1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx

84 305 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 120,78 KB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số Luận văn 1 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số Đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” MỤC LỤC 2 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ nhiều năm nay doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) luôn giữ vai trò chủ đạo, chiếm lĩnh hầu hết các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế như: Bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, dầu khí, vận tải, bưu điện Tuy nhiên DNNN vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa phát huy tốt vai trò nòng cốt của mình, 3 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số nhiều DNNN làm ăn thua lỗ gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước. Do đó sắp xếp, đổi mới để phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN là yêu cầu bức thiết của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong tình hình hiện nay khi nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết. Có nhiều giải pháp đổi mới DNNN như bán DNNN, CPH DNNN, cho thuê DNNN, cải cách cơ chế quản lý trong DNNN Nhưng trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay thì cổ phần hoá (CPH) là một trong những giải pháp được lựa chọn là phù hợp nhất. Đây là giải pháp mang tính chiến lược khi đất nước ta đang đứng trước những yêu cầu mới về phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Tổng công ty thép Việt Nam cũng đang từng bước triển khai hoạt động sắp xếp, đổi mới và phát triển Tổng công ty. Trong kế hoạch định hướng giai đoạn 2006 - 2010 Tổng công ty dự định sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, tiếp tục CPH các đơn vị thành viên tiến tới CPH hoàn toàn công ty mẹ (Nhà nước nắm cổ phần chi phối). Mở rộng kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất kinh doanh thép là nền tảng để đủ điều kiện trở thành tập đoàn thép Việt Nam. Trong tiến trình thực hiện đổi mới DNNN để CPH thực sự phát huy hiệu quả, bên cạnh việc hiểu rõ về CPH và áp dụng CPH, cùng với việc xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh và các giải pháp huy động vốn thì việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư cũng là một nhân tố quan trọng. Trong mọi thời kỳ, mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp lao động hay nói chung là nguồn nhân lực luôn đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp nói riêng. Do cơ cấu lại sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu về chất lượng lao động phải được nâng cao nên CPH DNNN đòi hỏi phải sắp xếp lại lao động, điều này dẫn tới vấn đề lao động dôi dư là không thể tránh khỏi. Do vậy việc đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề lao động khi thực hiện CPH DNNN là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà hiện nay Tổng công ty thép Việt Nam đang quan tâm giải quyết. Đó cũng chính là lý do vì sao em chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” để làm luận văn tốt 4 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số nghiệp. Đây là một vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, là nhiệm vụ quan trọng của Tổng công ty thép Việt Nam khi thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển Tổng công ty. Đề tài này thực sự rất đáng quan tâm và cũng là một vấn đề khó. Do thời gian và khả năng nghiên cứu cũng như việc hiểu rõ các chính sách của Tổng công ty thép Việt Nam còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để việc nghiên cứu đề tài được hoàn thiện hơn. Em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo, Ths Phạm Thị Bích Ngọc và các bác, các cô, các chú trong phòng Tổ chức lao động Tổng công ty thép Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài này nhằm: - Kết hợp những lý luận chung về lao động, vai trò của lao động, lý luận CPH khi thực hiện chuyển đổi DNNN và sắp xếp lại lao động cũng như các chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN. - Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả thực hiện CPH và ảnh hưởng của CPH đối với người lao động cũng như việc sắp xếp lại lao động giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi tiến hành CPH ở Tổng công ty thép Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích những mặt đã đạt được cũng như những tồn tại cần giải quyết để có những giải pháp hợp lý khi thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH, việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách cho số lao động dôi dư theo quy định của Nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam. Trong đó phân tích và minh hoạ sâu thêm bằng thực tiễn của Công ty kim khí Hà Nội (đơn vị thành viên của Tổng công ty thép Việt Nam). 4. Nguồn số liệu 5 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số Việc nghiên cứu đề tài dựa trên tình hình thực tiễn về CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam, thông qua nguồn số liệu sẵn có ở phòng Tổ chức lao động Tổng công ty và Công ty Kim khí Hà Nội. Đồng thời tham khảo trên báo chí, internet và các phương tiện truyền thông khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh 6. Kết cấu của đề tài Nội dung của luận văn gồm 3 phần chính: Phần I: Cơ sở lý luận về sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN. Phần II: Thực trạng việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN I. Lao động và vai trò của lao động 1. Các khái niệm 6 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, lao động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người.Chính vì tầm quan trọng đó của lao động mà các vấn đề lao động luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm giải quyết. Để hiểu rõ về lao động và giải quyết tốt các vấn đề lao động trong doanh nghiệp chúng ta cần nắm được khái niệm lao động và các khái niệm liên quan khác như: Lực lượng lao động, người lao động và lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là một hành động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên. Trong khi lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật trong tự nhiên, biến đổi vật chất đó làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của mình. Lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người. Lực lượng lao động (hay dân số hoạt động kinh tế): Bao gồm những trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp đang có nhu cầu tìm việc làm. Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm tất cả những người lao động làm việc cho doanh nghiệp đó. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp được xem xét về mặt quy mô (số lượng) và kết cấu (chất lượng). Việc sử dụng lao động có hiệu quả sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp. 2. Phân loại lao động Trong thực tế có rất nhiều tiêu chí để phân loại lao động nhưng để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài thì lao động ở đây được chia thành lao động có việc làm, lao động thiếu việc làm và lao động thất nghiệp. 2.1 Lao động có việc làm Người lao động có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra: + Đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật. + Đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công, hay lợi nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh của gia đình mình. 7 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số + Đã có công việc trước đó song trong tuần lễ trước điều tra tạm thời không làm việc và sẽ trở lại tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc. 2.2 Lao động thiếu việc làm. Lao động thiếu việc làm bao gồm những người có việc làm bấp bênh hoặc đang có việc làm nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm (làm việc 40 giờ trong 5 ngày trở lên trong tuần lễ), tham gia không đủ thời gian trong ngày, trong năm và hưởng thu nhập rất thấp không đủ sống từ việc làm đó. 2.3 Lao động thất nghiệp. Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. + Có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua, hoặc không có hoạt động đi tìm việc trong 4 tuần qua vì các lý do không biết tìm việc ở đâu hoặc tìm mãi mà không được việc. + Hoặc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc. Ngoài việc phân loại lao động như trên trong thực tế người ta còn phân loại lao động căn cứ vào vai trò của từng bộ phận lao động hoặc căn cứ vào trạng thái có việc làm hay không người ta có thể phân biệt lực lượng lao động và nguồn lao động. Tuy nhiên phân loại lao động theo các tiêu chí như trên là phù hợp nhất để nghiên cứu vấn đề sắp xếp lao động và giải quyết lao động dôi dư trong doanh nghiệp DNNN 3.Vai trò của lao động Trong mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp có rất nhiều các nguồn lực khác nhau, trong đó có nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chính là nguồn lực về con người, đây là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển và lớn mạnh của tổ chức. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hay chính là những người lao động sẽ quyết định hiệu quả của các nguồn lực khác. Trong quá trình sản xuất kinh doanh máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại quyết định rất nhiều đến năng suất và hiệu quả nhưng chúng ta không thể phủ nhận được vai trò chủ đạo của người lao động. Một doanh nghiệp muốn thành công và phát triển phải sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của người lao 8 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số động đối với doanh nghiệp, vì vậy bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào cũng phải coi trọng người lao động và có những chính sách hợp lý đối với người lao động để họ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và tổ chức. II. Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN. 1. Những vấn đề chung về CPH DNNN 1.1 Khái niệm và mục tiêu của CPH DNNN Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã được hình thành và phát triển tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ. Trước tình hình đó đòi hỏi các DNNN phải đổi mới, sắp xếp lại để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường. Một trong những giải pháp được lựa chọn khi sắp xếp, đổi mới DNNN là CPH DNNN. CPH là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần, một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. CPH có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ phần hoá sẽ làm đa dạng hoá sở hữu tại doanh nghiệp. CPH DNNN là việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty cổ phần; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. CPH DNNN khác với tư nhân hoá DNNN. Tư nhân hoá DNNN là quá trình chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu tài sản trong DNNN sang các cá nhân hay tổ chức khác không phải là Nhà nước. Quá trình tư nhân hoá có thể là quá trình đa dạng hoá sở hữu cũng có thể không phải. Như vậy, CPH DNNN và tư nhân hoá DNNN là hai quá trình khác nhau. CPH DNNN nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Thứ nhất: Chuyển một phần quyền sở hữu tài sản của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy mục tiêu của cổ phần hoá là chuyển một phần quyền sở hữu cho các cổ đông chứ không phải là quyền sử dụng và tài sản ở đây được thể hiện dưới hình thức tổng hợp là vốn. Mục tiêu cao nhất của CPH là nâng cao hiệu 9 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nếu duy trì sở hữu Nhà nước thì nhất định sẽ dẫn đến hiệu quả kém. Vì vậy mục tiêu số 1 của CPH là phải giải quyết vấn đề quyền sở hữu, tức là phải đa dạng hoá quyền sở hữu thì mới có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ hai: Phải huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh. Các DNNN thiếu vốn nghiêm trọng vì vậy CPH chính là một hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển thông qua bán cổ phần. Thứ ba: CPH nhằm mục tiêu tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thông qua việc sở hữu cổ phần (hay phần vốn góp) của doanh nghiệp. Tạo động lực làm việc và nâng cao vai trò làm chủ thực sự của người lao động. Như vậy việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần sẽ mang lại sức sống mạnh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất xã hội hoá và nền kinh tế thị trường phát triển. Vì vậy, CPH DNNN thực sự là một cuộc cách mạng triệt để thay đổi cách thức tổ chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, thay đổi cơ bản mối quan hệ doanh nghiệp - Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng với hoạt động cạnh tranh trong cơ chế thị trường. 1.2 Ảnh hưởng của CPH dối với doanh nghiệp và người lao động Thông qua các mục tiêu của CPH chúng ta có thể thấy được những ảnh hưởng rõ rệt của CPH đối với doanh nghiệp và người lao động. CPH sẽ làm thay đổi cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp, làm cho sở hữu đối với doanh nghiệp trở nên đa dạng do đó giải quyết triệt để vấn đề sở hữu trong DNNN. Mặt khác CPH sẽ huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. CPH được coi là nhân tố kích thích sự phát triển của các thị trường vốn, thị trường chứng khoán và khi thị trường vốn, thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cổ phần phát triển từ đó làm nâng cao tính năng động và hiệu quả của doanh nghiệp. Đối với người lao động CPH có tác động rất lớn. Khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần người lao động sẽ trở thành người đồng sở hữu doanh nghiệp, 10 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B [...]... trả cho người lao động mất việc hoặc thôi việc được hỗ trợ từ tiền thu của Nhà nước do CPH doanh nghiệp hoặc Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước 3 Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 3.1 Thực trạng lao động trong các DNNN và sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động Để làm rõ sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động khi thực hiện CPH DNNN, trước... 81,16%) số lao động dôi dư là 8835 người (chiếm 18,84%) trong đó số lao động thực hiện Bộ luật lao động là 3460 người; số lao động thực hiện Nghị định 41-CP là 5375 người Bộ xây dựng đã thực hiện giải quyết chế độ cho số lao động dôi dư với tổng kinh phí là 170,4 tỷ đồng Qua công tác thực hiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách cho lao động dôi dư của Bộ xây dựng có thể rút ra một số. .. VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN Ở TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 25 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số I Đặc điểm tình hình hoạt động của Tổng công ty thép Việt Nam 1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam Tổng công ty thép Việt Nam hiện nay kế tục sự nghiệp của các Tổng công ty trước đây thuộc Bộ công nghiệp Tổng công ty. .. thiếu việc làm ta nhận thấy thiếu việc làm không phải là lao động dôi dư nhưng thiếu việc làm chính là một nguyên nhân dẫn đến dôi dư lao động khi sắp xếp lại lao động 2.2 Các chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 2.2.1 Quan điểm giải quyết lao động dôi dư Khi thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới DNNN chúng ta không chỉ quan tâm giải quyết những vấn đề kinh tế thuần tuý mà còn phải... với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN 2.1 Lao động dôi dư 2.1.1 Khái niệm lao động dôi dư Trong quá trình CPH nói riêng hay sắp xếp, đổi mới DNNN nói chung sẽ có một bộ phận lao động bị dôi dư điều này là không thể tránh khỏi và là hậu quả tất yếu Vậy lao động dôi dư là gì và những đối tượng nào sẽ được xếp vào diện dôi dư là điều chúng ta cần quan tâm Trước hết để hiểu thế nào là lao động dôi dư. .. với lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN Khi thực hiện CPH trong quá trình xây dựng và thực hiện phương án CPH đơn vị CPH cần tiến hành sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư theo trình tự sau: 21 SV: Lăng Thị Hạnh - QTNL 44B Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số a Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tiếp tục sắp xếp, ... động chưa ký hợp đồng lao động chiếm 1,87% Bộ xây dựng chủ yếu sắp xếp DNNN theo hướng CPH với mục tiêu sử dụng hết số lao động hiện có Tuy nhiên sau khi đi vào hoạt động, các công ty cổ phần tiến hành cơ cấu lại doanh nghiệp, tinh giản biên chế dẫn tới một bộ phận lao động bị dôi dư Tổng số lao động của 108 đơn vị thực hiện sắp xếp lại lao động là 46904 người sau khi sắp xếp số lao động được sử dụng là... nghiệp Khoa Kinh tế Lao động và dân số lệ lao động dôi dư cao, chiếm tới khoảng 15% tổng số lao động Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội số lao động không có việc làm thường xuyên và mất việc làm ở các doanh nghiệp khoảng 20%, có doanh nghiệp lên tới 40% Theo lộ trình sắp xếp lại DNNN đến hết năm 2003 sẽ có 150000 lao động bị mất việc làm, đưa tổng số lao động không có việc làm trong các... thành việc giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện cho các cơ quan có thẩm quyền III Kinh nghiệm sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư của một số DNNN đã CPH Trước năm 1998, các đầu mối trực thuộc Bộ xây dựng gồm: 13 Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp và 40 doanh nghiệp độc lập với 108882 lao động, số lao động không bố trí được việc. .. tiền công, hợp đồng lao động, kinh phí đóng Bảo hiểm xã hội và trách nhiệm cấp sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động nói chung và lao động dôi dư nói riêng Cần chấn chỉnh việc trích lập quỹ mất việc làm hỗ trợ lao động dôi dư theo quy định mới, đồng thời giám sát việc thanh quyết toán nguồn kinh phí được cấp hỗ trợ cho người lao động dôi dư PHẦN II THỰC TRẠNG VIỆC SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT . khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI THỰC HIỆN CPH DNNN I. Lao động và. dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. Phần III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết chế độ chính sách đối với lao động dôi dư khi. sao em chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam. ” để làm luận văn tốt 4 SV: Lăng

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Nguyễn Đại Đồng, “Vấn đề lao động dôi dư trong đổi mới DNNN”; Tạp chí Lao động và Xã hội; số tháng 6/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề lao động dôi dư trong đổi mới DNNN
7. Mạc Tiến Anh, Vũ Duy Dự; “CPH và những ảnh hưởng đối với người lao động”, Tạp chí Lao động và Xã hội; số tháng 3/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CPH và những ảnh hưởng đối với người lao động
8. Lê Thị Ngân, Nguyễn Huy Oánh; “Phát triển nguồn nhân lực trong DNNN”; Tạp chí Bản tin thị trường lao động; số tháng 7/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực trong DNNN
9. Nguyễn Thế Việt; “Tình hình sắp xếp lao động do cơ cấu lại DNNN thuộc Bộ Xây dựng”; Tạp chí Lao động và Xã hội; số 260 (từ 1 - 15/4/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sắp xếp lao động do cơ cấu lại DNNN thuộc Bộ Xây dựng
10. Nguyễn Đình Hoà; “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong các DNNN”; Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 281 - Tháng 10/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong các DNNN
1. PGS, PTS nhà giáo ưu tú Phạm Đức Thành và PTS Mai Quốc Chánh (chủ biên), năm 1998; Giáo trình Kinh tế lao động; Nhà xuất bản Giáo dục Khác
2. TS Trần Xuân Cầu; năm 2002; Giáo trình Phân tích lao động xã hội; NXB Lao động xã hội Khác
3. Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam 1999; NXB Thống Kê 2000 Khác
4. Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam, năm 2005; NXB Chính trị Quốc gia Khác
5. Chế độ Tài chính về công ty Nhà nước và sắp xếp DNNN; năm 2005; NXB Hà Nội Khác
11. Các văn bản, tài liệu của Tổng công ty thép Việt Nam và Công ty CP Kim khí Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2001- 2005. - Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx
Bảng 1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty thép Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 (Trang 38)
Bảng 2: Báo cáo nhanh ước thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tháng 12 và cả năm 2005 - Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx
Bảng 2 Báo cáo nhanh ước thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tháng 12 và cả năm 2005 (Trang 43)
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam  năm 2005 - Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx
Bảng 3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005 (Trang 44)
Bảng 6: Tình hình lao động và thu nhập của Tổng công ty thép Việt Nam trong 4 năm 2001 - 2004 - Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx
Bảng 6 Tình hình lao động và thu nhập của Tổng công ty thép Việt Nam trong 4 năm 2001 - 2004 (Trang 47)
Bảng 7: Doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp Nhà nướcđã cổ phần hoá của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2004 - Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx
Bảng 7 Doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp Nhà nướcđã cổ phần hoá của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2004 (Trang 51)
Bảng 9: Doanh nghiệp và Bộ phận doanh nghiệp Nhà nước đã CPH của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005 - Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx
Bảng 9 Doanh nghiệp và Bộ phận doanh nghiệp Nhà nước đã CPH của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005 (Trang 53)
Bảng 10: Tổng hợp giải quyết hỗ trợ lao động dôi dư từ nguồn quỹ 41 của Nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam - Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx
Bảng 10 Tổng hợp giải quyết hỗ trợ lao động dôi dư từ nguồn quỹ 41 của Nhà nước ở Tổng công ty thép Việt Nam (Trang 60)
Bảng 12: Kế hoạch sắp xếp lao động của Công ty Kim khí Hà Nội - Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx
Bảng 12 Kế hoạch sắp xếp lao động của Công ty Kim khí Hà Nội (Trang 67)
Bảng 13: Kế hoạch định hướng các chỉ tiêu giai đoạn 2006 - 2010 của Tổng công ty thép Việt Nam - Đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện việc sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư khi thực hiện CPH DNNN ở Tổng công ty thép Việt Nam.” pptx
Bảng 13 Kế hoạch định hướng các chỉ tiêu giai đoạn 2006 - 2010 của Tổng công ty thép Việt Nam (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w