TRƯNG.
4.1. Cách chế biến món ăn.4.1.1. Cơm lam. 4.1.1. Cơm lam.
Hình ảnh cách nấu cơm lam.
Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầu non…
Cách thức chế biến: Để làm được cơm Lam ngon đòi hỏi một sự tỷ mỉ đến từng chi tiết.
- Đầu tiên phải chọn cây nứa ngô còn non, chặt lấy gióng lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt.
- Gạo nếp làm cơm Lam phải chọn loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là “khảu tan” (nếp tan), rồi ngâm gạo, vo sạch, rắc ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng với dòng nước suối trong vắt chảy trong rừng sẽ tạo nên một cơm Lam hương vị đặc biệt của núi rừng.
- Dùng lá chuối nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi.
- Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp nứa mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa bên ngoài.
- Cơm Lam được dọn ra ăn cùng với thịt gà hay thịt lợn rừng nướng (những thứ thịt này cũng được nướng trong ống tre). Tuy nhiên, cơm Lam ngon nhất khi ăn với muối vừng (mè).
4.1.2. Gà nướng sa lửa.
Đây là một món ăn được chế biến rất đơn giản nhưng không vì thế mà mất đi phần thú vị. Món ăn này được dùng phổ biến làm món nhậu ở vùng rừng núi tây nguyên này.
• Sơ đồ chế biến : Tre, nứa Gà rừng Làm sạch lông Chẻ làm đồ kẹp gà Lấy nội tạng Nướng Kẹp gà Gà nướng sa lửa
Thường thì món gà nướng sa lửa này chế biến rất lâu đòi hỏi phải có nhiều thời gian để chế biến nó. Khi nướng xong nhìn nó rất hấp dẫn, món này là món nhậu cùng với rượu cần tạo nên một phong cách rất tây nguyên.
Cách thức chế biến :
- Tre : chẻ đôi làm sao cho vừa khớp thuận tiện cho việc kẹp gà lên và khâu nương gà.
- Gà : làm lông , lấy nội tạng, để ráo nguyên con sau đó kẹp gà lên ống tre nứa .bắt đầu nướng trong một giờ.
- Do món gà nướng này không ướp gia vị nên khi ăn phải chấm với muối mặn.
4.2. Cách chế biến thức uống.
• Rượu cần : Gọi là rượu cần vì đây là loại rượu duy nhất không uống bằng ly, chén
mà uống bằng một ống dài gọi là cần.
- Nguyên liệu làm nên rượu cần thì cũng rất đơn giản, chỉ là những loại ngũ cốc thông thường được trồng trên đất bazan như gạo, sắn, chuối, mít, kê, ngô, song bí quyết chính là ở chất gây men...
- Men rượu là yếu tố chính để làm nên hương vị rượu cần Tây Nguyên, có thể qua men rượu người ta có thể phân biệt được rượu của các buôn làng Êđê, Bana khác nhau...
- Men rượu được làm từ củ riềng, ớt, một số rễ, lá vừa rất đơn giản lại cũng vừa rất cầu kỳ, không khác quá trình ủ men của người Việt là mấy, chỉ khác là sau khi ủ men, người ta trộn với trấu (để khi cắm cần uống không bị trích lỗ) và cho vào ghè, dùng lá chuối bịt kín, chôn sâu ché xuống đất khoảng 100 ngày. Thời gian chôn càng lâu, rượu càng thơm ngon. Ngày nay người ta ít chôn, nhưng thường đặt bên bếp lửa đủ ba tháng mười ngày thì đem ra dùng. Rượu đó gọi là nước cốt. Nước cốt màu vàng sánh, mở nút ché ra, mùi thơm dậy lên lan tỏa khắp nhà. Khi uống rượu, người ta chế nước sôi vô là cắm cần uống được. Vị của rượu cần: ngòn ngọt, cay cay, chua chua, đăng đắng. Ghè rượu ngon dở còn tùy thuộc vào tay người làm, tùy thuộc vào nguyên liệu và quan trọng hơn cả là kinh nghiệm của người làm ra nó.