SỰ LÀNH VẾT THƯƠNG (wound healing) 1. Giới thiệu: Sự lành vết thương là một hiện tượng sinh học nhằm thay thế mô chết bằng mô lành như một sự tiếp tục của hoạt động tăng trưởng bình thường trong cơ thể. Đây là một hoạt động có 2 chiều hướng: Loại bỏ vật lạ có hại. Tu bổ tái sinh lại mô. Sự lành vết thương được chia thành 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn chảy máu (hemostasis). 2. Giai đoạn xung huyết (inflammatory). 3. Giai đoạn tăng sinh (proliferation). 4. Giai đoạn sửa chữa (remodeling). 2. Cơ chế lành vết thương: a. Giai đoạn chảy máu (hemostasis): Vết thương làm kích thích hệ thống đông máu và hệ giao cảm hoạt động. Epinephrine làm co các tiểu động mạch tạm thời cùng với đáp ứng về hormon, sinh hóa của cơ thể đáp ứng lại tình trạng stress. Tiểu cầu theo máu xen vào vết thương tạo cục máu đông làm hẹp hoặc cầm máu vết thương. Giai đoạn này bắt đầu từ ngay sau tổn thương và có thể kéo dài đến 3 giờ sau đó. b.Giai đoạn xung huyết (inflammatory): Sau khi cầm máu, từ 0-3 ngày sau khi bị thương, tại vị trí tổn thương xuất hiện phản ứng viêm. Vì mất đi sự bảo vệ của da và máu là môi trường dinh dưỡng tốt nên vi khuẩn nhanh chóng tốn công. Quá trình này được mở đầu bằng sự giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch: nhờ histamin, serotonin, bradykinin, kallidin (bradykinin và kallidin tạo ra từ α2- globulin cho tác dụng mạnh và kéo dài). Các tế bào bạch cầu (chủ yếu là neutrophil) và đại thực bào xuyên mạch, nhờ các chất hóa hướng động (chemotaxis), đến tấn công vi khuẩn, làm sạch vết thương. Vết thương càng dơ, khả năng thực bào càng khó làm vết thương chậm lành. c. Giai đoạn tăng sinh (proliferation): 3-21 ngày sau, các đại thực bào, Fibroblast, collagen, mạch máu tăng sinh và những vật chất sơ khởi sẽ tạo thành mô hạt (tissue granulation). Mô hạt phát triển dần và lấp đầy vết thương. Mô hạt tốt có màu đỏ, phân biệt với mô hạt nhiễm trùng màu xám. Hiện tượng biểu bì hóa (epitheliazation): mô tế bào biểu bì sẽ phân hóa để che chở mô hạt. Feedback (-) sẽ làm giảm fibroblast và làm ngưng sự phát triển mô hạt. Nếu feedback (-) thất bại hoặc biểu bì hóa chậm sẽ dẫn đến sẹo lồi. . SỰ LÀNH VẾT THƯƠNG (wound healing) 1. Giới thiệu: Sự lành vết thương là một hiện tượng sinh học nhằm thay thế mô chết bằng mô lành như một sự tiếp tục của hoạt động. hướng động (chemotaxis), đến tấn công vi khuẩn, làm sạch vết thương. Vết thương càng dơ, khả năng thực bào càng khó làm vết thương chậm lành. c. Giai đoạn tăng sinh (proliferation): 3-21 ngày. tình trạng stress. Tiểu cầu theo máu xen vào vết thương tạo cục máu đông làm hẹp hoặc cầm máu vết thương. Giai đoạn này bắt đầu từ ngay sau tổn thương và có thể kéo dài đến 3 giờ sau đó. b.Giai