Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
130,5 KB
Nội dung
TưtưởngHồChí Minh
Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu rõ mối quanhệgiữasứcmạnhdântộcvớisứcmạnh thời
đại theotưtưởngHồChíMinh. Để thực hiện điều này Hồ chủ tịch và Đảng đã giải
quyết trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam như thế nào?
BÀI LÀM
I. Đặt vấn đề
TưtưởngHồChí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dântộcdân chủ nhân dân đến cách mạng
xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-
Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. TưtưởngHồChí Minh đã và
đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Đó là tài sản tinh
thần to lớn của Đảng và dântộc ta.
Kết hợp sứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthờiđại là một nội dung lớn của tư
tưởng HồChíMinh.Tưtưởng đó được vận dụng và phát triển trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nó thể hiện một trí tuệ nhạy bén và nhận
thức sâu sắc của Người đối với những thay đổi lớn lao của thời đại, khi mà các mối
quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, đó là phương pháp cách mạng đúng đắn
nhằm phát huy sứcmạnh nội sinh của dântộc đồng thời tranh thủ được sự đồng tình,
ủng hộ của nhân dân thế giới. Tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em” đã được
thực hiện một cách triệt để và tạo nên sứcmạnh to lớn cho sự nghiệp cách mạng của
dân tộc Việt Nam. Vì vậy trong xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay nghiên cứu tư
tưởng HồChí Minh về kết hợp sứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthờiđại là một yêu cầu
quan trọng.
II. Giải quyết vấn đề
1. Quá trình nhận thức của HồChí Minh về mối quanhệgiữasức mạnh
dân tộcvớisứcmạnhthờiđại
Nhân dân ta có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong đấu tranh
chống kẻ thù xâm lược cũng như trong lao động sản xuất nhân dân Việt Nam đã thể
hiện tinh thần chiến đấu ngoan cường, sự thông minh sáng tạo, ý thức độc lập tự chủ,
Page 1
Tư tưởngHồChí Minh
tự lực, tự cường. Trong truyền thống dântộc ấy HồChí Minh nhìn thấy nổi bật lên sức
mạnh của lòng yêu nước. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam có những đặc
điểm riêng biệt, đặc sắc, vì phải luôn luôn đối đầu với nhiều khó khăn của tự nhiên và
chiến tranh xâm lược, sự đô hộ của kẻ thù từ nhiều phương kéo đến. Lòng yêu nước
Việt Nam đã trở thành sức mạnh, một thứ đạo lý, một lẽ sống của mỗi người dân, cũng
là một tiêu chí cao nhất để đánh giá con người trong xã hội ta. Theo suy nghĩ của
Người, "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước". "Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to
lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước". "Làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn" ấy, thực chất là sứcmạnh của lòng
yêu nước, sứcmạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sứcmạnh ấy là nền tảng vững
bền bảo đảm cho dântộc ta vượt qua bao nhiêu gian nan, thử thách trên dặm dài lịch
sử - một lịch sử lắm gian truân, nhọc nhằn nhưng cũng đầy chiến công hiển hách.
HồChí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dântộc đã
phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa.
Tinh thần, ý chíđộc lập, tự chủ, tự cường, đấu tranh anh dũng,bất khuất và lòng yêu
nước nồng nàn phát huy được sứcmạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc,
đoàn kết toàn dân. HồChí Minh đã làm nổi bật sứcmạnh của con người Việt Nam, đó
là sứcmạnh thể lực và trí tuệ, sứcmạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc đấu tranh
hiện tại, sứcmạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì
lay chuyển. Sứcmạnh ấy bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam.
Thờiđại của chúng ta mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Cuộc
cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dântộc và cả loài người, mở
đầu thờiđại mới trong lịch sử. TheoHồChí Minh sứcmạnhthờiđại là sứcmạnh của
giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới. Trong quá trình nhận thức và
vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Vịêt Nam, Hồ Chí
Minh nhận thấy phải dựa vào sứcmạnh của dântộc là chủ yếu, đồng thời phải khai
thác sứcmạnh của thời đại.
Nhận thức của HồChí Minh về sứcmạnhthờiđại được hình thành từng bước,
từ cảm tính đến lý tính, thông qua hoạt động thực tiễn mà tổng kết thành lý luận.
Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời cảng Nhà Rồng, mở đầu
cuộc hành trình suốt ba mươi năm lặn lội tìm đường cứu nước. Người cũng làm đủ
mọi công việc nặng nhọc, hòa mình vào cuộc sống của giai cấp công nhân. Giai đoạn
Page 2
Tư tưởngHồChí Minh
này Bác đã hình thành nhận thức: muốn giải phóng dântộc mình cần thiết phải đoàn
kết với các dântộc khác cùng chung cảnh ngộ.
Sau khi tiếp thu tưtưởng của V.I. Lênin trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dântộc và vấn đề thuộc địa, HồChí Minh càng ý thức được mối quan
hệ mật thiết giữa cách mạng giải phóng dântộc và cách mạng vô sản trong thờiđại đế
quốc chủ nghĩa, nên đã coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản
thế giới. Để chiến thắng kẻ thù, cách mạng Việt Nam phải dựa vào sứcmạnh bên
trong, đồng thời phải tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của quốc tế. HồChí Minh kêu
gọi hãy vì nền hòa bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi
chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức.
Qua khảo sát thực tế, từ kinh nghiệm bản thân, HồChí Minh đã nhận thức được
rằng: chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của
nhân dân lao động ở cả chính quốc và thuộc địa. Muốn đánh thắng chúng, phải thực
hiện khối liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa với nhau và giữa lao
động ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc; nếu tách riêng mỗi lực lượng thì không thể
nào thắng lợi được. Điểm vượt lên của HồChí Minh so với các lãnh tụ yêu nước và
chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX chính là ở đó, nó nâng cao nhận thức của Người về
sức mạnhthời đại.
Hồ Chí Minh cho rằng, sự kết hợp sứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthờiđại chính
là kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, là phải xây
dựng được khối liên minh chiến đấu giữa vô sản ở chính quốc với lao động ở thuộc
địa, nhằm cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc ở cả hai đầu.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự hình thành, tồn tại và phát triển của hệ thống
xã hội chủ nghĩa thế giới đã trở thành một nhân tố làm nên sứcmạnhthời đại. Các
nước xã hội chủ nghĩa đã có vai trò to lớn trong việc ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải
phóng dântộc và phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân
dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngược lại, phong
trào giải phóng dântộc cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động trong các nước tư bản đã góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, cũng
tức là góp phần tích cực vào việc bảo vệ các nước xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra cũng
phải kể đến sự thành công của cách mạng các nước Á, Phi, Mỹ La tinh. Đối với cách
mạng Việt Nam, HồChí Minh chủ trương phát huy sứcmạnhthờiđại là huy động sức
mạnh của các trào lưu cách mạng trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của
dân tộc.
Page 3
Tư tưởngHồChí Minh
Cũng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật
ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một nhân tố làm nên sứcmạnhthời đại. Hồ
Chí Minh nhắc nhở các thế hệ thanh niên phải ra sức học tập để chiếm lĩnh được
những đỉnh cao của khoa học, tận dụng sứcmạnh mới của thờiđại để nhân lên sức
mạnh của dân tộc. Người cho rằng việc học tập tốt của thế hệ trẻ sẽ là điều kiện để non
sông Việt Nam có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu.
Từ thực tế trên, có thể nói, khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con
đường giải phóng dântộc của Việt Nam con đường cách mạng vô sản, cũng có nghĩa
là HồChí Minh đã tìm được sứcmạnh cho cách mạng Việt Nam, đó là kết hợp sức
mạnh dântộcvớisứcmạnhthời đại, Người coi đó là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo
đảm thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.
2. Nội dung tưtưởngHồChí Minh về kết hợp sứcmạnhdântộcvớisức
mạnh thờiđại
Đặt cách mạng giải phóng dântộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô
sản thế giới
Đọc sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dântộc thuộc địa, HồChí Minh rút
ra kết luận: Muốn cứu nước, giải phóng dântộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản. Đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản, Hồ
Chí Minh đã khắc phục được sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của nước ta.
Về thực tiễn, Người luôn luôn quan tâm hình thành các tổ chức để thực hiện sự
kết hợp này: năm 1921 người sáng lập hội liên hiệp các dântộc thuộc địa ở Pari, báo
Người cùng khổ, hội liên hiệp các dântộc bị áp bức Á Đông (1925). Trên các diễn đàn
quốc tế, Người luôn khẳng định vai trò của cách mạng thuộc địa và sự cần thiết liên
minh chiến đấu giữa cách mạng giải phóng dântộcvới cách mạng vô sản chính quốc,
cách mạng giải phóng dântộcgiữa các nước thuộc địa với nhau.
Thờiđại mà HồChí Minh sống và hoạt động là thờiđại có những biến đổi cực
kỳ to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó nổi bật lên hai sự kiện
quan trọng nhất làm thay đổ nội dung của thời đại: một là, chủ nghĩa tư bản đã từ giai
đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đã hình thành hệ
thống thuộc địa của chúng; hai là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã
mở ra một thờiđại mới - thờiđại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Page 4
Tư tưởngHồChí Minh
Trong thờiđại đó các dântộc không thể tồn tại biệt lập, vận mệnh của mỗi dân tộc
không thể tách rời vận mệnh chung của loài người.
Trong thờiđại mới, HồChí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng "công cuộc giải
phóng các nước và các dântộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô
sản", "cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dântộc thuộc địa với
giai cấp vô sản của các nước đế quốc để chống kẻ thù chung". Người đã chỉ ra rằng:
"Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản". Người đã giải quyết đúng đắn vấn đề dântộc và giai cấp, quốc gia và
quốc tế, kết hợp sứcmạnhdântộc và sứcmạnhthời đại. Những tưtưởngquan trọng
này xuất phát từ một đòi hỏi thực tiễn bức xúc: Phải chống chủ nghĩa thực dân, phải
gắn liền cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc. Con đường để giữ vững
độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no cho dântộc là con đường đi lên xã hội chủ nghĩa,
phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực.
Sau khi nắm được đặc điểm và những yêu cầu đặt ra trong thờiđại mới, Hồ Chí
Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người
viết: "Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách
mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam"; "Cách mệnh trước hết phải có
Đảng để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc vớidântộctộc bị
áp bức và vô sản giai cấp ở khắp mọi nơi". Và Người đã làm tất cả để gắn cách mạng
Việt Nam với cách mạng thế giới.
Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ
nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Tinh thần vị quốc chân chính đối lập với tinh thần vị
quốc của bọn phản động cầm đầu các nước tư bản, đế quốc.
Trong kháng chiến chống, Pháp, Mỹ, Người luôn giáo dục cho nhân dân ta phân
biệt rõ người Pháp-Mỹ chân chính với những người Pháp-Mỹ thực dân, đế quốc;
những người lao động yêu hòa bình công lý ở các nước tư bản, đế quốc, với những
người Pháp-Mỹ hiếu chiến, xâm lược.
Cách mạng giải phóng dântộc các thuộc địa phải biết đoàn kết với những người
lao động chân chính ở các nước đế quốc. Người đấu tranh không mệt mỏi chống
những biểu hiệu của tưtưởng "sô vanh", "vị kỷ" nhằm củng cố tăng cường tính đoàn
Page 5
Tư tưởngHồChí Minh
kết hữu nghị giữa các dântộc trên thế giới. Đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách
mạng vô sản thế giới là sự kết hợp tinh hoa dântộcvới trí tuệ thời đại, làm cho chủ
nghĩa yêu nước truyền thống phát triển thành chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa,
lòng yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, theoHồChí Minh, từđại đoàn kết dântộc phải đi đến đại đoàn kết
quốc tế; đại đoàn kết dântộc đúng đắn là cơ sở cho việc thực hiên đoàn kết quốc tế
trong sáng. Nó không chỉ vì độc lập, tự do của các nước khác,bảo vệ lợi ích sống còn
của dântộc mình mà còn vì những mục tiêu cao cả của thời đại: hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Để có thể kết hợp sứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthời đại, HồChí Minh yêu cầu
các Đảng Cộng sản phải giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước mình. Để
kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng trong cách
mạng Việt Nam, HồChí Minh đã triệt để phát huy sứcmạnh của chủ nghĩa yêu nước
và tinh thần dântộc chân chính, đồng thời Người đã nỗ lực không mệt mỏi để củng cố
và tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các dântộc khác đang đấu
tranh cho mục tiêu chung là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ
nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế của mình.
Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới
nhưng không ỷ lại trông chờ, mà phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức
mình là chính, phải đem sức ta để tự giải phóng cho ta. Ta không nhận sự giúp đỡ một
chiều của bạn bè quốc tế, mà phải bằng thành quả của cách mạng nước ta để góp phần
tăng cường sứcmạnh cách mạng thế giới, theo tinh thần giúp bạn là tự giúp mình.
Trong mối quanhệgiữasứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthời đại, HồChí Minh
xác định sứcmạnhdântộc giữ vai trò quyết định, còn sứcmạnhthờiđại có vai trò
quan trọng, sứcmạnhthờiđạichỉ phát huy tác dụng thông qua sứcmạnhdân tộc.
Người khẳng định: Trong đấu tranh cách mạng ta phải "tự lực cánh sinh, dựa vào sức
mình là chính". Người còn viết: "Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp
lấy mình đã"; "Một dântộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dântộc khác giúp
đỡ thì không xứng đáng được độc lập".
“Tự giải phóng” là tư tưởng, quan điểm lớn, xuyên suốt của tưtưởngHồ Chí
Minh. Nhờ vậy, Người đã có quan điểm “cách mạng thuộc địa không chỉ phụ thuộc
vào cách mạng vô sản chính quốc, mà còn có thể giúp đỡ những người anh em ở
Page 6
Tư tưởngHồChí Minh
phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Khẳng định sứcmạnhdântộc giữ
vai trò quyết định nhưng HồChí Minh không hề xem nhẹ việc tranh thủ sứcmạnh thời
đại, đặc biệt là tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự
đồng tình, ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
Để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, sự đồng
tình, ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới, Người yêu cầu Đảng ta
phải có đường lối độc lập, tự chủ đúng đắn. Trong đường lối đó, phải kết hợp chặt chẽ
mục tiêu đấu tranh cho độc lập, tự do của dântộc mình với các mục tiêu cơ bản của
loài người tiến bộ là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh
đó, Người cũng yêu cầu Đảng ta phải động viên nhân dân ta tích cực thực hiện nghĩa
vụ quốc tế cao cả của mình.
Mở rộng tối đa quanhệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng "làm bạn với tất cả các nước
dân chủ".
Phương châm đối ngoại mà HồChí Minh đề ra cho Việt Nam sau khi nước ta
giành được độc lập là "sẵn sàng làm bạn với mọi nước dân chủ không gây thù oán với
một ai"; "Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với
tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hoà bình".
Trong quanhệvới tất cả các nước, HồChí Minh đã giành ưu tiên cho quan hệ
với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.
Đối với Lào và Campuchia, những nước trên bán đảo Đông Dương, HồChí Minh luôn
có mối quan tâm đặc biệt. Người cũng hết sức coi trọng, thiết lập mối quanhệ hữu
nghị, láng giềng với các nước trong khu vực dù có chế độ chính trị khác nhau. Thực
hiện quan điểm đối ngoại hòa bình, hữu nghị, HồChí Minh đã thể hiện là một nhà
ngoại giao mẫu mực, vừa cứng rắn về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, "Dĩ bất
biến ứng vạn biến". Phong cách đối ngoại của HồChí Minh là phong cách ứng xử văn
hóa, mà hạt nhân là ứng xử có lý, có tình. Người chủ trương dương cao ngọn cờ hòa
bình, đoàn kết quốc tế, đồng thời luôn phân biệt rõ bạn, thù của cách mạng, tỉnh táo
với mọi âm mưu xấu xa của các thế lực phản động quốc tế, trân trong mọi sự giúp đỡ,
hợp tác chân thành, nhưng cũng kiên quyết đấu tranh chống sự chia rẽ, xâm lược.
HồChí Minh là người đã đặt cơ sở đầu tiên cho tình hữu nghị giữa nhân dân
Việt Nam với nhân dân nhiều nước trên thế giới. Sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa
Việt Nam và các nước đã được Người tạo dựng ngay từ những năm tháng Người bôn
ba ở nước ngoài. Từ khi nước ta giành được độc lập, Những hoạt động ngoại giao
Page 7
Tư tưởngHồChí Minh
không mệt mỏi của Người đã nâng cao địa vị của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng
cường quanhệ hữu nghị với các nước, các dân tộc.
Tư tưởng về kết hợp sứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthờiđại là một nội dung
lớn của tưtưởngHồChí Minh, thấm đượm tính nhân văn sâu sắc, tính cách mạng triệt
để nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng giải
phóng dântộc của nhân dân Việt Nam. Tưtưởng đó đã được vận dụng và phát triển
trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, không những đã phát huy được sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà còn tranh thủ và phát huy được tối đa các nhân
tố bên ngoài, đó là sứcmạnh của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, là
kim chỉ nam cho hành động, đường lối của Đảng và nhà nước ta. Đó cũng là chính
sách đối ngoại vô cùng đúng đắn, thể hiện quan điểm của Người luôn luôn chăm lo
xây dựng, vun đắp cho tình hữu nghị, hợp tác và đoàn kết giữa nhân dân các nước và
tinh thần sẵn sàng “ làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ”. Không chỉ có ý nghĩa trong
thời chiến, tưtưởng này của Người vẫn chiếm một vị trí to lớn trong công cuộc đổi
mới, hội nhập và phát triển ngày nay của dântộc ta, nhằm phát huy sứcmạnh tổng hợp
của toàn dân, đồng thời nó thể hiện quan điểm đối ngoại hòa bình, hợp tác, phù hợp
với xu thế thời đại, nhờ đó mà vị thế và uy tín của Việt Nam đã được nâng lên một tầm
cao mới.
Từ năm 1930, khi Đảng cộng sản ra đời, Đảng đã coi cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, sứcmạnhdântộc và sứcmạnhthời đại
từng bước kết hợp một cách đúng đắn. Cách mạng Tháng Tám thành công là sự thể
hiện của việc kết hợp sứcmạnh to lớn của dântộc Việt Nam vớisứcmạnh vĩ đại của
thời đại. Cách mạng Tháng Tám đã xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta,
mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dântộc : kỷ nguyên độc lập dântộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Tháng Tám năm 1945, những điều kiện khách quan và chủ quan cho
cuộc cách mạng giải phóng dântộc đã hội tụ chín muồi, thời cơ tổng khởi nghĩa đã
đến, lãnh tụHồChí Minh kêu gọi toàn thể đồng bào: “Giờ quyết định cho vận mệnh
dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho
ta”. Đảng đã biết kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn tính giai cấp với tính dântộc của
cuộc cách mạng, vận dụng đúng đắntưtưởng của chủ tịch HồChíMinh. Đảng ta,
Page 8
Tư tưởngHồChí Minh
đứng đầu là Chủ tịch HồChí Minh đã phát động, tổ chức đồng bào cả nước với ý chí
“dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”,
nhất tề vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Lời kêu gọi ấy đã nêu cao ngọn cờ độc
lập dân tộc, phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự tôn, đoàn kết, tự hào dân
tộc và dũng khí đấu tranh anh hùng, bất khuất của nhân dân Việt Nam. Không chỉ có
sĩ, nông, công, thương, binh, mà cả vua quan triều Nguyễn cũng ngả theo cách mạng.
Nhờ đó kẻ xâm lược mất đi chỗ dựa ban đầu. Kẻ thù trong nước bị tê liệt. Còn những
người có tâm huyết với nước vớidân thì được thu phục và tận tụy đến cùng với cách
mạng và kháng chiến.
Ngoài ra cách mạng Tháng Tám thành công cũng do Đảng và Bác Hồ đã nắm
đúng thời cơ, kịp thời phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền, tranh thủ lúc
phát xít Nhật bị Liên Xô và quân đông minh đánh bại, bọn Pháp đang tìm đường chạy,
quân đồng minh chưa vào Việt Nam. Khi thời cơ đến, khắp nơi đều chủ động đứng lên
giành chính quyền địa phương, như các chiến sỹ Ba Tơ đã nổi lên phá ngục tù, lập căn
cứ địa cách mạng ngay sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945). Trong Cao trào tiền
khởi nghĩa, nhiều xã, huyện và một số tỉnh đã giành được chính quyền trước ngày
giành chính quyền ở Hà Nội. Phương châm chiến lược kết hợp chặt chẽ đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang, nắm đúng thời cơ để nổi dậy đã góp phần quyết định
vào việc giành được chính quyền ít phải đổ máu. Đây là cả một cuộc đấu trí, đấu dũng
của cách mạng Việt Nam với bọn đế quốc, phát-xít. Nếu cuộc khởi nghĩa nổ ra sớm
hơn, sẽ bị bọn phát-xít Nhật dập tắt; nếu nổ ra muộn hơn - khi quân Đồng Minh, trong
đó có Anh, Pháp và Tàu (Tưởng) vào, thì cũng gặp khó khăn. Việc Chính phủ cách
mạng lâm thời Việt Nam nhân danh là người đứng về phía Đồng Minh chống phát-xít
giành được quyền độc lập, đã nói lên tài vận dụng chiến lược của cách mạng Việt
Nam: nắm đúng thời cơ, nổi dậy kịp thời, giành được chính quyền.
Giai đoạn 1945-1954, với chủ trương dựa vào sức mình là chính, đồng thời
được sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và sự đồng tình của nhân dân thế giới kể cả
Đảng cộng sản và nhân dân lao động Pháp, cách mạng Việt Nam từng bước đi tới
thắng lợi trong công cuộc chống Pháp xâm lược, nhất là ở chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ. Phát huy thắng lợi tưtưởng "Động viên toàn dân, vũ trang toàn dân" trong cuộc
Tổng khởi nghĩa Tháng 8-1945, Đảng ta tập trung vào nhiệm vụ xây dựng, củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) theoTưtưởngHồChí Minh
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Mặt trận
Page 9
Tư tưởngHồChí Minh
đã thu hút được mọi người Việt Nam vào cuộc kháng chiến, tranh thủ được mọi lực
lượng có thể tranh thủ được bằng các hình thức rộng rãi, phù hợp, nhờ đó tập hợp
được lực lượng, phân hoá kẻ thù đến cao độ. Đồng thời, Đảng ta lãnh đạo tổ chức, xây
dựng lực lượng chính trị rộng lớn với các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú. Lực
lượng chính trị của quần chúng do các tổ chức đảng lãnh đạo trở thành lực lượng chiến
đấu trực tiếp chống quân xâm lược trên chiến trường.
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa truyền thống "Toàn dân vi binh" của dân tộc
ta lên đỉnh cao mới. Quan điểm vũ trang toàn dân, kháng chiến toàn dân của Đảng trở
thành hiện thực hào hùng, tạo nên sứcmạnh đánh thắng quân xâm lược đông, được
trang bị hiện đại. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ chính là thắng lợi của đường
lối toàn dân kháng chiến của Đảng được chuyển hoá thành phong trào kháng chiến của
nhân dân, của toàn thể dântộc Việt Nam - một dântộc “quyết đem tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng, của cải” vào cuộc chiến tranh chống xâm lược để bảo vệ độc
lập, tự do cho đất nước mình, Tổ quốc mình. Thắng lợi này đã chứng minh một cách
hùng hồn rằng: Trong điều kiện quốc tế sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống phát
xít, các quốc gia nhỏ bé nếu kiên trì đoàn kết, kiên trì đấu tranh, nhất định sẽ chiến
thắng sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân và giành được độc lập.
Giai đoạn 1954-1975, Đảng ta đã phát huy cao độ sứcmạnhdân tộc, tranh thủ
tối đa sứcmạnhthời đại, bao gồm sứcmạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào
giải phòng dân tộc, phong trào hoà bình dân chủ, sứcmạnh của Liên Xô, Trung Quốc,
khối đại đoàn kết 3 nước Đông Dương, đánh bại đế quốc Mỹ, thống nhất Tổ quốc.
Đảng ta đã nhận định, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dântộc ta mang tính
thời đại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn. Tính chất thờiđại thể hiện qua mục tiêu của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của
thời đại: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Do đó, khi Đảng ta
giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã
nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ từ khắp nơi trên thế giới. Đối thủ của chúng ta là một đế
quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới, nhưng cũng là đối thủ của
tất cả những ai yêu hoà bình, dân chủ, thiết tha vớiđộc lập dân tộc, với chủ nghĩa xã
hội. Từ tính chất thờiđại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, Đảng ta xác định rõ tầm quan trọng to lớn của những nhân tố bên ngoài
đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta và ta có khả nàng tranh
thủ được các nhân tố đó để gia tăng sứcmạnh của dântộc lớn gấp bội. Nhờ đường lối
Page 10
[...]... kết hợp sứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthờiđại là một nội dung lớn của tưtưởngHồChí Minh Nội dung cuả tưtưởng này rất phong phú, sâu sắc về thời đại, về sự kết hợp các sứcmạnh này trong thực tiễn đấu tranh Tưtưởng của Người còn thấm đượm chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, tính cách mạng triệt để nên ảnh hưởng to lớn đến cuộc đấu tranh lâu dài cho nhân dân các nước vì sư nghiệp ”Giải phóng dân tộc, giải... cuộc đổi mới vì mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở nước ta trong suốt thời gian qua đã chứng minh rằng : TưtưởngHồChí Minh về kết hợp sứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthờiđại luôn được Đảng ta quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo và đưa lại những thành tựu to lớn, tạo thế và lực cho dântộc ta vững bước vào thế kỉ XXI Page 12 TưtưởngHồChí Minh Động lực chủ yếu... tiếp thu sứcmạnh bên ngoài, kết hợp sứcmạnh trong nước Việc giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dântộc chính đáng, ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc văn hoá nước ngoài là những yêu cầu cấp thiết được đặt ra đối với việc “mở cửa” Công tác đối ngoại được xác định có vai trò quan trọng đối với việc kết hợp sứcmạnhdântộcvớisứcmạnh của thờiđại III Kết thúc vấn đề Tưtưởng về... vớisứcmạnhthờiđại do Người nêu lên Nghị quyết Đại hội VII của Đảng (1991) khẳng định : Trong điều kiện mới càng phải coi trọng vận dụng bài học kết hợp sứcmạnhdântộcvớisứcmạnhthời đại, sứcmạnh trong nước vớisứcmạnh quốc tế, yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Trong những năm đổi mới, quan điểm: “Làm bạn với các nước dân. .. 1975 với đỉnh cao là chiến dịch HồChí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng trường kỳ của dântộc ta, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Sứcmạnh tổng hợp của dân tộc Việt Nam kết hợp chặt chẽ vớisứcmạnh của thời đại, trong đó sứcmạnh chính trị – tinh thần của nhân dân và quân đội ta là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến Sức. .. đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến Sứcmạnh chính trị – tinh thần của nhân dân và quân đội ta có cội nguồn từ truyền thống yêu nước qua hàng ngàn năm giữ nước Cốt lõi của nguồn sứcmạnh này là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại HồChí Minh, được định hướng và thể hiện tập trung ở lý tư ng độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Page 11 TưtưởngHồChí Minh Từ năm 1975 đến nay, nhất là từ... động theo quy luật khách quan, từ bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã phát huy được tiềm năng của đất nước Đảng và nhà nước đã đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thấm nhuần TưtưởngHồChí Minh, các văn kiện của Đảng trong những năm đổi mới đều khẳng định sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo tưtưởng kết hợp sứcmạnhdântộc với. .. ”Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người” Tưtưởng của HồChí Minh đã phát huy được tối đa sức mạnhdântộc trong sự kết hợp vớisứcmạnhthờiđại để đưa cách mạng Việt Nam từng bước đi tới những thắng lợi như ngày nay và góp phần tích cực, xứng đáng vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dântộc và tiến bộ xã hội Page 14 ... thoái tư tưởng, băng hoại đạo đức xã hội Hội nhập quốc tế mà không được chệch hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mục tiêu xây dựng một nước Việt Page 13 TưtưởngHồChí Minh Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào cách mạng thế giới Yêu cầu đặt ra trong giai đoạn cách mạng hiện nay là: phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dântộc nhằm phát huy sức mạnh. .. của HồChí Minh : Mỗi một người phải nhớ rằng có độc lập mới có tự lập, có tự cường mới có tự do Người còn chỉ rõ: Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được mong chờ người khác Một dântộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dântộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập Vận dụng tưtưởng trên đây của HồChí Minh phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và thời . Tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Để thực. trò quan trọng đối với việc kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh của thời đại.
III. Kết thúc vấn đề
Tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời