TÂY TIẾN tượng đài bất tử về người lính vô danh ppsx

6 263 0
TÂY TIẾN tượng đài bất tử về người lính vô danh ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÂY TIẾN tượng đài bất tử về người lính vô danh Hình ảnh những người lính TÂY TIẾN qua nét vẽ của Quang Dũng đã hiện lên trong bài thơ cũng thật khác thường .Khác thường ở sự giankhổ cùng cực , ăn đói, mặc rét, bệnh tật , sốt rét đến xanh da trụi tóc, khác thường ở chỗ tác giả cố ý không miêu tả một gương mặt chiến sĩ riêng biệt với tên tuổi cụ thể nào , ông đã dồn đúc các phẩm chất tốt đẹp của những tráng sĩ Tây Tiến thành gương mặt chung của cả đoàn quân , dùng lối vẽ phiếm chỉ để khái quát nên chân dung tiêu biểu rất oai hùng của người chiến sĩ vô danh , dám xả thân vì nghĩa lớn ,đã khiến cho kẻ thù kinh hoàng khiếp sợ. Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm Trừng mắt gửi mộng qua biên giới Khác thường ở chỗ những người lính dũng mãnh ấy tâm hồn cũng thật dụi hiền và lãng mạng: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Nghĩ cho cùng , giữa chiến trường miền Tây vô cùng khốc liệt ấy, nếu người lính không biết mơ mộng , thi vị hoá cuộc sống vì một mục đích cao xa hơn thì họ sẽ chết chìm trong hiện thực khắc nghiệt ấytrước khi ngã ngục vì viên đạn của kẻ thù . Chất men lãng mạng -mơ mộng nồng say ấy chính là phẩm chất giúp con người có sức mạnh vượt lên trên hoàn cảnh đê chiến thắng . Nhờ thế, mặc dù tác giả mô tả rất đậm sự gian khổ khốc liệt của chiến trường , của đời lính chinh chiến nơi miền Tây hoang vu mà bài thơ không đợm chút sắc màu u ám , bi quan nào khiến con người run sợ nản lòng. Nét đặcsắc của ngòi bút Qang Dũng trong Tây Tiến còn ở chỗ ông viết về chiến tranh nhưng không có 1 chữ nào về trận đánh , về tiếng súng , về máu đổ hay về kẻ thù , bài thơ chỉ đơn giản nói về những người chiến sũ tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Lào- Việt Nam 1947 , nhưng người đọc vẫn hình dung rất rõ gương mặt và không khí của chiến tranh . điều lạ lùng là bài thơ có tới 3 lần , nhà thơ Quang Dũng nói tới cái chết của những chiến sĩ Tây Tiến trong những trường hợp khác nhau , nhưng không một lần ông nhắc đến từ chết hoặc hy sinh như các nhà thơ về sau vẫn dùng đến . Ngòi bút tài hoa của Quang dũng đã thay thế từ "chết"bằng các cụm từ giản dị :về đất , bỏ quên đời, hồn về để hạ gam , bình thường hoá cái chết theo đúng quan niêm của các tráng sĩ cách mạng thời kì đầu kháng chiến còn đang tưng bừng đầy hào khí . Họ dám sả thân vì sự nghiệp độc lập - tư do của Tổ Quốc và họ biết rất rõ những gì chờ đợi họ khi họ dấn thân , nên đã coi cái chết " nhẹ tựa lông hồng " : Tây tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi Ở đây lý tưởng cách mạng và tuổi trẻ đã truyền cho chàng trai chất anh hùng và cả chất men say lang mạn đáng yêu nữa , ngay cả khi họ chết cũng phản phản phất nét tài tử : Anh bạn giãi giàu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời. Cho đến bây giờ , sau gần nửa thế kỉ đất nước ta đánh giặc , đã từng có rất nhiều bài thơ viết về sự hy sinh dũng cảm của người chiến sĩ trên chiến trường như : Núi Đôi của Vũ Cao , Nấm mộ và cây trầm của Nguyễn Đức Mậu nhưng Tây Tiến vẫn có một vị trí đặc biệt và mang màu sắc riêng khó có bài thơ nào về sau này sánh nổi khi miêu tả sự hy sinh của người chiến sĩ Có thể nói Tây Tiến -đó chính là tượng đài bằng thơ bất tử mà nhà thơ Quang Dũng với cả tấm chân tình đã dựng lên để tưởng niệm cả 1 thế hệ thanh niên ưu tú của dân tộc sau cách mạng tháng tám đã hăm hở ra đi giữ nước và nhiều người đã không trở về . TÂY TIẾN tượng đài bất tử về người lính vô danh Hình ảnh những người lính TÂY TIẾN qua nét vẽ của Quang Dũng đã hiện lên trong bài. khiến con người run sợ nản lòng. Nét đặcsắc của ngòi bút Qang Dũng trong Tây Tiến còn ở chỗ ông viết về chiến tranh nhưng không có 1 chữ nào về trận đánh , về tiếng súng , về máu đổ hay về kẻ. chết " nhẹ tựa lông hồng " : Tây tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi Ở đây lý tưởng cách mạng và

Ngày đăng: 28/07/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan