1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHÁM CẢM GIÁC potx

5 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 119,61 KB

Nội dung

KHÁM CẢM GIÁC Nơron cảm giác ngoại biên tiếp thu những biến đổi của ngoại cảnh và báo hiệu lên cấp trung ương dưới hình thức cảm giác. Có nhiều loại cảm giác: cảm giác chủ quan và cảm giác khách quan: - Cảm giác chủ quan là do người bệnh cảm thấy như cảm thấy kim châm,tê bì, kiến bò. - Cảm giác khách quan là do người bệnh thấy khi ta kích thích vào một vùng cơ thể . tuỳ theo vật kích thích (kim châm, lông, nóng lạnh…) mà người bệnh sẽ trả lời khác nhau (đau, sờ, nóng, lạnh…), cảm giác khách quan gồm cảm giác nông và cảm giác sâu. + Cảm giác nông gồm có sờ, đau, nóng, lạnh do bó Déjerine phụ trách. + Cảm giác sâu gồm có cảm giác tư thế, vị trí, cảm giác rung xương, nhận thức đồ vật, do các bó Goll, Burdach và các bó tiểu não chéo phụ trách. I. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN RỐI LOẠN CẢM GIÁC. 1. Nguyên tắc khám. Khám cảm giác cần phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và phải làm người bệnh yên tâm. Để người bệnh nhìn đi chỗ khách hoặc nếu cần, che mắt người bệnh. Cần nắm vững sơ đồ vùng cảm giác, đặc biệt phải nhớ những mốc điểm sau đây: D 5 ở ngang vú, D 10 ở ngang rốn. 2. Kỹ thuật khám. 2.1. Cảm giác nóng; - Cảm giác sờ: dùng bút lông hoặc một vật mềm như đầu que quấn bông quyệt vào từng da của người bệnh. - Cảm giác đau: dùng đầu kim châm vào da. - Cảm giác nóng lạnh: dùng hai ống nghiệm, một ống đựng nước nóng, một ống đựng nước đá đang tan, áp vào da người bệnh. Trong khi tiến hành thăm khám cảm giác nóng để ngườibệnh nhìn đi chỗ khác, hoặc đề nghị che mắt người bệnh, tránh có ấn tượng sẵn. Tiến hành làm từng vùng và hỏi cảm giác người bệnh. Nhiều khi cần làm vờ để xác định chắc chắn các cảm giác mà người bệnh thấy. 2.2. Cảm giác sâu. - Cảm giác rung: dùng âm thoa (diapason) gõ mạnh cho rung rồi để vào các xương sát da như xương bánh chè, xương chày, gai xương chậu, xương khuỷu… hỏi người bệnh cảmgiác rung của các vùng xương đó. - Cảm giác tư thế vị trí: ngườibệnh nhắm mắt, để một ngón tay hoặc một ngón chân nào đó của bệnh ở một tư thế hoặc một vị trí nhất định. Đề nghị người bệnh nói cho biết tư thế và vị trí của ngón này. Cũng có thể bảo người bệnh để cùng ngón tay hay ngón chân bên đối diện của tư thế, vị trí đối xứng. Nhận biết đồ vật: khả năng phân tích một vật để biết đó là vật gì (trong khi nhắm mắt) gồm có hai phần: + Phần xác định sơ cấp (sờ). + phần xác định cao cấp: qua hồi ức, con người biết đó là vật gì?. Người bệnh nhắm mắt, đưa những đồ dùng hằng ngày như bao diêm, bật lửa, bút máy, đồng hồ… và để cho người bệnh biết đó là vật gì. Có thể có hai khả năng: + Người bệnh không biết được vật đó tròn hay vuông, nhẵn hay giáp nặng hay nhẹ. + Người bệnh biết được vật vuông tròn, nặng, nhẹ, dầy, mỏng… nhưng không tổng hợp được đó là vật gì, mặc dù trước đây là những vật dùng quen thuộc hàng ngày. Khi mở mắt, lúc đó người bệnh mới nhận biết được. Rối loạn này thường do tổn thương vỏ não hoặc do thể trai. - Cảm giác đau sâu. II. GIÁ TRỊ TRIỆU CHỨNG. 1. Cảm giác nông: Khi người bệnh không còn cảm giác nông như sờ, đau, nóng, lạnh… lúc đó gọi là mất cảm giác. Cần xác định khu trú vùng mất cảm giác và loại mất cảm giác. Thường thì cả ba cảm giác nông: sờ, đau, nóng lạnh đều mất. Nhưng có một trường hợp chỉ có cảm giác đau, nóng lạnh là mất, cảm giác sờ vẫn còn đó: đó là hiện tượng phân ly cảm giác, gặp trong bệnh ống sáo tuỷ. 2. Cảm giác sâu. - Cảm giác tư thế, vị trí: mất cảm giác tư thế, vị trí (người bệnh không biết tư thế, vị trí ngón tay mình hoặc không làm được như vậy ở tay bên đối diện), thường gặp trong bệnh Tabét và các tổn thương khác ở sừng sâu tuỷ sống hội chứng đồi thị (Syndromes thalamiques). - Nhận biết đồ vật: + Người bệnh không biết được hình thù, nặng nhẹ của vật: tổn thương võ não vùng thái dương bên đối diện. Người bệnh không nhận biết được vật gì (xác định cao cấp) gặp trong tổn thương vỏ não hay tổn thương thể trai. . lạnh…), cảm giác khách quan gồm cảm giác nông và cảm giác sâu. + Cảm giác nông gồm có sờ, đau, nóng, lạnh do bó Déjerine phụ trách. + Cảm giác sâu gồm có cảm giác tư thế, vị trí, cảm giác rung. KHÁM CẢM GIÁC Nơron cảm giác ngoại biên tiếp thu những biến đổi của ngoại cảnh và báo hiệu lên cấp trung ương dưới hình thức cảm giác. Có nhiều loại cảm giác: cảm giác chủ quan và cảm giác. - Cảm giác đau sâu. II. GIÁ TRỊ TRIỆU CHỨNG. 1. Cảm giác nông: Khi người bệnh không còn cảm giác nông như sờ, đau, nóng, lạnh… lúc đó gọi là mất cảm giác. Cần xác định khu trú vùng mất cảm

Ngày đăng: 28/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w