Bệnh học phụ khoa - Viêm phần phụ 1. Đại cương: Viêm phần phụ là loại viêm nhiễm sinh dục phổ biến. Trong phần phụ thì vòi trứng, buồng trứng, các dây chằng đều có thể bị viêm, nhưng tổn thương ở vòi trứng là hay gặp hơn cả. Có hai hình thái cấp tính và mãn tính. Hình thái cấp tính rất dễ trở thành mãn tính và ngược lại mãn tính thường có đợt kịch phát thành cấp tính. Vi khuẩn gây bệnh có 3 nhóm chính. Lậu cầu: Vi khuẩn đặc hiệu lan theo đường tình dục (tỷ lệ khoảng 40%). Vi khuẩn xâm nhập vào ÂH, ÂĐ qua CTC đến niêm mạc TC và phần phụ, 10- 20% người mang vi khuẩn lậu phát triển thành viêm vòi trứng. Chlamidia Trachomatis (nhóm D avf K) cũng lây truuyền bệnh qua đường tình dục, phát triển và tăng sinh chỉ trong tế bào sống. Vi khuẩn sẵn có ở CTC và ÂĐ (kỵ khí hay yếm khí) trở thành bệnh lý khi có sự mất cân bằng hormon, giảm miễn dịch sau những thủ thuật phụ khoa. Tất cả các trường hợp này phải phối hợp tìm nguồn bệnh và làm kháng sinh đồ để điều trị. Đường lây bệnh: + Viêm CTC, ÂĐ lan lên + Đường bạch huyết + Đường máu: Nhiễm trùng huyết lan đến vòi trứng Yếu tố thuận lợi: Viêm CTC, ÂĐ, niêm mạc TC do thủ thuật và phẫu thuật phụ sản không vô khuẩn. Giao hợp không an toàn, mang vòng tránh thai hở. 2. Viêm phần phụ cấp 2.1. Triệu chứng lâm sàng Dễ nhầm lẫn trong 20% trường hợp, thường do không đủ triệu chứng để chẩn đoán dẫn đến điều trị khó khăn, kéo dài, đắt tiền để lại di chứng xấu. Thể điển hình: + Phụ nữ trẻ (dưới 25 tuổi), chưa đẻ, gái mại dâm chiếm 50% trường hợp. + Đau vùng hạ vị từ 2- 3 ngày sau hành kinh , thường đau cả hai bên hố chậu, nhưng bao giờ một bên cũng đau trội hơn bên kia. Đau liên tục, có lúc có cơn đau dữ dội . + Tính chất đau: Mức độ đau, vị trí đau, lan truyền ra sau lưng hay xung quanh dấu hiệu trực tràng kèm theo, dấu hiệu phúc mạc. Toàn trạng: dấu hiệu nhiễm trùng sốt, khô môi, lưỡi bẩn… Dấu hiệu thực thể: khám phụ khoa phải có phương pháp nhẹ nhàng. + Sốt cao 39oC, khi có nhiệt độ tăng ở mức trung bình , khi có hâm hấp sốt về chiều, mạch nhanh vừa phải. + Ra khí hư bẩn. Khi một người phụ nữ kêu đau vùng hạ vị và ra khí hư thường nghĩ đến viêm phần phụ. + Âm hộ: Khí hư chảy ra lẫn mủ và máu, khám lỗ niệu đạo, các tuyến ÂH, lấy bệnh phẩm để kiểm tra vi khuẩn học bằng soi tươi và nuôi cấy phân lập + Đặt mỏ vịt nhẹ nhàng và cẩn thận cho phép thấy ÂĐ viêm đỏ, trong ÂĐ có khí hư bẩn, hôi có thể lẫn mủ, làm bệnh phẩm vi khuẩn ở CTC-ÂĐ một cách có hệ thống. + Thăm ÂĐ kết hợp nắn bụng cho thấy đau khi di động TC đánh giá tình trạng túi cùng, phản ứng 1 bên hay 2 bên. Khối nề cạnh TC là triệu chứng quan trọng nhất xác định ranh giới, di động, mật độ ấn vào đau hay không. Thể không điển hình: + Sốt : thường sốt nhẹ + Đau bụng 1 bên cần loại trừ viêm ruột thừa + Ra máu bất thường cần loại trừ chửa ngoài TC + Thăm ÂĐ thấy TC thể tích bình thường, đau khi cử động hay đôi khi thấy khối ở bên cạnh TC đau, nghĩ đến u nang buồng trứng xoắn hay chửa ngoài TC 2.2. Xét nghiệm cận lâm sàng + Công thức bạch cầu đa nhân trung tính tăng trong khoảng 50%. + Bệnh phẩm vi khuẩn lấy trong ống CTC lỗ niệu đạo tìm lậu cầu. Chlamidia tìm rất khó khăn, lấy bệnh phẩm trong ống CTC hay trong niệu đạo sau đó làm phản ứng miễn dịch, hay nuôi cấy tế bào (Mccoy, Hrla) kết quả dương tính hay âm tính chưa cho phép khẳng định hay loại trừ bệnh lý do Chlamidia vòi trứng. Chỉ có khi bệnh phẩm vòi trứng mới cho phép khẳng định. Kiểm tra cả chồng, bệnh phẩm vi khuẩn đường tiết niệu trong trường hợp viêm do lậu cầu hay Chlamidia. + Siêu âm cần thiết để thấy những thay đổi của bộ máy sinh dục nhưng không cho phép khẳng định chẩn đoán nhiễm trùng sinh dục khi không có các triệu chứng lâm sàng gợi ý. Túi cùng Dougla là nơi có ít dịch thấm đôi khi rõ rệt. + Soi ổ bụng cho phép chẩn đoán chính xác vòi viêm, ứ máu, phù, dính bởi màng loa vòi, phúc mạc viêm, lấy bệnh phẩm dịch trong ổ bụng và vòi trứng. 2.3. Chẩn đoán Chẩn đoán xác định dựa vào tiền sử, hỏi bệnh, dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng. Chẩn đoán phân biệt với viêm ruột thừa, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm tổ chức quanh tiểu khung, chửa ngoài TC, u nang buồng trứng xoắn. 2.4. Tiến triển Khỏi: Nếu chẩn đoán sớm, điều trị tích cực sẽ khỏi sau 2 -3 tuần. Nếu do lậu cầu thường để lại di chứng tắc vòi trứng và gây vô sinh. Trở thành mãn tính: Thường là đợt cấp không điều trị đúng cách trở thành mãn tính Áp xe thương tổn khu trú ở tiểu khung tạo thành túi mủ trong vòi trứng có thể vỡ vào ổ bụng, trực tràng rất nguy hiểm. Nếu tạo thành túi mủ nên dẫn lưu qua túi cùng Dougla. 2.5.Điều trị: Điều trị nội khoa là chủ yếu, kháng sinh liều cao kết hợp, điều trị theo kháng sinh đồ. Nghỉ ngơi, dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Giải quyết các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn sau sảy, đẻ, Ngoại khoa: Chỉ đặt ra khi có túi mủ rõ rệt khu trú và sau khi điều trị tích cực bằng kháng sinh đồ. 3. Viêm phần phụ mãn Hậu quả của viêm nhiễm cấp tính không điều trị đúng và đủ, sau điều trị vẫn còn những ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng gây thương tổn ở vòi trứng: Tắc vòi trứng, ứ nước vòi trứng, viêm phúc mạc tiểu khung dính. 3.1. Triệu chứng đau: Rất phổ biến, đau vùng hạ vị ở 1 bên hay 2 bên hố chậu, có thể đau thành từng cơn hoặc liên tục, đau khi làm việc nặng. Đau làm ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất lao động. Khí hư: khí hư đi kèm với viêm CTC, ÂĐ, có khí hư chảy qua vòi trứng vào buồng TC rồi ra ÂĐ sau mỗi cơn co bóp CTC vòi trứng. Rối lọan kinh nguyệt: Kéo dài hoặc ra huyết bất thường trước hoặc sau khi thấy kinh. Hội chứng thời kỳ phóng noãn: Đau ra khí hư và ra huyết. Sốt nhẹ về chiều: Dễ nhầm với lao. TC ít di động, chạm vào TC đau. Nắn thấy khối viêm phần phụ ở cạnh TC ranh giới không rõ. 3.2. Cận lâm sàng Siêu âm Chụp TC vòi trứng có hình ảnh tắc, ứ nước vòi trứng Soi ổ bụng: Đặc biệt là các trường hợp vô sinh, kiểm tra chức năng 2 vòi trứng. Xét nghiệm 3.3. Chẩn đoán Chẩn đoán xác định: Tiền sử viêm phúc mạc mãn tính cấp cộng với dấu hiệu lâm sàng đau cạnh TC, TC kém di động. Chẩn đoán phân biệt . + U nang buồng trứng. + Chửa ngoài TC 3.4.Tiến triển Chậm và kéo dài , khỏi về lâm sàng hết đau bụng. Nhưng về phương diện giải phẫu rất khó khỏi, chỉ tạm thời thuyên giảm sau đó có những đợt tái phát khi có điều kiện thuận lợi. 3.5. Điều trị Nội khoa là chính + Nghỉ ngơi tránh làm việc nặng, sinh họat điều độ. + Kháng sinh: Chỉ nên dùng khi có đợt kịch phát hoặc bán cấp + Điều trị tại chỗ: Lý liệu pháp, chườm đá, xoa nắn phụ khoa. Ngoại khoa: Chỉ đặt ra khi điều trị nội khoa nhiều lần không kết quả, đau nhiều, ảnh hưởng đến khả năng, năng suất lao động của bệnh nhân. tùy theo tuổi, mức độ tổn thương mà cắt bỏ 1 hay 2 bên phần phụ có thể cắt TC. Trong trường hợp vô sinh có thể mổ nội soi gỡ dính, mở thông vòi. 3.6. Phòng bệnh Vệ sinh phụ nữ, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh thai nghén Đảm bảo vô khuẩn trong sản phụ khoa: Giảm bớt thủ thuật, chấn thương , không để sót nhau Chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. ở viêm nhiễm mãn tính ở ÂĐ,. CTC, tất cả hình thái nhiễm khuẩn ở cơ quan sinh dục. Tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục: Giáo dục, truyền thông, tư vấn Tổ chức khám phụ khoa định kỳ hàng năm Tuyên truyền sâu rộng cho mọi người hiểu rõ lợi ích của công tác kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ nạo phá thai, viêm nhiễm sinh dục . Bệnh học phụ khoa - Viêm phần phụ 1. Đại cương: Viêm phần phụ là loại viêm nhiễm sinh dục phổ biến. Trong phần phụ thì vòi trứng, buồng trứng, các dây chằng đều có thể bị viêm, nhưng. thành bệnh lý khi có sự mất cân bằng hormon, giảm miễn dịch sau những thủ thuật phụ khoa. Tất cả các trường hợp này phải phối hợp tìm nguồn bệnh và làm kháng sinh đồ để điều trị. Đường lây bệnh: . hạ vị và ra khí hư thường nghĩ đến viêm phần phụ. + Âm hộ: Khí hư chảy ra lẫn mủ và máu, khám lỗ niệu đạo, các tuyến ÂH, lấy bệnh phẩm để kiểm tra vi khuẩn học bằng soi tươi và nuôi cấy phân