BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN “VỢ CHỒNG A PHỦ” A/ Yêu cầu cần đạt: - Qua một số bài tập giúp HS hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm - Rèn luyện thêm kĩ năn
Trang 1BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN
“VỢ CHỒNG A PHỦ”
A/ Yêu cầu cần đạt:
- Qua một số bài tập giúp HS hiểu sâu hơn về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích nhân vật; đặc biệt là phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
B/ Tiến trình bài dạy:
I.Vấn đề thảo luận:
1 Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài
2 Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ Chồng A Phủ” của Tô Hoài
II Gợi ý:
Câu 1:
- Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pa Tra, Mị là một cô gái trẻ trung, tràn đầy sức sống Cô giàu lòng tự trọng và có ý thức về cuộc sống thực sự Sau
Trang 2khi về làm dâu nhà thống lí, tâm hồn Mị đã trải qua bao nhiêu biến đổi chính sự biến đổi ấy đã cho thấy chiều sâu sức sống trong tâm hồn cô
- Những ngày đầu tiên về làm dâu, Mị vô cùng đau khổ, cô phản kháng một cách dữ dội Sự phản kháng ấy là biểu hiện của sức sống
+ Hàng mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc
+ Thậm chí cô còn muốn lấy cái chết để tự giải thoát cho mình
- Dần dần, bị đày đoạ trong những đau khổ triền miên, tâm hồn cô, sức sống của cô bị huỷ hoại
+ Trái tim cô trở nên tê liệt trước đau khổ bởi cô đã quen với cái khổ
+ Cô sống lặng lẽ như cái bóng âm thầm không sinh khí
+ Những dấu hiệu sự sống mất dần đi trong cô Cô không nói, không cười, không nhớ, không suy nghĩ
+ Cô đánh mất cả nỗi phẫn uất ngày nào, cô không còn tưởng đến cái chết nữa
+ Mị chỉ biết giam mình trong căn buồng như một nhà mồ chôn sống cuộc đời cô
- Nhưng sức sống tiềm tàng của Mị không chịu lụi tắt dù bị chà đạp Bởi thế không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết đã đánh thức sức sống trong cô, lay tỉnh tâm hồn cô
+ Cô bắt đầu nhẩm thầm lời bài hát
Trang 3+ Cô nhớ lại kí ức xa xưa những kí ức ấy là hiện thân của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc vẫn được giữ gìn trong đáy sâu tâm hồn Mị
+ Cô lại thấy đau khổ, thậm chí cô lại muốn chết để khỏi phải đối diện với quá khứ
+ Nhưng trên hết, cô thấy mình còn trẻ, cô muốn đi chơi Và cô hành động thật khoẻ khoắn chứ không lầm lũi, âm thầm nữa
- Nhưng nguồn sống vừa mới trổi dậy trong cô đã bị dập tắt một cách tàn nhẫn bởi vòng dây trói của A Sử Từ đây cô chìm sâu vào chai sạn hơn trước + Cô không gắn bó gì với cuộc sống xung quanh nữa Cô chỉ như cái bóng vật vờ bên bếp lửa
+ Cô dửng dưng với chính mình
+ Thậm chí cô vô cảm trước nỗi đau của người khác
- Nhưng vẫn có một ngọn lửa sống âm thầm, leo lét cháy trong trái tim của
Mị Ngọn lửa ấy được thổi bùng lên nhờ dòng nước mắt bò trên gò má đã sạm đen của A Phủ
+ Mị nhớ lại nỗi đau của chính mình
+ Cô thấy thương cho người đàn ông trước mặt và người phụ nữ ngày trước
bị trói đến chết ở cái nhà này
+ Cô thấy A Phủ phải chết thật phi lí
Trang 4+ Sức sống trong Mị trổi dậy cùng sự thức tỉnh của tâm hồn Nó giúp cô vùng lên cắt dây trói cho A Phủ và chạy theo anh để tự giải thoát cho chính mình
=> Miêu tả quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật Mị, Tô Hoài đã khám phá
và khẳng định nguồn sức sống mãnh liệt, tiềm tàng trong tâm hồn người lao động Chính nguồn sức sống ấy đã khiến Mị hồi sinh thực sự và dành lại được cuộc sống mà cô bị cướp mất
Câu 2:
* Giá trị hiện thực:
- TP đã tái hiện một bức tranh đời sống xã hội của các dân tộc miền núi Tây Bắc trước ngày giải phóng
+ Đó là chế độ PKMN bạo tàn, chà đạp con người bằng cường quyền và thần quyền
+ Đó là những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá riêng của các dân tộc miền núi
- Bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả chân thực số phận đau thương, bi thảm của người lao động nghèo miền núi
+ Họ bị tước đoạt quyền sống, quyền tự do hạnh phúc
+ Họ bị đày đoạ, chà đạp đến tàn lụi cả sức sống
* Giá trị nhân đạo:
Trang 5- Lòng cảm thương sâu sắc dành cho những số phận bất hạnh bị dày xéo, chà đạp, bị tước đoạt quyền tự do hạnh phúc
- Khám phá, bênh vực phẩm chất tốt đẹp, sức sống tiềm tàng của họ
- Chỉ ra con đường giải phóng thực sự cho con người lao động thoát khỏi cường quyền, thần quyền, đó là con đường đấu tranh
III Bài tập về nhà:
Màu sắc Tây Bắc được thể hiện như thế nào qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài