay không, nếu có bất kỳ một lỗi nào trên ổ đĩa thì hàm GetDirectories() sẽ quăng ra một ngoại lệ. Ta sẽ dùng khối bắt lỗi try…catch để bắt lỗi này. foreach (string rootDirectoryName in strDrives) { DirectoryInfo dir = new DirectoryInfo(rootDirectoryName); dir.GetDirectories( ); } Khi ỗ đĩa hợp lệ, ta sẽ tạo ra một TreeNode ứng với rootDirectoryName ổ đĩa đó, chẳng hạn như : “C:\”, “D:\” …Rồi thêm TreeNode này vào điều khiển cây dùng hàm Add() thông qua thuộc tính Nodes của cây. TreeNode ndRoot = new TreeNode(rootDirectoryName); tvw.Nodes.Add(ndRoot); Tiếp theo ta tiến hành duyệt trên mọi thư mục con của đối tượng TreeNode gốc trên, để làm điều này ta gọi hàm GetSubDirectoriesNodes( ), hàm này cần nhận vào các đối số : TreeNode gốc, tên của cờ xác định là có đẩy cả tập tin vào cây hay không. if (isSource) { GetSubDirectoryNodes(ndRoot, ndRoot.Text, true); } else { GetSubDirectoryNodes(ndRoot, ndRoot.Text, false); } Lập trình với C# Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang 123 Duyệt đệ qui trên các thư mục con Hàm GetSubDirectoryNodes() bắt đầu bằng việc gọi hàm GetDirectories() để nhận về một danh sách các đối tượng DirectoryInfo : private void GetSubDirectoryNodes( TreeNode parentNode, string fullName, bool getFileNames) { DirectoryInfo dir = new DirectoryInfo(fullName); DirectoryInfo[] dirSubs = dir.GetDirectories( ); Ở đây ta thấy node truyền vào có tên là parentNode ( nút cha ), nghĩa là những nút sau này sẽ được xem là nút con của nó. Bạn sẽ rõ hơn khi tìm hiểu hết hàm này. Ta tiến hành duyệt qua danh sách các thư mục con dirSubs, bỏ qua các mục có trạng thái là ẩn ( Hidden ). foreach (Directory dirSub in dirSubs) { if ( (dirSub.Attributes & FileSystemAttributes.Hidden) != 0 ) { continue; } FileSystemAttributes là biến có kiểu enum, nó chứa một số giá trị như : Archive, Compressed, Encrypted, Hidden, Normal, ReadOnly …Nếu như mục hiện hành không ở trạng thái ẩn, ta sẽ tạo ra một TreeNode mới với tham số là tên của nó. Sau đó Thêm nó vào nút cha parentNode : TreeNode subNode = new TreeNode(dirSub.Name); parentNode.Nodes.Add(subNode); Ta sẽ gọi lại đệ qui hàm GetDirectoriesNodes() để liệt kê hết mọi mục con trên thư nút hiện hành, với ba thông số : nút được chuyển vào như nút cha, tên đường dẫn đầy đủ của mục hiện hành cờ trạng thái. GetSubDirectoryNodes(subNode,dirSub.FullName,getFileNames); Chú ý : Thuộc tính dirSubs.FullName sẽ trả về đường dẫn đầy đủ của mục hiện hành ( “C:\dir1\dir2\file1” ), còn thuộc tính dirSubs.Name chỉ trả về tên của mục hiện hành ( “file1”). Khi ta tạo ra một nút con subNode, ta chỉ truyền cho nó tên của mục hiện hành, vì ta chỉ muốn hiển thị thị tên của nó trên cây. Còn khi ta gọi đệ qui hàm GetSubDirectoryNodes() thì ta cần truyền cho nó tên đường dẫn đầy đủ của mục hiện hành, để có thể liệt kê toàn bộ mục con cùa thực mục đang xét. Đến đây chắc bạn đã hiểu được sự phân cấp của cấu trúc cây tại sao hàm GetSubDirectoryNodes() cần truyền có đối số FullName. Lấy về các tập tin trong thư mục Nếu biến cờ getFileNames là True thì ta sẽ tiến hành lấy về tất cả các tập tin thuộc thư mục. Để thực hiện ta gọi hàm GetFiles() của đối tượng DirectoryInfo, hàm này sẽ trả về danh sách các đối tượng FileInfo. Ta sẽ duyệt qua danh sách này để lấy ra Lập trình với C# Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang 124 tên của từng tập tin một, sau đó tạo ra một nút TreeNode với tên này, nút này sẽ được thêm vào nút cha parentNode hiện hành. 13.1.2.3 Quản lý sự kiện trên điều khiển cây Trong ứng dụng này, chúng ta sẽ phải quản lý một số sự kiện. Đầu tiên là sự kiện người dùng nhấn lên ô CheckBox để chọn các tập tin hay thư mục ở cây bên phải hay nhấn các nút ở cây bên phải. Tiếp theo là các sự kiện nhấn vào Button ‘Cancel’, ‘Copy’,’Delete’ hay ‘Clear’. Ta sẽ khảo sát sự kiện trên điều khiển cây trước. Sự kiện chọn một nút trên điều khiển cây bên trái Khi người dùng muốn chọn một tập tin hay thư mục để chép hay xóa. Ứng với mỗi lần chọn sẽ phát sinh ra một số sự kiện tương ứng. Ta sẽ bắt sự kiện AfterCheck của điều khiển cây. Ta gõ vào các đoạn mã sau : tvwSource.AfterCheck += new TreeViewEventHandler( this.tvwSource_AfterCheck ); Ta viết lệnh thực thi cho hàm bắt sự kiện AfterCheck có tên là tvwSource_AfterCheck, hàm này có hai tham số : đầu tiên là biến Sender chứa thông tin về đối tượng phát sinh ra sự kiện, thứ hai là đối tượng TreeViewEventArgs chứa thông tin về sự kiện phát ra. Ta sẽ đánh dấu là chọn cho thư mục được chọn tất cả các tập tin hay thư mục con của thư mục đó thông qua hàm SetCheck() : protected void tvwSource_AfterCheck ( object sender, System.Windows.Forms.TreeViewEventArgs e) { SetCheck(e.node,e.node.Checked); } Hàm SetCheck() sẽ tiến hành thực hiện đệ qui trên nút hiện hành, hàm gồm hai tham số : nút cần đánh dấu cờ xác định là đánh dấu hay bỏ đánh dấu chọn, nếu thuộc tính Count bằng không ( nghĩa là nút này là nút lá ) thì ta sẽ đánh dấu chọn cho nút đó. Nếu không ta gọi đệ qui lại hàm SetCheck() : private void SetCheck(TreeNode node, bool check) { node.Checked = check; foreach (TreeNode n in node.Nodes) { if (node.Nodes.Count == 0) { node.Checked = check; } else { SetCheck(n,check); } } } . Mục đích của ứng dụng là minh họa sâu hơn về các kỹ năng l p trình C# và gi p người đọc hiểu thêm về namespace Windows.Forms . Giao diện của ứng dụng sau. Windows Form, phần này ta sẽ tạo một ứng dụng Windows khác thực tế hơn. Ứng dụng có tên là FileCopier, cho ph p ch p hay xóa một hoặc nhiều t p tin từ vị

Ngày đăng: 26/01/2014, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 13-7 Giao diện người dùng của ứng dụng FileCopier. - Tài liệu Tìm hiểu C# và ứng dụng của C# p 19 docx
Hình 13 7 Giao diện người dùng của ứng dụng FileCopier (Trang 2)
Hình 13-8 Tạo giao diện ứng dụng bằng cách kéo thả dùng Designer - Tài liệu Tìm hiểu C# và ứng dụng của C# p 19 docx
Hình 13 8 Tạo giao diện ứng dụng bằng cách kéo thả dùng Designer (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w