Thần Kinh Ngoại Biên Và 3 Chức Năng Lâm Sàng 1.Giải phẩu Dây thần kinh ngoại biên gồm 2 thành phần chính: các sợi thần kinh và các mô bao bọc, nâng đỡ. 1.1 Các sợi thần kinh: là các sợi trục từ thân tế bào thần kinh kéo dài ra. Một số sợi trục được bao bọc bởi một lớp bào tương mỏng, có nhiều nhân: các sợi Remark, còn gọi là sợi không có bao myêlin. Những sợi có bao myêlin chiếm đa số và cùng với các sợi Remark họp thành dây thần kinh ngoại biên. Các sợi thần kinh ngoại biên được bao quanh bởi các tế bào Schwann mà nhiệm vụ chính là tạo ra bao myêlin. 1.2 Mô bao bọc và nâng đỡ: từ 20-80% khối lượng của dây thần kinh ngoại biên được cấu tạo bởi mô nâng đỡ và bao bọc nội mô thần kinh (endonevre) bao ngoài bó thần kinh (perinevre). Endonevre là một lớp mô liên kết mỏng bao bọc chung quanh mỗi sợi thần kinh. Nói một cách khác nó tạo thành 1 ống trong đó có axon, bao myêlin và tế bào Schwann. Bó sợi được bao bọc bởi perinevre là một màng mỏng cấu tạo bởi mô xơ. Tất cả các bó sợi thần kinh được bao bọc bởi epinevre và đó là cái vỏ của cả dây thần kinh, phân biệt nó với các mô khác ở chung quanh . Vì vậy nó khá dày và thường được gọi là nevrilemme. 1.3 Tuần hoàn của dây thần kinh ngoại biên: Có 2 hệ tuần hoàn cho dây thần kinh:- một hệ bên ngoài gồm các động mạch chạy dọc theo epinevre có thể tách ra thành những nhánh đi về phía gốc chi và những nhánh đi về ngọn chi một hệ bên trong gồm nhiều đám rối mạch máu đi vào các bó sợi thần kinh bên trong endonevre, gồm nhiều mao mạch ăn thông với nhau. Do cấu tạo giải phẩu đã mô tả cần lưu ý rằng axon đóng vai trò 1 đơn vị chức năng, nhưng đơn vị giải phẩu lại là bó sợi thần kinh được bao bởi lớp perinevre. Vì vậy khi mổ xẻ nên quan niệm dây thần kinh ngoại biên là một tập hợp cấu tạo bởi nhiều bó sợi thần kinh (fascicule). 2.Sinh lý bênh Hiện nay người ta phân chia thành 3 loại mức độ thương tổn cùng các rối loạn do chúng gây nên:- Neurotmesis: các bó sợi thần kinh bị đứt rời hẳn. Không thể có hồi phục tự nhiên, ở đầu trên về phía gốc chi, dần dần sẽ hình thành 1 u xơ do các axon tiếp tục phát triển mà không được hướng dẫn bởi một ống bao bọc lại pha lẫn với khối mô xơ cấu tạo nên sau khi có những cục máu đông nơi dây thần kinh bị đứt Axonotmesis: là các axon bị đứt cùng với các bao myêlin của chúng, nhưng vẫn còn lớp perinevre. Từ chỗ tổn thương cho tới ngọn chi, các axon sẽ bị thoái hóa nhưng nhờ ống perinevre bao bọc vẫn còn nên nếu không có những trở ngại lớn thì dây thần kinh có thể tự hồi phục Neuropraxie: các axon chỉ bị ức chế, chức năng của chúng chỉ đình chỉ tạm thời. Trong thực tế khi dây thần kinh bị đứt hoàn toàn thì ở đầu phía gốc chi sẽ hình thành 1 u xơ. Khi dây thần kinh chỉ bị đứt bán phần, tại đây cũng sẽ xuất hiện1 u xơ dính vào cấu trúc lân cận. Về mặt mô học ở đoạn ngoại biên, bắt đầu từ chỗ dây thần kinh bị đứt sẽ xuất hiện thoái hóa waller, mà hiện tượng chủ yếu là các axon phù nề và nhanh chóng đứt rời từng khúc rồi tiêu tan biến mất. Khi quá trình thoái hóa đã hoàn tất, đoạn ngoại biên của dây thần kinh đứt chỉ còn là một ống rỗng có bao Schwann dầy lên. Hiện tượng thoái hóa này cuối cùng sẽ đến tận nhóm cơ mà dây thần kinh chi phối. Hậu quả là teo cơ không thể hồi phục. Ở đoạn về phía gốc chi cùng có hiện tượng thoái hóa ngược dòng nhưng không mấy khi vượt quá 1 cm, và tiếp theo nhanh chóng sẽ là quá trình hồi phục. Mỗi axon bị đứt sẽ cho ra đời nhiều sợi trục tân sinh mảnh mai. Đấy chính là nguồn gốc cấu tạo nên u xơ thần kinh. Nếu ống perinevre còn tồn tại thì các sợi trục sẽ mọc dài dần ra theo tốc độ 1-3 mm mỗi ngày cho đến chỗ tận của các nhánh phân chia thuộc dây thần kinh đó và như vậy quá trình hồi phục đã diễn ra. 3.LÂM SÀNG Khám lâm sàng rất quan trọng để chẩn đoán tổn thương dây thần kinh ngoại biên; cần khám tỉ mỉ để phát hiện các tổn thương về vận động, các rối loạn cảm giác, rối loạn vận mạch và dinh dưỡng. 3.1 Các rối loạn vận động Khám có hệ thống tổng kê từng cơ một; khám tỉ mỉ : đánh giá chức năng vận động phải tương ứng với vị trí của tổn thương và chất lượng vận động. Dùng thang điểm sức cơ: 5 độ: • 0: liệt hoàn toàn. • 1: máy cơ. • 2: co cơ không chống lại trọng lực. • 3: co cơ chống lại trọng lực. • 4: co cơ chống trọng lực và đối kháng lại • 5: bình thường. Khi khám mỗi chi phải thử toàn bộ các cơ; tuy nhiên về mặt thực hành , người ta chọn những cơ tiêu biểu gọi là cơ chìa khóa (muscles-cles). Đối với chi trên: • thần kinh trụ: cơ trụ trước, cơ gấp sâu , cơ dang ngón 5, cơ áp ngón cái, liên xương lưng 1. • thần kinh giữa: cơ ngữa dài (palmaris longus), cơ gấp sâu (ngón 2), gấp dài ngón cái, cơ gấp nông, cơ dang ngón cái ngắn. • thần kinh quay: cơ tam đầu, ngữa dài, cơ duỗi chung ngón, cơ duỗi ngón cai dài, cơ duỗi ngón trỏ. 3.2 Các rối loạn cảm giác Tìm vùng mất cảm giác; thường mất tất cả các loại cảm giác; tuy nhiên vùng mất cảm giác thường nhỏ hơn vùng chi phối bình thường của dây thần kinh; nên thường có 2 vùng , vùng trung tâm tương ứng vùng thực thụ phân bố cảm giác của dây thần kinh và vùng ngoại biên. Ví dụ: • vùng trung tâm phân bố cảm giác của dây thần kinh giũa: mặt lòng của 2 đốt xa ngón 2 và đốt xa ngón 3. • vùng cảm giác trung tâm của thần kinh trụ: mặt lòng các đốt giữa và xa của ngón út. 3.3 Các rối loạn vận mạch và giao cảm Các rối loạn vận mạch và giao cảm thường xảy ra ở xa chỗ chấn thương và cường độ thay đổi theo dây thần kinh. Các rối loạn quan trọng ở dây thần kinh giữa có chứa nhiều sợi thần kinh giao cảm hơn là dây thần kinh quay, hông khoeo ngoài. 3.4 Các tổn thương phối hợp Cần khám các tổn thương da, cơ, xương, mạch máu kèm theo. 4. THỂ LÂM SÀNG 4.1 Chấn thương thần kinh quay (C6, C7, C8)- giải phẩu: TK quay tạo bởi chủ yếu rể C7 và các sợi chi phối cho cơ tam đầu phát sinh trước rãnh quay. • Chức năng vận động: duỗi và ngữa khủy tay, cổ tay bàn tay. • Cảm giác: lưng cẳng- bàn tay các ngón 1,2, ½ ngoài ngón 3. - nguyên nhân: Tổn thương TK quay có thể do vết thương hay do chấn thương kín sau gãy thân xương cánh tay, gãy trật đầu xương quay ra trước (gãy Monteggia) lâm sàng: tổn thương thần kinh quay, bệnh nhân sẽ bị liệt: • Các cơ duỗi • Các cơ quay và cơ trụ sau (không duỗi được bàn tay) • Liệt các cơ duỗi chung ngón (không duỗi được các đốt gần) • Liệt cơ dang ngón 1 (không dang ngón 1) Đa số các liệt thần kinh quay sẽ phuc hồi sau chấn thương kín vì thường là tổn thương độ nhẹ (neuropraxie hay axotnometsis). 4.2 Chấn thương thần kinh giữa (C6, C7, C8, D1)-giải phẩu: thần kinh giữa chi phối các cơ gấp bàn tay và cơ gò cái; chi phối cảm giác cho mặt lòng các ngón 1,2,3 và ½ ngoài ngón 4 nguyên nhân: dây thần kinh giữa có thể tổn thương ở cao ở cánh tay hoặc thấp ở cổ tay, ngón tay do dao, đạn, dập do gãy đầu dưới xương cánh tay, hoặc do chèn ép mạch máu trong hội chứng chèn ép khoang (h.c Volkmann) lâm sàng: trong tổn thương dây TK giữa thấp ở cổ tay, bệnh nhân: • Không đối được ngón cái, không đặt được ngón cái trước lòng bàn tay. • Mất cảm giác vùng chi phối cảm giác các ngón khi tổn thương mới. 5.3 Chấn thương thần kinh trụ (C8, D1) - Giải phẫu: thần kinh trụ có chức năng vận động khép và dang các ngón, cử động phối hợp gấp đốt gần và duỗi đốt xa các ngón 2,3,4,5; TK trụ chi phối cảm giác bờ trong của bàn tay và ngón 5 - Nguyên nhân: TK trụ có thể : Tổn thương cao: vết thương vùng khuỷu, chèn ép do gãy đầu dưới xương cánh tay hay trật khớp khuỷu. Tổn thương thấp: vết thương ở cổ tay, ở ngón tay. - Lâm sàng: triệu chứng chung dù tổn thương cao hay thấp: Liệt các cơ liên xương và cơ áp ngón 1: • Liệt gập-duỗi 4 ngón cuối (2-5). • Không dang –áp các ngón 2-5: bệnh nhân không thể dang và khép 4 ngón cuối, có dấu vuốt trụ của 2 ngón 4 và 5. • Liệt cơ áp ngón 1. Mất cảm giác vùng phân bố của dây TK trụ. . Thần Kinh Ngoại Biên Và 3 Chức Năng Lâm Sàng 1.Giải phẩu Dây thần kinh ngoại biên gồm 2 thành phần chính: các sợi thần kinh và các mô bao bọc, nâng đỡ. 1.1 Các sợi thần kinh: là. dây thần kinh ngoại biên. Các sợi thần kinh ngoại biên được bao quanh bởi các tế bào Schwann mà nhiệm vụ chính là tạo ra bao myêlin. 1.2 Mô bao bọc và nâng đỡ: từ 20-80% khối lượng của dây thần. 3. LÂM SÀNG Khám lâm sàng rất quan trọng để chẩn đoán tổn thương dây thần kinh ngoại biên; cần khám tỉ mỉ để phát hiện các tổn thương về vận động, các rối loạn cảm giác, rối loạn vận mạch và