1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công thức máu pptx

29 364 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 212,05 KB

Nội dung

Công thức máu Xét nghiệm công thức máu (CTM) là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhiều nhất. CTM là xét nghiệm dùng để tính số lượng tế bào của máu. Các phép tính được thực hiện bởi một loại máy đặc biệt có khả năng phân tích những thành phần khác nhau của máu trong vòng chưa đến một phút. Phần quan trọng cần chú ý trong CTM là số lượng các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Cách thực hiện Xét nghiệm công thức máu được thực hiện bằng cách lấy một vài millilit máu (1 hay 2 muỗng trà) trực tiếp từ bệnh nhân. Việc này có thể được thực hiện ở nhiều nơi bao gồm: phòng mạch tư, phòng xét nghiệm và bệnh viện. Da sẽ được sát trùng bằng gòn có tẩm alcol, sau đó nhân viên y tế sẽ đâm kim xuyên qua vùng da đã được sát trùng để đưa vào tĩnh mạch của bệnh nhân (những tĩnh mạch có thể thấy được từ phía bên ngoài da). Sau đó máu sẽ được rút ra, đi qua kim vào ống tiêm rồi đưa vào lọ thủy tinh rồi gửi đến phòng xét nghiệm để được phân tích. Những thành phần của công thức máu Công thức máu liệt kê nhiều giá trị quan trọng. Thông thường thì nó bao gồm những giá trị sau: * WBC: white blood cell - số lượng bạch cầu (hoặc leukocyte count) * Các thành phần của bạch cầu * RBC: red blood cell - số lượng hồng cầu (hoặc erythrocyte count) * Hct: hematocrit * Hb (hay Hbg): hemoglobin. * MCV: Mean corpuscular volume - thể tích hồng cầu trung bình * MCH: Mean corpuscular hemoglobin - giá trị hemoglobin trung bình * MCHC : mean corpuscular hemoglobin concentration - nồng độ hemoglobin trung bình * RDW: red cell distribution width - độ phân bố về kích thước của hồng cầu. * PLC: platelet count - số lượng tiểu cầu * MPV: mean platelet volume - thể tích trung bình của tiểu cầu. Các giá trị của công thức máu thông thường bao gồm: * WBC: số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường thay đổi nhẹ tùy theo từng phòng xét nghiệm nhưng thông thường nằm ở khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào mỗi mm khối (mm3), tương đương với số lượng bạch cầu tính theo đơn vị quốc tế (IU - International unit) là 4.3 đến 10.8 x 109 tế bào trong mỗi lít. * Thành phần bạch cầu: bạch cầu bao gồm một số loại khác nhau được phân biệt dựa theo kích thước và hình dạng của chúng bao gồm bạch cầu hạt, lymphocyte, monocyte, bạch cầu ái toan (eosinophil) và bạch cầu ái kiềm (basophil). Máy đếm các thành phần bạch cầu tự động có khả năng tính toán các thành phần của bạch cầu theo phần trăm. Ngoài ra, các thành phần này cũng có thể được đếm dưới kính hiển vi bởi một kỹ thuật viên đã được huấn luyện hoặc bởi một bác sĩ. * RBC: số lượng hồng cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường thay đổi nhẹ tùy theo từng phòng xét nghiệm nhưng thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu tính theo đơn vị quốc tế (IU - International unit) là 4.2 đến 5.9 x 1012 tế bào trong mỗi lít. Hồng cầu là loại tế bào có nhều nhất trong máu và mỗi người có hàng triệu tế bào bên trong máu tuần hoàn. Chúng nhỏ hơn bạch cầu nhưng lớn hơn tiểu cầu. * Hb - Hemoglobin: lượng hemoglobin có trong một thể tích máu. Hemoglobin là một loại phân tử protein có trong hồng cầu chuyên chở oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Giá trị bình thường của hemoglobin thay đổi tùy theo giới tính và nằm trong khoảng từ 13 đến 18 g/dl ở nam giới và 12 đến 16 g/dl đối với nữ giới (tính theo đơn vị quốc tế là 8.1 - 11.2 millimole/l đối với nam và 7.4 - 9.9 millimole/l đối với nữ). * Hct - Hematocrit: là tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ. Giá trị bình thường của Hct thay đổi tùy thuộc vào giới tính và nằm trong khoảng từ 45 - 52% đối với nam và 37 - 48% đối với nữ. Hct thường được đo bằng cách quay tròn ống xét nghiệm có chứa mẫu máu để làm cho các tế bào hồng cầu bị đẩy xuống phía dưới đáy ống nghiệm. * MCV: là thể tích trung bình của hồng cầu, giá trị này được lấy từ Hct và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 80 - 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít). * MCH: là số lượng trung bình của hemoglobin có trong một hồng cầu trung bình. Giá trị này được tính bằng cách đo hemoglobin và số lượng hồng cầu. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram. * MCHC: là nồng độ trung bình của hemoglobin có trong một thể tích máu cho sẵn được tính bằng cách đo giá trị của hemoglobin và hematocrit. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 32 - 36%. * RDW: đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu. Giá trị này càng cao có nghĩa là kích thước của hồng cầu thay đổi càng nhiều. Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 11-15. * PLC: số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu nhất định. Tiểu cầu không phải là một tế bào hoàn chỉnh mà thật chất là những mảnh vỡ của những tế bào chất (một thành phần của tế bào không chứa nhân hoặc thân của tế bào) từ những tế bào được tìm thấy trong tủy xương được gọi là megakaryocyte. Tiểu cầu đóng vai trò sống còn trong quá trình đông máu. Giá trị bình thường thay đổi nhẹ giữa các phòng thí nghiệm và nằm trong khoảng từ 150.000 - 400.000/cm3 (150 - 400 x 109/liter). * MPV: kích thước trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu. Chức năng của các loại tế bào máu Các tế bào trong máu (bạch cầu, hồng cầu, và tiểu cầu) có những chức năng riêng biệt. Bạch cầu là thành phần cơ bản của hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Mỗi một thành phần của bạch cầu đóng một vai trò khác nhau trong hệ miễn dịch. Hồng cầu đóng vai trò cơ bản trong vận chuyển oxy đến toàn bộ cách tế bào trong cơ thể để giúp chúng có thể thực hiện tốt chức năng của mình. Phân tử hemoglobin trong hồng cầu là phương tiện chuyên chở oxy. Tiểu cầu là một thành phần của hệ thống đông máu của cơ thể giúp ngăn ngừa chảy máu. Công dụng của xét nghiệm công thức máu Bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm công thức máu bởi nhiều lý do. Có thể đây là một phần của cuộc khám sức khỏe định kỳ hoặc dùng để tầm soát, hoặc là một xét nghiệm dùng để theo dõi một số biện pháp điều trị nào đó. Nó cũng có thể được thực hiện để đánh giá dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân. Chẳng hạn như số lượng bạch cầu tăng có thể là dấu hiệu báo động có một tình trạng nhiễm trùng ở đâu đó trong cơ thể, hoặc ít gặp hơn, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh ác tính nào đó. Số lượng bạch cầu giảm có thể gợi ý một bất thường về tủy xương hoặc liên quan đến một số thuốc điểu trị, chẳng hạn như các thuốc hóa trị. Bác sĩ cũng có thể cho thử công thức máu để theo dõi đáp ứng điều trị đối với những bệnh nhiễm trùng. Những thành phần của bạch cầu cũng có những chức năng riêng biệt và sự thay đổi của chúng cũng có thể cung cấp một chút manh mối gợi ý đến một tình trạng bệnh nào đó. Số lương hồng cầu giảm hay hemoglobin giảm có thể gợi ý đến một tình trạng thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân gây tăng số lượng hồng cầu hay hemoglobin có thể xảy ra bao gồm những bệnh về tủy xương hoặc khi nồng độ oxy trong máu giảm. Số lượng tiểu cầu giảm có thể là do chảy máu kéo dài hoặc do một số bệnh khác. Ngược lại, số lượng tiểu cầu tăng có thể gợi ý đến một bất thường của tủy xương hoặc một tình trạng viêm nặng PHÂN TÍCH CÔNG THỨC MÁU I>WBC = white blood cell = bạch cầu. • bt: 4.000-10.000 bạch cầu/mm³ . • là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu. • Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu. Cần tính ra số lượng tuyệt đối của mỗi loại (vì có khi tỉ lệ phần trăm giảm nhưng số lượng tuyệt đối lại bình thường nếu tổng số bạch cầu tăng - hay ngược lại). Bao gồm: NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho MONO: MONOCYTE = Mono bào EOS: EOSINOPHIL = Đa nhân ái toan BASO: BASOPHIL = Đa nhân ái kiềm. • giá trị: > 10.000 -> tăng thật sự < 5.000 -> giảm có thể hồi phục < 4.000 -> giảm , khả năng hồi phục thấp: có bệnh lý. • tăng: - nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm - mất máu nhiều - sau ăn no, sau hoạt động (vì vậy không nên lấy máu thử lúc này). -> BC tăng cao trong bệnh Bạch cầu cấp. • giảm: do thuốc, sốt rét, thương hàn, bệnh do virus: viêm phổi không điển hình, thủy đậu, cúm NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính • bt: 60 - 66% ( 1.700 - 7.000 / mm3 ). • đặc điểm: + là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể -> vì vậy tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp. + trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng. + Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus • giá trị: tăng: > 75% ( > 7.000 / mm3 ) giảm: < 50% ( < 1.500/ mm3 ). • tăng: + các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, viêm túi mật + các quá trình sinh mủ: apxe, nhọt + Nhồi máu cơ tim, Nhồi máu phổi + các bệnh gây nghẽn mạch + bệnh Hogdkin, bệnh bạch cầu + sau bữa ăn, vận động mạnh ( tăng ít - tạm thời ). • giảm: + nhiễm trùng tối cấp + các bệnh do virus trong thời kỳ toàn phát: cúm, sởi, thủy đậu + sốt rét + các bệnh có lách to gây cường lách, Hogdkin + thiếu B12 ác tính ( bệnh Biermer ) + nhiễm độc thuốc, hóa chất + sốc phản vệ + giảm sản hay suy tủy xương + Bạch cầu cấp, Bạch cầu kinh thể lympho. LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho • bt: 20 - 25% ( 1000 - 4000 / mm3 ). • đặc điểm: [...]... cầu • giá trị: chẩn đoán thiếu máu + Nam Hb < 13 g/dl + Nữ Hb < 12 g/dl + Phụ nữ mang thai & người già Hb < 11 g/dl • liên quan truyền máu (Viện Huyết học TW): + Trên 10 g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu + Từ 8-10 g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu + Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu + Dưới 6 g/l: cần truyền máu cấp cứu -> < 7g: cần truyền máu/ XHTH IV>HCT = Hematocrit... cầu • bt: 32 - 36 g/dL • công thức: MCHC = HGB / HCT x 100 • giá trị: < 32: giảm sắc 32 - 36: đẳng sắc > 36: tăng sắc TÓM LẠI - Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu - Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu - Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất... giảm: thiếu máu, xuất huyết cấp V>MCV = Mean corpuscular volume = thể tích trung bình một hồng cầu • bt: 80 - 100 fl ( fl : femtolit, 1 fl = 10 (mũ)-15 lit ) • công thức: MCV = HCT/ RBC x 10 • giá trị: < 80: nhỏ > 100: to > 140: khổng lồ VI>MCH = Mean corpuscular hemoglobin = số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu • bt: 27 - 32 pg ( pg: picogram, 1 pg = 10 (mũ)-12 gram ) • công thức: MCH =... tiếp cho thấy có cả hồng cầu non và hồng cầu trưởng thành ở máu ngoại vi hoặc có thể toàn hồng cầu trưởng thành nhưng kích thước lại to nhỏ khác nhau (các loại thiếu máu hồng cầu to, nhỏ) • giá trị: dựa vào 2 chỉ số RDW (khoảng phân bố HC) & MCV (thể tích TB 1 HC) để phân biệt giữa: + Thiếu máu thiếu sắt, Thiếu máu do thiếu acid folic, Thiếu máu bất sản tuỷ (khi LS hướng đến những bệnh này) -> Nhìn vào... máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất + cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 25% hoặc ở mức 30% ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu • giá trị: + > 55%: nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke) + giảm: là cơ sở quyết định truyền máu: < 20% (25%) đối với người trưởng thành... cầu & máu toàn phần + đo thể tích của hồng cầu + trong một số trường hợp do truyền dịch Hct giảm Vì vậy, theo trình tự lưu tâm: Hb (vì không tùy thuộc: thể tích nước cơ thể mức độ thiếu nước của BN -> Hct -> RBC + HCT/3 = HGB + có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được... năng sản sinh các tế bào máu, nguyên nhân thường do bệnh tự miễn (không rõ NN) TM giảm sản tuỷ là trường hợp TM đẳng sắc đẳng bào, gặp trong Suy thận mạn + β Thalassemia, Bệnh về gan, Thiếu máu do tan máu miễn dịch & Bệnh suy tủy xương (khi LS hướng đến những bệnh này) -> Nhìn vào RDW Nếu giá trị bình thường & MCV > 100: bệnh suy tủy xương -> RDW > 15% : có thể TM do tan máu MD, bệnh về gan hoặc β... ứng ra sao trước sự thiếu máu + Nếu reticulocyte count ( tính ra từ % reticulocyte ) thấp, sẽ cho ta thấy tủy xương bệnh, không sản xuất đủ các hồng cầu; ngược lại, khi trị số này cao, ta biết đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức (như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục ), hoặc đang có hiện tượng tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể (vì truyền sai máu, vì dùng thuốc ) •... thiếu máu huyết tán hay trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm • giảm: suy tuỷ, hóa trị liệu, thiếu máu ác tính IX>PLT = platelet = Tiểu cầu • bt: 150.000 - 400.000/ cm3 • đặc điểm: + Tiểu cầu có đời sống 8-12 ngày Đổi mới sau 4 ngày + là những mảnh vỡ hình đĩa mỏng, không nhân, từ tế bào chất của những tế bào megakaryocyte được tìm thấy trong tủy xương + Bình thường tiểu cầu trôi tự do theo dòng máu. .. tiêm huyết thanh hay các chất albumin + trong vài trạng thái do thiếu máu tan máu, BC đa nhân ái kiềm tăng 2 - 3% • giảm: + tủy xương bị tổn thương hoàn toàn + dị ứng II>RBC = Red Blood Cell = hồng cầu • bt: + nam: 4.000.000 - 5.800.000/ mm3 + nữ: 3.900.000 - 5.400.000/ mm3 • đặc điểm: (wiki) + là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³) + có hình đĩa lõm hai mặt Đời sống: 120 . một thành phần của hệ thống đông máu của cơ thể giúp ngăn ngừa chảy máu. Công dụng của xét nghiệm công thức máu Bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm công thức máu bởi nhiều lý do. Có thể đây là. ngoài da). Sau đó máu sẽ được rút ra, đi qua kim vào ống tiêm rồi đưa vào lọ thủy tinh rồi gửi đến phòng xét nghiệm để được phân tích. Những thành phần của công thức máu Công thức máu liệt kê nhiều. Công thức máu Xét nghiệm công thức máu (CTM) là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhiều nhất. CTM là xét nghiệm dùng để tính số lượng tế bào của máu. Các phép tính

Ngày đăng: 28/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w