Tiểu luận KTCT: “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay” doc

36 540 1
Tiểu luận KTCT: “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay” doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận khoa học chính trị Đề tài “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay” §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử phát triển nền kinh tế của các nước XHCN trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, chúng ta chỉ thấy một mô hình kinh tế thuần nhất đó là mô hình kinh tế chỉ huy tập trung bao cấp. Có thể nói đây là một mô hình kinh tế kém năng động và khó thích nghi với sự phất triển chung của kinh tế thế giới, chính vì vậy mà một số các quốc gia và cả nước ta khi áp dụng mô hình này đã gặp phải những khó khăn không nhỏ. Từ việc nhận thức đúng đắn những ưu khuyết tật trong thực tiễn tồn tại của nền kinh tế lúc bấy giờ nên đại hội đảng VI đã đi đến quyết định mang tính cách mạng trong con đường cái cách nền kinh tế. Bắt đầu từ đó mô hình nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN lần đầu tiên được áp dụng vào Việt Nam . Cũng bắt đầu từ đó thì có không ít ý kiến tranh luận cho rằng có phải cơ chế thị trường là sản phẩm của CNTB hay không và sự vận dụng của ta có phải là sự vận dụng kinh nghiệm của CNTB hay không ? Nhiều ý kiến thì cho rằng kinh tế thị trường và CNXH là như nước với lửa không thể dung nạp với nhau, bởi kinh tế thị trường tồn tại trong nó rất nhiều những khuyết tật không thể chấp nhận được. Như vậy, tư tưởng phát triển kinh tế hàng hoá thị trường dưới chế độ XHCN ở nước ta là chưa thống nhất. Việc vạch định ra ưu điểm và hạn chế của nền kinh tế hàng hoá-kinh tế thị trường là điều cần thiết. Vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm phân tích, và theo em thì dường như mọi người đã có những nhận định khá toàn diện về những ưu, những khuyết của nền kinh tế thị trường. Nhưng vấn đề chính lại là ở chỗ khi chung ta đã quyết tâm đi theo xây dựng nền kinh tế thị trường rồi thì chúng ta phải làm như thế nào, phải dùng những công cụ nào và ai là người đứng ra sử dụng những công cụ đó để hạn chế những khuyết tật, phát huy những ưu điểm của nó. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 2 Từ những lý do trên em lựa chọn đề tài : “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay” Đi theo những định hướng nội dung mà thầy giáo đã cung cấp, em sẽ cố gắng nêu được trọn vẹn bốn ý chính: - Làm rõ tính tất yêu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. - Làm rõ những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường theo đinh hướng XHCN ở nước ta. - Phân tích những mục tiêu và chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước. - Nêu được một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước ta hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này, em đã cố gắng hết sức, song em tin chắc mình không thể tránh khỏi những thiếu xót. Dù vậy, em cũng mong rằng bài viết của em được kết quả tốt, được thầy giáo đánh giá cao. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 3 PHẦN I Lí LUẬN CHUNG VỀ VAI TRề KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VAI TRÒ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1. Những điều kiện hình thành nền kinh tế hàng hoá & nền kinh tế thị trường. * KTHH là sự phát triển kế tiếp và biến đổi về chất so với nền kinh tế tự nhiên trên cơ sở phân công lao động xã hội đã phát triển. KTHH là nền kinh tế hoạt động theo quy luật sản xuất và trao đổi hàng hoá, sản xuất sản phẩm cho người khác tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán, trao đổi hàng-tiền. Nừu sản xuât để tự tiêu dùng thì không phải là nền KTHH,mà là nền kinh tế tự nhiến tự cấp tự túc. Ngay cả khi sản xuất cho người khác tiêu dùng như phân phối dưới dạng hiện vật ( hàng đổi hàng ) cũng không gọi là KTHH. Vậy, KTHH hình thành dựa trên sự phát triển của phân công lao động xã hội, của trao đổi giữa những người sản xuất với nhau. Đó là kiểu tổ chức kinh tế xã hội, trong đó quan hệ trao đổi giữa người và người được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi hàng hoá giá trị. * KTTT là nền kinh tế vận động theo những quy luật của thị trường trong đó quy luật giá trị giữ vai trò chi phối và được biểu hiện bằng quan hệ cung cấp trên thị trường. Các vấn đề về tổ chức sản xuất hàng hoá được giải quyết bằng sự cung ứng hàng hoá, dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng trên thị trường. Các quan hệ hàng hoá phát triển mở rộng, bao quát trên nhiều lĩnh vực có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và tiêu dùng. Các hoạt động sản xuất, dịch vụ được quyết định từ thị trường về giá, sản lượng, chất lượng vì động cơ đạt tới lợi nhuận tối đa. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 4 Nền KTTT là giai đoạn phát triển cao của sản xuất hàn hoá. Nó nằm trong tiến trình phát triển khách quan về kinh tế trong xã hội loài người. * Những điều kiện bảo đảm cho nền KTTT hình thành và phát triển: Thứ nhất : Phải có nền KTHH phát triển, đIều đó có nghĩa là phải có sự phân công lao động xã hội phát triển, có các hình thức, các loại hình sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Thứ hai : Phải có sự tự do trong trao đổi hàng hoá trên thị trường, tự do lựa chọn bạn hàng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. Trong một nền kinh tế có nhiều chủ thể cùng sản xuất một loại sản phẩm; và ngược lại mỗi chủ thể sản xuất và tiêu dùng cũng cần nhiêu loại hàng hoá khác nhau. Việc tự do lựa chọn, xây dựng các mối quan hệ bạn hàng là điều kịên không thể thiếu được để các chủ thể kinh tế lựa chọn cho mình những phương án tối ưu. Đó là một điều kiện rất quan trọng bảo đảm cho nền KTTT phát triển. Trước đây trong đIều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ yếu tố đầu vào, đầu ra, sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, bằng cách nào và phân phối theo địa chỉ nào…tất cả đều theo một hệ thống pháp lệnh chi tiết, cụ thể theo kế hoạch. Do vậy các quan hệ thị trường trao đổi ngang giá không còn đúng nghiã nữa mà biến dạng đi rất nhiều. Thứ ba : Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo những quy luật của thị trường, theo giá cả thị trường. + Quy luật giá trị đòi hỏi : hao phi lao động cá biệt của mỗi đơn vị sản phẩm của chủ thể sản xuất kinh doanh bất kì phải nhỏ hơn hao phí lao động xã hội để sản xuất ra đơn vị sản phẩm cùng loại trong cùng một thời gian và không gian nhất định. Đó là điều kiện tiên quyết cho các chủ thể sản suất kinh doanh tồn tại và phát triển. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 5 +Trong nền KTTT, một sản phẩm hàng hoá trao đổi phải thông qua giá cả thị trường. Giá cả là hình thái biểu hiện bằng tiền của giá trị, có thể cao hơn hay thấp hơn đối với một số hàng hoá nào đó. Song giá cả vẫn xoay quanh trục giá trị, xét trên một thời gian dài tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị. Và giá cả thị trường là hạt nhân của cơ chế thị trường. Muốn hình thành và phát triển KTTT, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ giá cả thị trường. Đương nhiên giá cả thị trường không phải là yếu tố duy nhất có tác động quyết định đến người sản xuất. Căn cứ vào yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, Nhà nước có thể cần phải điều tiết giá cả ở một số mặt hàng thiết yếu quan trọng có, liên hệ chặt chẽ đến sự ổn định đời sống kinh tế xã hội, có lợi cho quốc kế dân sinh nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Thứ tư: Trong điều kiện phân công lao động quốc tế đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, việc tham gia phân công lao động quốc tế, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế là một yêu cầu khách quan. Không thể có một nền KTTT nào phát triển được nếu hoạt động của nó bó hẹp trong khuôn khổ một quốc gia nhất định. Do vậy việc tham gia phân công lao động quốc tế, mở rộng quan hệ với bên ngoài, gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài là điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và nền KTTT mang mầu sắc Việt Nam nói chung. 2. Các giai đoạn phát triển của nền KTTT. *Giai đoạn 1 : Những yêú tố cơ bản nhất của nền KTTT được tạo ra với ưu thế của bàn tay vô hình của thị trường, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu đòi chế độ tự quản.v.v Nhưng ngay từ đầu đã có sự can thiệp của bàn tay hữu hình của Nhà nước, đồng thời phải tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá. *Giai đoạn 2 : Tạo lập một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh mà ở đó vai trò của Nhà nước ngày càng tăng. Trình độ quản lý kinh tế vĩ mô theo đó §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 6 được nâng lên bao hàm một sự biến đổi căn bản trong các hình thức tổ chức thị trường về cơ cấu quản lý KTTT. Sự tác động qua lại và quy định lẫn nhau đó, theo nguyên tác tự dovà được kết hợp chặt chễ theo khuôn khổ mục tiêu của nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước. *Giai đoạn 3: Những yếu tố mới của sự tiến bộ xã hội (khoa học công nghệ, dân trí, quốc tế hoá) càng đòi hỏi ở nền KTTT sự phát triển cao, tính xã hội của nền KTTT càng tăng ,vai trò cuả Nhà nước càng lớn và tương ứng với nó là sự thay đổi phương thức quản lý thích hợp. 3. Những ưu, khuyết điểm của nền KTTT. a/ Những ưu điểm của nền KTTT. Thứ nhất: Thúc đẩy sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ-mục tiêu của sản xuất. Do đó người ta tìm mọi cách rút ngắn chu kì sản xuất, thục hiện tái sản xuất mở rộng, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ…nhằm đat được lợi nhuận tối đa Thứ hai: Thúc đẩy và đòi hỏi các nhà sản xuất năng động thích nghi với các điều kiện biến động của thị trường. Thay đổi mẫu mã sản xuất, tìm mặt hàng mới và thị trường tiêu thị, mở rộng quan hệ trong kinh doanh, tìm cách đạt lợi nhuận tối đa. Thứ ba: Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ, kích thích tăng năng suất lao động , nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đáp ứng yêu cầu nhiều mặt của khách hàng và của thị trường Thứ tư: Thúc đẩy sự tăng trưởng dồi dào của sản phẩm hàng hoá dịch vụ, thúc đẩy và kích thích sản xuất hàng hoá phát triển, đề cao trách nhiệm của nhà kinh doanh đối với khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 7 Thứ năm: Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản, tập trung sản xuất. Tích tụ và tập trung sản xuất là hai con đường để mở rộng quy mô sản xuất. Một mặt, các đơn vị chủ thể làm ăn giỏi, có hiệu quả cao cho phép mở rộng quy mô sản xuất. Mặt khác, chỉ những đơn vị làm ăn có hiệu quả thì mới tồn tại, mới đứng vững được trên thị trường. Chính quá trình cạnh tranh kinh tế là động lực thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất. b/ Những khuyết tật của nền KTTT. Thứ nhất: Nền KTTT mang tính tự phát tìm kiếm lợi nhuận bằng bất kì giá nào, không đi đúng hướng của kế hoạch nhà nước, mục tiêu về phát triển kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Tính tự phát của thị trường còn dẫn đến tập trung hoá cao, sinh ra độc quyền, thủ tiêu cạnh tranh, làm giảm hiệu quả chung. Thứ hai: KTTT, “cá lớn nuốt cá bé” dẫn đến phân hoá đời sống dân cư, một bộ phận dẫn đến phá sản, phân hoá giầu nghèo dẫn đến khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp và số đông người lao động lâm vào cảnh nghèo khó. Thứ ba: Xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội gắn liền với hiện trạng nền kinh tế sa sút, gây rối loạn xã hội. Nhà kinh doanh thường tìm đủ thủ đoạn, mánh khoé làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, không từ bỏ một thủ đoạn nào nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Thứ tư: Vì mục tiêu lợi ích cá nhân, dẫn đến sự sử dụng bừa bãi, tàn phá các nguồn tài nguyên và huỷ diệt một cách tàn khốc tài nguyên môi trường sinh thái, không còn giữ lại cho đời sau, sự phát triển không bền vững. Thứ năm: Nền KTTT vận hành theo CCTT, có chế này có thể gây ra sự mất ổn định thường xuyên, phá vỡ sự cân đối trong nền sản xuất xã hội. Hậu quả tiêu cực của nó thường đi liền với những vấn đề nan giải. Thực tế phát triển nền KTTT trong mấy chục năm qua chỉ rõ vấn đề lạm phát, thất nghiệp §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 8 và chu kỳ kinh doanh là những căn bênh kinh niên không thể khắc phục được nếu không có sự can thiệp của Nhà nước. Thêm nữa, trong nền KTTT thường tồn tại những ngành nghề kinh tế thiếu sự cạnh tranh vì ở đó có mức lợi nhuận thấp, số vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn rất chậm nhưng rất cần cho sự ổn định phát triển kinh tế và rất cần cho việc giải quyết những vấn đề xã hội như: y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng khác. Qua trên ta thấy, nền KTTT có khả năng tập hợp tự động được hành động, trí tuệ và tiềm lực của hàng triệu con người và hướng đến lợi ích chung của cả xã hội. Nhưng nền KTTT không phải là một hệ thống được tổ chức hài hoà mà trong hệ thống đó cũng chứa đựng rất nhiều các yếu tố phức tạp và nan giải. Vì vậy để khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường (CCTT) cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Từ đó hình thành khái niệm CCTT có sự quản lý của nhà nước. Đó là một dạng đặc biệt của loại hình KTTT. Nếu như sự vận động của nền KTTT truyền thống, cổ điển, hoang dã tuân theo sự điều khiển của “bàn tay vô hình” cung_cầu_giá cả thì sự vận động của nền KTTT có sự quản lý (điều khiển, điều tiết) của Nhà nước tuân theo sự điều khiển song hành, tức là sự tác động cùng một lúc của hai yếu tố :Yếu tố tự vận động bởi quan hệ cung_cầu và yếu tố nhà nước tức là vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế. Theo bản chất của mình, nền KTTT có sự quản lý của nhà nước không chỉ vận động theo CCTT, cũng không chỉ vận động theo cơ chế chỉ huy mà vận động bởi sự tác động đồng thời của hai cơ chế ấy. Chính vì vậy người ta gọi đó là cơ chế hỗn hợp. Như vậy, nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vận động theo CCTT có sự quản lý của Nhà nước. Trong KTTT, Nhà nước với tư cách là người điều hành, quản lý xã hội, đồng thời là khách hàng lớn của các chủ thể kinh tế. Nhà nước thường bảo đảm các dịch vụ bưu điện, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, giao §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 9 thông vận tải…Nhà nước dùng pháp luật để điều hành; dùng các chính sách như chính sách đối nội, đối ngoại, chính sách kinh tế và những công cụ khác để tác động, vạch ra kế hoạch phát triển, hạn chế những tiêu cực do KTTT sinh ra, chống khủng hoảng và thất nghiệp v.v Sự can thiệp của Nhà nước một mặt nhằm định hướng thị trường, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ; mặt khác, nhằm sửa chữa, khắc phục những khuyết tật vốn có của KTTT, tạo ra những công cụ quan trọng điều tiết thị trường mà không vi phạm cơ chế tự đIều chỉnh ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó, Nhà nước kiềm chế sưc mạnh nguy hiểm của tính tự phát chứa đựng trong lòng thị trường, đồng thời phát huy được những ưu thế vốn có của KTTT. Cũng từ những khuyết tật mà ta phân tích ở trên của nền KTTT , ta nhận thấy tính tất yếu khách quan vai trò của Nhà nước đối với nền KTTT mà không cần thiết phải đi sâu phân tích quá trình lịch sử rồi mới đi đến kết luận. II. CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM, ĐẶC TRƯNG CỦA KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN . 1. Đặc điểm của cơ chế thị trường hiện nay. Có nhiều cách tiếp cận, phân tích, lý giải khác nhau khi nhìn vào sự vận động của nền kinh tế hiện nay. Trong mục này em xin được trinh bày những đặc trưng của cơ chế thị trường trên cơ sở nhìn lại những năm đổi mới, đồng thời có liên hệ đến bước đi, những quá trình có tính quy luật của bước chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường có cự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Với cách tiếp cận như trên, những đặc điểm lớn của nền kinh tế thị trường_cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta là: a/ Từng bước thực hiện những quá trình mang tính quy luật của bước chuyển từ nên kinh tế tập trung bao cấp sang CCTT có sự quản lý của Nhà nước, với [...]... §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ ĐỀ ÁN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Đề tài: Vai trũ kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 33 §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 3 I Tính tất yếu khách quan vai trò quản... phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với KTTT của các nước khác Tính định hướng SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 12 §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta đã quy định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế Thứ hai : Trong nền KTTT định hướng XHCN ,thực hiện. .. nền KTTT của các nước khác Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam có những đặc trưng sau đây Thứ nhất : Nền kinh tế dựa trên cơ sở cơ cấu đa dạng về hình thức sở hữu Trong đó sở hữu Nhà nước đóng vai trò chủ đạo Do đó nền kinh tế gồm nhiều thành phần ,trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Việc xác định. .. mô của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường 3 1 Những điều kiện hình thành nền kinh tế hàng hoá và nền kinh tế thị trường3 2 Các giai đoạn phát triển của nền KTTT 5 3 Những ưu, khuyết điểm của nền KTTT 6 II Cơ chế thị trường ở nước ta và các đặc điểm, đặc trưng của KTTT định hướng XHCN 9 1 Đặc điểm của cơ chế thị trường hiện nay 9 2 Đặc trưng cơ bản của nền. .. môi trường phuận lợi cho thị trường phát triển Điều đó nói lên tầm quan trọng đặc biệt của Nhà nước XHCN trong hoạt động của thị trường nước ta 2 Đặc trưng cơ bản của nền KTTT theo định hướng XHCN ở Việt Nam Nền KTTT định hướng XHCN cũng có tính chất chung của nền kinh tế, nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của KTTT như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Thị trường. .. ở đây được hoạch định trên cơ sở thị trường, bao quát tất cả các thành phần kinh tế, tất cả các quan hệ kinh tế, kể cả quan hệ thị trường 1.3 Lực lượng kinh tế của Nhà nước Nhà nước quản lý nền kinh tế không chỉ bằng các công cụ pháp luật, kế hoạch hoá, mà còn bằng lực lượng kinh tế của tập thể để chúng dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển theo định. .. cụ đó, Nhà nước có thể khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của nước ta; giữ vững được độc lập, chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế II GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ơ NƯỚC TA HIỆN NAY Nhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối với nền kinh tế thông... vực, thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ kinh tế thế giới, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại Thực ra đây không phải là đặc trưng riêng của kinh tế thị trường định hướng mà là xu hướng chung của nền kinh tế thế giới hiện nay Trong điều kiện hiện nay chỉ có mở cửa kinh tế hội... nền kinh tế thị trường nói chung, thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối nguồn lực kinh tế Sự quản lý nhằm hạn SV: NguyÔn Hång Hu©n - Líp: CN 44C 13 §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ chế, nhằm khắc phục những thất bại của thị trường, thực hiện mục tiêu xã hội nhân đạo mà bản thân thị trường không thể làm được Thứ tư : Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế mở, hội nhập với kinh tế thế... tiết của Nhà nước 1.2 Kế hoạch hoá Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kế hoạch kết hợp với thị trường Kế hoạch và thị trường là hai công cụ quản lý của Nhà nước, chúng được kết hợp chặt chẽ với nhau Sự điều tiết của thị trường là cơ sở phân phối các nguồn lực, còn kế hoạch khắc phục tính tự phát của thị trường, làm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng của kế . Tiểu luận khoa học chính trị Đề tài “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay” §Ò ¸n kinh tÕ chÝnh trÞ SV:. TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VAI TRÒ QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1. Những điều kiện hình thành nền. luật của bước chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường có cự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Với cách tiếp cận như trên, những đặc điểm lớn của nền kinh tế thị trường_ cơ

Ngày đăng: 28/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan