1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp : Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Minh Trí phần 3 doc

5 378 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 88,8 KB

Nội dung

- Ưu điểm: + Cơ cấu này có tính năng động cao dễ di chuyển các cán bộ có năng lực để thực hiện các dự án khác nhau + Sử dụng cán bộ có hiệu quả, tận dụng được cán bộ có chuên môn cao, gi

Trang 1

*Sơ đồ

Cán bộ Cán bộ Cán bộ

Sơ đồ 4 : Cơ cấu trực tuyến – tham mưu

* Đặc điểm :

Đây là cơ cấu có thêm bộ phận tham mưu giúp việc Cơ quan tham mưu có thể là một hoặc một nhóm chuyên gia hoặc cán bộ trợ lý Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ đưa ra ý kiến góp ý dự thảo quyết định cho lãnh đạo doanh nghiệp

- Ưu điểm :

+ Cơ cấu này thuận lợi và rất dễ thực hiện yêu cầu của một chế độ thủ trưởng

+ Bước đầu đã biết khai thác tiềm năng của cơ quan tham mưu

- Nhược điểm:

Để đưa ra một quyết định người lãnh đạo mất nhiều thời gian làm việc với tham mưu, dễ tình trạng dẫn tới tốc độ ra quyết định chậm, nhiều lúc có thể mất đi cơ hội trong kinh doanh

Giám đốc doanh nghiệp

Trang 2

2.4 Cơ cấu tổ chức kiểm ma trận

Sơ đồ 5 : Cơ cấu tổ chức kiểu ma trận

F : Các phòng chức năng

O : các sản phẩm, dự án, các công trình

* Đặc điểm : Khi thực hiện một dự án sẽ cử ra một chủ nhiệm dự án, cac phòng chức năng cử ra một cán bộ tương ứng Khi dự án kết thúc người nào trở về công việc của người đó

- Ưu điểm:

+ Cơ cấu này có tính năng động cao dễ di chuyển các cán bộ có năng lực để thực hiện các dự án khác nhau

+ Sử dụng cán bộ có hiệu quả, tận dụng được cán bộ có chuên môn cao, giảm cồng kềnh cho bộ máy quản lý doanh nghiệp

- Nhược điểm :

+ Hay xảy ra mô thuẫn giữa người lãnh đạo dự án và người lãnh đạo chức năng, do đó phải có tinh thần hợp tác cao

+ Cơ cấu này thường chỉ áp dụng đối với các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn

Trang 3

- Chỉ duy trì một số cán bộ cho những bộ phận nòng cốt, khi nào cần thi tuyển thêm người theo hợp đồng, khi hết việc thì người tạm tuyển bị phân tán

- Chỉ áp dụng ở những doanh nghiệp mà công việc mang tính thời vụ hoặc tuỳ thuộc vào khả năng thắng thầu

2.6 Nếu theo quy mô thì cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp có hai loại:

2.6.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn ;

Mô hình này thường được cấu tạo bởi : 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 7 phòng ban chức năng, và các phòng ban có nhiệm vụ:

- Phòng kinh doanh : Đảm nhận các khâu có liên quan đến thị trường vật tư , xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm

- Phòng điều hành sản xuất: Vạch ra kế hoạch sản xuất, định mức lao động quản lý sản xuất, lượng sản phẩm, công nghệ kiểm tra phục vụ sản xuất

- Phòng kế hoạch tài chính: Phụ trách mạng tài chính, thống kê , hạch toán

kế toán, kiểm kê tài sản, kiểm tra tiền lương

- Phòng nội chính: Tuyển dụng,sa thải, quản lý nhân viên, bảo vệ doanh nghiệp, lo hành chính, đời sống , y tế

- Các phòng chức năng khác: Chuẩn bị các quyết định theo yêu cầu được giao Theo dõi, hướng dẫn các phân xưởng, các bộ phận sản xuất

Sơ đồ 7.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn

Trang 4

2.6.2 Mô hình quản lý bộ máy có quy mô nhỏ

*ở Việt Nam, do chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng nên hiện nay chúng ta có nhiều loại hình doanh nghiệp : doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần, đặc biệt có rất nhiều công ty TNHH Đây là hình thức khá phổ biến, cơ cấu thường có: 1 Giám đốc, 1.P.Giám đốc

2.9 Cơ cấu khác

2.9.1 Cơ cấu chinh thức: Cơ cấu này gắn liền vơi vai trò, nhiệm vụ hướng đích trong một doanh nghiệp được tổ chức một cách chính thức

2.9.2 Cơ cấu phi chính thức:

Thực chất là những giao tiếp cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ tại nơi làm việc Qua đó hình thành nên các nhóm, tổ không chính thức nằm ngoài cơ cấu chính thức đã được phê chuẩn của doanh nghiệp Cơ cấu này có vai trò lớn trong thực tiễn quản lý, nó không định hình và không thay đổi, luôn tồn tại song song với cơ cấu chính thức Nó tác động nhất định và đáng kể đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Sự tồn tại khách quan của cơ cấu này là dấu hiệu chỉ ra những chỗ yếu và trình độ chưa hoàn thiện của cơ cấu chính thức Nên nó đòi hỏi người lãnh đạo phải có nghệ thuật quản lý và phải thường xuyên nghiên cứu cơ cấu này, thúc đẩy sự phát triển của cơ cấu này vì mục tiêu quản lý chung của doanh nghiệp?

* Các mối liên hệ trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

- Liên hệ trực thuộc: Là mối liên hệ giữa cấp trên và cấp dưới, liên hệ có tính chất chỉ đạo, mệnh lệnh

- Liên hệ tham mưu phối hợp: Là mối liên hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau hoặc giữa các bộ phận chức năng cấp trên với nhân viên chức năng cấp dưới

- Liên hệ tư vấn: Là mối liên hệ giữa hội đồng các chuyên gia với thủ trưởng, các hội đồng, các chuyên gia làm nhiệm vụ tư vấn

II Những nội dung cơ bản của bộ máy quản lý doanh nghiệp

1 Thiết kế quản lý bộ máy của doanh nghiệp

Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý là một việc làm quan trọng của quản trị, nó giúp cho việc quản lý có hiệu quả Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát trỉên thì doanh nghiệp đó phải thiết kế được bộ máy sao cho chi phí thấp nhất mà đạt hiệu quả quản lý cao nhất Muốn vậy, việc thiết kế bộ máy quản lý của doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ, toàn diện các chức năng quản lý

- Phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ 1 thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tạp thể lao động trong doanh nghiệp

- Phải phù hợp với quy mô sản xuất thích ứng với đặc điểm kinh tế kỹ thuật

- Phải đảm bảo tính gọn nhẹ và có hiệu lự

Trang 5

tiêu chung Mà thông tin là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp Bởi thực chất của hoạt động quản trị doanh nghiệp là việc ban hành các quyết định quản trị Cho nên độ chính xác của thông tin có ý nghĩa rất lớn tới hoạt

động quản trị của doanh nghiệp Do vậy tổ chức hệ thống thông tin trong doanh nghiệp nói chung và tổ chức bộ máy doanh nghiệp nói riêng là một nội dung quan trọng Muốn thiết kế xây dựng cơ cấu tổ chức và đảm bảo thông tin quản lý được liên tục thì cần phải có những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức quản lý

* Những phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức quản lý

Để hoàn thiện một cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp cũng như việc xoá bỏ hoặc sủa đổi một cơ cấu tổ chức nào đó buộc nhà quản lý phảo dựa trên cơ sở khoa học, cụ thể phải nắm vững kiến thức về các kiểu cơ cấu quản lý và xác định được nhiệm vụ của các bộ phận Qua lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý

đến nayđã hình thành lên một số phương pháp sau:

1.1 Phương pháp tương tự :

- Đây là phương pháp mới dựa vào việc thừa kế kinh nghiệm thành công,và gạt

bỏ những yếu tố bất hợp lý của các cơ cấu tổ chức có sẵn Những cơ cấu tổ chức trước đây có những yếu tố tương tự với cơ cấu tổ chức sắp hình thành

- Ưu điểm:

+ Quá trình hình thành cơ cấu nhanh

+ Chi phí để thiết kế cơ cấu ít

+ Thừa kế có phân tích những kinh nghiệm quí báu

- Nhược điểm:

- Thiếu phân tích những điều kiện thực tế của cơ cấu tổ chức quản lý sắp hoạt

động là những khuynh hướng cần ngăn ngừa

1.2 Phương pháp phân tích theo yếu tố:

- Đây là phương pháp khoa học được ứng dụng trong mọi cấp, mọi đối tượng quản lý Phương pháp này được chia làm 3 giai đoạn

Sơ đồ:trang bên

Ngày đăng: 28/07/2014, 09:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 7.1 : Cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn - Luận văn tốt nghiệp : Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Minh Trí phần 3 doc
Sơ đồ 7.1 Cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w