1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu – Phần 2 pdf

28 341 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 154,77 KB

Nội dung

Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu – Phần 2 2. Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh của hệ thống thân-tiết niệu. Biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh thuộc hệ thống thân-tiết niệu thường nghèo nàn và không đặc hiệu. Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán, trong nhiều trường hợp các xét nghiệm có giá trị chẩn đoán xác định. Các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh thuộc hệ thống thân- tiết niệu có rất nhiều. Trong phạm vi bài này chúng tôi chỉ trình bày các xét nghiêm thông thường được sử dụng trong lâm sàng. 2.1. Phân tích thành phần sinh hoá của máu: 2.1.1. Urê : - Urê là một nitơ phi protein trong máu, có phân tử lượng 60,1; là sản phẩm của chuyển hoá đạm và được đào thải chủ yếu qua thân. Nồng độ urê máu bình thường là 1,7- 8,3 mmol/l (10- 50mg/l). Khi có suy thân (mức lọc cầu thân <60ml/ph) thì nồng độ urê trong máu tăng. - Mức độ tăng urê trong máu không hoàn toàn tương ứng với mức độ nặng của suy thân, vì có nhiều yếu tố ngoài thân ảnh hưởng tới nồng độ urê trong máu (như: chế độ ăn nhiều protein, sốt, có ổ mủ trong cơ thể, chảy máu đường tiêu hoá ). - Bản thân urê máu ít độc, nhưng urê đại diện cho các nitơ phi protein trong máu khác rất độc với cơ thể như: các hợp chất của guanidin, các chất có phân tử lượng trung bình Các chất này bị ứ đọng trong máu và tăng song song với urê máu ở bệnh nhân suy thân mạn. Vì urê dễ định lượng, nên trong lâm sàng, định lượng urê trong máu thường được sử dụng để đánh giá và theo dõi mức độ suy thân. 2.1.2. Creatinin: - Creatinin cũng là một nitơ phi protein trong máu, là sản phẩm thoái biến của creatin; creatinin không độc, có nồng độ ổn định trong máu và được đào thải qua thân. Nồng độ bình thường trong máu của creatinin là 44-106àmol/l (0,5-1,5mg/dl). - Nồng độ creatinin trong máu không phụ thuộc vào chế độ ăn và các thay đổi sinh lý khác mà chỉ phụ thuộc vào khối lượng cơ của cơ thể (khối lượng cơ của một cá thể rất ít thay đổi từ ngày này qua ngày khác). Khi có suy thân thì creatinin trong máu tăng. Mức độ tăng creatinin trong máu tương ứng với mức độ nặng của suy thân. Vì vậy, nồng độ creatinin trong máu phản ánh chức năng thân tốt hơn nồng độ urê máu. 2.1.3. Protein: - Bình thường, nồng độ protein toàn phần trong huyết thanh là 60-80g/l; trong đó albumin 45- 55g/l, globulin 25-35g/l , tỷ lệ albumin/globulin (A/G) là 1,3-1,8. - Trong các bệnh thân mạn tính thì protein trong máu giảm do: mất qua nước tiểu; rối loạn tổng hợp protein; chế độ ăn hạn chế protein. Đặc biệt là trong hội chứng thân hư, protein máu giảm thấp <60g/l, albumin máu giảm <30g/l, tỷ lệ A/G <1. 2.1.4. Lipit: Trong các bệnh cầu thân thường thấy lipit máu tăng, đặc biệt là trong hội chứng thân hư thì lipit máu tăng rất cao. 2.1.5. Điện giải: + Natri: trong các bệnh thân thì nồng độ natri trong máu thường giảm, đặc biệt trong các bệnh ống-kẽ thân mạn tính. + Kali: khi có đái ít, nhất là khi có vô niệu thì kali máu có thể tăng. Các yếu tố làm tăng nhanh nồng độ kali máu là: nhiễm toan, chảy máu tiêu hoá, các tình trạng huỷ hoại tế bào nhiều (như có ổ mủ trong cơ thể), chế độ ăn nhiều kali Khi kali máu tăng cao trên 6,5mmol/l thì có thể gây ngừng tim và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân vô niệu. 2.2. Phân tích nước tiểu: 2.2.1. Tính chất vật lý của nước tiểu: + Thể tích nước tiểu: - Đái nhiều (đa niệu): khi số lượng nước tiểu >2000ml/24giờ. - Đái ít (thiểu niệu): khi số lượng nước tiểu 100-500ml/24giờ. - Vô niệu: khi số lượng nước tiểu <100ml/24giờ. + Màu sắc nước nước tiểu: - Nước tiểu đục: đái ra mủ; đái ra cặn phosphat, cặn urat, đái ra dưỡng chấp. - Nước tiểu có màu đỏ nhạt đến nâu thẫm: đái ra máu. - Nước tiểu có màu nâu đỏ đến nâu: đái ra hemoglobin; đái ra myoglobin; đái ra porphyrin. + pH nước tiểu: Phải xét nghiệm nước tiểu tươi (nước tiểu ngay sau khi đi tiểu). pH nước tiểu có thể thay đổi từ 4,6-8, trung bình là 6. Để lâu, nước tiểu có phản ứng kiềm vì urê phân huỷ giải phóng ra amoniac. - Nước tiểu có phản ứng axít kéo dài có thể do: lao thân, sốt kéo dài, nhiễm axít chuyển hoá, ỉa chảy nặng, đói ăn, nhiễm xeton do đái tháo đường, tăng urê máu và một số trường hợp nhiễm độc. - Nước tiểu có phản ứng kiềm kéo dài có thể do: nhiễm khuẩn sinh dục-tiết niệu, nhiễm kiềm chuyển hoá, dùng nhiều bicacbonat hoặc các chất kiềm khác, kiềm hô hấp do tăng thông khí. + Tỉ trọng và độ thẩm thấu nước tiểu: - Tỉ trọng nước tiểu là tỉ số giữa trọng lượng của một thể tích nước tiểu trên trọng lượng của cùng một thể tích nước cất. Như vậy, tỉ trọng nước tiểu phụ thuộc vào trọng lượng của các chất hoà tan trong nước tiểu. Tỉ trọng nước tiểu phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thân. Bình thường, nước tiểu có tỉ trọng 1,015-1,025. Nước tiểu loãng tối đa có tỉ trọng 1,003; nước tiểu được cô đặc tối đa có tỉ trọng 1,030. - Độ thẩm thấu nước tiểu là đại lượng phản ánh số cấu tử chất tan có trong nước tiểu, các cấu tử này là các phân tử, nguyên tử, các ion. Độ thẩm thấu nước tiểu không phụ thuộc vào trọng lượng của các chất hoà tan trong nước tiểu, do đó nó phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thân tốt hơn là tỉ trọng nước tiểu. Bình thường, nước tiểu có độ thẩm thấu từ 400-800mOsm/kg H2O. Nước tiểu loãng nhất có độ thẩm thấu 40-50mOsm/kg H2O, nước tiểu được cô đặc tối đa có độ thẩm thấu 1200mOsm/kg H2O. Tỉ trọng nước tiểu và độ thẩm thấu nước tiểu giảm là biểu hiện của giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thân, thường gặp trong các bệnh của ống-kẽ thân như: viêm thân-bể thân mạn, viêm thân kẽ mạn, thân đa nang, nang tuỷ thân, giai đoạn đái trở lại của suy thân cấp, sau ghép thân, suy thân mạn. 2.2.2. Phân tích các thành phần sinh hoá nước tiểu: Phân tích các thành phần sinh hoá nước tiểu để phát hiện các thành phần bình thường vẫn có trong nước tiểu, nhưng trong bệnh lý của hệ thống thân-tiết niệu thì các nồng độ này bị thay đổi. Hoặc các thành phần bình thường không có trong nước tiểu, khi có bệnh lý lại xuất hiện trong nước tiểu. + Protein: - ở người bình thường, chỉ có một lượng rất nhỏ protein trong máu được lọc qua cầu thân, nhưng được các tế bào ống thân tái hấp thu hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. Chỉ có <30mg protein được bài xuất qua nước tiểu trong một ngày, bằng các xét nghiệm sinh hoá thông thường, không phát hiện được lượng protein này và cho kết quả âm tính. - Nếu nước tiểu có trên 30 mg protein/24giờ là chỉ điểm cho thấy có tổn thương thân (trước khi xét nghiệm cần phải chắc chắn nước tiểu không có máu, mủ, phải lọc nước tiểu trước khi xét nghiệm): . Nếu lượng protein từ 30-300 mg/24giờ thì được gọi là microalbumin niệu. Với lượng protein này, các phương pháp sinh hoá thông thường cho kết quả âm tính, muốn phát hiện phải xét nghiệm bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA). Microalbumin niệu là thông số được sử dụng để chẩn đoán sớm các tổn thương thân (chẳng hạn trong bệnh tăng huyết áp, trong bệnh đái tháo đường). . Nếu lượng protein >300mg/24giờ thì các xét nghiệm sinh hoá thông thường cho kết quả dương tính, là biểu hiện của tổn thương thân đã rõ. - Một số trường hợp nước tiểu có protein nhưng không có tổn thương thân thì cần phân biệt: . Protein niệu tư thế đứng: có thể gặp ở tuổi dưới 20, protein niệu xuất hiện khi đứng lâu nhưng khi cho bệnh nhân nằm nghỉ thì protein niệu lại âm tính, khi đứng lâu > 1giờ protein niệu lại dương tính; không kèm theo hồng cầu niệu và các triệu chứng khác của bệnh thân. . Protein niệu Bence-Jone: gặp trong bệnh đa u tuỷ xương, ung thư. Loại protein này còn được gọi là protein nhiệt tan: khi đun nóng đến 60oC thì nước tiểu đục do protein kết tủa nhưng khi đun sôi thì protein lại tan làm nước tiểu trong, để nguội dần thì nước tiểu đục trở lại. Bản chất của protein nhiệt tan là các chuỗi nhẹ lamda và kappa của gama globulin do các tổ chức bệnh lý tạo ra và được lọc qua cầu thân. . Protein niệu do bệnh lý một số cơ quan khác như: suy tim ứ huyết có thiểu niệu, chấn thương sọ não, chảy máu màng não. Protein niệu trong các bệnh lý trên thường chỉ xuất hiện tạm thời trong thời gian bị bệnh. - Protein niệu ở người có thai lần đầu: Khoảng 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén thấy có protein niệu, phù, tăng huyết áp; đây là biểu hiện của nhiễm độc thai nghén. Nếu nặng thì sản phụ có thể bị sản giật, thai chết lưu. Sau đẻ vài tuần, các triệu chứng mất đi và protein niệu trở lại âm tính. Nếu protein niệu vẫn tồn tại kéo dài sau đẻ thì có khả năng bệnh nhân đã có bệnh thân tiềm tàng từ trước. - Protein do bệnh thân: . Lượng protein trong nước tiểu ít (<2g/24giờ) thường gặp trong các bệnh lý của ống-kẽ thân như: viêm thân-bể thân cấp hoặc mạn, viêm thân kẽ do nhiễm độc, xơ mạch thân do tăng huyết áp. Protein niệu trong các bệnh của ống-kẽ thân thường có tỉ lệ albumin thấp; các globulin α1, α2, β, γ thường cao. . Lượng protein niệu trung bình (2-3g/24giờ), thường gặp trong các bệnh cầu thân cấp hoặc mạn. Protein niệu trong các bệnh cầu thân có tỉ lệ albumin/globulin tương tự trong huyết thanh (1,2- 1,5). . Protein niệu nhiều (>3,5g/24giờ) là biểu hiện của hội chứng thân hư. Thành phần protein niệu trong hội chứng thân hư phần lớn là albumin (khoảng 80% lượng protein); lượng globulin ít. + Các thành phần sinh hoá khác trong nước tiểu như urê, creatinin, điện giải , ít được sử dụng trong lâm sàng. 2.2.3. Biến đổi các thành phần tế bào trong nước tiểu: + Hồng cầu niệu: - Bình thường, trong nước tiểu có 0-1 hồng cầu/vi trường hoặc 3 hồng cầu/ml nước tiểu hoặc <1000 hồng cầu/phút. Nếu số lượng hồng cầu trong nước tiểu tăng là có đái ra máu. - Đái ra máu vi thể nếu: [...]... nhỏ thì chứng tỏ hồng cầu trong nước tiểu có nguồn gốc từ cầu thân, do bệnh lý cầu thân gây nên Nếu hồng cầu giữ nguyên hình thể như bình thường là hồng cầu có nguồn gốc từ đường niệu (bể thân, niệu quản, bàng quang, niệu đạo), do bệnh lý của đường niệu gây nên + Bạch cầu niệu: - Bình thường, trong nước tiểu có 0-1 bạch cầu/vi trường hoặc 3 bạch cầu/ml hoặc < 20 00 bạch cầu/phút - Bạch cầu niệu tăng... tích da trên cơ thể của một người châu âu chuẩn (chưa có thông số trên người Việt Nam) S: diện tích da của cơ thể bệnh nhân (m2) Tính diện tích da của cơ thể bệnh nhân có thể sử dụng hai cách sau: Sử dụng bảng Dubois: đối chiếu chiều cao, cân nặng của bệnh nhân sẽ cho kết quả diện tích da Tính theo công thức của Haycock: S = cân nặng0,94(kg) x chiều cao0,4(cm) x 0, 024 Bình thường hệ số thanh thải creatinin... thẩm thấu nước tiểu mẫu 24 giờ (có thể đo ở mẫu nước tiểu 3giờ, 6giờ, 12giờ ) và độ thẩm thấu máu để tính các thông số: - Hệ số thanh thải thẩm thấu: Uosm x V Cosm = Posm Trong đó: Cosm: hệ số thanh thải thẩm thấu (ml/ph) Uosm: độ thẩm thấu nước tiểu (mOsm/kg H2O) V: thể tích nước tiểu/phút (ml/ph) Posm: độ thẩm thấu huyết thanh (mOsm/kg H2O) - Hệ số thanh thải nước tự do: Hệ số thanh thải nước... tỉ trọng) của từng mẫu nước tiểu Nhận định kết quả như sau: Khả năng cô đặc nước tiểu của thân là bình thừơng khi: số lượng nước tiểu của các mẫu giảm dần; ít nhất có một mẫu nước tiểu có độ thẩm thấu ≥800mOsm/kg H2O (hay tỉ trọng >1, 025 ) Khả năng cô đặc nước tiểu của thân là giảm khi: số lượng nước tiểu của các mẫu xấp xỉ bằng nhau; không có mẫu nào có độ thẩm thấu đạt tới 800mOsm/kg H2O (hoặc không... 1 -2 hồng cầu/vi trường là (+) 3 hồng cầu/vi trường là (++) 4-5 hồng cầu/vi trường là (+++) 6-7 hồng cầu/vi trường là (++++) - Đái ra máu đại thể: khi hồng cầu dày đặc vi trường, hay >5000 hồng cầu/phút; nước tiểu có màu đỏ nhạt hoặc đỏ - Thay đổi hình dáng và thể tích của hồng cầu trong nước tiểu rất có giá trị để chẩn đoán phân biệt bệnh của cầu thân và bệnh của đường niệu Nếu hồng... trị bình thường: 800 ± 30mOsm/kg H2O - Nếu ≥ 600mOsm/kg H2O: khả năng cô đặc nước tiểu của thân là bình thường; không cần phải làm thêm bất kỳ một nghiệm pháp thăm dò khả năng cô đặc nào khác - Nếu 0: nước tiểu nhược trương so với máu - Tỉ số thẩm thấu nước tiểu/thẩm... được sử dụng trong lâm sàng 2. 3.1 Thăm dò chức năng lọc máu của cầu thân: Để thăm dò chức năng lọc máu của cầu thân, người ta đo mức lọc cầu thân Mức lọc cầu thân là số mililít dịch lọc (nước tiểu đầu) được cầu thân lọc trong 1 phút Trong thực tế, không thể đo trực tiếp mức lọc cầu thân được nên người ta đo gián tiếp nó qua hệ số thanh thải của một số chất Hệ số thanh thải của một chất là số mililít... thường dùng phương pháp đo hệ số thanh thải creatinin nội sinh + Cách đo hệ số thanh thải creatinin nội sinh: - Lấy nước tiểu trong 24 giờ, phải lấy thật chính xác, sau đó tính ra thể tích nước tiểu/phút (Vml/ph) bằng cách chia thể tích nước tiểu lấy được cho 1440phút - Lấy 5ml nước tiểu của mẫu nước tiểu trong 24 giờ, đưa lên phòng xét nghiệm để định lượng nồng độ creatinin - Lấy 2ml máu sau khi kết thúc . Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu – Phần 2 2. Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh của hệ thống thân-tiết niệu. Biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh thuộc hệ thống thân-tiết. gây tử vong ở bệnh nhân vô niệu. 2. 2. Phân tích nước tiểu: 2. 2.1. Tính chất vật lý của nước tiểu: + Thể tích nước tiểu: - Đái nhiều (đa niệu) : khi số lượng nước tiểu > ;20 00ml /24 giờ. - Đái. thành phần sinh hoá nước tiểu: Phân tích các thành phần sinh hoá nước tiểu để phát hiện các thành phần bình thường vẫn có trong nước tiểu, nhưng trong bệnh lý của hệ thống thân-tiết niệu thì

Ngày đăng: 28/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN