Khi lợn ăn phải trứng sán, trứng phát triển thành nang ấu trùng sán trong cơ lợn Cysticercus cellulosae.. Ngoài lợn ra chó, mèo, người đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn trong trư
Trang 1Giun sán - Sán dây lợn
(Taenia solium)
1 Đặc điểm sinh học, chu kỳ của sán dây lợn
1.1 Đặc điểm hình thể:
Sán dây lợn dài 2- 3 mét, cá biệt 8 mét, thường có 900 đốt Đầu sán nhỏ đường kính 1mm có 4 giác bám và 2 vòng móc Lỗ sinh dục mở ra bên cạnh đốt, tử cung chia12 nhánh, chứa đầy trứng Đốt sán già ở cuối thân rụng 5-6 đốt liền nhau theo phân ra ngoài
1.2 Đặc điểm chu kỳ.
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của người Trứng sán theo đốt già rụng ra khỏi cơ thể sán theo phân ra ngoại cảnh Khi lợn ăn phải trứng sán, trứng phát triển thành nang ấu trùng sán trong cơ lợn (Cysticercus cellulosae) Nang sán có đường kính 0,7-0,8 cm, dài 1,5 cm gọi là “ gạo lợn” Bên trong nang là đầu sán non nằm trng môi trường lỏng màu trắng đục Nang ấu trùng sán phát triển thành
Trang 2ấu trùng trưởng thành sau 2- 4 tháng và sống 3-10 năm, sau đó ấu trùng thoái hoá hoặc vôi hoá
Ngoài lợn ra chó, mèo, người đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn trong trường hợp ăn phải trứng sán dây lợn ở ngoại cảnh Nang ấu trùng sán dây lợn ngoài ký sinh ở các cơ còn gặp ở mắt và hệ thống thần kinh trung ương của người
Khi người ăn phải thịt lợn gạo không nấu chín, dưới tác dụng dịch tá tràng, đầu sán thoát ra khỏi nang bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán dây lợn trưởng thành Sau 67-72 ngày đã có những đốt già Sán trưởng thành sống tới 25 năm
Những người mắc sán trưởng thành ký sinh ở ruột non, vì một lý do nào đó như say tàu, say xe, phụ nữ có thai, sốt cao bị nôn oẹ Đốt sán già rụng ra ở ruột non theo nhu động ngược lên dạ dày, dưới tác dụng dịch tiêu hoá trứng từ các đốt gìa giải phóng ra Khi xuống tá tràng ấu trùng trong trứng thoát ra chui qua thành ruột theo tuần hoàn đi khắp cơ thể phát triển thành ấu trùng sán (Cysticercus cellulosae) Người có nang ấu trùng sán còn gọi là “ người gạo”
2 Đặc điểm dịch tễ
2.1 Các yếu tố nguy cơ nhiễm sán trưởng thành và ấu trùng
Nguy cơ mắc cao ở những nơi nuôi lợn thả rông, cho lợn ăn phân người và những vùng có phong tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín (Nem chua, thịt tái, thịt lạp )
Trang 32.2 Đặc điểm dịch tễ sán dây lợn ở Việt Nam.
Tỷ lệ mắc ở nam giới nhiều hơn nữ ( nam giới chiếm 75%, nữ giới là 25%)
Bệnh sán dây lợn thương gặp hơn ở miền núi (Tỷ lệ mắc sán dây lợn ở miền núi là 6%, ở Đồng bằng 2%)
3 Tác hại và biến chứng do sán trưởng thành và ấu trùng
3.1 Bệnh sán dây lợn trưởng thành
Người mắc sán trưởng thành không có triệu chứng gì đặc biệt, nhưng tuỳ sự phản ứng của cơ thể có thể thấy đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau thượng vị, đi lỏng từng đợt, có thể chán ăn, ăn không ngon hoặc ngược lại có khi đói cồn cào, ăn nhiều, sút cân
Khi bắt đầu có đốt già rụng ra theo phân thì các triệu chứng trên giảm
3.2 Bệnh ấu trùng sán dây lợn
Nang ấu trùng sán dây lợn có thể thấy ở bất cứ nơi nào trong cơ thể vật chủ
- Nang ấu trùng ở mô dưới da: Tạo thành các nốt có thể sờ thấy, di động, đôi khi ngứa
- Nang ấu trùng ở mô cơ: Không có triệu chứng gì
Trang 4- Nang ấu trùng ở não: Gây tăng áp lực sọ, động kinh, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, liệt hoặc có thể đột tử
- Nang ấu trùng trong mắt: Rối loạn thị giác tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt,
có thể giảm thị lực , mù
- Nang ấu trùng ở cơ tim: Có thể làm tim đập nhanh, tiếng tim biến đổi, bệnh nhân khó thở ngất xỉu
4 Chẩn đoán bệnh sán dây lợn
4.1 Chẩn đoán bệnh sán dây lợn trưởng thành: Chủ yếu tìm đốt sán trong
phân Rất hãn hữu mới thấy trứng sán trong phân, chỉ khi đốt sán vỡ vì một lý do nào đó
4.2 Chẩn đoán bệnh nang ấu trùng sán dây lợn: Sinh thiết các nang ấu trùng
dưới da, chụp CT scaner khi có biểu hiện nang ấu trùng ở não Ngoài ra có thể kết hợp các phản ứng miễn dịch huỳnh quang, ELISA
5 Nguyên tắc điều trị
5.1 Điều trị sán dây lợn trưởng thành:
- Nên dùng thuốc chống nôn trước khi điều trị hoặc trước khi tẩy sán trưởng thành,
vì chẳng may trong khi điều trị đốt sán già có thể trào ngược do phản xạ nôn oẹ
Trang 5- Cần tích cực phát hiện và điều trị bệnh sán dây lợn trưởng thành là biện pháp tốt nhất phòng nhiễm bệnh ấu trùng sán dây lợn
Một số thuốc điều trị sán dây lợn trưởng thành:
+ Hạt bí, hạt cau:
Hạt bí đỏ: Bóc vỏ, giã nhỏ, 100-200g.
Hạt cau: Hạt cau sống (50-100g), tuỳ theo tuổi, thể trọng Trẻ em< 10 tuổi 30g hoặc ít hơn Đổ 500ml nước lã đun cạn còn 200ml Nhỏ thêm gelatin 2,5% hoặc 5 lòng trắng trứng thay cho gelatin chođỡ chát, đỡ kích thích dạ dày
Uống hạt bí trước, hai giờ sau uống nước sắc hạt cau, nửa giờ sau nữa uống thuốc tẩy 60ml magiê sunfat 50% Phương pháp này 90-100% ra sán cả đầu
+ Niclosamid (Yomesan), viên 0,5 g Liều dùng: 4-6 viên tuỳ theo cân nặng
+ Sáng sớm lúc đói nhai từng viên thuốc, mỗi viên nhai 5 phút, sau khi nhai và nuốt hết viên cuối cùng mới được uống một ít nước Thuốc không độc, kêt qủa ra sán 66,1%
+ Praziquantel (Distocid, Biltricid) Viên 600mg
Liều dùng: 10mg/kg cân nặng Tỷ lệ ra sán cả đầu là 100%
5.2 Điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn:
Trang 6- Bệnh ấu trùng sán dây lợn là một bệnh nguy hiểm, người mắc bệnh này có thể dẫn đến tử vong, khi ấu trùng ở não Do đó một bệnh nhân có ấu trùng dưới da nếu chưa có điều kiện chụp cắt lớp sọ não thì phải có chỉ định điều trị ngay
- Trước khi điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn cần phải điều trị sán dây lợn trưởng thành nếu có ở ruột
- Không nên điều trị khi ấu trùng ở mắt dễ gây tình trạng viêm quá mẫn do nang sán vỡ trong nhãn câù
- Để tránh hiện tượng quá mẫn, nên sử dụng phối hợp với các thuốc ức chế miễn dịch nhóm corticoid
- Thuốc điều trị:
+ Praziquantel 10 - 15mg/kg/24 giờ x 7 ngày nghỉ 3 ngày uống tiếp 3 đợt trong 1 tháng
+ Albendazol 15mg/kg/ngày x 20 ngày, kéo dài 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 30 ngày
6 Phòng chống bệnh sán dây lợn
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ về phòng chống bệnh cho cộng đồng
- Tăng cường kiểm tra sát sinh tại các lò mổ gia súc Thịt lợn có nang ấu trùng phải huỷ bỏ
Trang 7- Không ăn thịt lợn chưa nấu chín, không ăn các loại rau sống
- Không đại tiện bừa bãi, không nuôi lợn thả rông, không cho lợn ăn phân người
- Phát hiện và điều trị những người có bệnh