Với vai trò như chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới , thị trường hối đoái Việt Namtuy còn rất non trẻ và rất sơ khai về trình độ , qui mô hoạt động cũng như kỹnăng th
Trang 1BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài
Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương
Đống Đa
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ 3
1/ KHÁI NIỆM VÀ THỰC CHẤT CỦA KINH DOANH NGOẠI TỆ 3
2/ ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG 4
3 SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 14
4/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 23
2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHCT ĐỐNG ĐA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ 25
Nguồn : Báo cáo tổng kết của NHCT Đống Đa qua các năm 1999-2001 28
Năm 29
Chỉ tiêu 30
Năm 30
Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại tệ từ năm 1997-2001 31
3/ THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA CHI NHÁNH NHCT ĐỐNG ĐA 34
4/ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐỐNG ĐA QUA NHỮNG NĂM QUA 57
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐỐNG ĐA 62
1/ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH ĐỐI NGOẠI CỦA NHCT VIỆT NAM TRONG NĂM 2002 62
2/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY KINH DOANH NGOẠI TỆ .63
3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 68
KẾT LUẬN 74
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trang 4Cùng hoà nhịp với xu thế chung của thế giới cũng như chuyển biến tích cựccủa đất nước , hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã có nhữngbước khởi sắc đáng kể , hệ thống ngân hàng được kết cấu lại đáp ứng yêu cầucủa nền kinh tế thị trường , hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thươngmại Việt Nam không ngừng đổi mới và ngày càng hoàn thiện theo hướngngân hàng đa năng , hiện đại hoá từng bước hội nhập vào cộng đồng tài chínhkhu vực và thế giới
Bên cạnh các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống , các ngân hàng thương
mại Việt Nam đã triển khai nhiều nghiệp vụ mới trong đó không thể không kểtới hoạt động kinh doanh ngoại tệ Đây được xem là một trong những mảng
hoạt động kinh doanh lớn nhất của mô hình hiện đại Với vai trò như chiếc
cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới , thị trường hối đoái Việt Namtuy còn rất non trẻ và rất sơ khai về trình độ , qui mô hoạt động cũng như kỹnăng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh nhưng đã tạo ra môi trường kinh doanhngoại tệ cho các ngân hàng thương mại đồng thời cung cấp những công cụhữu hiệu để phòng ngừa rủi ro hối đoái cho các công ty xuất nhập khẩu vànhững nhà đầu tư quốc tế
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực chất là việc mua bán một loại hàng hoá
đặc biệt (đồng tiền của các quốc gia khác nhau ) , hoạt động này không chỉ
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán mà còn mang lại lợi nhuân rất lớn cho nhàđầu cơ kinh doanh nó Tuy vậy gắn liền với lợi nhuận nhiều luôn là rủi ro ;việc mua bán ngoại tệ chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố như tình hìnhkinh tế , chính trị tỷ giá hối đoái , lãi suất
Do vậy vấn đề đặt ra cho các ngân hàng , các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu và những bên liên quan khác là phải nắm vững bản chất , đặc điểmcủa những xu hướng phát triển của kinh doanh ngoại tệ , của thị trường hốiđoái , từ đó tìm ra cho mình các biện pháp , hướng đi phù hợp để có thể đạtđược hiệu quả cao trong hoạt động này
Trang 5Một khi hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển đạt trình độ cao sẽ thúc
đẩy hoạt động kinh tế khác như hoạt động kinh tế xuất nhập khẩu , đầu tưquốc tế trở nên linh hoạt hơn nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn vì vậyviệc tìm ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanhngoại tệ là rất cần thiết
Sau thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống
Đa ,em được biết hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng công thươngĐống Đa trong thời gian qua đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nào trongkinh doanh Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề nổi lên cần phải
xử lý tiếp như quan hệ mua bán giữa các loại ngoại tệ, giữa ngoại tệ và nội tệ,giữa huy động và sử dụng, Do đó đòi hỏi phải tìm kiếm các giải pháp nhằmthúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ Vì vậy trên cơ sở những kiến thức
đã học kết hợp với tình hình thực tiễn thu được trong quá trình thực tập , emmuốn thông qua bài viết với đề tài :
“ Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đống Đa “
Mong được góp một phần nhỏ bé giải quyết những vấn đề bức xúc của thựctiễn
Kết cấu bài viết gồm 3 chương :
Chương I : Những vấn đề lý lụân cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại tệ Chương II : Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh Ngân Hàng CôngThương Đống Đa
Chương III : Một số giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ tạichi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa
Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế , thời gian nghiên cứu chưanhiều nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Với lòng biết ơn sâusắc em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô giáo : TS Nguyễn ThịHường và TS Tạ Lợi đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài , em cũng
Trang 6xin gởi lời cảm ơn đến các cô chú , các anh chị ở chi nhánh Ngân Hàng CôngThương Đống Đa đã giúp đỡ em rất nhiệt tình trong thời gian thực tập
Cuối cùng , em mong nhận được những ý kiến phê bình , góp ý quí báucủa các thầy cô giáo , các cán bộ ngân hàng đã giúp em nâng cao trình độ hiểubiết về lí luận cũng như thực tiễn
CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
1/ KHÁI NIỆM VÀ THỰC CHẤT CỦA KINH DOANH NGOẠI TỆ
Khái niệm : Kinh doanh ngoại tệ là việc mua bán ngoại tệ đảm bảo số dư tàikhoản ngoại tệ, tìm cách thu lời thông qua tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhauNhư vậy kinh doanh ngoại tệ cũng giống như kinh doanh hàng hoá, nhưng ởđây là hàng hoá đặc biệt đó là ngoại tệ, tiền của nước ngoài Vì tiền tệ là mộtloại hàng hoá đặc biệt nên nó có những đặc trưng riêng có của nó Hoạt độngkinh doanh luôn nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ phần chênh lệch giữagiá mua và bán hàng hoá nhưng lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ khôngthuần tuý là chênh lệch giữa giá mua và bán ngoại tệ điều này chỉ đúng khi
số dư nguồn huy động nguồn ngoại tệ luôn được đảm bảo bằng nguyên tệ từđầu cho đến cuối kỳ báo cáo Trong thực tế nguồn vốn và sử dụng vốn ngoại
tệ luôn có sự chênh lệch
Trang 7Trường hợp nguồn ngoại tệ huy động chuyển hoá thành nội tệ để kinhdoanh , khi đó trạng thái ngoại tệ (trạng thái ngoại tệ là sự thay đổi lượng tiềncủa đồng nội tệ lúc mua ngoại tệ và đến lúc bán ngoại tệ này) trở nên âm, nếu
có biến động tỷ giá tăng Ngược lại nếu nội tệ được chuyển hoá thành ngoại tệphục vụ cho kinh doanh, trạng thái ngoại tệ dương và nếu có biến động tỷ giátăng ngân hàng sẽ có chênh lệch dương
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng xuất phát từ vị trí trung tâmtrong việc thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế Trong hoạt động thanhtoán quốc tế được thực hiện theo một chỉ thị nào về một loại ngoại tệ thì vẫnphát sinh dư thừa hoặc là thiếu ngoại tệ một trong những ngân hàng tham dự Việc cân bằng dư thừa hay là thiếu ngoại tệ diễn ra trên thị trường hối đoáithông qua các hình thức mua bán kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ gồm kinh doanh ngoại tệ tiền mặt và kinh doanhchuyển khoản Kinh doanh ngoại tệ tiền mặt chủ yếu liên quan đến các hoạtđộng du lịch có doanh số giao dịch rất nhỏ so với kinh doanh ngoại tệ chuyểnkhoản Khác với hình thức kinh doanh tiền mặt, kinh doanh ngoại tệ đượcthực hiện nhờ vào các lệnh được chuyển qua mạng thông tin thanh toán.Những lệnh này chỉ định nghiệp vụ ghi vào tài khoản của một đồng tiền nàyghi nợ vào một tài khoản khác
Kinh doanh ngoại tệ gặp phải nhiều yếu tố mà kinh doanh thông thườngkhông gặp Các yếu tố này bao hàm rủi ro về lạm phát , các thị trường tiền tệ
đa hệ các qui định kiểm soát ngoại tệ , các rủi ro chính trị v v
2/ ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦANGÂN HÀNG
2.1 Đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động chứa nhiều rủi ro Các loạirủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại tệ là rủi ro về tỷ giá , rủi ro vềlãi suất
+ Rủi ro về tỷ giá: Là rủi ro đặc trưng trong kinh doanh ngoại tệ Nó sẽxuất hiện khi ngân hàng có trạng thái thừa hay thiếu, rủi ro về tỷ giá là rủi
Trang 8ro mà các Ngân Hàng Thương Mại rất hay gặp Khi ngoại tệ lên giá khi
đó ngân hàng kinh doanh sẽ có lợi nếu ngân hàng đang ở trạng thái dưngoại tệ và ngược lại Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tỷ giá luônluôn biến đổi nên ngân hàng luôn gặp phải rủi ro do tỷ giá biến động
+ Rủi ro về lãi suất : Lãi suất tăng của một đồng tiền sẽ tác động đến tỷ giáhối đoái vì vậy so với rủi ro về tỷ giá thì rủi ro về lãi suất ít có ý nghĩa hơnnhưng với khối lượng kinh doanh lớn thì cũng tạo ra những thiệt hại đángquan tâm
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động phức tạp để thànhcông trong kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi phải có một hệ thống thông tinhoàn hảo đây là đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện đại vì vậy đểthực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ cần phải có đủ cơ sở vật chất
và các thiết bị hiện đại
- Nhà kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định vềnhiều lĩnh vực , phải có những kỹ năng nhất định , phải có trình độquản lý vì kinh doanh ngoại tệ là hoạt động có mức độ rủi ro cao ,không những thế nhà kinh doanh cũng phải có trí tuệ cao cùng vớinhững nỗ lực thường xuyên để xác định những gì sẽ xảy ra trên thịtrường và tỷ giá sẽ biến động đến mức nào
- Những nhà kinh doanh ngoại tệ cần có trạng thái tâm lí trí tuệ tốt và tựtin rằng họ có thể kiếm được lợi nhuận thông qua giao dịch trong mọitình huống diễn biến cua thị trường tác động đến hoạt động kinh doanhngoại tệ là luôn luôn đúng do đó nhà kinh doanh phải là người thực tế
và có sự hiểu biết nhất định để thừa nhận những sai sót của mình , phảisẵn sàng giảm các trạng thái ngoại hối đang thua lỗ trước khi khoản lỗtrở nên trầm trọng
2.2 Các hình thức kinh doanh ngoại tệ
Trang 9Thực tế cho thấy, bất kỳ loại hình kinh doanh nào mang lại lợi nhuậnlớn thì rủi ro mà nó đem lại cũng không phải là nhỏ và kinh doanh ngoại tệcũng không nằm ngoài quy luật đó
Để hạn chế các rủi ro người ta áp dụng các hình thức kinh doanh ngoại tệ trênthị trường hối đoái
Tuy nhiên, các hình thức này không chỉ đơn thuần là hạn chế phòng ngừa rủi
ro mà trong quá trình thực hiện, nó còn mang lại một phần lợi nhuận đáng kểtrong tổng lợi nhuận Do đó, nó cũng là các hình thức kinh doanh ngoại tệtrong chính sách đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh cuả ngân hàng Mục đíchkinh doanh của ngân hàng là: phòng ngừa rủi ro, kinh doanh kiếm lời và kinhdoanh mang tính chất dịch vụ để thu phí
1.2.1.Hình thức kinh doanh ngoại tệ giao ngay
Thị trường hối đoái giao ngay là một bộ phận của thị trường hối đoái,doanh số hoạt động của nó chiếm khoảng 58 % tổng số doanh số thương mạingoại hối, trong khi thị trường kỳ hạn và thị trường theo quyền chọn chỉchiếm tương ứng là 40% và 20%
Hình thức hối đoái giao ngay được thực hiện bằng hợp đồng mua bánngoại tệ giao ngay trong đó việc cung ứng các đồng tiền chuyển đổi đượcthực hiện chậm nhất là hai ngày làm việc kể từ khi hợp đồng được ký kết
Tỷ giá thanh toán ngay (sau hai ngày làm việc) trong thương mại quốc tế gọi
là SPORT-RATE, nếu một nhà kinh doanh ngoại tệ muốn thay đổi thời hạnthực hiện hai ngày thành ba ngày thì có thể đề nghị bạn hàng của mình thựchiện tỷ giá SPORT-NEXT, nếu muốn đổi thời hạn thực hiện từ hai ngàythành một ngày thì đề nghị tỷ giá TOMOROW-NEXT,
Kỹ thuật giao dịch có thể thực hiện bằng điện thoại, hệ thống màn hình(Computer), bằng điện báo và trên các sở giao dịch chứng khoán Thực hiệnbằng kỹ thuật màn hình thực chất là thực hiện qua hệ thống thông tin điện tử,tức là việc thoả thuận hay các hợp đồng được thực hiện thông qua hệ thống“Money dealing” Thông qua hệ thống này, các ngân hàng có thể trực tiếp liên
hệ với nhau và thoả thuận các hợp đồng thương mại Việc chuyển thông tin
Trang 10được thực hiện bằng bàn phím với những ký tự điện tử và thông tin sẽ xuấthiện trên màn hình, đồng thời một máy in được nối mạng với hệ thống sẽ inlại thành biên bản thông tin được chuyển đi Hệ thống này có ưu điểm so vớihình thức điện thoại là việc ghi nhận các thoả thuận bằng văn bản, khắc phụccác lỗi nhầm thường gặp trong giao dịch điện thoại như nghe nhầm, viếtnhầm, vì thế hệ thống “ Money dealing” được sử dụng rộng rãi.
Tỷ giá giao ngay (SPORT-RATE) được niêm yết trên các báo kinh tếhàng ngày ở các quốc gia Thực tế hiện nay, tỷ giá của hầu hết các loại ngoại
tệ được trao đổi đều được tính toán so với USD mà không được tính toán trựctiếp với nhau nữa Đồng USD được sử dụng như một loại ngoại tệ trungchuyển ( transport), đồng thời tỷ giá giữa hai đồng tiền không thông dụng,
Điều kiện thực hiện hình thức kinh doanh hối đoái giao ngay là:
+ Trước hết, phải có nhu cầu của khách hàng, thông thường hình thứcgiao ngay phát sinh khi có nhu cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiệnhình thức này để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
+ Hình thức kinh doanh giao ngay còn được thực hiện trong hoạt độngđầu cơ của ngân hàng, dự toán tỷ giá của một đồng tiền trong thời gian tới,ngân hàng sẽ mua đồng tiền đó theo hợp đồng giao ngay với ngân hàng khác.Khi tỷ giá thay đổi theo đúng dự toán, ngân hàng có thể bán trao ngay số tiềnđầu cơ đó và thu chênh lệch Ngoài ra, hình thức trao ngay được sử dụng kếthợp với các hình thức khác trong các đầu cơ chênh lệch lãi suất
1.2.2 Hình thức kinh doanh ngoại tệ chênh lệch tỷ giá( ARBITRAGE)
Hình thức kinh doanh ARBITRAGE là hình thức kinh doanh của bản thânngân hàng, theo ý nghĩa nguyên thuỷ cuả nó, hình thức này là việc lợi dụng sựchênh lệch về tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối khác nhau để thu lời thôngqua hoạt động mua và bán Do đó, nó có tên gọi là kinh doanh chênh lệch tỷgiá Đó là việc tiến hành mua bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hốiđoái theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ và bán ở nơi đắt Nghĩa là mua với tỷ giáthấp và bán với tỷ giá cao
Hình thức này được thể hiện dưới hai dạng: kinh doanh giản đơn và kinhdoanh phức tạp Kinh doanh giản đơn là việc mua bán ngoại tệ được thực hiện
Trang 11ở hai thị trường khác nhau trong cùng một thời điểm Kinh doanh phức tạp làviệc mua bán ngoại tệ thông qua nhiều thị trường, từ 3 thị trường trở lên Dù
là giản đơn hay phức tạp, hình thức này chỉ áp dụng giao dịch giữa ngân hàngvới ngân hàng Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của các nhà kinh tế có thuchi ngoại tệ vẫn diễn ra thường xuyên, để đạt được hiệu quả trong việc sửdụng các loại ngoại tệ, họ đã yêu cầu ngân hàng sử dụng hình thứcARBITRAGE để thực hiện dịch vụ cho họ Khi đó,ngân hàng với tư cách làngười phục vụ khách hàng và thu phí
Khi thực hiện hình thức này, người ta áp dụng tỷ giá giao ngay, là tỷ giá
áp dụng tại thời điểm giao dịch (J) nhưng ngày giá trị của nó là sau hai ngàyviệc (J+2) Trong trường hợp khách hàng cần giao dịch với hai đồng ngoại tệthì ngân hàng phải xác định tỷ giá chéo của hai loại đồng tiền thông qua đồngtiền trung gian thứ ba
Nếu là giao dịch với khối lượng ngoại tệ lớn sẽ tạo ra một khoản chênhlệch đáng kể cho khách hàng Sở dĩ có khoản chênh lệch này là do có sựchênh lệch khác nhau giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán của các đồng tiền Trướcđây,hình thức này rất phát triển chiếm tới đến 40 % lợi nhuận kinh doanhngoại tệ của ngân hàng nhưng ngày nay, trên cơ sở những thông tin hiện đại,các thị trường ngoại hối trở nên thông suất hình thức kinh doanhARBITRAGE trên không cón ý nghĩa lớn trong kinh doanh ngoại hối
Khái niệm hình thức kinh doanh ARBTRAGE ngày nay được hiểu làviệc mua bán ngoại tệ để nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá mua tỷ giábán, nhưng hai hoạt động đối ứng này không phát sinh cùng một thời điểm
mà thông thường liên quan tơí những phát sinh khi cân đối ngoại tệ
* Điều kiện để thực hiện hình thức kinh doanh ARBITRAGE là :
Trước hết, Ngân hàng phải là thành viên của hện thống thông tin điện tử,
ở đó Ngân hàng có thể thường xuyên theo dõi biến động tỷ giá các thị trườngkhác nhau trên thế giới, đồng thời có thể đưa ra tỷ giá chào mua, chào bán củamình
Thứ hai, cán bộ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng cần có trình độ, phảnứng linh hoạt với thị trường Người kinh doanh ngoại tệ phải biết thông tin
Trang 12kinh tế chính trị, xã hội phải dự đoán được phản ứng của thi trường trướcnhững thông tin đó, đưa ra được mức tỷ giá thực tế luôn biến động ( ví dụ :Khi nhận được thông báo thu từ nước ngoài vào Pháp giảm nhẹ trong thángqua, dự đoán xuất khẩu giảm sẽ dẫn tới giảm cung USD trong tương lai, lậptức cán bộ ngân hàng Pháp ấn định tỷ giá của mình tăng cao một chút để tránhnhững thiệt hại xẩy ra Một ngân hàng Đức có 3 triệu USD chưa cân đối đượcsau một hợp đồng bán FRF với khách hàng, nhận thấy cố thể thu lợi từ tỷ giáchào mua vừa tăng của ngân hàng Pháp, lập tức bán 3 triệu USD này chongân hàng Pháp.
Như vậy, các ngân hàng liên tục thay đổi tỷ giá, liên tục giao dịch ngoại tệtrong ngày nhằm tránh rủi ro trước những biến động tỷ giá và thu lơị nhuậnARBITRGE Lợi nhuận này có thể thấp hơn lợi nhuận tính theo khoảng cáchgiữa tỷ giá mua vào và bán ra của ngân hàng
1.2.3 Hình thức kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn (FORWARD): Hình thức kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn được thực hiện bằng
hợp đồng mua bán bằng ngoại tệ kỳ hạn, trong đó việc hoàn tất hình thức nàyđược thực hiện vào một thời điểm nhất định sau đó, với tỷ giá nhất định đãđược quy định trong hợp đồng tại thời điểm ký kết
Khác với hình thức mua bán theo hợp đồng giao ngay là kinh doanhchênh lệch giá kiếm lời, hình thức mua bán theo hợp đồng kỳ hạn chủ yếu làphòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá tại thời điểm chuyển đổi quyền sởhữu về tài sản hữu hình của các chủ thể kinh tế trong nước và nước ngoài với
tỷ giá tại thời điểm thanh toán các giao dịch trong tương lai
Đối với ccác nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, họ luôn có nguồn thu chi vềngoại tệ trong nước cũng như nứoc ngoài và họ không thể tránh khỏi rủi ro docác đồng ngoại tệ đem lại , vì nó luôn biến động theo chiều hướng tăng hoặcgiảm Chính vì vậy các nhà xuất nhập khẩu, thực hiện hợp đồng với nướcngoài về xuất khẩu một loại hàng hoá nào nhưng việc thanh toán không xẩy rangay sau khi giao hàng mà nó xảy ra vào một ngày ấn định trong tương lai Trong khi đó tỷ giá các đồng ngoại tệ có thể thay đổi theo chiều hướng giảm ,nghĩa là đồng ngoại tệ bị mất giá và đến ngày thanh toán nhà xuất khẩu nhận
Trang 13được số tiền bản tệ “ít hơn” so với lúc giao hàng Vì vậy, để giảm bớt rủi ro,Anh ta ký với ngân hàng một hợp đồng gọi là hợp đồng có kỳ hạn với đúngbằng thời hạn thanh toán của người nứơc ngoài Ngược lại các nhà nhập khẩu,
để tránh khỏi rủi ro khi tỷ giá tăng họ cũng có thể ký hợp đồng mua với ngânhàng
“Hợp đồng mua bán kỳ hạn” là một hợp đồng trao đổi một đồng tiền nàyvới một đồng tiền khác, tỷ giá trao đổi trong tuơng lai được ấn định ngày kýhợp đồng (J), việc giao vốn đựoc thực hiện ở một ngày xác định trong tươnglai (J+N)
Thị trường hối đoái giao ngay và thị trường hối đoái kỳ hạn có những đặcđiểm chung về phạm vi nhân sự tham dự và tổ chức thị trường, kỹ thuật kýkết hợp đồng, ưu thế giao dịch của đồng USD Điểm khác lớn nhất giữachúng thể hiện ở chỗ : Trên thị trường kỳ hạn , tỷ giá giao dịch ít phụ thuộcvào mức độ cung cầu thời hạn mà phụ thuộc lớn vào mức chênh lệch lãi suấtgiữa hai đồng tiền giao dịch
* Điều kiện để thực hiện hình thức kinh doanh theo hợp đồng kỳ hạn là:+ Các quy định của pháp luật phải cho phép, tạo điều kiện cho các ngânhàng qua các quy định về xác định tỷ giá kỳ hạn, phí hợp đồng
+ Khách hàng biết đến hình thức này của ngân hàng và có yêu cầu thựchiện nó nhằm tránh những biến động tỷ giá ảnh hưởng bất lợi tới hoạt độngkinh doanh của khách hàng
+ Khả năng của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nếu ngânhàng chỉ thực hiện một hình thức kỳ hạn đơn lẻ, ngân hàng có thể phải gánhchịu một rủi ro hối đoái thay cho khách hàng của mình Vậy khả năng, mốiquan hệ của ngân hàng với khách hàng khác, với các ngân hàng bạn trongnước và thế giới là yếu tố quan trọng để ngân hàng thực hiện được các hìnhthức đối ứng, loại trừ rủi ro trên Hơn nữa, ngân hàng còn có khả năng đưa ramức tỷ giá kỳ hạn hấp dẫn với khách hàng hơn các ngân hàng khác
Trang 141.2.4.Hình thức kinh doanh ngoại tệ theo hợp đồng tương lai
Đây là một hình thức hối đoái mới, đưa vào các giao dịch ngoại tệ từ đầunhững năm 80 Hình thức này cũng được thực hiện gần giống với hợp đồng
kỳ hạn,trong đó quy định tránh nhiệm mua hoặc bán một khối lượng ngoại tệnhất định vào thời điểm ấn định và theo tỷ giá thoả thuận từ trước Điểm khácbiệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng tương lai đượctiêu chuẩn hoá, cụ thể như sau:
* Số đồng tiền giao dịch chỉ giới hạn ở một số ít đồng tiền cò lưu lượnggiao dịch lớn
* Quy mô của từng giao dịch : Được quy định là bội chuẩn theo từngloại đồng tiền giao dịch
* Thời điểm tất toán : Được quy định là một số thời điểm nhất địnhtrong năm, bất kể hợp đồng được ký kết vào các thời gian khác nhau
*Phương thức đánh dấu thị trường : Các loại động trên thị trường hốiđoái tương lai không tất toán trực tiếp giữa người bán và người mua.Việc kýkết mỗi một hoạt động là việc ký kết với quỹ cân đối Các hợp đồng dượcđảm bảo thực hiện bằng giá trị nguồn đảm bảo tại quỹ cân đối, quỹ này saumỗi ngày làm việc có trách nhiệm đánh giá lại các hợp đồng giao dịch cuốingày Nếu có sự thay đổi về giá so với hợp đồng đã ký kết , quỹ cân đối sẽthực hiện ba hoạt động đó là ; Chuyển tiền từ nguồn đảm bảo của bên bị thiệthại sang bên được lợi, huỷ bỏ hợp đồng cũ và ký kết hợp đồng mới
* Khác với các giao dịch hối đoái kỳ hạn, các giao dịch hối đoái tươnglai rất ít được duy trì cho tới thời điểm tất toán Trong khi tỷ lệ hợp đồng kỳhạn được thực hiện là 90% thì với giao dịch hối đoái chỉ khoảng 10% Thôngthường ở giao dịch tương lai, chỉ có các hình thức thanh toán chênh lệch tạithời điểm tất toán
1.2.5 Hình thức kinh doanh ngoại tệ hoán đổi.
Trong hình thức kinh doanh kỳ hạn, một ngân hàng chỉ hoạt động mộtgiá để phục vụ khách hàng của mình, nghĩa là ngân hàng mua hoặc bán ngoại
tệ theo tỷ giá kỳ hạn mà không đồng thời thoả thuận với khách hàng một hìnhthức đối ứng bán hoặc mua lại Những hình thức như vậy được gọi là hình
Trang 15thức có kỳ hạn đơn phương (SOLO) chỉ được các ngân hàng thực hiện vớikhách hàng hoặc theo sự uỷ nhiệm của khách hàng Ngược lại, giữa các ngânhàng người ta sử dụng phổ biến hình thức SWAP,đó là hình thức mà mua bánngoại tệ thực hiện cùng một bạn hàng, Ngân hàng đồng thời mua và bán hailoại ngoại tệ khác nhau theo tỷ giá giao ngay và theo tỷ giá kỳ hạn.
* Hình thức SWAP thông thường:
Nếu tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch có kỳ hạn nhằm hạn chế rủi ro donhững biến động lớn về tỷ giá thì hình thức SWAP là nghiệp vụ được thựchiện nhằm giải quyết những nhu cầu tạm thời
* Điều kiện để thực hiện hình thức SWAP cũng tương tự như với hìnhthức hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên SWAP có những ưu điểm hơn so với hợpđồng kỳ hạn đối với một số đối tượng sau :
+ Một doanh nghiệp lớn vừa hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu Doanhnghiệp này vừa nhận được khoản thu ngoại tệ về xuất khẩu, anh ta muốn đổinội tệ để sử dụng chi trả trong nước Tuy nhiên, anh ta lại có nhu cầu ngoại tệtrong tháng tới để trả tiền hàng nhập khẩu Thay vì ký kết hợp đồng bán ngoại
tệ giao ngay và hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, doanh nhiệp này sẽ sử dụngSWAP Như vậy doanh nghiệp vừa đảm bảo tránh được rủi ro hối đoái vừagiảm được chi phí giao dịch phải trả cho ngân hàng khi chỉ ký kết SWAP, chứkhông phải hai hợp đồng riêng biệt
+ Đối với Ngân Hàng Thương Mại, SWAP là công cụ hữu hiệu tạo ratrạng thái vốn của hai đồng tiền mà không làm ảnh hưởng tới trạng thái ngoạihối Vì vậy, giao dịch này trong thực tế thường được các ngân hàng thực hiệnvới nhau nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng một đồng tiền nhất định mà khôngphải đi vay trên thị trường Hình thức SWAP còn giúp các ngân hàng cânbằng được sự mất cân đối về hối đoái trong các hình thức tiền gửi và tiền vay
1.2 6 Hình thức kinh doanh ngoại tệ theo quyền chọn
Hình thức hối đoái theo quyền chọn là một sự thoả thuận bằng hợp đồnggiữa người mua và người bán về quyền chọn mua (call-option) hoặc quyền
Trang 16chọn bán (put-option), một loại ngoại tệ nhất định, với số lượng cụ thể theo tỷgiá cố định và vào thời điểm cụ thể.
Trong hợp đồng này, người mua quyền lựa chọn phải trả cho người bánmột khoản tiền đảm bảo Thông qua đó, người mua dành được quyền muahoặc bán một loại ngoại tệ nào đó Mặt khác, anh ta có thể từ chối bỏ quyềnlựa chọn của mình khi thấy bất lợi Rủi ro của người mua quyền lựa chọn chỉgiới hạn ở số tiền phải trả cho quyền đó Ngược lại, người bán quyền chọnthu được một khoản tiền từ việc bán quyền nhưng trở thành đối tác thụ động,chịu rủi ro không hạn mức khi tỷ giá biến động không thuận lợi với anh ta.Như vậy, hợp đồng quyền chọn là một công cụ đảm bảo tỷ giá thực sự chocác nhà kinh doanh XNK, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường quyền chọn,ngoài các ngân hàng các nhà XNK còn có các tổ chức kinh tế có ngoại tệ trêntài khoản, muốn tăng thu nhập bằng việc thu các lệ phí quyền và chấp nhậnlàm đối tác thụ động, hay các hãng đầu cơ tham dự với mục đích thu lợinhuận chênh lệch
Hình thức này có ưu điểm hơn hình thức kỳ hạn là bên cạnh việc khắcphục rủi ro về tỷ giá bất lợi của nó còn tạo khả năng kiếm lời cho người muaquyền lựa chọn, khi tỷ giá biến động có lợi Tuy nhiên, để có quyền lựa chọncác nhà kinh doanh hối đoái phải trả môt khoản phí đảm bảo quyền lựa chọnmua bán, phí này phụ thuộc vào các yếu tố sau :
* Sự ổn định của tỷ giá các đồng giao dịch : Đây là yêú tố quan trọnghàng đầu ảnh hưởng đến mức phí, đối với đồng tiền có khả năng biến độnggiá mạnh thì mức phí cao và ngược lại những đồng tiền tương đối ổn định thìmức phí thấp
Miền hoạt động của các đồng tiền giao dịch: Với những đồng tiền của cácquốc gia phát triển như USD, FRF, GBP có doanh số giao dịch lớn, có khảnăng chyển đổi mạnh thì mức phí thấp và ngược lại những đồng tiền củanhững nước kém phát triển khó chuyển đổi và ngoại tệ mạnh thí mức phí cao
* Thời hạn hiệu lực của hợp đồng mua bán quyền lựa chọn : Thời hạncàng dài thì khả năng kiếm lời của nhà kinh doanh mua quyền chọn càng cao
và tất nhiên với đối tác thụ động thì rủi ro càng nhiều Vì vậy, phí cho thời
Trang 17hạn dài thường lớn hơn phí trong mua bán quyền lựa chọn với thời hạn ngắnrất nhiều.
Mức lãi suất của đồng tiền dùng thanh toán phí mua bán quyền lựa chọn :Đối với đối tác thụ động coi đây là khoản phí tiền gửi không có lãi, do vậy lãisuất đồng tiền này cao thì phí càng cao và ngược lại
Thông thường, các ngân hàng là người bán các hợp đồng quyền lựa chọncho khách hàng XNK của mình Vì phải ngánh chịu rủi ro nên việc xác địnhmức tiền đảm bảo cho hợp đồng lựa chọn rất quan trọng
3 SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Để thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại
tệ ở các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam hiện nay ta đánh giá vai tròhoạt động kinh doanh ngoại tệ đối với bản thân ngân hàng với bản thânngân hàng và đối với nền kinh tế như thế nào
Ngày nay việc trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng vượt ra khỏi biên giớicủa một quốc gia làm nảy sinh việc thanh toán giữa quốc gia này với quốcgia khác , giữa doanh nghiệp quốc gia này với doanh nghiệp quốc gia kháctrong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế Thanh toán quốc tế thườnggắn với việc trao đổi đồng tiền nước này với đồng tiền nước khác
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, đầu tư vốn bằngnhiều loại tiền khác nhau, các Ngân Hàng Thương Mại đã tiến một bướcdài vượt ra khỏi những kinh doanh truyền thống để thực hiện các hoạtđộng nhận gửi , cho vay và mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái Khi đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng càng thể hiện vai trò quantrọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn cả đối với nền kinh tế
3.1 Đối với bản thân ngân hàng
- Đối với một Ngân Hàng Thương Mại , hoạt động kinh doanh ngoại tệđảm bảo chắc chắn việc thực hiện thanh toán cho khách hàng của ngânhàng giữa các nước thực hiện trôi chảy , thoả mãn nhu cầu tối đa ngàycàng cao của khách hàng , tăng qui mô của ngân hàng thông qua việc thúc
Trang 18đẩy mạnh hoạt động tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu , thu hút thêm đượcnhiều khách hàng đến với ngân hàng
- Thông qua các hình thức mua bán trên thị trường hối đoái đem lại lợinhuận cho ngân hàng , tăng cường sức mạnh phòng chống rủi ro , khảnăng cạnh tranh của ngân hàng
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần tích cực vào việc đa dạng hoácác loại hình , hình thức của ngân hàng ( phát triển các hình thức thanhtoán quốc tế , bảo lãnh và các hoạt động hình thức khác )
3.2 Đối với nền kinh tế
- Ngân hàng tham gia vào thị trường ngoại hối trước hết nhằm đáp ứngnhu cầu khách hàng Các khách hàng cần đến vai trò trung gian của ngânhàng vì ngân hàng là trung tâm thanh toán trong nền kinh tế , có mối quan
hệ thường xuyên rộng khắp với các chủ thể kinh tế nên có khả năng kết nốingười cần mua với người cần bán ngoại tệ
- Ngân hàng là các chuyên gia trên thị trường ngoại hối , có phương tiện
kỹ thuật , có đội ngũ nhân viên am hiểu về thị trường nên ngân hàng có thểnắm được thông tin thị trường có khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầukhách hàng Vì vậy Ngân hàng cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất có thểcho khách hàng bằng cách tạo ra khả năng tiếp cận hoàn hảo nhờ cácphương tiện thông tin hiện đại , cung cấp tỷ giá cạnh tranh , thực hiện giaodịch nhanh chóng , chính xác tư vấn cho khách hàng ,thậm chí có thể đưa
ra lời khuyên cho khách hàng ngay cả sau khi giao dịch được thực hiệnnếu có biến động lớn trên thị trường ảnh hưởng đến quyền lợi của kháchhàng
Một ngân hàng hiện đại sẽ có một đội ngũ nhân viên chuyên giao dịch vớikhách hàng phân biệt với các nhân viên chuyên giao dịch trên thị trườngLiên Ngân Hàng luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng
- Kinh doanh ngoại tệ ra đời và phát triển theo sự đòi hỏi của hoạt độngthương mại quốc tế Ngân hàng cung cấp vốn ngoại tệ cho các doanh
Trang 19nghiệp nhập khẩu máy móc , thiết bị phuc vụ nhu cầu sản xuất trong nước
và xuất khẩu hàng hoá mở rộng thị trường Ngân hàng sẽ đáp ứng nhu cầungoại tệ cho doanh nghiệp cả trong lúc thị trường sẵn ngoại tệ cũng như thịtrường khan hiếm ngoại tệ để doanh nghiệp có thể thanh toán đúng hạn vớiđối tác của mình
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi chothương mại quốc tế phát triển Đặc biệt đối với một nước đang trên đườnghội nhập quốc tế như Việt Nam, hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phầngóp phần thúc đẩy , mở rộng mối quan hệ kinh tế nội địa với kinh tế thếgiới bên ngoài , dần khẳng đinh và nâng cao vị thế quốc gia trên trườngquốc tế
Với vai trò quan trọng như vậy việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại
tệ ở các Ngân Hàng Thương Mại nước ta hiện nay là rất cần thiết
4/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH NGOẠI TỆ Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
4.1 Những nhân tố nội tại trong bản thân ngân hàng
Đây là yếu tố thuộc về chủ quan nên mỗi ngân hàng đều có khả năngkiểm soát được nó , là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinhdoanh Sau đây là các yếu tố tác động đến hoath động kinh doanh ngoại tệcủa ngân hàng
Khách hàng của ngân hàng :
Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu củakhách hàng Ngân hàng càng thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng baonhiêu thì càng thu hút nhiều hơn khách hàng đến với mình , mạng lướikhách hàng càng mở rộng Điều này lại tác động trở lại đối với hoạt độngkinh doanh của ngân hàng chẳng hạn như ngân hàng nào càng có nhiềukhách hàng có nhu cầu thanh toán và đầu tư quốc tế thì càng có điều kiện
để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ Chính do hoạt động trunggian với khách hàng mà ngân hàng tham gia mua bán ngoại tệ trên thị
Trang 20trường ngoại hối cho chính mình để cân bằng lại trạng thái ngoại tệ và sau
đó tìm kiếm lợi nhuận khi trình độ kinh doanh của họ phát triển
Khả năng của một ngân hàng:
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi phải đầu tư về công nghệ và về conngười Về mặt công nghệ đòi hỏi một hệ thống nối mạng xử lí thông tin
và giao dịch tự động Nhờ vào hệ thống này mà các nhân viên kinh doanhngoại tệ có thể nắm bắt được diễn biến trên thị trường Nhân viên kinhdoanh phải có hình thức chuyên môn, linh hoạt nhạy bén, quyết định của
họ có thể làm lợi rất lớn cho ngân hàng hoặc gây thiệt hại cũng không nhỏ.Nhân viên chuyên giao dịch với khách hàng cũng cần có khả năng thựchiện giao dịch tư vấn, phối hợp với nhân viên giao dịch trực tiếp trên thịtrường Như vậy đội ngũ cán bộ nhân viên phải dược đào tạo hệ thống bàibản
Chính sách của ngân hàng:
Chính sách phát triển kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng phải đặt trongmối quan hệ với các chính sách tín dụng, chính sách về các hoạt động đốingoại Hoạt động kinh doanh ngoại tệ có mối quan hệ hỗ trợ gắn bó vớicác hoạt động sẵn có của ngân hàng thì ngân hàng sẽ đầu tư vào côngnghệ, nhân sự Để phát triển nghiệp vụ này do những khoản đầu tư nàyđòi hỏi chi phí lớn
Quan diểm của ngân hàng về rủi ro và lợi nhuận:
Các ngân hàng khác nhau cũng có quan điểm khác nhau về rủi ro vàlợi nhuận
Những ngân hàng mong muốn thu được lợi nhuận rủi ro cao thường thamgia vào các hoạt động đầu cơ Đối với một số ngân hàng nguồn thu chủyếu của họ là từ hoạt động đầu cơ Đó là việc mua bán một đồng tiền dựatrên dự đoán về biến động tỷ giá Đầu cơ tạo lợi nhuận cho nhiều ngânhàng mà cũng có thể làm cho họ phá sản
Các ngân hàng thận trọng thường giới hạn hoạt động của mình trong cáchoạt động trung gian với khách hàng và các hoạt động bảo hiểm về rủi ro
Trang 21Tất thảy các yếu tố này đều tác động đến hoạt động kinh doanh nói chung
và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng của ngân hàng Điều này giảithích tại sao trong cùng một môi trường kinh doanh , cùng chịu một chế độquản lí mà có ngân hàng hoạt động tốt và hoạt động chưa tốt , vị thế cạnhtranh của mỗi ngân hàng khác nhau
4.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng
4.2.1 Tỷ giá hối đoái và lãi suất
Tỷ giá hối đoái và lãi suất là hai biến số rất quan trọng trong việc muabán ngoại tệ Một khi có sự biến động sảy ra thì các ngân hàng buộc phảiđiều chỉnh các quyết định kinh doanh của mình
Tuy nhiên tỷ giá hối đoái và lãi suất chịu tác động của nhiều nhân tốnhư: sức mua của đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát của các nước liên quan,chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền, các nhân tố tác động đến cung cầuhàng hoá, yếu tố tâm lí của công chúng, vị thế của các nước liên quan trêntrường quốc tế, tình hình kinh tế thế giới, chính sách tỷ giá hối đoái củaquốc gia
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ gắn liền với sự biến động của tỷ giá trênthị trường Các thành viên trên thị trường luôn theo dõi diễn biến của tỷgiá để ra quyết định mua hay bán một loại ngoại tệ nào đó Dự báo tỷ giáquan trọng đối với ngân hàng Dự báo dài hạn và trung hạn là cơ sở chochính sách và chiến lược Dự báo ngắn hạn là cơ sở cho các quyết định vềhình thức
Trên thị trường nếu tỷ giá biến động mạnh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Nhưng ngược lại nếu tỷ giá cố định cáchình thức kinh doanh ngoại tệ cũng không thể phát triển phong phú được
ở những nước đang phát triển , chế độ điều tiết tỷ giá trở nên linh hoạt hơn, điều này khuyến khích sự phát triển hình thức kinh doanh của Ngân HàngThương Mại
Trang 22
4.2.2 Sự phát triển của thị trường hối đoái
Thị trường hối đoái là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh ngoại tệ Thịtrường hối đoái tác động đến sự thành công hay thất bại của hoạt độngkinh doanh ngoại tệ thông tỷ giá và lãi xuất
Tuy nhiên , mức tác động và việc thực hiện các chức năng trên lại phụthuộc vào trình độ phát triển của thị trường Đối với thị trường hối đoáichưa phát triển thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng chỉ mang tính sơkhai , có ít các ngiệp vụ kinh doanh ngoại tệ , đôi khi là hình thức chưamang lại hiệu quả trong kinh doanh
Trong phạm vi một quốc gia , trung tâm của thị trường hối đoái là thịtrường Liên Ngân Hàng Ở Việt Nam việc tổ chức và vận hành tốt hoạtđộng của thị trường ngoại tệ Liên Ngân Hàng cũng chính là tiền đề , là nềntảng vô cùng quan trọng cho việc thiết lập thị trường hối đoái cho hoànchỉnh Thông qua thị trường ngoại tệ Liên Ngân Hàng , ngân hàng nhànước sử dụng quĩ điều hoà ngoại tệ với tư cách là người mua bán cuốicùng để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả nhằm thực hiệnchính sách tiền tệ , tỷ giá của chính phủ
4.2.3 Chính sách quản lí ngoại hối của nhà nước
Chính sách quản lí ngoại hối của một quốc gia là những qui định thể lệ củanhà nước trong việc quản lí ngoại tệ , vàng bạc đá quí và các chứng từ cógiá trị ghi bằng ngoại tệ trong vấn đề trao đổi , sử dụng mua bán trên thịtrường nội địa và quan hệ thanh toán tín dụng với nước ngoài
Nội dung của chính sách ngoại hối là quản lí các nguồn vận động củangoại hối từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại , đồng thời chínhsách quản lí ngoại hối cũng kiểm soát việc lưu thông và sử dụng ngoại hốitrong phạm vi quốc gia tuỳ theo đặc điểm mục tiêu phát triển của nền kinh
tế - xã hội của mỗi quốc gia mà quốc gia đó quản lí kinh doanh ngoại hốitheo các loại hình :
Trang 23- Chính sách nhà nước độc quyền quản lí ngoại thương ngoại hối , vớichính sách này toàn bộ quan hệ kinh tế đối ngoại do nhà nước độcquyền nắm giữ Việc xuất nhập khẩu hàng hoá hay vay mượn nướcngoài đều tập trung trong tay nhà nước và được thống nhất quản lí Việc chuyển đổi ngoại tệ ra nội tệ do xuất khẩu hàng hoá đều thực hiệnqua tỷ giá do nhà nước ấn định mang tính chất áp đặt chủ quan Trong
xã hội nghiêm cấm mua bán kinh doanh tàng trữ ngoại hối
- Chính sách thắt chặt quản lí ngoại thương ngoại hối : Đặc trưng cơ bảncủa chính sách này là nhà nước không nắm giữ độc quyền trong kinh tếđối ngoại song nhà nước quản lí gắt gao đối với toàn bộ việc xuất nhậpkhẩu hàng hoá cũng như xuất nhập khẩu tư bản , thực hiện việc xâydựng hàng rào thuế quan, quản lí chặt chẽ các luồng vận động củangoại hối
Trong cơ chế này toàn bộ ngoại hối bất kì tổ chức hay cá nhân có được từbất kể nguồn nào đều phải bán cho nhà nước thông qua hệ thống ngânhàng Các tổ chức cá nhân được phép mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàngphải chịu sự quản lí , kiểm soát của ngân hàng Khi cần ngoại tệ để nhậphàng hoá hay thanh toán cho nước ngoài phải được sự đồng ý của cơ quan
có thẩm quyền Nếu cần chỉ tiêu trong lãnh thổ cần rút nội tệ ra
- Chính sách nới lỏng quản lí ngoại thương ngoại hối : Chính sách nàykhông quản lí chặt chẽ việc đầu tư tư bản cũng như quan hệ thương mạixuất nhập khẩu hàng hoá , đồng thời cho phép mở rộng các mặt hàngxuất nhập khẩu đối với các thành phần kinh tế
Chính phủ tham gia vào thị trường hối đoái như một thành viên để tácđộng vào tỷ giá trong trường hợp cần thiết có lợi cho nền kinh tế Các tổchức cá nhân có ngoại tệ thu từ bất kể nguồn nào đều có quyền bình đẳng
và được tự do mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Khi cần thu hút ngoại
tệ , chính phủ sẽ mua lại của các chủ tài khoản thông qua công cụ lãi xuất
tỷ giá
- Chính sách tự do quản lí ngoại thương , ngoại hối : Nội dung của chínhsách này là thực hiện tự do hoá ngoại thương và ngoại hối với cơ chế
Trang 24thị trường Vai trò của chính phủ là điều tiết quản lí ở tầm vĩ mô ,không hạn chế hay quản lí gắt gao ngoại hối , cũng như ngoại thương,hoàn toàn xoá bỏ hàng rào thương mại Các luồng vận động của hànghoá , dịch vụ cũng như luồng hoạt động của ngoại hối nói chung phụthuộc vào cơ chế điều tiết của thị trường và qui luật cung cầu
Như vậy chính sách quản lí ngoại hối có tác động mạnh mẽ tới sự pháttriển của thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngânhàng
Các nước phát triển có đồng tiền tự do chuyển đổi , nhà nước chỉ tác độngvào thị trường hối đoái bằng các công cụ thị trường
Ngược lại ở các nước đang phát triển ,chế độ quản lí ngoại hối tương đốichặt chẽ Nhà nước sẽ đưa ra những qui định cụ thể cho hoạt động kinhdoanh này như qui định về loại ngoại tệ , chế độ thực hiện các giao dịchhoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Mọi hoạt động kinh doanhngoại tệ phải nằm trong khuôn khổ của các qui định này
Ngoài ra chính sách quản lí ngoại hối có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tếđối ngoại , từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, đến khả năngchuyển đổi của đồng bản tệ
Việc áp dụng chế độ quản lí ngoại hối chặt chẽ đến mức nào phụ thuộc vàodiều kiện từng nước Một chính sách quản lí ngoại hối đúng đắn phù hợp
sẽ có tác động kinh doanh đối ngoại , dẫn đến sự phát triển kinh doanhngoại tệ Trái lại chính sách quản lí ngoại hối cứng nhắc , không hợp lí sẽgây nhièu trở ngại , kìm hãm hoạt động kinh doanh ngoại tệ , cản trở sựphát triển của thị trường hối đoái
4.2.4 Tình hình chính trị kinh tế xã hội
Một đất nước có tình hình chính trị kinh tế xã hội ổn định vững mạnhtạo được lòng tin với các nhà đầu tư trong và ngoài nước , là nhân tố thuậnlợi thúc đẩy phát triển kinh tế cùng các hoat động tài chính tiền tệ
Trang 25Trên cơ sở đó , đồng bản tệ của quốc gia này có giá trị và ổn định trên thịtrường , giành được một tỷ giá hối đoái thuận lợi trao đổi kinh doanh ngoại
tệ với nước ngoài
Trái lại một đất nước có tình hình xã hội rối ren , có nhiều mâu thuẫn xungđột , nội chiến về đảng phái sắc tộc Sẽ tác động tích cực đến hoạt độngkinh tế sản suất , thương mại quốc tế
Một quốc gia có hoạt động ngoại thương phát triển dẫn đến hoạt độngthanh toán phát triển thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ sẽ thuận lợi vàngày càng mở rộng vì buôn bán với nước ngoài là bộ phận lớn tuyệt đốitrong bộ phận cung và cầu ngoại tệ
Ngoài ra đầu tư nước ngoài vào trong nước hay đầu tư trong nước ra nướcngoài cũng là những loại hình của ngoại thương và chuyển dịch vốn làmphát sinh nhu cầu hay gia tăng ngoại tệ
Thực tế cho thấy , các nước có nền kinh tế phát triển thì hoạt động kinhdoanh ngoại tệ cũng phát triển Sự phát triển này ban đầu nhằm đáp ứngcác nhu cầu thương mại quốc tế đến trình độ nào đó các ngân hàng kinhdoanh cho chính mình để kiếm lơì và bảo hiểm rủi ro Còn ở các nướcđang phát triển , hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đơn giản , nhu cầugiao dịch ngoại tệ cũng không lớn , trình độ các thành viên tham gia thịtrường cũng hạn chế
Các chỉ số vĩ mô như tăng trưởng , lạm phát tình trạng cán cân thanh toánđược các nhà lãnh đạo ngân hàng , những người vạch ra chiến lược pháttriển ngân hàng nói chung và chính sách phát triển kinh doanh ngoại tệ nóiriêng rất quan tâm Các nhân viên kinh doanh ngoại tệ cũng theo dõinhững chỉ số này để quyết định kinh doanh
Trang 26CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
1/ TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM)
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân Hàng Thương Mại
ít có thiết chế nào lại tác động đến đời sống con người và xã hội mạnh
mẽ như ngân hàng và hoạt động của nó Có thể nói không ngoa rằngkhông có hệ thống ngân hàng và hoạt động của nó thì nền kinh tế thế giớikhông có được như ngày hôm nay
Thế nhưng , không phải hoạt động ngân hàng bỗng dưng hiện sẵn ratrong nền kinh tế Vào thời điểm mà lãnh thổ của các cộng đồng chưađược phân định , chiến tranh cướp bóc xảy ra khắp nơi trên các vùng códân cư Các gia đình có của cải vật quí chỉ tìm thấy sự an tâm khi tài sảncủa họ vào nhà thờ hay những thợ vàng Đến lượt những người giữ hộ tàisản thông minh này nhanh chón nhận thấy thật là phí phạm vì có nhiềuthương nhân rất cần có tiền để sản xuất kinh doanh trong khi đó họ cólượng tiền dự trữ trong kho hầu như không đổi trong khoảng thời gian dài Nghiệp vụ cho vay từ đó xuất hiện
Cùng với sự phát triển nền sản xuất hàng hoá , nhu cầu trao đổi hàng hoá ,dịch vụ ngày càng nhiều , các ngân hàng đã thực hiện thêm nghiệp vụtrung gian thanh toán hoạt động Ngân Hàng Thương Mại đã phát triển vôcùng nhanh chóng theo sự bành chướng của thương mại quốc tế
Như vậy giống như mọi thiết chế vật chất tinh thần khác , để có được vị trínhư ngày hôm nay , hệ thống ngân hàng và hoạt động của nó đã đi từnhững bước hình thành cực kỳ thô sơ và không cái gì khác hơn , chính nhucầu cần phát triển của loài người và nền kinh tế là tác nhân thúc đẩy hoạtđộng các ngân hàng không ngừng được cải thiện , nâng cao cả về thựchành lẫn lí thuyết để có được như ngày hôm nay
Trang 271.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân Hàng Thương Mại
1.2.1 Huy động vốn
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quantrọng bậc nhất của Ngân Hàng Thương Mại Đây là nghiệp nghiệp vụchủ yếu nhất để duy trì sự ổn định và phát triển của Ngân Hàng ThươngMại khác với các tổ chức hoạt động kinh doanh khác hoạt động chủyếu bằng vốn tự có , nguồn vốn của Ngân Hàng Thương Mại chủ yếu làtiền gửi Nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nợ củangân hàng , nguồn này được huy động bằng cả ngoại tệ và nội tệ Ngoài ra ngân hàng còn có thể huy động thêm vốn bằng việc phát hànhchứng chỉ tiền gửi , trái phiếu và các giấy tờ có giá hoặc có thể vay vốn
từ các khoản dự trữ ngắn hạn của các ngân hàng khác , các tổ chức tàichính trên thị trường tiền tệ và của ngân hàng nhà nước
Như vậy việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư , của các tổ chứcđơn vị kinh tế qua hình thức tiền gửi là công tác cơ bản đầu tiên tronghoạt động của Ngân Hàng Thương Mại và là hoạt động đặc trưng tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng
Việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế tạo racho ngân hàng có khả năng cung cấp tín dụng và thực hiện các hoạtđộng đầu tư , qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo ra lợi nhuậnngày càng cao cho ngân hàng
1.2.2Hoạt động cho vay và đầu tư
Hoạt động cho vay của Ngân Hàng Thương Mại là nghiệp vụ có ýnghĩa quyết định đối với sự phát triển và tồn tại của một ngân hàng , làhoạt động kinh doanh chủ chốt để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng( chiếm từ 60 - 80% trong nghiệp vụ có của ngân hàng ) Ngân hàngthương mại cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để ghực hiện cáckhoản thanh toán và dự trữ hàng hoá
Trang 28Hoạt động đầu tư của ngân hàng có thể tồn tại dưới nhiều hình thứckhác nhau như đầu tư chứng khoán , tham gia vào hoạt động sản xuấtkinh doanh với tư cách là người góp vốn ( hoạt động tài trợ đồng tài trợ) góp phần nâng cao phần lợi tức của ngân hàng nhưng mục đích chính
là để thâm nhập vào nền kinh tế , nắm bắt thông tin để điều tiết cungcấp vốn , kiểm soát được mục đích sử dụng tiền vay
1.2.3Hoạt động trung gian
Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại , các ngân hàng
đã thực hiện thêm hoạt động trung gian Đóng vai trò là người trunggian , ngân hàng thực hiện cung cấp cho khách hàng các dịch vụ nhưlàm trung gian thanh toán , uỷ thác cung cấp dịch vụ tài chính
Với vai trò trung gian thanh toán , đại bộ phận chi trả về hàng hoádịch vụ của doanh nghiệp hay của cá nhân được chuyển giao cho ngânhàng thực hiện Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy lưuthông hàng hoá , tiết kiệm chi phí lưu thông Bên cạnh vai trò làmtrung gian thanh toán , ngân hàng còn quản lí các phương tiện thanhtoán một cách có hiệu quả nhờ hệ thống máy móc điện tử và các thiết
bị liên lạc hiện đại
2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHCT ĐỐNG ĐA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂMKINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI TỆ
2.1Sự ra đời và phát triển của Ngân Hàng CôngThương( NHCT)Đống Đa
Thực hiện nghị định số 53/HĐBT ngày 16/3/1988 của Hội đồng Bộtrưởng, hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp sang hai cấp trong
đó phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của ngân hàng nhà nước vàchức năng kinh doanh của hệ thống NHTM Trong bối cảnh lịch sử đó, cùngvới sự ra đời của NHCT Việt Nam ngày 1/7/1988 ,chi nhánh NHCT Đống Đađược thành lập
Là chi nhánh trực thuộc của NHCT Nà Nội từ năm 1988 đến 1990 làthời kỳ chuyển đổi khó khăn của hệ thống ngân hàng nói chung và NHCT
Trang 29Đống Đa nói riêng cũng là thời kỳ hệ thống ngân hàng bắt đầu được chuyểnsang cơ chế thị trường Giai đoạn này có rất nhiều quỹ tín dụng kinh doanhkhông có hiệu quả, còn các ngân hàng thì nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng lênmức kỷ lục Sự kiện này không phải do bản thân hoạt động của ngân hàng tạo
ra mà chính là do vòng xoáy của qúa trình chuyển đổi nền kinh tế mà ngânhàng là tấm gương phản chiếu toàn bộ nền kinh tế nguyên nhân chính là do
sự yếu kém của cơ chế tập trung bao cấp nhưng vẫn có hoạt động kinh doanh Qua nhiều năm phát triển, từ một ngân hàng với cơ sở vật chất lạchậu, gặp nhiều khó kăn về nguồn nhân lực ,về địa điểm giao dịch , với sự tiến
bộ của toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng, đồng thời được sự lãnh đạocuả Uỷ ban nhân dân quận Đống Đa , và NHCT Việt Nam, NHCT Đống Đa
đã từng bước trưởng thành và đạt được các kết quả đáng khích lệ NHCTĐống Đa đã tự đổi mới để tồn tại và phát triển, đứng vững trong cơ chế thịtrường với địa thế nằm trên địa bàn rộng lớn, tập trung nhiều loại hình kinh tếnên khách hàng của ngân hàng rất phong phú và đa dạng Mặt khác, ngânhàng còn là một trong những đơn vị có đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực ,năng động trong điều hành hoạt động kinh doanh, nội bộ đoàn kết thống nhất
đã tạo điều kiện cho NHCT Đống Đa mở rộng qui mô, kinh doanh trên lĩnhvực tiền tệ , tín dụng , thanh toán Ngoài việc tích cực huy động tiền gửitrong dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế ,ngân hàng đã mở rộng các hìnhthức huy động khác như huy động tiền gửi ngoại tệ từ dân cư, huy động vốnngoại tệ từ các tổ chức quốc tế và thực hiện một số công tác thanh toán quangân hàng cho các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn quận Nguồn vốn kinhdoanh mạnh đã giúp NHCT Đống Đa tự lực được vốn trong kinh doanh, đồngthời thường xuyên có lượng vốn thừa khá lớn điều hoà trong toàn ngành Nguyên tắc hoạt động của NHCT Đống Đa là tự huy động vốn, tự bùđắp chi phí trang trải vốn và làm nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước Nhờ
có nguồn thu vốn lớn và ổn định, NHCT Đống Đa đã mở rộng đầu tư tín dụngcho các thành phần kinh tế trên địa bàn NHCT Đống Đa cũng đa dạng hoácác nghiệp vụ cho vay nhằm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng như: Cho vayngoại tệ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu , cho vay cầm cố , cho vay
Trang 30tiêu dùng , chiết khấu chứng từ có giá, cho vay theo các chương trình được tàitrợ của các tổ chức quốc tế
Phục vụ sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và thành phố Hà Nộinói riêng, NHCT Đống Đa đã chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đadạng hoá các mặt hàng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thường xuyên tăng cường
cả nguồn vốn lẫn sử dụng vốn Ngân hàng cũng rất chú trọng nâng cao trình
độ cán bộ cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ Cơ sở vật chất ngân hàng đượchiện đại hoá, đặc biệt là công nghệ tin học, phù hợp với xu hướng hiện đạihoá ngân hàng nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh ngày một tốt hơn Trongnhiều năm liên tục , ngân hàng đều kinh doanh có lãi, làm tròn nghĩa vụ vớingân sách Nhà nước, ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, kếtquả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đóng góp cho ngân sách Nhànước ngày càng lớn, tạo được uy tín với khách hàng
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của NHCT Đống Đa
Chi nhánh NHCT Đống Đa là ngân hàng thuộc loại hình Ngân HàngThương Mại cho nên NHCT Đống Đa có đủ chức năng của một Ngân HàngThương Mại tuy các chức năng và nhiệm vụ chưa được thể hiện toàn diện nhưcác Ngân Hàng Thương Mại ở các nước phát triển nhưng NHCT Đống Đa đãthể hiện rõ chức năng chính của Ngân Hàng Thương Mại :
2.2.1 Huy động vốn
NHCT Đống Đa luôn chú trọng công tác huy động vốn bởi vì có nguồnvốn ổn định, mạnh mẽ sẽ giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh , vớichính sách lãi suất, thời hạn linh hoạt, phù hợp với sự biến động của thịtrường, NHCT Đống Đa đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức,
cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội và nguồn vốn này luôn tăng tưởngtrong các năm:
Trang 31
Bảng 1: Nguồn vốn huy động qua các năm của NHCT Đống Đa
Nguồn : Báo cáo tổng kết của NHCT Đống Đa qua các năm 1999-2001
Ngân hàng căn cứ vào chiến phát triển kinh tế quốc dân trên phạm vitoàn quốc và trên địa bàn quận Đống Đa, đồng thời căn cứ vào nhịp độ pháttriển kinh tế trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để xây dựng cho mình một cơchế huy động vốn có hiệu quả Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong hoạtđộng huy động vốn làm cơ sở cho hoạt động cho vay phục vụ sự nghiệp pháttriển kinh tế đất nước, ngân hàng phải đánh giá cho đúng điểm mạnh, điểmcòn hạn chế của từng loại vốn huy động, tập trung cao độ nhất , nhanh chóngnhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất trong công tác huy động của mình Ngày nay, đất nước ta đang còn trong thời kỳ đổi mới với sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hoá Nhu cầu vốn cho chiến lược này là vô cùng lớn Tuy vậy, khi
độ hội nhập của đất nước ra bên ngoài với cường độ ngày càng cao, quan hệthương mại quốc tế, ngoại thương không ngừng tăng trưởng Chúng ta phảinhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cho sản xuất kinh doanh để tránh lạchậu so với thế giới Hầu hết các chủ kinh tế, các doanh nghiệp trong hoạtđộng thương mại và thanh toán quốc tế đều có tài khoản ngoại tệ tại ngânhàng Bản thân xuất khẩu hàng hoá dịch vụ của các đơn vị kinh tế trong nước,khi kết thúc hoạt động xuất khẩu, họ lại gửi ngoại tệ vào tài khoảncủa mình ởngân hàng để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu có thể phát sinh hoặc bán lạimột phần hay toàn bộ ngoại tệ để trang trải chi phí phát sinh trong hoạt động
Trang 32kinh doanh như: nguyên liệu , tiền công Mặt khác, phục vụ cho khách hàngcủa mình trong nhu cầu nhập khẩu máy móc , công nghệ , trang thiết bị vớilượng ngoại tệ mà ngân hàng huy động
2.2.2 Hoạt động tín dụng
Nhờ có nguồn vốn tăng trưởng ổn định, NHCT Đống Đa đã tích cực
mở rộng đầu tư, đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng hợp lý của khách hàng Tổng
dư nợ của ngân hàng nói chung tăng đều Đây là một kết quả khả quan củaNHCT Đống Đa so với các ngân hàng khác trong bối cảnh kinh tế nước tađang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực
Bảng 2: Tổng dư nợ tín dụng giai đoạn1997-2001
Nguồn : Phòng kinh doanh tổng hợp
Như vậy tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tíndụng của ngân hàng Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, NHCT Đống Đa đãthu hút được số khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng
2.2.3 Thanh toán quốc tế
Đây là nghiệp vụ mới của ngân hàng , do phòng thanh toán quốc tếđảm nhiệm, được thành lập tháng 7 năm 1997 Tuy vậy , doanh số của hoạtđộng này ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ
và cho vay ngoại tệ , đồng thời góp một phần vào lợi nhuận hàng năm củangân hàng
NămChỉ
tiêu
Trang 33Bảng 3: Doanh số thanh toỏn quốc tế qua NHCT Đống Đa
5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000
Biểu đồ : Doanh số thanh toán quốc tế qua NHCT Đống Đa
hàng nhập khẩu hàng xuất khẩu năm
(1000 USD)
2.2.4 Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHCT Đống Đa được thực hiện từnăm 1988 Tuy nhiờn , nghiệp vụ này chỉ thực sự phỏt triển khi ngõn hàngthực hiện nghiệp vụ thanh toỏn quốc tế, trực tiếp cho vay ngoại tệ
NămChỉ tiờu
Trang 34Bảng 4: Doanh số bỏn ngoại tệ từ năm 1997-2001
Biểu đồ : Doanh số mua bán ngoại tệ năm 1997 - 2001
Doanh số mua
vào
doanh số bán ra Năm
( nghìn USD )
2.2.5 Cỏc hoạt động dịch vụ khỏc của ngõn hàng
- Cụng tỏc thanh toỏn:
Ngõn hàng luụn chỳ trọng đến việc thanh toỏn của khỏch hàng , đầu tưđổi mới cụng nghệ hiện đại Hiện nay, cỏc hoạt động thanh toỏn , chuyển tiềncủa khỏch hàng cả trong và ngoài nước đều được thực hiện nhanh, chớnh xỏc ,đảm bảo lợi ớch cho cả khỏch hàng và ngõn hàng
- Cụng tỏc ngõn quĩ
Cụng tỏc này được nhanh chúng đổi mới và duy trỡ cựng cụng tỏc thanhtoỏn, tiến hành thu đủ, nhanh , chớnh xỏc cho khỏch hàng Ngoài ra, ngõn
Trang 35hàng còn có dịch vụ thu tiền tại chỗ cho tất cả các doanh nghiệp có nguồn thulớn và ổn định
- Ngoài ra, ngân hàng còn mở rộng dịch vụ cầm đồ , với đối tượng chủyếu là các kỳ phiếu, trái phiếu do các Ngân Hàng Thương Mại quốcdoanh, kho bạc Nhà nước phát hành , dịch vụ này vừa đảm bảo cungứng vốn cho khách hàng nhanh chóng, vừa đơn giản, vừa đảm bảo antoàn và hiệu quả cho kinh doanh ngân hàng
2.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh ở các ngân hàng phụ thuộc rất nhiêu vào qui mô,phương hướng hoạt động, địa bàn, khách hàng và cả cơ chế quản lý của Nhànước Chẳng hạn một ngân hàng mà phần lớn khách hàng mở tài khoản là các
tổ chức và đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh liên quan đến xuất nhập khẩuthì công tác kinh doanh ngoại tệ sẽ phát triển hơn, doanh nghiệp sẽ có đượcnguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu do vậy họ sẽ thuận lợi hơn trong việc trả nợvay ngân hàng Cũng vậy nếu so sánh một NHTM bình thường với một ngânhàng chuyên về lĩnh vực xuất nhập khẩu thì rõ ràng NHTM nói trên không thểsánh kịp về khả năng kinh doanh ngoại tệ
Bên cạnh những yếu tố khách quan kể trên, hoạt động kinh doanh ngoại
tệ còn tuỳ thuộc vào đường lối chiến lược và mục tiêu hoạt động của ngânhàng, trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức của cán bộ tín dụng, hệ thốngcông nghệ thông tin Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinhdoanh ngoại tệ
NHCT Đống Đa nằm trên địa bàn của quận Đống Đa nằm trên địa bàncủa quận Đống Đa , một quận vừa đông dân cư 36 vạn dân vừa là nơi tậptrung nhiều công ty nhà máy xí nghiệp nhà máy công cụ số một , nhà máy cao
su sao vàng , nhà máy xà phòng Hà Nội , công ty cơ khí Hà Nội trong đó
có một số doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nên rất cần
Trang 36hoạt động trao đổi ngoại tệ (mua và bán ngoại tệ ) điều này rất thuận lợi chohoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa đều chịu tác động tầm vĩ
mô của NHCT Việt Nam , việc xác định tỷ giá hối đoái trong kinh doanhngoại tệ phải dựa vào tỷ giá chính thức của ngân hàng nhà nước tại thời điểmgiao dịch, với cơ chế hoạt động kinh doanh đối ngoại như vậy NHCT Đống
Đa luôn phải chờ sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam vì vậy làm cho hoạt độngkinh doanh ngoại tệ của NHCT Đống Đa không linh hoạt , các biện pháp chỉđạo của của NHCT chỉ mang tính tình huống , chưa có giải pháp tổng thể nênchưa giải quyết vấn đề một cách cơ bản
NHCT Đống Đa hiện đang có 324 cán bộ công nhân viên nhìn chungngân hàng có đội ngũ chuyên môn tốt có thái độ phục vụ niềm nở , tận tìnhvới khách hàng Hiện nay NHCT Đống Đa có 7 cán bộ công nhân viên tạiphòng kinh doanh đối ngoại tất cả cán bộ trong phòng kinh doanh này đều cótrình độ đại học ,trình độ ngoại ngữ B có 1 người còn lại 6 người đều có trình
độ C trong đó có 2 cán bộ tín dụng xuất nhập khẩu chưa qua đào tạo nghiệp
vụ xuất nhập khẩu , 5 cấn bộ thanh toán quốc tế đã qua đào tạo xuất nhậpkhẩu như vậy nhìn chung NHCT Đống Đa có đội ngũ phòng kinh doanh cótrình độ có nghiệp vụ về kinh doanh ngoại tệ tuy còn một số chưa qua đào tạonghiệp vụ xuất nhập khẩu, chưa đạt được trình độ chuyên sâu về ngoại ngữ ,luật quốc tế , vi tính căn bản vì vậy còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanhngoại tệ
Hiện nay NHCT Đống Đa đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việcthu nhập thông tin và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt độngkinh doanh quốc tế , ở tất cả các phòng ban của NHCT Đống Đa đều có ítnhất là một máy tính , riêng phòng kinh doanh đối ngoại được trang bị máytính đầy đủ , máy tính có cấu hình cao , tất cả các máy đều được nối mạng , đãứng dụng nhiều phần mềm tiện ích Hệ thống thông tin của ngân hàng luônđược đổi mới , nâng cấp Tuy vậy hệ thống cũng chưa có thể đáp ứng một số
Trang 37nhu cầu tối thiểu của hoạt động kinh doanh ngoại tệ như thiếu các loại điệncho nghiệp vụ L/C xuất khẩu và nhờ thu , chưa hạch toán , tính phí tự động vàthống kê tự động , trong quá trình sử dụng do quá tải nên một số chức năng bịcắt bớt Mạng truyền tin hay bị tắc nghẽn , việc chuyển tiền thanh toán xuấtkhẩu qua ngân hàng thường chậm hơn so với Ngân Hàng Thương Mại khác
Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật trên của NHCT Đống Đa là nhữngyếu tố tác động mạnh đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinhdoanh ngoại tệ
3/ THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA CHI NHÁNH NHCTĐỐNG ĐA
3.1 Kết quả hoạt động có liên quan chủ yếu đến kinh doanh ngoại tệ của NHCT Đống Đa
3.1.1 Huy động vốn ngoại tệ
Với phương châm: “ Tạo nguồn vốn là tiền đề để mở rộng thị trườngtín dụng, là sống còn của kinh doanh dịch vụ Ngân hàng” , trong thời gian quachi nhánh NHCT Đống Đa đã kết hợp đồng thời nhiều biện pháp từ chínhsách lãi suất với phương pháp trả lãi hấp dẫn cho tới việc bố trí quầy giao dịchrộng rãi, thoáng mát, thủ tục gửi tiền nhanh gọn và thái độ phục vụ hoà nhã,lịch sự của đội ngũ nhân viên Nhờ đó nguồn ngoại tệ huy động của NHCTĐống Đa không ngừng lớn mạnh Sau đây là số tiệu về tính hình huy độngngoại tệ của NHCT Đống Đa từ năm 1998 trở lại đây:
Bảng 5: Tình hình huy động ngoại tệ ( Tỷ VND)
Nguồn: số liệu phòng tổng hợp NHCT Đống Đa
Trang 38Qua bảng 5 ta có một số nhận xét sau:
* Nhận xét thứ nhất: Về qui mô của nguồn huy động
Nguồn ngoại tệ mà Ngân hàng huy động được ngày càng tăng, năm 2000 tăng26,58% so với năm 1998 và tăng 16,27% so với năm 1999 Để thấy rõ hơn,sau đây ta sẽ xem xét tình hình biến động của từng khoản mục trong cơ cấunguồn ngoại tệ
+ Nguồn gửi tiết kiệm của dân cư
Trước hết ta hãy xem lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USD ở bảng sau:
Bảng 6: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USD ( % năm)
Nguồn :số liệu phòng tổng hợp NHCT Đống Đa
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ lệ lớn trên 90% tổng nguồn ngoại tệ ởcác năm và nguồn này lại tăng mạnh hơn cả
- Năm 1999 tăng so với 1998 là 34 tỷ ( tăng 8,99%)
Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 68 tỷ (tăng 16,5%)
Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 80 tỷ (tăng 16,6%)
Mặt khác từ bảng 6 ta thấy rõ ràng lãi suất hạ dần giữa các năm, mỗi năm hạlãi suất khoảng 0,2- > 0,3% có năm hạ tới 1% Một vấn đề đặt ra là tại sao lãisuất ngày càng hạ mà nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của NHCT Đống
Đa lại tăng mạnh Tình trạng này là do ảnh hưởng của những nguyên nhânsau:
Thứ nhất là về phía Ngân hàng:
NHCT Đống Đa luôn đổi mới phong cách, lề lối làm việc, trận trọng kháchhàng, nâng cao trách nhiệm phục vụ, tạo một địa chỉ tin cậy và có sức thuyếtphục đối với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn Đó là điều kiện gửithuận lợi, thủ tục gửi đơn giản, mở tài khoản nhanh chóng (Trong vòng 30phút) không để khách hàng chở đợi và đi lại nhiều lần Thêm vào đó lãi suất
Trang 39huy động tuy giảm qua các năm nhưng nhìn chung trong thời gian dài vẫn caohơn tốc độ tăng giá, đảm bảo cho người gửi tiền có lãi suất thực dư.
Thứ hai là về phía người dân
Ngày 2/7/1997 ngòi nổ của cuộc khủng hoẳng tiền tệ Châu á bắt đầu phát ra
từ Thái Lan Là một nước trong khu vực, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đếntình hình buôn bán, thanh toán, kể cả tâm lý
Tình hình đó cộng với chênh lệch lãi suất giữa VND và USD giảm dần vàxích lại gần nhau, do vậy xu hướng của các nhà đầu tư và dân chúng rút tiềnđồng Việt Nam để chuyển sang ngoại tệ tăng lên, những gia đình có nguồnngoại tệ nước ngoài gửi về cũng muốn gửi tiết kiệm vào Ngân hàng bằngngoại tệ; Các tổ chức kinh tế khi thu nợ ngoại tệ từ xuất khẩu thì các đơn vịnày không muốn bán lại cho Ngân hàng mà chuyển vào tài khoản ngoại tệ củamình Kết quả là nguồn ngoại tệ tại Ngân hàng tăng lên như chúng ta đã thấy.Trong năm 2000 nguồn ngoại tệ huy động tại chi nhánh NHCT Đống Đa lêntới 500 tỷ đồng tăng 26,58% so với năm 1998
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Nguồn tiền gửi chiếm 4% trên tổng nguồn Đây chủ yếu là ngoại tệ mà doanhnghiệp thu được từ xuất khẩu được chuyển vào tài khoản ngoại tệ để đáp ứngcác nhu cầu chi trả khi cần thiết Tỷ lệ tiền gửi của các tổ chức kinh tế so vớitổng nguồn có xu hướng giảm giữa các năm do tốc độ tăng của nó khôngbằng tốc độ tăng tiền gửi tiết kiệm
+ Kỳ phiếu và tiền gửi khác
Nguồn này không có vì kỳ phiếu chỉ được phát hành theo nhu cầu vốn củaNHCT Trung ương Còn tiền gửi khác là tiền gửi của các cơ quan như Toà án,Công an Những đơn vị này chủ yếu gửi bằng VND để đáp ứng nhu cầuthanh toán, rất ít khi có ngoại tệ gửi vào Ngân hàng
* Nhận xét thứ hai là về kỳ hạn của nguồn huy động
Nguồn ngoại tệ huy động của NHCT Đống Đa là nguồn có kỳ hạn dưới 1năm, hoàn toàn không có nguồn dài hạn Tình trạng này bắt nguồn từ những
lý do sau:
- Tâm lý của người dân chịu ảnh hưởng của đổ vở tín dụng vào những năm
90, khi đó người dân chủ yếu là gửi tiết kiệm dài hạn Khi các HTX tín dụng