1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bài tham luận thị trường mở ppt

5 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 51 KB

Nội dung

Lãi suất chào mua trên thị trường mở (OMO) đã có sự gia tăng đáng chú ý trong khoảng một tháng trở lại đây; mốc hiện tại ghi nhận ở 10%/năm. Kết quả của phiên đấu thầu gần nhất dừng lại ở ngày 26/11/2010, phiên thứ 441 với 11 thành viên dự thầu, mua giấy tờ có giá kỳ hạn 7 ngày, khối lượng trúng thầu 2.148 tỷ đồng và lãi suất trúng thầu là 8,75%/năm. lãi suất chào mua nghiệp vụ thị trường mở kỳ hạn 7 ngày đã lên 10%/năm, tăng mạnh so với mức 8,75%/năm theo kết quả đấu thầu được cập nhật cuối tháng 11 vừa qua. Đó cũng là sự gia tăng đáng chú ý khi lãi suất này ở kỳ hạn 7 ngày thời điểm đầu năm chỉ ở mức 7%/năm, rồi lên 8%/năm và qua lần tăng đồng loạt các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước (từ ngày 5/11/2010) lên 8,75%/năm, hiện đã lên 10%/nămBên cạnh lãi suất, thời gian qua một số tổ chức đầu tư đưa ra thông tin tham khảo là Ngân hàng Nhà nước đã nối lại kỳ hạn 14 ngày trên thị trường mở. Tuy nhiên, kết quả cập nhật chính thống hiện chưa khẳng định điểm này, ngoài trạng thái duy nhất 1 kỳ hạn là 7 ngày Ngày 26/2, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Lễ bàn giao Dự án “Trang thiết bị, máy móc, nối mạng và thiết kế phần mềm nghiệp vụ thị trường tiền tệ và lưu ký giấy tờ có giá - Giai đoạn I” (gọi tắt Dự án AFD) về Sở Giao dịch NHNN. Dự án AFD có nhiệm vụ nâng cấp và đồng bộ hoá chương trình phần mềm ứng dụng của nghiệp vụ thị trường tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ chiết khấu, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, thấu chi và cho vay qua đêm; xây dựng chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch NHNN nhằm quản lý theo dõi và thanh toán giấy tờ có giá của NHNN và của các tổ chức tín dụng (TCTD), tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá. Trong quá trình triển khai, Dự án đã nối mạng với các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD là thành viên thị trường tiền tệ, với Trung tâm lưu ký chứng khoán, các chi nhánh NHNN như Trung tâm thanh toán Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần ThơDự án đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực thi các nghiệp vụ thị trường tiền tệ của NHNN, giúp NHNN nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường để đưa ra các quyết định sát thực và chính xác. Cụ thể như giúp NHNN thực hiện giao dịch qua mạng, không chỉ với các TCTD trên địa bàn Hà Nội mà còn giao dịch được với các TCTD có trụ sở chính tại các thành phố khác; nâng cao độ an toàn, chính xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ; tăng hiệu quả của hoạt động nhờ rút ngắn thời gian giao dịch, tăng tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế; cải thiện các quy trình quản lý và nghiệp vụ nhờ hệ thống công nghệ hiện đại; đồng thời góp phần tạo nên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại của hệ thống ngân hàng, từ đó gián tiếp giúp các TCTD đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ có tiện ích cao, phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội. Sau một thời gian dài ổn định các kỳ hạn, điều chỉnh mới đây của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường mở thu hút sự chú ý của một số nhà đầu tư. Cụ thể, từ ngày 15/10 trở lại đây, các phiên đấu thầu giấy tờ có giá trên thị trường này được ấn định ở hai kỳ hạn: 28 ngày và 7 ngày. Đây là thay đổi đáng chú ý khi một thời gian dài trước đó Ngân hàng Nhà nước gần như cố định hai kỳ hạn 28 ngày và 14 ngày. Trên thị trường xuất hiện một số nhận định cho rằng: việc thay kỳ hạn 14 ngày bằng 7 ngày có thể là một tín hiệu thắt chặt tiền tệ. Theo đó, có thể hiểu Ngân hàng Nhà nước đã giảm bớt sự hỗ trợ vốn ở kỳ hạn dài hơn (14 ngày), thay bằng kỳ hạn ngắn (7 ngày). Bình luận trên được đặt trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để có chính sách, cơ chế phù hợp cho phép các ngân hàng thương mại có thể rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông để giảm bớt áp lực tăng giá; hay “yêu cầu” hạn chế cung tiền khi lạm phát đã có xu hướng tăng mạnh trở lại…Theo chuyên gia này, việc bổ sung hoặc thay đổi các kỳ hạn trên thị trường mở của nhà điều hành gắn với từng thời điểm và mang tính ngắn hạn, được cân nhắc từ thực tế cung - cầu hay trạng thái vốn khả dụng của hệ thống tại thời điểm đó. Các thành viên tham gia thị trường theo đó có thêm lựa chọn để phù hợp hơn với nhu cầu vốn của mình. Đó cũng là ý kiến của giám đốc phân tích một công ty chứng khoán khi trả lời về điều chỉnh trên. Điểm mà ông nhấn mạnh là Ngân hàng Nhà nước hiện vẫn duy trì kỳ hạn 28 ngày, cũng như khẳng định chưa thể xem đó là tín hiệu thắt chặt tiền tệ. Và trường hợp trạng thái vốn của các ngân hàng ổn định thì việc điều tiết sự hỗ trợ cũng là bình thường. Thay vào đó, theo ông, mốiquan tâm lúc này là sự ứng xử của nhà điều hành khi đứng giữa khó khăn, một bên là yêu cầu tiếp tục giảm lãi suất, một bên là xem xét hạn chế cung tiền góp phần kiềm chế lạm phát. rên thực tế, theo dữ liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, trong những phiên đấu thầu từ 15/10 đến nay, bên cạnh kỳ hạn 7 ngày, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì kỳ hạn 28 ngày. Việc duy trì hai kỳ hạn này cũng đã từng kéo dài trong suốt tháng 4 và 5/2010, sau khi cơ quan này quyết định tăng phiên cho thị trường lên 2 phiên/ngày để tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thương mại (vào đầu tháng 4/2010). Cũng theo phân tích của các chuyên gia tham vấn, nếu rút dần và thu hẹp các kỳ hạn trên thị trường mở, để xem xét tín hiệu thắt chặt hay không cần xét thêm ở yếu tố lãi suất, hay lượng vốn bơm ròng, hút ròng… Tuy nhiên, những dữ liệu cần thiết đó không được công bố đều đặn, hoặc có nhưng không đầy đủ để có thể tạo được những cái nhìn toàn diện hơn. Và sau một tháng gián đoạn (từ các phiên ngày 22/9), chiều 25/10, kết quả đấu thầu trên thị trường mở cũng đã được Ngân hàng Nhà nước cập nhật trở lại. Kết quả công bố cho thấy, những tháng gần đây và cho đến hai phiên của ngày 22/10, lãi suất kỳ hạn 28 ngày vẫn được giữ nguyên 8%/năm; ở kỳ hạn “mới”, 7 ngày, lãi suất là 7%/năm - mức đã từng xác định trong tháng 4 và 5/2010. Trong tháng 2/2010, do khó khăn thanh khoản hệ thống ngân hàng, thị trường biết đến lượng vốn mỗi ngày Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ qua thị trường mở có từ 12.000 – 15.000 tỷ đồng; nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường 2 phiên/ngày. Trong ngày 3/3 vừa qua, kết quả đấu thầu cũng lên tới 10.005 tỷ đồng qua 2 phiên. Tuy nhiên, kể từ ngày 4/3 đến nay, lượng tiền “bơm” qua thị trường mở đã giảm mạnh và hiện chỉ còn duy trì mỗi ngày 1 phiên. Cụ thể, khối lượng trúng thầu ngày 4/3 chỉ có 3.200 tỷ đồng, đến ngày 10/3 là 2.983 tỷ đồng; đặc biệt trong các ngày 11, 12 và 15/3, lượng tiền chỉ còn tương ứng 796, 454 và 742 tỷ đồng. Lãi suất hình thành qua nhưng phiên đầu thầu vừa qua ổn định ở 8%/năm, bằng với lãi suất tái cấp vốn hiện hành, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 14 ngày. Trong những thời điểm căng thẳng về vốn khả dụng, lãi suất hình thành qua đấu thầu có thể cao hơn lãi suất tái cấp vốn. Theo thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, từ nay đến cuối năm cơ quan này sẽ điều hành lượng tiền cung ứng theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, để đảm bảo tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cả năm 2010 tăng khoảng 20% - 25%.Trong thời gian tới, nhà điều hành đưa ra định hướng điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường theo hướng giảm dần. Một trong những biện pháp được đưa ra là tăng lượng tiền cung ứng, tăng thêm khối lượng vốn giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn và lãi suất hợp lý. hoạt động của thị trường mở vẫn tiếp tục duy trì 2 phiên mỗi ngày. Khối lượng trúng thấu loạt phiên trong khoảng 2 tuần trở lại đây liên tục duy trì ở mức cao, từ 6.000 - 8.000 tỷ đồng. Trong khi đó, trong tháng 3 trở đi phổ biến là khối lượng thấp, dưới 1.000 tỷ đồng, một số phiên đạt từ 4.000 - 6.000 tỷ đồng, cá biệt đột biến tới 12.000 tỷ đồng (phiên thứ 93, ngày 22/3). khi đưa vào hoạt động cổng thông tin mới, thông tin về hoạt động đấu thầu và kết quả đấu thầu trên thị trường này cũng đã được Ngân hàng Nhà nước cập nhật khá đều, nhưng không phản ánh rõ diễn biến của nguồn vốn. NHNN đã chủ động tăng lượng tiền cung ứng thông qua điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn. Bên cạnh đó, NHNN còn hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng. Ba lĩnh vực chính được xác định cần bơm vốn là xuất khẩu, khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa (có đủ điều kiện vay). Thực tiễn điều hành NVTTM thời gian gần đây cho thấy, NHNN đã giúp các NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành thị trường mở theo hướng chủ yếu là chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này cũng được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 7,5% - 7%/năm và tương đối ổn định suốt thời gian qua. Lãi suất của kỳ hạn 28 ngày cũng giảm xuống ở mức khoảng 8%/năm. Hoạt động thị trường mở được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng trúng thầu (loạt phiên trong thời gian trở lại đây) liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 - 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia. Trạng thái vốn ròng được thị trường xác định cho thấy NHNN đang bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các NHTM. Điều này có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, các NHTM có thêm vốn để cấp tín dụng, tức là gia tăng được lượng vốn khả dụng. Thứ hai, lãi suất cho vay có điều kiện giảm do các NHTM có nhiều vốn để cho vay hơn. Thứ ba, các chủ thể kinh tế nhờ đó gia tăng được cơ hội tiếp cận nguồn vốn do lượng cung nhiều hơn và lãi suất giảm thấp hơn. Cùng với các biện pháp tiền tệ như tăng khối lượng cho vay tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản trực tiếp cho các NHTM quy mô nhỏ, giữ ổn định lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,… việc NHNN mua vào giấy tờ có giá với lãi suất thấp hơn đã góp phần không nhỏ ổn định thị trường tiền tệ - tín dụng. Trong thời gian sắp tới, để công cụ NVTTM phát huy hiệu lực cao hơn, thiết nghĩ nên triển khai một số biện pháp cơ bản, trước mắt sau: - NHNN nên đa dạng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường. Thực tế cho thấy hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tín phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, NVTTM chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở. - NHNN cần tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá. Hệ thống công nghệ thông tin cần được không ngừng nâng cấp nhằm hỗ trợ NHNN nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường (nhu cầu vốn của nền kinh tế, khả năng thanh khoản của các NHTM, ) để đưa ra các quyết định sát thực và chính xác. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng nâng cao độ an toàn, chuẩn xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ, tăng hiệu quả hoạt động (nhờ rút ngắn thời gian giao dịch), cũng như cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch NHNN nhằm theo dõi và thanh toán giấy tờ có giá củaNHNNvàcủacáctổchứctíndụng. - Song song với cải tiến, nâng cấp công nghệ ngân hàng, NHNN cần không ngừng bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện các quy trình liên quan đến NVTTM, như đặt thầu, xét thầu; các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá; thủ tục về lập hợp đồng, quy trình giao dịch qua mạng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tham gia giao dịch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch. - NHNN nên nghiên cứu tăng thêm số phiên giao dịch. Hiện số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch 14 ngày và 28 ngày. Tăng phiên giao dịch đồng nghĩa với việc tăng thời gian tiếp xúc của các tổ chức tín dụng với NHNN. Nhờ đó, sự hỗ trợ của NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng sẽtốthơn. - Một vấn đề quan trọng nữa đó là cần tìm giải pháp thiết thực để gia tăng hơn nữa số lượng thành viên (tổ chức tín dụng) tham gia thị trường mở. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiện nay thị trường mở Việt Nam đã có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần,… Tuy nhiên, còn một bộ phận không ít các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này. Hiện mỗi phiên giao dịch chỉ nhận được sự tham gia đặt thầu của khoảng 10-15 tổ chức tín dụng. Đây là con số khá khiêm tốn so với lực lượng tổ chức tín dụng đông đảo hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Gia tăng số lượng thành viên cũng góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của NVTTM trong việc điều hành lượng tiền trong lưu thông của NHNN, nhờ đó tăng được độ sâu và độ rộng (lan toả) của chính sách tiền tệ. Hinh Trong các tuần kết thúc vào các ngày 13/8 và 20/8, nhu cầu vay vốn trên thị trường mở đột ngột giảm mạnh, thể hiện qua lượng đăng ký đấu thầu và khối lượng trúng thầuĐặc biệt trong tuần kết thúc ngày 20/8, khối lượng đăng ký và trúng thầu chỉ ở mức 7.718 tỷ đồng; trong khi nhiều tuần liên tiếp trước đó ghi nhận các con số có từ 45.000 đến trên 90.000 tỷ đồng đăng ký và từ 20.000 đến 56.000 tỷ đồng trúng thầu. Tuy nhiên, trong ba tuần gần đây, kết thúc vào các ngày 27/8, 1/9 và 10/9, quy mô các phiên đấu thầu đã tăng mạnh trở lại, đặc biệt là ở lượng đăng kýCụ thể, lượng đăng ký lần lượt qua các tuần nói trên là 43.982 tỷ đồng, 43.218 tỷ đồng và tuần kết thúc ngày 10/9 vừa qua lên tới 90.950 tỷ đồng. Tương tự, khối lượng trúng thầu lần lượt là 36.110 tỷ đồng, 23.000 tỷ đồng và 46.179 tỷ đồng. khối lượng bơm ròng trên thị trường mở cũng vừa có tuần ở mức cao, đạt tới 8.020 tỷ đồng, sau khi hút ròng -2.502 tỷ đồng tuần trước đó và chỉ bơm ròng 1.269 tỷ đồng ở tuần liền trước. . dụng) tham gia thị trường mở. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu. thanh khoản hệ thống ngân hàng, thị trường biết đến lượng vốn mỗi ngày Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ qua thị trường mở có từ 12.000 – 15.000 tỷ đồng; nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường 2 phiên/ngày phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền

Ngày đăng: 28/07/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w