TRIỆU CHỨNG HỌC BỆNH CỦA HỆ THỐNG THÂN-TIẾT NIỆU – PHẦN 1 pot

9 381 0
TRIỆU CHỨNG HỌC BỆNH CỦA HỆ THỐNG THÂN-TIẾT NIỆU – PHẦN 1 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRIỆU CHỨNG HỌC BỆNH CỦA HỆ THỐNG THÂN-TIẾT NIỆU – PHẦN 1 1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG. 1.1. Triệu chứng cơ năng: 1.1.1. Đau: Có thể gặp đau ở vùng thắt lưng, đau ở vùng niệu quản, đau ở vùng bàng quang. 1.1.1.1. Đau ở vùng thắt lưng: * Cơn đau quặn thân: + Cơn đau quặn thân là cơn đau điển hình trong một số bệnh của thân và đường niệu, cơn đau có đặc điểm: . Khởi phát đau: thường xuất hiện sau vận động mạnh, sau chấn thương vùng thắt lưng, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi. . Cường độ đau: đau thường dữ dội thành từng cơn, cơn có thể ngắn 20- 30phút có thể kéo dài nhiều giờ hoặc cả ngày. Không có tư thế giảm đau. . Vị trí và hướng lan của đau: đau thường xuất phát ở vùng thắt lưng, lan ra phía trước xuống vùng bàng quang, xuống bìu (ở nam) hoặc bộ phận sinh dục ngoài (ở nữ). Thông thường chỉ đau một bên, trong cơn đau có thể có buồn nôn hoặc nôn. Ấn điểm sườn-thắt lưng và vỗ hố thắt lưng bệnh nhân rất đau. . Diễn biến của cơn đau: cơn đau thường kết thúc từ từ, nhưng cũng có khi kết thúc đột ngột. Sau cơn đau thường có đái ra máu đại thể hay vi thể, có thể có rối loạn tiểu tiện như: đái khó, đái rắt, đái buốt. Cơn đau quặn thân thường hay tái phát. Trên đây là cơn đau điển hình, trong lâm sàng có những thể không điển hình, chỉ đau thoáng qua hoặc ngược lại đau kéo rất dài từ một ngày đến 2-3 ngày. + Chẩn đoán cơn đau quặn thân dựa vào: đau đột ngột dữ dội vùng thắt lưng lan xuống bìu và bộ phận sinh dục ngoài; đái ra máu đại thể hoặc vi thể; có các điểm đau vùng thân và niệu quản; tiền sử có thể đã có những cơn đau quặn thân hoặc đái ra sỏi. + Chẩn đoán phân biệt: chẩn đoán cơn đau quặn thân điển hình thường dễ nhưng cũng cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp: - Ở bên phải hay nhầm với: . Cơn đau quặn gan: đau ở vùng hạ sườn phải lan lên vai, sau cơn đau có sốt, vàng da; khám vùng gan và túi mật đau, dấu hiệu Murphy (+). . Đau ruột thừa: đau vùng hố chậu phải, có sốt, có bạch cầu trong máu tăng, ấn điểm Macburney đau. - Ở bên trái hay nhầm với: . Cơn đau thắt ngực: cơn đau thắt ngực không điển hình không lan lên vai và cánh tay mà lan xuống bụng; điện tim trong cơn có hình ảnh thiếu máu cơ tim; cho ngậm nitroglyxerin thì cơn đau hết nhanh. - Chung cho cả hai bên có thể nhầm với: . Cơn đau do loét dạ dày, thủng dạ dày: đau ở vùng thượng vị không lan xuống dưới, có thể lan ra sau lưng, ấn điểm thượng vị đau. Nếu thủng dạ dày thì có phản ứng thành bụng, bụng cứng như gỗ, gõ vang vùng trước gan. Tiền sử có thể có hội chứng loét dạ dày- hành tá tràng; chụp X quang ổ bụng thấy có liềm hơi. . Viêm tuỵ chảy máu, hoại tử: đau rất dữ dội vùng thượng vị, buồn nôn, nôn; điểm thượng vị và điểm sườn-cột sống đau; người bệnh trong tình trạng sốc: vã mồ hôi, mặt tái, huyết áp hạ; nồng độ amylaza trong máu tăng rất cao. . Tắc ruột: đau bụng, nôn, bí trung tiện, bí đại tiện, bụng chướng hơi, có triệu chứng rắn bò, X quang có mức nước-mức hơi. + Cơ chế của cơn đau quặn thân: tắc đường dẫn nước tiểu đột ngột do sỏi di chuyển, hoặc do sỏi kích thích gây co thắt niệu quản, làm ứ nước tiểu ở đài-bể thân, gây tăng áp lực trong thân vì thân được bao bọc một vỏ xơ. Khi đường dẫn nước tiểu lưu thông (chẳng hạn sỏi di chuyển làm nước tiểu có thể lọt qua được, áp lực trong bể thân giảm xuống), cơn đau giảm hoặc hết. + Nguyên nhân: chẩn đoán nguyên nhân cơn đau quặn thân đôi khi khó, các nguyên nhân thường gặp là: . Sỏi thân và đường niệu: sỏi ở đài-bể thân ít khi gây cơn đau quặn thân; sỏi niệu quản thường gây cơn đau quặn thân điển hình. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của cơn đau quặn thân. . Lao thân: có tới 20% trường hợp lao thân có cơn đau quặn thân do các mảnh tổ chức, tổ chức bã đậu trôi theo dòng nước tiểu xuống gây tắc niệu quản. Cũng có thể do lao niệu quản gây chít hẹp niệu quản, . Các nguyên nhân gây hẹp niệu quản khác như: thân di động dễ dàng gây gập niệu quản, u vùng bể thân-niệu quản, u trong ổ bụng đè ép vào niệu quản đều có thể gây ra cơn đau quặn thân. * Đau âm ỉ vùng hố thắt lưng: Đau vùng hố thắt lưng âm ỉ, không thành cơn hoặc chỉ có cảm giác nặng tức vùng hố thắt lưng. Loại đau này thường là đặc điểm của các bệnh thân hai bên như viêm cầu thân cấp, viêm cầu thân mạn, hội chứng thân hư, viêm tấy tổ chức quanh thân. Viêm thân-bể thân cấp hoặc đợt tiến triển của viêm thân-bể thân mạn thường chỉ đau âm ỉ một bên, nhưng cũng có thể đau cả hai bên. Đau thường không lan xuyên, chỉ khu trú tại chỗ. Nếu viêm mủ quanh thân thì đau có thể kèm theo nóng, đỏ, phù nề vùng hố thắt lưng. 1.1.1.2. Đau ở các điểm niệu quản: Ngoài nguyên nhân do cơn đau quặn thân, đau ở các điểm niệu quản còn có thể gặp khi có sỏi niệu quản, viêm niệu quản, lao niệu quản và thường liên quan với các quá trình bệnh lý ở thân và bàng quang. 1.1.1.3. Đau ở vùng bàng quang: Đau ở vùng bàng quang thường gặp do sỏi bàng quang, viêm bàng quang, lao bàng quang, bệnh lý của tuyến tiền liệt. Đau ở vùng bàng quang thường kèm theo các rối loạn bài niệu: đái rắt, đái buốt. 1.1.1.4. Đau do trào ngược nước tiểu bàng quang-niệu quản: Đây là thể đau đặc biệt, thường gặp ở trẻ em do suy yếu cơ thắt chỗ niệu quản đổ vào bàng quang, thường là bẩm sinh. Người bệnh thấy đau vùng hố thắt lưng một hoặc hai bên khi rặn đái, đau mất đi khi đái xong. Cơ chế của cơn đau này là do: khi rặn đái, áp lực trong bàng quang tăng lên do cơ vòng chỗ niệu quản đổ vào bàng quang yếu, nên nước tiểu từ bàng quang trào ngược lên niệu quản, làm tăng áp lực bể thân gây nên đau. Đau thường nhẹ, âm ỉ, bệnh nhân chịu đựng được, nhưng đôi khi đau nhiều làm bệnh nhân không dám rặn đái. Đái xong áp lực trong bàng quang giảm xuống, nước tiểu từ niệu quản xuống bàng quang, bệnh nhân hết đau. Để xác định chẩn đoán, cho chụp X quang bàng quang sau khi bơm thuốc cản quang vào bàng quang (150-200ml) ở các thời điểm trước, trong và sau khi rặn đái. Kết quả sẽ cho thấy thuốc cản quang trào lên niệu quản khi rặn đái. 1.1.2. Rối loạn bài niệu: + Đái dắt: Đái dắt là hiện tượng phải đi đái nhiều lần trong ngày, số lượng nước tiểu mỗi lần ít chỉ vài mililít. Đái dắt có thể do bệnh lý ở bàng quang, tiền liệt tuyến, niệu đạo, niệu quản hoặc ở thân gây kích thích mót đái; cũng có thể chỉ là hậu quả của các bệnh lý của các cơ quan lân cận của cơ quan sinh dục nữ. + Đái buốt: Đái buốt là hiện tượng khi đi đái tới cuối bãi, bệnh nhân thấy buốt ở vùng hạ vị lan ra dương vật (ở nam) hoặc bộ phận sinh dục ngoài (ở nữ). Đái buốt thường đi kèm với đái rắt. Nguyên nhân có thể do viêm bàng quang, lao bàng quang, viêm niệu đạo do vi khuẩn hoặc do lậu, sỏi bàng quang. + Đái khó: Đái khó là hiện tượng phải rặn mới đái được, nước tiểu chảy chậm không thành tia, có khi đái ngắt quãng. Đái khó chứng tỏ có cản trở ở vùng cổ bàng quang như: u vùng cổ bàng quang, u tuyến tiền liệt; hoặc cản trở ở niệu đạo như: sỏi niệu đạo, chít hẹp niệu đạo do viêm, do chấn thương. + Bí đái: Bí đái là trường hợp không đái được trong khi nước tiểu vẫn được bài tiết từ thân xuống và bị ứ lại ở bàng quang. Phải chú ý phân biệt với vô niệu: vô niệu là không có nước tiểu từ thân xuống bàng quang, không có nước tiểu trong bàng quang nên không có cầu bàng quang và thông đái không có nước tiểu; còn bí đái là nước tiểu bị ứ ở bàng quang nên có cầu bàng quang, thông đái có nhiều nước tiểu và cầu bàng quang xẹp xuống. + Đái không tự chủ: Đái không tự chủ là hiện tượng nước tiểu tự động chảy ra, ngoài ý muốn của bệnh nhân. Đái không tự chủ có thể do nguyên nhân tại bàng quang hay niệu đạo (như chấn thương vùng bàng quang hay niệu đạo); có thể do nguyên nhân từ tuỷ sống (như chấn thương hoặc vết thương gây tổn thương các đốt tuỷ cùng); cũng có thể do bệnh nhân bị bí đái kéo dài làm thành bàng quang không còn khả năng co dãn, bàng quang trở thành một “bình” chứa nước tiểu trong khi nước tiểu tiếp tục được bài tiết từ thân xuống, do đó nước tiểu từ bàng quang chảy ra theo niệu đạo từng giọt và luôn có cầu bàng quang. + Đái đêm: Đái đêm được coi là bệnh lý khi bệnh nhân phải đi đái nhiều lần trong đêm và kéo dài nhiều tháng. Đái đêm là biểu hiện của giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thân. Khi làm nghiệm pháp Zimniski thấy số lượng nước tiểu ban đêm nhiều hơn ban ngày. Đái đêm thường gặp trong các bệnh gây giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thân (như viêm thân-bể thân mạn, viêm thân kẽ mạn do thuốc, suy thân mạn ), hoặc ở người già do khả năng cô đặc nước tiểu của thân bị suy giảm. . TRIỆU CHỨNG HỌC BỆNH CỦA HỆ THỐNG THÂN-TIẾT NIỆU – PHẦN 1 1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG. 1. 1. Triệu chứng cơ năng: 1. 1 .1. Đau: Có thể gặp đau ở vùng thắt lưng, đau ở vùng niệu quản,. hố thắt lưng. 1. 1 .1. 2. Đau ở các điểm niệu quản: Ngoài nguyên nhân do cơn đau quặn thân, đau ở các điểm niệu quản còn có thể gặp khi có sỏi niệu quản, viêm niệu quản, lao niệu quản và thường. quản, đau ở vùng bàng quang. 1. 1 .1. 1. Đau ở vùng thắt lưng: * Cơn đau quặn thân: + Cơn đau quặn thân là cơn đau điển hình trong một số bệnh của thân và đường niệu, cơn đau có đặc điểm: .

Ngày đăng: 05/08/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan