1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hội chứng ruột ngắn – Phần 2 pdf

9 387 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 221,02 KB

Nội dung

Hội chứng ruột ngắn – Phần 2 Lâm sàng: Bệnh nhân bị hội chứng ruột ngắn luôn hiện diện với tiền căn cắt đoạn ruột, như xảy ra với bệnh Crohn, hay với một tiền căn của một chấn thương bụng lớn hoặc tai biến mạch máu, như xoắn ruột giữa hoặc thuyên tắc mạch mạc treo tràng trên. Các vấn đề tiêu chảy ( có hoặc không có phân mỡ ) và kém hấp thu luôn xảy ra trên BN có HCRN. Bệnh nhân bị hội chứng ruột ngắn có thể mô tả giảm cân đáng kể, mệt mỏi, khó chịu, và thờ ơ. Những triệu chứng này là do BN bị tiêu chảy, mất nước, mất cân bằng điện giải, suy dinh dưỡng, mất các vitamin và khoáng chất quan trọng. Vitamin và khoáng chất thiếu hụt có thể dẫn đến một số triệu chứng cụ thể. Bệnh nhân thiếu hụt vitamin A có thể bị bệnh quáng gà và khô mắt. Cạn kiệt vitamin D có thể gây dị cảm và tetany. Mất vitamin E có thể gây ra dị cảm, mất điều hòa dáng đi, và rối loạn thị giác do bệnh lý võng mạc. Mất vitamin K gây bệnh lý dễ chảy máu. Bệnh nhân khó thở khi gắng sức hoặc thờ ơ có thể do thiếu máu vì thiếu vitamin B-12, acid folic, hoặc thiếu sắt. Canxi và Magiê suy giảm có thể gây ra dị cảm và tetany. Bệnh nhân có mức độ suy giảm kẽm nghiêm trọng có thể bị chán ăn và tiêu chảy. Khám thực thể của bệnh nhân với hội chứng ruột ngắn có thể tiết lộ nhiều manh mối để chẩn đoán, tùy theo thời gian và mức độ nghiêm trọng của sự kém hấp thu. · Bệnh nhân đang bị suy dinh dưỡng protein và năng lượng có thể bị giảm khối lượng cơ và phù ngoại vi. Da có thể khô và dễ bong. Các móng tay có sọc và các nhú lưỡi teo lại. Ở trẻ em, thường bị chậm tăng trưởng · Bệnh nhân thiếu các axit béo thiết yếu (axit linoleic và linolenic) tăng trưởng chậm, viêm da, và rụng tóc. · Thiếu vitamin A bao gồm loét giác mạc và chậm tăng trưởng. · Bệnh nhân thiếu các vitamin B nói chung có thể xuất hiện viêm niêm mạc miệng, khô môi nứt nẻ và viêm lưỡi. Thiếu hụt Vitamin B1 thì bị phù, nhịp tim nhanh, liệt cơ mắt và giảm phản xạ gân xương. Vitamin B6, B12 thiếu hụt có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại vi và động kinh. · Vitamin D suy giảm có liên quan đến tốc độ tăng trưởng kém và co quắp đầu chi. · Thiếu hụt trầm trọng vitamin E có thể gây mất điều hòa, phù nề, và giảm phản xạ gân xương . · Các điểm nổi bật của thiếu hụt vitamin K có liên quan đến quá trình cầm máu. BN sẽ xuất hiện các đốm xuất huyết, các vết bầm máu, ban xuất huyết, hoặc xuất huyết trong nội tạng. · Thiếu sắt BN sẽ xuất hiện xanh xao, móng tay lõm và viêm lưỡi. · Thiếu kẽm gây viêm khóe môi, chậm lành vết thương và rụng tóc. Ngoài ra, BN có thể bị ban đỏ xuất huyết quanh miệng, mắt, mũi, và đáy chậu. Điều trị: Các cách thức chữa trị khác nhau đã được thiết kế và áp dụng cho việc điều trị HCRN : cung cấp dinh dưỡng nuôi qua TMTW, mở bụng nhưng không ghép ruột- điều trị bảo tồn ruột non và ghép ruột non. Cung cấp dinh dưỡng qua TMTW và đo tổng số dinh dưỡng cung cấp được Durick thiết kế. Nghiên cứu của ông thực hiện trên 30 BN có bệnh lý dạ dày ruột ( achalasia, viêm tụy chấn thương, viêm ruột ). Mục đích trong nghiên cứu của ông là thiết lập chương trình về tổng số dinh dưỡng cung cấp để đạt được cân bằng nitơ dương, duy trì trọng lượng, tăng trưởng và phát triển. BN bị HCRN ban đầu phải được nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tĩnh mạch, đồng thời nếu có thể thì nên cho BN ăn sớm qua đường miệng, điều này có lợi ích là kích thích sự thích ứng và phát triển của đoạn ruột còn lại . Những vấn đề còn lại là biến chứng khi nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch quá lâu sẽ gây ra huyết khối hoặc nhiễm trùng huyết. Do đó vấn đề theo dõi và phòng ngừa là rất cần thiết. Tuy nhiên, nuôi dưỡng qua tĩnh mạch lại gây những vấn đề nghiêm trọng trong chức năng của gan và thận. Vaderhoof đẽ chứng minh rằng nguyên nhân gây tử vong chủ yếu của BN có HCRN là bệnh của gan, cụ thể là vấn đề ứ mật, suy gan cấp hoặc gan nhiễm mỡ, từ đó gây ra xơ gan trên BN. Khi có bất thường chức năng gan dai dẳng, BN nên được ghép ruột trước khi nó tiến triển thành xơ gan. Có nhiều cách thức mở bụng nhưng không cấy ghép tạng trong điều trị HCRN . Việc điều trị bảo tồn ruột non rất phổ biến trong giai đoạn 1960-1970. Mục đích của việc mở bụng là để tạo ra những đoạn ruột ngắn xoay đảo lại khiến dòng thức ăn bị ứ trệ, giúp cho thời gian di chuyển của thức ăn trong ruột chậm lại, nhờ đó mà tăng sự hấp thu, giảm vấn đề mất dinh dưỡng và tiêu chảy. Nhưng các cách làm này đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ và hiện nay đã ít được dùng đến. Hình 3 : Kỹ thuật xoay vòng đoạn ruột của Rygick và Nasarov Ngoài ra, phương pháp kéo dài đoạn ruột non ( PP Bianchi) nhờ vào một van ruột nhân tạo, tạo một sự tắc nghẽn tạm thời hoặc dùng PP tạo hình STEP ( serial tranverse enteroplasty) vẫn được dùng tại một số trung tâm hiện nay. Hình 4 : Phương pháp xoay vòng đoạn ruột của Bianchi và Phương pháp kéo dài đoạn ruột STEP Phương pháp cấy ghép đoạn ruột non được dùng khi BN xảy ra vấn đề xơ gan hoặc có huyết khối tĩnh mạch gây tắc nghẽn các tĩnh mạch chính hoặc thường bị sốc nhiễm trùng do vấn đề ruột ngắn gây ra. Đã có hơn 1000 trường hợp được ghép ruột trên toàn Thế giới được báo cáo, một số các BN sau ghép ruột có thể ăn uống qua đường miệng được và sống sót được sau khoảng thời gian thích nghi . Tuy nhiên vấn đề ghép ruột rất phức tạp và là chọn lựa cuối cùng khi BN bị HCRN không đáp ứng với các cách điều trị ở trên. Hình 5 : Đoạn ruột non đem ghép ( có hay không có phần gan ) ( by Nancy Heim) Kết luận: Hội chứng ruột ngắn là một bệnh lý cũng thường được gặp trên lâm sàng . Nguyên nhân gây ra vấn đề này là do sự mất đi một phần lớn đoạn ruột non, từ đó gây ra các triệu chứng lâm sàng chính là tiêu chảy và hội chứng kém hấp thu.Vấn đề điều trị chủ yếu trên BN bị HCRN là giúp BN duy trì dinh dưỡng bằng các phương pháp như nuôi dưỡng BN qua đường tĩnh mạch hoặc làm một số phương pháp phẫu thuật trên đường ruột để giúp tăng khả năng hấp thu của ruột để từ đó duy trì chất lượng cuộc sống cho BN. Bác Sĩ Bùi Minh Thanh (Giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) Tài liệu tham khảo: 1-Burt Cagir, MD, FACS, John Geibel, MD, DSc, MA . Short-Bowel Syndrome . 2009 (http://emedicine.medscape.com/article/193391-overview ) 2-Craig Smith , MD. Intestinal Rehabilitation and Transplantation: Hope for Children with Short Bowel Syndrome . 2009 on columbiarurgery.org 3-Carmen Cuffari, M.D., Johns Hopkins University; Stephen J.D. O’Keefe, M.D., University of Pittsburgh; and Thomas Ziegler, M.D . Short Bowel Syndrome . on “The National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases” (NIDDK) . Hội chứng ruột ngắn – Phần 2 Lâm sàng: Bệnh nhân bị hội chứng ruột ngắn luôn hiện diện với tiền căn cắt đoạn ruột, như xảy ra với bệnh Crohn, hay với. Kết luận: Hội chứng ruột ngắn là một bệnh lý cũng thường được gặp trên lâm sàng . Nguyên nhân gây ra vấn đề này là do sự mất đi một phần lớn đoạn ruột non, từ đó gây ra các triệu chứng lâm. như xoắn ruột giữa hoặc thuyên tắc mạch mạc treo tràng trên. Các vấn đề tiêu chảy ( có hoặc không có phân mỡ ) và kém hấp thu luôn xảy ra trên BN có HCRN. Bệnh nhân bị hội chứng ruột ngắn có

Ngày đăng: 28/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w