Trong một vài năm gần đây, việc áp dụng ontology như một hình thức biểu diễntri thức trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau đã có những bước tiến quan trọng.Ontology mô tả không chỉ khái
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
1 CÁC KHÁI NIỆM 4
1.2 Tổng quan về Ontology: 4
1.3 Logic mô tả 7
2 ỨNG DỤNG CỦA ONTOLOGY 8
2.1 Mạng ngữ nghĩa 8
2.2 Hệ chuyên gia 11
2.3 Lập trình hướng đối tượng 12
3 PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ONTOLOGY 13
4 NGÔN NGỮ ONTOLOGY WEB LANGUAGE (OWL) DL 14
5 CÔNG CỤ PROTÉGÉ 18
6 XÂY DỰNG CƠ SỞ TRI THỨC Y KHOA BẰNG ONTOLOGY 19
6.1 Mục tiêu 19
6.2 Thông tin kỹ thuật 20
6.3 Các khái niệm chủ yếu 21
6.4 Định nghĩa các quan hệ 22
6.5 Biểu diễn luật 24
KẾT LUẬN 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
2
Trang 3MỞ ĐẦU
Việc biểu diễn tri thức đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khẳng định khảnăng giải quyết vấn đề của một hệ cơ sở tri thức Để hiểu rõ điều này, ta hãy tìm hiểu
về mối liên hệ giữa tri thức và biểu diễn tri thức
Tri thức là tập hợp các thông tin được phát biểu một cách tường minh
Biểu diễn tri thức là một phương pháp mã hóa tri thức sao cho máy tính có thể xử
lý được chúng
Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, nhất là thông tin trên web đang được rấtnhiều nhà nghiên cứu quan tâm Thế nhưng máy tính hiện nay chỉ có tác dụng nhận vàhiển thị thông tin chứ không có khả năng đọc và hiểu được thông tin Do vậy, việc tìmkiếm, tách chiết, lập luận để đưa ra tri thức cần thiết càng ngày càng khó khăn Năm
1998, Tim Berners-Lee đã đề xuất ra web ngữ nghĩa (Semantic web), một sự phát triểncủa web hiện tại Theo ông, web ngữ nghĩa ra đời sẽ khắc phục được những nhượcđiểm quan trong của web hiện tại, làm cho máy tính có thể hiểu thông tin trên web vànhư thế việc xử lý thông tin trên web trở nên thuận lợi và chính xác hơn Cũng theoông, nền tảng cơ bản của web ngữ nghĩa là Ontology
Trong một vài năm gần đây, việc áp dụng ontology như một hình thức biểu diễntri thức trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau đã có những bước tiến quan trọng.Ontology mô tả không chỉ khái niệm và thuộc tính mà còn cung cấp các quan hệ cũngnhư các tiên đề phục vụ cho việc suy luận Ontology có rất nhiều lợi thế như cho phépthêm ngữ nghĩa vào dữ liệu, quản lý và cập nhật tri thức, tích hợp dữ liệu cũng như tái
sử dụng các thành phần dễ dàng hơn Nhờ đó, ontology là mô tả chính thức của một số
bộ từ vựng chuyên môn
Công dụng quan trọng nhất của ontology là biểu diễn tri thức Ontology đã được
sử dụng thành công trong các hệ thống chuyên gia, mạng ngữ nghĩa… Do hình thức lýthuyết là logic mô tả, ontology có lợi thế cả về diễn đạt ngữ nghĩa lẫn cơ chế suy luận.Mục tiêu của bài thu hoạch này là tiếp cận các kiến thức về ontology, cũng nhưngôn ngữ OWL (Ontology Web Language), từ đó xây dựng thử nghiệm một hệ cơ sởtri thức về lĩnh vực y khoa
3
Trang 4Trong ngành khoa học máy tính và khoa học thông tin, Ontology mang ý nghĩa là cácloại vật và quan hệ giữa chúng trong một hệ thống hay ngữ cảnh cần quan tâm Các loạivật này còn được gọi là khái niệm, thuật ngữ hay từ vựng có thể được sử dụng trong mộtlĩnh vực chuyên môn nào đó Ontology cũng có thể hiểu là một ngôn ngữ hay một tập cácquy tắc được dùng để xây dựng một hệ thống Ontology Một hệ thống Ontology địnhnghĩa một tập
các từ vựng mang tính phổ biến trong lĩnh vực chuyên môn nào đó và quan hệ giữachúng Sự định nghĩa này có thể được hiểu bởi cả con người lẫn máy tính Một cách kháiquát, có thể hiểu Ontology là "một biểu diễn của sự khái niệm hoá chung được chia sẻ"của một miền hay lĩnh vực nhất định Nó cung cấp một bộ từ vựng chung bao gồm cáckhái niệm, các thuộc tính quan trọng và các định nghĩa về các khái niệm và các thuộc tínhnày Ngoài bộ từ vựng, Ontology còn cung cấp các ràng buộc, đôi khi các ràng buộc nàyđược coi như các giả định
cơ sở về ý nghĩa mong muốn của bộ từ vựng, nó được sử dụng trong một lĩnh vực mà cóthể được giao tiếp giữa người và các hệ thống ứng dụng phân tán khác
Ontology được sử dụng trong trí tuệ nhân tạo, công nghệ Web ngữ nghĩa (Semantic
4
Trang 5Web), các hệ thống kỹ thuật, kỹ thuật phần mềm, tin học y sinh và kiến trúc thông tin như
là một hình thức biểu diễn tri thức về thế giới hoặc một số lĩnh vực cụ thể Việc tạo ra cáclĩnh vực về Ontology cũng là cơ sở để định nghĩa và sử dụng của cơ cấu một tổ chức kiếntrúc(an enterprise architecture framework)
Định nghĩa 1:
Thông thường, ontology được định nghĩa như một cấu trúc bao gồm những thànhphần sau (Gruber 1993; Fensel 2001):
• C – tập các khái niệm (Concept);
• I – tập các thể hiện của khái niệm;
• R – tập các quan hệ hai ngôi được định nghĩa trên C;
• Z – tập các tiên đề, là các công thức logic biểu diễn các ràng buộc toàn vẹn
trong tập các thể hiện và khái niệm
Định nghĩa 2:
Một ontology là một bộ tứ O = (C, P, R, A), trong đó:
• C là một tập các khái niệm được định nghĩa trong một miền Một khái niệm
thường được xem như một lớp của ontology
• P là một tập các thuộc tính Một thuộc tính p ∈ P được định nghĩa như một
thể hiện của một quan hệ ba ngôi có dạng p(c, v, f), trong đó c ∈ C là một
khái niệm ontology, v là một giá trị thuộc tính gắn với c và f định nghĩa các mặt giới hạn trên v Một vài mặt giới hạn bao gồm loại (ft), lực lượng (fc) và
phạm vi (fr) Mặt giới hạn ft có thể là bất kỳ kiểu dữ liệu nào được hỗ trợ bởi
trình soạn thảo ontology, ví dụ như ft ∈ {boolean, integer, float, string,
symbol, instance, class, …} Mặt giới hạn lực lượng fc định nghĩa cận trên
vàcận dưới của số lượng giá trị thuộc tính Mặt giới hạn phạm vi fr chỉ định một phạm vi các giá trị có thể gán cho thuộc tính
• R = {r | r ⊆ C × C × Rt} là một tập các quan hệ ngữ nghĩa hai ngôi
được định nghĩa giữa các khái niệm trong C Rt = {một-một, một-nhiều,nhiều- nhiều} là tập các kiểu quan hệ
• A là một tập các tiên đề Mỗi tiên đề là một chân lý hoặc luật suy diễn.
O ntology lĩnh vực:
Một Ontology lĩnh vực mô hình hóa một lĩnh vực chuyên môn, hay một phần của thế giới Ontology lĩnh vực thể hiện những ý nghĩa riêng của các vấn đề khi áp dụng vào lĩnh vực đó Ví dụ, từ “card” có nhiều rất nghĩa Một ontology chuyên về bài pocker sẽ mô phỏng nghĩa “playing card” (lá bài) của thế giới, trong khi một
5
Trang 6ontology lĩnh vực về máy tính lại mô phỏng ý nghĩa “puched card” (thẻ đục lỗ) và
“video card” (card màn hình)
Định nghĩa 3:
Một Ontology lĩnh vực định nghĩa một tập các thuật ngữ gọi là khái niệm Cácmối quan hệ giữa những khái niệm này diễn tả một thế giới mục tiêu Ontology lĩnhvực được định nghĩa qua bốn tầng, bao gồm tầng lĩnh vực, tầng phân hệ, tầng sựkiện, và tầng chứa các lớp Một ontology miền thể hiện một tên miền của mộtontology và bao gồm nhiều phân hệ khác nhau được định nghĩa bởi các chuyên giatrong lĩnh vực Mỗi phân hệ được tổ hợp bới các tập sự kiện, kế thừa từ những bảnthông tin bởi các chuyên gia lĩnh vực Mỗi sự kiện bao gồm một vài khái niệm của củatầng chứa lớp Trong tầng chứa lớp, mỗi khái niệm chứa một tên khái niệm, một tậpthuộc tính và một tập tóa tử cho một ứng dụng lĩnh vực Ontology lĩnh vực có ba loạiquan hệ, bao gồm khái quát hóa, quy nạp và liên đới Quan hệ giữ lĩnh vực và các phân
hệ tương ứng là sự khái quát hóa, thể hiện quan hệ “thuộc loại” Quan hệ giữa mỗiphân hệ và những sự kiện tương ứng là sự quy nạp Quan hệ quy nạp diễn tả quan hệ
“là một phần của” Liên đới là một quan hệ ngữ nghĩa giữa các lớp trong một tầng
Hình 1: Mô hình Ontology lĩnh vực
6
Trang 7
Ontology thượng tầng:
Một ontology thượng tầng (hay ontology nền) là một mô hình các đối tượngthuật ngữ thông dụng mà có thể áp dụng cho số lượng lớn các ontology miền.Ontology thượng tầng chứa một từ điển cốt lõi trong đó mô tả những đối tượng thuậtngữ thuộc một tập hợp các lĩnh vực Có rất nhiều ontology được chuẩn hóa có thể sửdụng được, bao gồm Dublin Core, GFO, OpenCyc/ResearchCyc, SUMO, and DOLCE.WorldNet, đôi khi được xem như một ontology thượng tầng, thực ra không hoàn toàn
là một ontology Mặc dù vậy, WorldNet được cài đặt như là một công cụ ngôn ngữ đểnghiên cứu ontology lĩnh vực
1.3 Logic mô tả
Logic mô tả (Description logics, viết tắt DL) là một họ các ngôn ngữ biểu diễn trithức có thể sử dụng để biểu diễn tri thức thuật ngữ của một miền ứng dụng theo mộtcách có cấu trúc và được hiểu rõ một cách hình thức Mặt khác, cái tên logic mô tả có
ý nói đến các mô tả về khái niệm được dùng để mô tả một miền và ngữ nghĩa dựa trênlogic (logic-based semantics) thu được qua việc dịch từ logic mệnh đề bậc nhất Logic
mô tả được thiết kế như là một mở rộng của khung ngữ nghĩa (semantic frame) và lướingữ nghĩa (semantic network), vốn không được trang bị một ngữ nghĩa dựa trên logichình thức
Cú pháp: bao gồm
• Một tập các ký hiệu mệnh đề dùng để ký hiệu các tên khái niệm (concept name);
• Một tập các ký hiệu mệnh đề đôi để ký hiệu các tên vai trò (role name);
• Một định nghĩa đệ quy để định nghĩa các thuật ngữ khái niệm từ các tên khái niệm và tên vai trò bằng cách sử dụng các tạo tử (constructor)
Trong lôgic mô tả, các tên khái niệm được xem là các khái niệm nguyên tử,các tên vai trò được coi là các vai trò nguyên tử Nhìn chung, một khái niệm đạidiện cho tập các cá thể thuộc về nó, và một vai trò đại diện cho một quan hệ giữacác khái niệm
Cú pháp của một thành viên trong gia đình lôgic mô tả được đặc trưng bởiđịnh nghĩa đệ quy của nó, các định nghĩa đệ quy này định nghĩa các tạo tử có thểđược dùng để tạo các thuật ngữ khái niệm
Một số tạo tử thông dụng bao gồm các tạo tử lôgic trong logic bậc nhất nhưphép giao (intersection) hay tuyển (conjunction) của các khái niệm, phép hợp(union) hay hội (disjunction) của các khái niệm, phép phủ định (negation) hay lấy
Trang 8phần bù (complement) của các khái niệm, hạn chế giá trị (hạn chế với mọi universal restriction), hạn chế tồn tại (existential resctriction), v.v Các tạo tửkhác có thể còn bao gồm các hạn chế đối với các vai trò thường thấy trong cácquan hệ nhị phân, ví dụ, tính đảo (inverse), tính bắc cầu (transitivity), chức năng(functionality), v.v Đặc biệt đối với phép giao và phép hợp, lôgic mô tả sử dụngcác ký hiệu và để phân biệt chúng với ∧ và ∨ trong lôgic bậc nhất.
-Dưới đây là một ví dụ về định nghĩa cú pháp của lôgic mô tả:
• một khái niệm nguyên tử là một khái niệm;
• khái niệm đỉnh ( ) là một khái niệm;
• khái niệm đáy ( ) là một khái niệm;
• phần bù của một khái niệm C cũng là một khái niệm (ký hiệu là ¬C);
• giao của hai khái niệm C và D cũng là một khái niệm (ký hiệu là C D);
• nếu C là một khái niệm và R là một tên vai trò, thì ∀R.C (hạn chế giá trị)cũng là một khái niệm;
• nếu R là một tên vai trò, thì ∃R. (hạn chế tồn tại) cũng là một khái niệm
2 ỨNG DỤNG CỦA ONTOLOGY
2.1 Mạng ngữ nghĩa
Người đặt nền tảng cho mạng thông tin toàn cầu Tim Berners-Lee đã nhiều lần đềcập đến mạng ngữ nghĩa (Sematic Web) Trong đó, các hệ thống có thể giao tiếp vớinhau, phân tích và diễn giải ý nghĩa của mọi dữ liệu trên site, rồi tập hợp nội dung liênquan từ nhiều nguồn khác nhau Nhờ đó, một công ty du lịch sẽ biết khách hàng của
họ có bao nhiêu đứa con, công việc, sở thích riêng để tìm ra điểm nghỉ mát lý tưởngnhất cho cả gia đình
Ý tưởng trọng tâm của là tạo ra những "metadata": chuỗi các cơ sở dữ liệu nốitiếp nhau, có nhiệm vụ bổ sung cho thông tin trên web để các máy tính có thể hiểu và
Trang 9giải quyết những vấn đề ngữ nghĩa phức tạp.
Mạng ngữ nghĩa được tổ chức dưới dạng một đồ thị, trong đó các nút biểu diễncác đối tượng và cung biểu diễn quan hệ giữa các đối tượng
Trang 11Hình 2: Một mô hình mạng ngữ nghĩa
Không chỉ thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin, mạng ngữ nghĩa còn hỗ trợ cơchế suy diễn khá hiệu quả mà điển hình là bài toán tam giác tổng quát
Hình 3: Mạng ngữ nghĩa dùng để giải toán tam giác
Việc tiếp cận ngữ nghĩa tài nguyên Web thông qua các Ontology thì mềmdẻo hơn vì người sử dụng có thể lựa chọn bộ từ vựng và các ràng buộc trong cácOntology Ví dụ, các ứng dụng trong các miền khác nhau có thể sử dụng cácOntology khác nhau Đặc biệt, các Ontology có thể được sử dụng để đặc tả ý nghĩacủa các tài nguyên Web (thông qua các chú thích) bằng cách xác nhận các tàinguyên như các trường hợp cụ thể của một số khái niệm quan trọng và hay hoặckhẳng định các tài nguyên có quan hệ với các tài nguyên khác thông qua một sốthuộc tính quan trọng đã định nghĩa trong các Ontology
2.2 Hệ chuyên gia
Với năng biểu diễn tri thức và cơ chế suy luận dựa trên logic mô tả,ontology là mô hình tuyệt vời cho các hệ chuyên gia So với phương pháp biểudiễn bằng luật sinh vốn chỉ hỗ trợ quan hệ nếu… thì…, ontology cho phép biểudiễn tri thức của chuyên gia một cách đa dạng và phong phú hơn qua nhiều loại
Trang 12quan hệ khác nhau mà người
dùng có thể tự định nghĩa
2.3 Lập trình hướng đối tượng
Ontology là một đồ thị thưa có kích thước lớn nên việc biểu diễn dưới dạng matrận liên kết là không khả thi
Hình 4: Không thể hiện thực Ontology dưới dạng ma trận liên kết
Khi ứng dụng vào thực tế, Ontology thường được biểu diễn dưới dạng frame vàđiều này khá phù hợp với lập trình hướng đối tượng Ngôn ngữ lập trình hướng đốitượng hỗ trợ rất mạnh các khái niệm tương ứng với Ontology như lớp, thuộc tính(quan hệ) và các thực thể Do đó, đây là công cụ hoàn hảo để cài đặt Ontology
HìnhHình 5: Siêu mô hình của một Ontology cài đặt bằng hướng đối tượng
Trang 13Ngược lại, Ontology mở rộng khả năng của lập trình hướng đối tượng Thay vìphải tập trung vào việc cài đặt cơ sở dữ liệu và các thuật toán xử lý, mô hình Ontologyhướng nỗ lực của người thiết kế sang việc khai báo và mô tả tri thức Việc này còn chophép những chuyên gia có thể tạo dựng nên những ứng dụng hữu ích mà không cần
am hiểu nhiều về lập trình Đây rõ ràng là mục tiêu mà các ngôn ngữ lập trình thế hệmới đang cố gắng hiện thực hóa
Quy trình phát triển Ontology là một quy trình gồm nhiều bước, tuy nhiên vẫnchưa có một phương pháp chuẩn hóa nào để phát triển các ontologies Sau đây là quytrình phát triển gồm 7 bước do Stanford Center for Biomedical Informatics Researchđưa ra (đây là nhóm phát triển phần mềm Protégé để trình diễn và soạn thảoOntology)
+ Bước 1: Xác định lĩnh vực và phạm vi của Ontology
Trong giai đoạn này cần xác định mục đích của việc xây dựng ontology là gì? Phục vụ đối tượng nào? Ontology sắp xây dựng cần có đặc điểm gì, liên quan đến lĩnh vực, phạm vi nào Quá trình khai thác, quản lý và bảo trì ontology được thực hiện ra sao?
+ Bước 2: Xem xét việc sử dụng lại các ontology có sẵn
Cấu trúc của một Ontology bao gồm 3 tầng: tầng trừu tượng (Abstract), tầngmiền xác định (Domain) và tầng mở rộng (Extension) Trong đó tầng trừu tượng cótính tái sử dụng rất cao, tầng miền xác định có thể tái sử dụng trong một lĩnh vực nhấtđịnh Cộng đồng Ontology cũng đang lớn mạnh và có rất nhiều Ontology đãđược tạo ra, với tâm huyết của nhiều chuyên gia Do đó trước khi bắt đầu xây dựngontology, cần xét đến khả năng sử dụng lại các ontology đã có Nếu có thể sử dụng lạimột phần các ontology đã có, chi phí bỏ ra cho quá trình xây dựng ontology sẽ giảm đirất nhiều
+ Bước 3: Liệt kê các thuật ngữ quan trọng
Ontology được xây dựng trên cơ sở các khái niệm trong một lĩnh vực cụ thể, vìvậy khi xây dựng ontology cần bắt đầu từ các thuật ngữ chuyên ngành để xây dựngthành các lớp trong ontology tương ứng Tất nhiên không phải thuật ngữ nào cũngđưa vào ontology, vì chưa chắc đã định vị được cho thuật ngữ đó Do đó cần phải liệt
kê các thuật ngữ, để xác định ngữ nghĩa cho các thuật ngữ đó, cũng như cân nhắc vềphạm vi của ontology Việc liệt kê các thuật ngữ còn cho thấy được phần nào tổngquan về các khái niệm trong lĩnh vực đó, giúp cho các bước tiếp theo được thuận lợi
+ Bước 4: Xác định các lớp và phân cấp của các lớp
Công việc xác định các lớp không chỉ đơn giản là tiến hành tìm hiểu về ngữnghĩa của các thuật ngữ đã có để có được các mô tả cho thuật ngữ đó, mà còn phảiđịnh vị cho các lớp mới, loại bỏ ra khỏi ontology nếu nằm ngoài phạm vi củaontology hay hợp nhất với các lớp đã có nếu có nhiều thuật ngữ có ngữ nghĩa như nhau(đồng nghĩa, hay đa ngôn ngữ) Ngoài ra không phải thuật ngữ nào cũng mang tính
Trang 14chất như một lớp.
Một công việc cần phải tiến hành song song với việc xác định các lớp là xác định phâncấp của các lớp đó Việc này giúp định vị các lớp dễ dàng hơn
Có một số phương pháp tiếp cận trong việc xác định phân cấp của các lớp:
• Phương pháp từ trên xuống (top-down): bắt đầu với định nghĩa của các lớptổng quát nhất trong lĩnh vực và sau đó chuyên biệt hóa các khái niệm đó Ví dụ: TrongOntology về quản lý nhân sự, ta bắt đầu với lớp Người, sau đó chuyên biệt hóa lớpNgười đó bằng cách tạo ra các lớp con của lớp Người như : Kỹ sư, Công nhân, Bácsỹ,… Lớp Kỹ sư cũng có thể chuyên biệt hóa bằng cách tạo ra các lớp con như Kỹ sưCNTT, Kỹ sư điện, Kỹ sư cơ khí, …
• Phương pháp từ dưới lên (bottom-up): bắt đầu với định nghĩa của các lớp cụthể nhất, như các lá trong cây phân cấp Sau đó gộp các lớp đó lại thành các khái tổngquát hơn Ví dụ: ta bắt đầu với việc định nghĩa các lớp như: nhân viên lễ tân, nhânviên vệ sinh, nhân viên kỹ thuật Sau đó tạo ra một lớp chung hơn cho các lớp đó làlớp nhân viên
• Phương pháp kết hợp: kết hợp giữa phương pháp từ trên xuống và từ dướilên: bắt đầu từ định nghĩa các lớp dễ thấy trước và sau đó tổng quát hóa và chuyênbiệt hóa các lớp đó một cách thích hợp Ví dụ ta bắt đầu với lớp nhân viên trước, làthuật ngữ hay gặp nhất trong quản lý nhân sự Sau đó chúng ta có thể chuyên biệt hóathành các lớp con: nhân viên lễ tân, nhân viên vệ sinh,… hoặc tổng quát hóa lênthành lớp Người
+ Bước 5: Xác định các thuộc tính
Để xác định thuộc tính cho các lớp, ta quay trở lại danh sách các thuật ngữ đã liệt
kê được Hầu hết các thuật ngữ còn lại (sau khi đã xác định lớp) là thuộc tính của cáclớp đó Với mỗi thuộc tính tìm được, ta phải xác định xem nó mô tả cho lớp nào Cácthuộc tính đó sẽ trở thành thuộc tính của các lớp xác định Ví dụ lớp Người có cácthuộc tính sau: Họ, Tên, Ngày sinh, Giới tính, Nghề nghiệp, Địa chỉ, Điện thoại,…
+ Bước 6: Xác định giới hạn của các thuộc tính (lực lượng, kiểu giá trị).
Các thuộc tính có thể có nhiều khía cạnh khác nhau: như kiểu giá trị, các giá trịcho phép, số các thuộc tính (lực lượng), và các đặc trưng khác mà giá trị của thuộctính có thể nhận Ví dụ: “Năm sinh” của một “nhân viên” chỉ có duy nhất và là sốnguyên, có thể nhận giá trị từ 1948 đến 1990 Cần phải xác định các ràng buộc cho mộtthuộc tính càng chặt chẽ càng tốt, để tránh trường hợp nhập dữ liệu sai, dẫn đến đổ vỡcủa các ứng dụng sử dụng Ontology này
+ Bước 7: Tạo các thể hiện / thực thể
Bước cuối cùng là tạo ra các thể hiện của các lớp trong sự phân cấp Việc tạo thểhiện cho một lớp là quá trình điền các thông tin vào các thuộc tính của lớp đó
4 NGÔN NGỮ ONTOLOGY WEB LANGUAGE (OWL) DL
Ontology Web Language (OWL) là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để xuất bản
và chia sẻ dữ liệu sử dụng các ontology trên Internet OWL là một bộ từ vựng mở rộngcủa khung mô tả tài nguyên (RDF) và được kế thừa từ ngôn ngữ DAML+OIL Web