1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giun sán - Giun chỉ bạch huyết ( Wuchereria bancrofti - Brugia malayi ) pot

8 737 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 131,02 KB

Nội dung

Giun sán - Giun chỉ bạch huyết ( Wuchereria bancrofti - Brugia malayi ) 1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của giun chỉ bạch huyết 1.1.Đặc điểm sinh học - Giun chỉ bạch huyết khi trưởng thành đều có hình dạng giống nhau, trông như sợi chỉ trắng sữa. Con cái kích thước 8cm x 0,2 mm, con đực KT: 4cm x 0,1mm. Giun thường cuộn lại với nhau như đám chỉ rối trong hệ bạch huyết m, hạt nhiễm- Ấu trùng của giun chỉ W có kích thước 260 x70 sắc to rõ, không đi tới tận cùng của đuôi, màng bao dài hơn, thân ít. Ấu m. Hạt nhiễm sắc nhỏ, dầy đi tới tận cùng củatrùng B có KT 220 x 60 đuôi, màng bao dài hơn thân nhiều. 1.2.Chu kỳ Người <-> Muỗi Giun chỉ ký sinh ở hệ bạch huyết của người. Giun cái đẻ ra ấu trùng, ấu trùng theo hệ bạch huyết tới tim rồi vào các mạch máu. Ban ngày ấu trùng ở sâu trong các mạch máu nội tạng (Chủ yếu ở các mạch máu phổi), đêm mới xuất hiện ở máu ngoại vi (Từ 24giờ đến 4giờ ). Nếu không được muỗi hút ấu trùng sẽ chết sau 10 tuần. Nếu được muỗi hút, ấu trùng vào dạ dày muỗi, xuyên qua thành dạ dày muỗi, đến cơ ngực muỗi. Ở đây ấu trùng phát triển thành ấu trùng có khả năng gây nhiễm sau 2 tuần (KT: 1000 Micromet đến 20 Micromet), rồi di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi đốt người, ấu trùng vào máu rồi sang hệ bạch huyết để ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành, sống 10 năm. Loài w thường ký sinh ở hệ bạch huyết vùng thân và bộ máy sinh dục, nên có thể gây đái ra dưỡng chấp và phù ở cơ quan sinh dục. Còn loài B thường ký sinh ở hệ bạch huyết vùng nách bẹn nên gây phù ở chi. 2. Đặc điểm dịch tễ giun chỉ Nguồn bệnh là những người có giun chỉ, mầm bệnh là ấu trùng đã phát triển trong cơ thể muỗi và đường nhiễm là do muỗi truyền 2.1.Những yếu tố nguy cơ nhiễm giun chỉ - Môi trường có nguồn bệnh và có vật chủ trung gian truyền bệnh. Thường gặp bệnh ở những vùng có nhiều ao bèo vì muỗi Mansonia truyền loại giun chỉ B (Loại phổ biên ở đồng bằng ,chiếm tỷ lệ 95%) chỉ phát triển ở các ao bèo, do bọ gậy của muỗi phải cắm ống thở vào rễ bèo để thở Các loại muỗi thích hợp truyền bệnh giun chỉ gồm : + Với loại giun chỉ W, thường do muỗi Culex quinquefasciatus và Anopheles hyrcanus truyền. Muỗi C thường đẻ ở các vũng nước và dụng cụ chứa nước. + Với loại giun chỉ B, thường do muỗi Mansonia annulifera, Mansonia uniformis truyền bệnh. Muỗi này thường có ở ao bèo vì bọ gậy phải cắm ống thở vào rễ bèo. - Mật độ ấu trùng trong máu người 3-4 con / mm3 máu cũng là nguy cơ thuận lợi cho nhiễm giun chỉ. Còn trên10 hoặc dưới 1 ấu trùng /mm3 máu khó lan truyền. - Điều kiện vệ sinh không tốt: Nhà ở tối tăm, ẩm thấp, bí gió, xung quanh có nhiều bụi rậm, vũng nước đọng sẽ tạo điều kiện cho muỗi chú ẩn, sinh sản và vào nhà đốt người nên dễ gây nhiễm giun chỉ. 2.2. Đặc điểm dịch tễ giun chỉ ở Việt Nam - Tỷ lệ nhiễm giun chỉ ở VN thấp : MB 6% (đồng bằng >5%), vùng trung du và ven biển 1-5%, vùng núi 0 - 1% - Bệnh khu trú thành từng vùng, từng thôn, xã chứ không phân bố đều như những bệnh giun khác. Chủ yếu gặp ở những nơi nào có nhiều ao bèo như một số tỉnh: Nam Hà, Thái Bình, Hải Hưng, Quảng Bình. Ở đồng bằng loại B chiếm 95% mà muỗi truyền B lại cần có ao bèo để phát triển nên bệnh gặp nhiều ở vùng có nhiều ao bèo. - Lứa tuổi nhiễm: Phát triển dần từ 16 -20 và cao nhất ở 30 - 40 tuổi. - Về giới: Nam và Nữ giống như nhau, không có khác biệt. - Về tập quán sinh hoạt, lao động: Những người ở các vùng có nghề thủ công làm chiếu, nếu lao động về đêm mà không chú ý mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt sẽ đễ bị muỗi đốt, dễ bị nhiễm giun chỉ 3. Cơ chế bệnh sinh, tác hại và biến chứng Tác hại của giun chỉ là gây bệnh ở hệ bạch huyết. Các dấu hiệu của bệnh thường biểu hiện hiện tượng dị ứng đôí với kháng nguyên giun chỉ. Bệnh chia làm 3 thời kỳ: - Thời kỳ ủ bệnh (5-7 năm): Bệnh người không có triệu trứng gì hoặc mệt mỏi, sốt nhẹ,có hiện tượng nổi mẩn, bạch cầu ái toan tăng, xét nghiệm máu có ấu trùng.Thời kỳ này có khả năng truyền bệnh cao vì người bệnh có mầm bệnh trong người mà không rõ các triệu chứng bệnh để điều trị. - Thời kỳ phát bệnh: Bệnh nhân bị các đợt viêm hệ bạch huyết kèm theo sốt, diễn biến như các đợt nhiễm trùng. Hạch sưng ở nách, bẹn, hoặc bạch mạch nổi cứng ở dưới da. Bệnh nhân gầy sút nhanh. Các đợt phát bệnh sẽ tự hết, nhưng xuất hiện dần hiện tượng phù voi. Có thể phù ở chi dưới, chi trên hoặc ở cơ quan sinh dục. Đối với W thường gây phù voi ở cơ quan sinh dục và gây đái ra dưỡng chấp(do mạch bạch huyết ở vùng thận, bể thận bị giãn tạo thành lỗ dò sang niệu quản). Còn đối với B hay gây ra hiện tượng phù voi ở chi. Xét nghiệm máu có ấu trùng. Thời kỳ này có thể kéo dài vài năm. - Thời kỳ di chứng: Các đợt viêm mạch bạch huyết cấp tính không còn nhưng các hạch bạch huyết có thể to lên thường xuyên. Quan trọng của thời kỳ này là xuất hiện phù voi ở tay hoặc chân hoặc cơ quan sinh dục(nặng tới vài cân). Thường bệnh nhân phù 1 chân hoặc 1 tay, da dày dần do lâu ngày tổ chức liên kết tăng sinh ở vùng phù bị xơ hoá trở thành dầy cứng.Tuần hoàn đến những nơi đó bị thiếu hụt gây ra những vết loét thiểu dưỡng. Bộ máy sinh dục nam, nữ cũng có hiện tượng phù to, nhưng không đỏ, không đau như các viêm tấy. Xét nghiệm máu hiếm gặp ấu trùng. Biểu hiện lâm sàng thường gặp là phù voi chi dưới, phù từ bàn chân đến 1/ 2 dưới cẳng chân 4.Chẩn đoán 4.1.Chẩn đoán định hướng lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng viêm hạch bạch huyết ở nách, bẹn nhiều đợt cấp tính, triệu chứng đái ra dưỡng chấp và phù voi, người bệnh sống ở vùng có bệnh giun chỉ 4.2.Chẩn đoán xét nghiệm: Chủ yếu là xét nghiệm máu vào 24-2 giờ,làm tiêu bản giọt đặc nhuộm giemsa. 5. Điều trị 5.1.Kiến thức cơ bản về thuốc điều trị: Diethylcarbamazin (Viết tắt là DEC) thường có các biệt dược là Banocid, Notezin, Hetrazan. Viên thuốc thường đóng hàm lượng 100 mg.Đây là thuốc đặc hiệu chống giun chỉ ở mạch bạch huyết được dùng trong 40 năm nay. Thuốc được sử dụng rộng rãi trên thế giới để điều trị và phòng chống bệnh giun chỉ ở bạch huyết, vì thuốc có hiệu lực cao, dễ sử dụng, rẻ tiền, độ độc thấp và an toàn. Cho đến nay, chưa có các bằng chứng lâm sàng hoặc thực nghiệm nào chứng tỏ giun chỉ ở người kháng DEC. Tuy nhiên, một nhược điểm của DEC là phản ứng trong khi điều trị khá cao. Thuốc dễ hấp thu, ít độc, thải trừ qua thận là chủ yếu. - Tác dụng của thuốc: DEC có tác dụng diệt giun do làm giảm hoạt tính cơ giun và giun bị chết. Còn với ấu trùng thì DEC diệt ấu trùng gián tiếp qua cơ chế miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế baò của vật chủ. Ấu trùng trong máu bị diệt bởi tế bào hệ lưới nội mô (tác dụng gián tiếp: DEC “làm lộ” bề mặt của phôi, để phô ra vị trí kháng nguyên tạo điều kiện kết hợp với kháng thể và các tế bào ưa miễn dịch )làm ấu trùng bị thoái hoá và bị diệt . - Độc tính của thuốc: + Do liều cao hoặc hoá tính của DEC: Mệt, choáng váng, buồn ngủ, chán ăn ,buồn nôn, nôn sau khi dùng thuốc 1-2 giờ và kéo dài vài giờ. + Do phản ứng miễn dịch: Khi ấu trùng bị thoái hoá hoặc giun chết, người bệnh mệt mỏi, choáng váng, sốt, nhức đầu, nôn, phát ban, có thể có cơn hen phế quản xảy ra sau khi dùng thuốc vài giờ và kéo dài khoảng 3 ngày. Phản ứng tại chỗ ở hạch: Hạch bị viêm, áp xe, loét hoặc phù thoảng qua. Bệnh giun chỉ W còn gây viêm tinh hoàn. 5.2. Cách điều trị bằng DEC : - Điều trị cá thể chưa có biến chứng : + Với W: Điều trị 6 mg/ kg/ ngày x 12 ngày. Ngày uống 3 lần sau các bữa ăn + Với B: Điều trị dè dặt hơn, dùng 3-6 mg/ kg/ ngày dùng đến tổng liều 18-72 mg/ kg. Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Thuốc thường có phản ứng phụ xuất hiện sớm và nặng với B hơn W: Mệt mỏi, choáng váng, sốt, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn. Cho bệnh người uống thuốc hạ sốt, thuốc chống dị ứng corticoid hoặc kháng sinh để chống bội nhiễm. + Chống chỉ định với người bị bệnh gan, thận, cơ địa dị ứng, cơ thể quá suy nhược. - Điều trị hàng loạt cho cộng đồng trong vùng dịch tễ học bằng DEC khi có kế hoạch theo phác đồ 6mg/ kg/ ngày x 3ngày (3 lần sau ăn) trong một đợt. Mỗi tháng 1 đợt trong vài năm. Phản ứng phụ có nhưng không đáng kể. Kết quả giảm tỉ lệ nhiễm rất rõ tại nơi thí điểm ở Hải Hưng giảm qua các năm: 4,9%, 1,18%, 0,59%. 6. Phòng bệnh - Tuyên truyền, GDSK về tác hại và phòng chống bệnh giun chỉ. - Vệ sinh môi trường: Xây dựng nhà ở cao ráo sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế muỗi vào nhà. Lấp bớt ao tù, vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh để làm giảm sự sinh sản của muỗi, thả cá ở các ao bèo để diệt bọ gậy (cá rô phi, chép lai, săn sắt ). - Vệ sinh cá nhân: Mặc quần áo kín khi lao động ban đêm nhất là vùng có nghề thủ công như làm chiếu, nằm màn tránh muỗi đốt. - Phát hiện và điều trị người có bệnh. - Thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng chống bệnh giun chỉ bằng uống DEC 1 tháng 1 đợt 3 ngaỳ, mỗi ngày 6mg/ kg điều trị cho mọi người lớn hơn 6 tuổi trong vài năm.Tẩm màn bằng thuốc Permethrin 20% với liều 0,1g/m2 để diệt muỗi. . Giun sán - Giun chỉ bạch huyết ( Wuchereria bancrofti - Brugia malayi ) 1. Đặc điểm sinh học, chu kỳ của giun chỉ bạch huyết 1.1.Đặc điểm sinh học - Giun chỉ bạch huyết khi trưởng. dễ gây nhiễm giun chỉ. 2.2. Đặc điểm dịch tễ giun chỉ ở Việt Nam - Tỷ lệ nhiễm giun chỉ ở VN thấp : MB 6% ( ồng bằng >5 %), vùng trung du và ven biển 1-5 %, vùng núi 0 - 1% - Bệnh khu trú. dài hơn thân nhiều. 1.2.Chu kỳ Người < ;-& gt; Muỗi Giun chỉ ký sinh ở hệ bạch huyết của người. Giun cái đẻ ra ấu trùng, ấu trùng theo hệ bạch huyết tới tim rồi vào các mạch máu. Ban ngày

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w