209
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012
MỐIQUANHỆGIỮAGIỚIVÀNGÔNNGỮ
TRONG TƯTƯỞNGNỮQUYỀNCỦAHÉLÈNECIXOUS
Nguyễn Việt Phương
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Tưtưởngnữquyền với tư cách là một khuynh hướng học thuật chỉ mới
xuất hiện ở phương Tây vào nửa sau thế kỷ XX. Với mục đích phê phán và giải cấu
trúc hệ thống quan điểm lấy nam giới làm trung tâm (androcentric system) đang
thống trị xuyên suốt lịch sử tưtưởng phương Tây, các nhà tưtưởngnữquyền đã
tiến hành nghiên cứu và định giá lại toàn bộ các lĩnh vực, các chủ đề học thuật,
trong đó mốiquanhệgiữagiớivàngônngữ là một mảng đề tài được các nhà tư
tưởng nữquyền đương đại đặc biệt quan tâm. Trong bài viết này, qua phân tích
những kiến giải của nhà tưtưởngnữquyền Pháp Hélène Cixous, chúng tôi muốn
chỉ ra nét đặc sắc củatưtưởngnữquyền đương đại trong vấn đề này.
1. Đặt vấn đề
Nhà triết học Pháp Michel Foucault (1926 - 1984) từng đưa ra lời nhận định
tổng quát rằng, nếu ở thế kỷ XIX, cuộc sống và lao động là điều quan tâm chủ yếu của
tư duy lý thuyết, thì bước sang thế kỷ XX, toàn bộ sự tò mò của chúng ta chuyển sang
vấn đề ngôn ngữ. Chia sẻ với nhận định trên, trong cuốn Những con đường triết học
phương Tây hiện đại, J.K. Melvil nhận định: "Phải thừa nhận rằng quan tâm phổ biến về
đề tàingônngữ chiếm hầu như trọn vẹn toàn bộ nền triết học phương Tây thế kỷ XX.
Quan niệm về ngônngữ như là ngọn nguồn của các suy tư triết học và là tiêu điểm của
sự thông thái của con người thống trị trong triết học đó"
1
.
Một số nhà triết học đương đại khác thậm chí còn đi xa hơn khi gọi thế kỷ của
chúng ta là "thế kỷ phân tích (ngôn ngữ - Tg)" để phân biệt với thế kỷ XIX – "thế kỷ tư
tưởng". Trong bối cảnh ấy, không phải ngẫu nhiên khi vấn đề ngôn ngữ, đặc biệt là mối
quan hệgiữagiớivàngôn ngữ, lại thu hút được sự chú ý của các nhà tưtưởngnữquyền
đương đại. Có thể nói rằng, các nhà tưtưởngnữquyền Pháp là những người có đóng
góp lớn trong việc tích hợp mạnh mẽ những nghiên cứu nữquyền với vấn đề ngôn
ngữ. Họ nỗ lực tạo ra một điểm nhìn mới về thế giớicủa riêng người phụ nữ. Họ
1
J.K. Melvil, Các con đường của triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr. 138-
139.
210
thuyết minh về hình thức tư duy ích kỷ điển hình của giống đực rằng, giới nam chỉ
"kể" duy nhất về những "tự sự" của họ. Theo họ, những "tự sự" kiểu đó vừa không khả
thi vừa không thể chịu nổi, bởi vì không thể đồng nhất trải nghiệm của nam giớivànữ
giới. Ngoài ra, "cái Duy nhất" (the One) và "cái Đúng" (the True) chỉ còn là những
huyền thoại triết học, rằng triết học truyền thống (được cho là sản phẩm của nam giới)
thường không thừa nhận tiếng nói của "cái Đa" (the Many). Đây là điều mà các nhà tư
tưởng nữquyền đương đại ở phương Tây phản đối. Tưtưởngnữquyền thiên về cái Đa
chứ không phải cái Duy nhất, bởi vì "women" là số nhiều chứ không phải Một. Như
vậy, qua cách phê phán quan niệm truyền thống, quy mọi thứ về một chân lý duy nhất
và bất biến, tưtưởngnữquyền đã tạo ra một bước ngoặt quantrọngtrong dòng chảy
lịch sử triết học, tránh được uy quyền do giống đực áp đặt trong lĩnh vực ngôn ngữ.
Về vấn đề mối quanhệgiữagiớivà ngôn ngữ, quan điểm truyền thống thường
dựa trên niềm tin rằng, ngônngữ là sản phẩm do nam giới tạo ra và mang đặc trưng của
giới tính nam. Tiêu biểu cho quan điểm này là Dale Spender. Trong tác phẩm Ngônngữ
do nam giới tạo ra (Man-made language), Dale Spender khẳng định, "nam giới với tư
cách là nhóm thống trị đã tạo ra ngôn ngữ, tưtưởngvà thực tại"
2
. Không tán đồng với
quan điểm đó, các nhà tưtưởngnữquyền hậu hiện đại dựa trên cơ sở phân tâm học và
phương pháp giải cấu trúc để vận dụng vào giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực ngôn ngữ.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích tưtưởngcủaHélène Cixous, người
được đánh giá là có kiến giải đặc sắc nhất về vấn đề mốiquanhệgiớivàngônngữtừ
góc nhìn nữ quyền.
2. Nội dung quan niệm củaHélèneCixous về mối quanhệgiữagiớivà ngôn ngữ
Hélène Cixous (1937 - ) là đại biểu quantrọngcủa chủ nghĩa nữquyền Pháp.
Trong cuộc đời sáng tác của mình, bà đã để lại một di sản không nhỏ với 23 tập thơ, 6
cuốn sách chuyên khảo, 5 vở kịch và rất nhiều bài báo có giá trị. Kể từ thập niên 1970,
Cixous bắt đầu chú ý vấn đề mối quanhệgiữagiớivà ngôn ngữ. Với niềm tin rằng giữa
giới vàngônngữ có một sợi dây kết nối bền chặt đến kỳ lạ cùng với hiểu biết uyên bác
về vấn đề này, bà đã công bố bài viết nổi tiếng Tiếng cười của nàng Medusa ("Le rire de
la Méduse") để khái quát toàn bộ quan điểm của mình về vấn đề mối quanhệgiữagiới
và ngôn ngữtrong hai công đoạn chủ yếu: (1) "phá hủy"; và (2) "dự thảo".
Ở công đoạn thứ nhất, cái mà Cixous muốn phá hủy (có lẽ bà chỉ muốn giải cấu
trúc - deconstruct) đó chính là hệ thống quan niệm lấy ngôntừ dương vật làm trung tâm
(phallogocentric system). Cixous viết: "Phallogocentrism là kẻ thù. Củamọi người. Và
đã đến lúc phải cần phải biến đổi để tạo ra một lịch sử khác"
3
.
2
M. Fricker & J. Hornsby (eds), Feminism in philosophy, UK: Cambridge University Press, 2000, p. 87.
3
Nancy A. McHugh, Feminist philosophies A-Z, Edinburgh: Edinburgh University Press, 2007, p. 95.
211
Hélène Cixous luôn thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ đối với đặc trưng của
nền văn hóa phương Tây. Trong mắt nhìn của Cixous, đó là một nền văn hóa mang đậm
sắc thái phụ quyền. Chia sẻ với quan điểm của Cixous, nhà tưtưởngnữquyền thực
dụng Mỹ Sandra Gilbert (1936 - ) cho rằng, người ta thường dùng phép hoán dụ để mô
tả nét tương đồng giữa cây viết và dương vật (pen = penis). Điều đó có nghĩa hình
tượng dương vật được khoác vào một ý nghĩa sáng tạo (cũng tươngtự như cây viết là
công cụ để tạo sinh văn bản). Vậy nếu cây viết là tượng trưng của dương vật, Gilbert
viết tiếp, thì phụ nữ tạo ra văn bản bằng cái gì? Có lẽ đây cũng là câu hỏi mà Cixous rất
muốn tìm lời giải đáp.
Với tư cách là một nhà phân tâm học, giống như người đồng nghiệp Luce
Irigaray, Cixous chịu ảnh hưởng khá mạnh từ Freud và đặc biệt từ nhà phân tâm học
Pháp Jacques Lacan. Theo giáo sư Mary Klages, Cixous đã tiếp tục tại nơi Lacan dừng
lại trong quá trình lý giải về địa vị của nam giớivànữgiớitrong cấu trúc của "Trật tự
Tượng trưng" (Symbolic Order) vàngôn ngữ. Cixous cho rằng, dưới nhãn quancủa
Lacan, ngônngữ chỉ là sản phẩm của nền văn hóa phụ quyền, nói cách khác, nó là một
hệ thống lấy ngôntừ dương vật làm trung tâm. Trên cơ sở quan niệm này, Cixous đi đến
kết luận, truyền thống và cấu trúc văn hóa phương Tây về cơ bản dựa trên quan niệm
lấy ngôntừ dương vật làm trung tâm. Nền văn hóa này ngay từ đầu được cấu trúc bởi
các cặp nhị phân đối lập: văn hóa/tự nhiên, tốt/xấu, nam/nữ, năng động/thụ động, trí
tuệ/tình cảm, trật tự/hỗn độn, hiện diện/vắng mặt, ngôn từ/chữ viết, sáng/tối (trong đó
các thành tố thứ nhất được xem là đại diện cho nam giới, giống đực. Còn các thành tố
thứ hai thuộc về nữ giới, giống cái). Trong những cặp nhị phân đối lập ấy, thành tố thứ
nhất (văn hóa, tốt, nam, năng động, trật tự, hiện diện, sáng, lời nói) bao giờ cũng được
người ta đánh giá cao hơn so với các thành tố thứ hai (tự nhiên, xấu, nữ, thụ động, hỗn
độn, vắng mặt, tối, chữ viết). Cixous giải thích, tính dục nam cũng như tính dục nữ đã
được xác định bởi những cặp đối lập trên, rằng những mốiquanhệ tính dục khác giới đã
được xác lập bởi cảm nhận về sự khác biệt và sự sợ hãi do những cặp đối lập tuyệt đối
ấy gây ra.
Từ phương pháp giải cấu trúc, Cixous bác bỏ lối nhìn truyền thống ấy, đồng thời
khẳng định tất cả các thành tố ấy đều giữ vai trò thiết yếu như nhau trong việc thiết lập
cấu trúc căn bản của nền văn hóa phương Tây. Nói một cách cụ thể hơn, Cixous phản
đối mô hình về sự liên hệgiữagiới tính và sáng tạo ngônngữcủa Freud và Lacan. Theo
Freud, tính dục nam là năng động, sáng tạo, còn tính dục nữ thì thụ động, lệ thuộc.
Quan điểm đó được Lacan triển khai vào lĩnh vực ngônngữ thông qua Tượng trưng và
quan niệm lấy ngôntừ dương vật làm trung tâm. Theo lý giải của Lacan, nam giới ở gần
tượng trưng dương vật với tư cách là tâm điểm, trong khi nữgiới do không có dương
vật nên ở xa tâm điểm ấy. Cixous cho rằng, chừng nào nam giới còn chú tâm vào
chuyện viết lách bằng tượng trưng dương vật của họ, thì họ vẫn chưa khám phá ra được
mối liên hệgiữa tính dục và sáng tạo ngônngữ một cách đầy đủ, bởi lẽ "nam giới" xét
212
như một từ biểu thị trongTượng trưng, về cơ bản, không có đặc quyền hơn so với từ
biểu thị "nữ giới".
Trong công đoạn thứ hai, Cixous muốn dự thảo những phương án mới về mối
quan hệgiữa thân xác phụ nữvà sáng tạo ngôn ngữ. Để làm điều đó, bà đã đề xướng
thuật ngữ "l’écriture feminine"
(*)
. Đây là khái niệm trung tâm trongtưtưởngnữquyền
của Cixous về vấn đề ngôn ngữ. Bà đưa ra khái niệm này nhằm biện luận cho việc
chống lại sự áp đặt quyền thống trị của văn phong nam giới có cơ sở là quan niệm lấy
ngôn từ dương vật làm trung tâm. Hơn nữa, Cixous muốn giải cấu trúc tượng trưng
dương vật của tính dục, đưa đến việc thay thế hệ thống dục vọng của nam giới bằng hệ
thống khoái cảm củanữgiới (bà mượn thuật ngữ "jouissance" của Lacan để đặt tên cho
hệ thống khoái cảm này).
Vậy "l’écriture feminine" là gì?
Theo Cixous, văn phong nữgiới biểu hiện ra như một sự đoạn tuyệt với truyền
thống, đồng thời tạo ra một sự biến đổi lớn (theo nghĩa của Derrida) về phong cách
sáng tạo ngôn ngữ. Ở đó, toàn bộ hệ thống chân lý phổ quát, bất biến đồng loạt bị sụp
đổ, và người ta chỉ còn thấy một hệ thống xét như một cấu trúc. Nói cách khác, văn
phong nữgiới xem trật tựcủaTượng trưng như một cấu trúc, do vậy nó cũng tạo ra khả
năng phá vỡ trật tự ấy. Cixous hiểu "l’écriture feminine" ở hai nội dung chủ yếu:
Thứ nhất, cá nhân người phụ nữ phải viết ra chính mình, phải tự mình khám phá
những gì thân xác cảm nhận được, và cách thức để diễn tả thân xác ấy bằng ngôn ngữ.
Cụ thể hơn, nữgiới phải tìm thấy được tính dục nữ khởi nguồn từtrong thân xác của
mình và tìm cách viết về cái khoái cảm, cái "jouissance" ấy.
Thứ hai, bản thân cấu trúc củangônngữ sẽ biến đổi khi phụ nữ nói/viết về thân
xác của họ; rằng, vị thế củanữgiới xét như là chủ thể trongngônngữ sẽ thay đổi một
khi họ trở thành chủ thể năng động chứ không phải là đối tượng tiếp nhận thụ động (thụ
nhận). Và, một khi phụ nữ thoát khỏi sự chi phối củahệ thống quan niệm lấy ngôntừ
dương vật làm trung tâm, trong đó ý nghĩa được "gán chặt" trong một trật tự cố định (hệ
thống đã và đang tồn tại, có khuynh hướng loại bỏ nữ giới) thì họ sẽ tạo ra một hệ thống
biểu thị mới, hệ thống này chứa đựng trong nó sự phong phú hơn, uyển chuyển hơn so
với cái trật tựtượng trưng cứng nhắc dựa trên quan điểm lấy ngôntừ dương vật làm
trung tâm đang tồn tạitrong nền văn hóa phương Tây.
Cixous cho rằng, phụ nữ phát ngôn không phỏng theo trạng thái cố định của Trật
tự Tượng trưng, không phát ngôn theo tuyến tính, vàngôntừ phụ nữ không bị khuôn
(*)
Về thuật ngữ này đã có nhiều cách dịch khác nhau như “văn tự phụ nữ”, “văn bản nữ tính”. Ở đây, tác
giả luận văn tạm hiểu “l’écriture feminine” là văn phong nữgiới nhằm nhấn mạnh nét đặc trưng trong
phong cách sáng tạo ngônngữ trên cơ sở giới tính nữ. Vì đây là một thuật ngữ rất đặc sắc và chưa có sự
thống nhất nên tác giả giữ nguyên không dịch.
213
định trong các hình thức sẵn có. "L’écriture feminine" cũng như ngôntừcủanữgiới
không bị đối tượng hóa, nó sẽ xóa bỏ ranh giớigiữangôntừvà văn bản, trật tựvà hỗn
độn, có nghĩa và vô nghĩa,v.v… Theo góc độ này, "l’écriture feminine" là một thứ ngôn
ngữ không có cấu trúc, có thể mang chủ thể sử dụng nó đến gần với lĩnh vực hiện thực,
trở về với thân thể của người mẹ, với bầu sữa, và cảm nhận về sự hợp nhất không thể
tách rời. Đến đây, hình như Cixous đã tự mình tìm được lời giải đáp cho câu hỏi mà
Sandra Gilbert đã đặt ra. Theo Cixous, nếu như đàn ông dùng hoán dụ dương vật với
cây viết, với sự sáng tạo, thì phụ nữ cũng có thể làm điều đó bằng "mực trắng" (white
ink). Đưa ra lập luận trên, Cixous muốn chuyển tải thông điệp về sự đoàn tụ, sự trở về
với thân thể người mẹ nói riêng, thân thể nữgiới nói chung.
Có một điều đáng chú ý khi nói về "l’écriture feminine" đó là Cixous thường chỉ
sử dụng những hình tượng ẩn dụ để mô tả, chẳng hạn bà ví "l’écriture feminine" là sữa
mẹ, là bài ca, là giai điệu, là cái không diễn tả bằng ngôntừCixous khẳng định, người
ta không thể định nghĩa một cách chặt chẽ về "l’écriture feminine" bởi vì định nghĩa về
một cái gì tức là phải khuôn định nó, giới hạn nó, cột chặt nó vào trong một cấu trúc ổn
định, trong khi "l’écriture feminine" thì lại phi cấu trúc, vô cùng uyển chuyển, linh hoạt
nên có thể vượt thoát mọi nỗ lực nhằm lý thuyết hóa nó. "L’écriture feminine" là như
thế, song điều đó không có nghĩa là nó không tồn tại, thậm chí vị thế của nó còn vượt
trội hơn những hệ thống cấp bậc đang tồn tạitrong nền văn hóa lấy ngôntừ dương vật
làm trung tâm ở phương Tây. Cixous quả quyết, "l’écriture feminine" là không thể định
nghĩa, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sáng tạo ra nó; rằng chỉ có phụ nữ (thường bị
xem là "những kẻ chầu rìa") và những người chống lại hoặc được cách li khỏi cấu trúc
trung tâm của trật tựTượng trưng lấy ngôntừ dương vật làm trung tâm, mới có thẩm
quyền sáng tạo ngônngữnữ tính.
Khởi phát từ nguồn mạch "l’écriture feminine", Cixous luôn khuyến khích "phụ
nữ phải viết ra thân xác của chính mình, phải viết về chính mình và đem mình vào trong
các văn bản"
4
, rằng văn phong nữ tính phải lật đổ hệ thống thứ bậc trước đây của tính
dục, đồng thời khẳng định địa vị của hiện thân tính dục nữ như là chuẩn mực mớicủa
tính dục. Bà tuyên bố, đã đến lúc phải giải phóng người phụ nữmới khỏi người phụ nữ
cũ bằng việc nhận thức về người phụ nữ này. Mặc dù rất yêu mến song cần phải nhanh
chóng vượt qua người phụ nữ cũ ấy để hướng đến người phụ nữ mới. Và chỉ thông qua
viết, khởi phát từ phụ nữvà về phụ nữ, đồng thời nhận thách thức từ phía ngôntừ do
tượng trưng dương vật đang ngự trị, nữgiớimới có thể bảo đảm cho mình một chỗ
đứng khác, một vị thế cao hơn, đáng trân trọng hơn.
4
See: Nancy A. McHugh, Ibid, p. 5.
214
3. Kết luận
Qua những kiến giải củaHélène Cixous, có thể thấy rằng, vấn đề ngônngữ được
kiến giải từngữ cảnh nữquyền đã góp phần đem lại cho chúng ta một cái nhìn phê phán
đối với quan điểm truyền thống mà theo các nhà tưtưởngnữquyền là mang nặng định
kiến giới, đồng thời đề xuất một phương án "khác" cho vấn đề sáng tạo ngôn ngữ, qua
đó thai nghén một phong cách ngônngữ rất riêng và thú vị phát xuất từ những cảm
nghiệm đặc trưng củanữ giới.
Truyền thống thường lưu giữ những giá trị tốt đẹp, tuy nhiên, đổi mới bao giờ
cũng cần thiết cho quá trình phát triển. Ở đây, sự xuất hiện củaquan điểm nữquyền với
những kiến giải mới mẻ và đặc sắc về mối quanhệgiữagiớivà ngôn ngữ đang mở ra
một lối đi mới đầy hứa hẹn trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nhất là trong
sáng tác văn học nghệ thuật đương đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Écriture féminine, trong www.en.wikipedia.org.
2. Fricker, M., Hornsby, J. (eds), Feminism in philosophy, UK: Cambridge University
Press, 2000.
3. Mary Klages, Helene Cixous: The Laugh of the Medusa,
http://www.colorado.edu/English/courses/ENGL2012Klages/cixous.html
4. McHugh, Nancy A., Feminist philosophies A-Z, Edinburgh: Edinburgh University
Press, 2007.
5. Melvil, J.K., Các con đường của triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
1997.
THE RELATIONSHIP BETWEEN GENDER AND LANGUAGE
IN HÉLÈNE CIXOUS'S FEMINIST THOUGHT
Nguyen Viet Phuong
College of Sciences, Hue University
Abstract. Feminist thought as an academic orientation appeared in the West in the
second-half of the twentieth-century. In order to criticize and deconstruct
androcentric system that had been dominating throughout the history of Western
thought, feminist thinkers carried out researches and revalued all academic areas
and themes, in which the relation between language and gender received their
special attention. In this paper, by analysizing French feminist Helene Cixous's
interpretations, we would point out special feature of contemporary feminist
thought in this issue.
. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIỚI VÀ NGÔN NGỮ
TRONG TƯ TƯỞNG NỮ QUYỀN CỦA HÉLÈNE CIXOUS
Nguyễn Việt Phương
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt. Tư tưởng. Hélène Cixous về mối quan hệ giữa giới và ngôn ngữ
Hélène Cixous (1937 - ) là đại biểu quan trọng của chủ nghĩa nữ quyền Pháp.
Trong cuộc đời sáng tác của