Cách chế biến và dụng cụ chế biến

Một phần của tài liệu Đề tài văn hóa ẩm thực tây nguyên (Trang 39)

V. NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC TÂY NGUYÊN.

5.2. Cách chế biến và dụng cụ chế biến

Sự phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó đã trang bị cho đồng bào nhiều đồ nấu ăn, dụng cụ chế biến mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn trong công việc bếp núc. Chẳng hạn, trước đây các đồ dùng nấu ăn, dụng cụ chế biến thức ăn của đồng bào Tây Nguyên hầu hết là ống tre, nứa, vầu, lồ ô, nay đã thay đổi bằng đồ được làm từ hợp kim, chất đốt cũng thay đổi, trước bằng củi, nay đun bằng than, bếp gaz, điện. Không còn giữ được mùi vị như trước.

Cơm lam-dậy mùi thơm từ ống nứa

Cơm lam chắc mà lại dẻo, bùi mà không cứng, mùi thơm quyện bởi mùi nếp, mùi tre, mùi lá thơm, mùi lá chuối… Thưởng thức cơm lam không có món ăn kèm, thực khách vẫn cảm nhận được sự đậm đà của món ăn.

Lâu nay, lên Tây Nguyên du khách vẫn muốn ăn cơm lam, thú vị nhất là được tận tay thử nấu cơm lam. Đấy là món ăn đặc biệt của vùng đất đỏ bazan mà người Tây Nguyên vẫn tự hào. Gạo nếp trắng, thơm, được ngâm lẫn với lá thơm rồi đem cho vào ống nứa non. Khi gạo được hai phẩn ba ống thì cho nước vào. Nước nấu cơm lam là nước suối đầu nguồn trong và mát lạnh chỉ riêng đất Tây Nguyên mới có. Xong xuôi đâu đấy người đầu bếp sẽ dùng lá chuối non được hơ qua lửa bịt lại hai đầu ống. Có người cho ống nứa lên lửa đỏ hơ qua hơ lại, ngồi chờ nghe tiếng sôi li ti trong từng ống nứa cho đến khi cơm dậy mùi, và chín. Cũng có khi ống cơm lam được vùi vào những đống than hồng. Trước khi mang ra đãi khách, các ống cơm lam đều được chẻ bỏ bớt phần cật nứa bên ngoài cho sạch sẽ, chỉ để lại phần lõi bên trong. Người ăn có thể cầm cả ống cơm lam tách phần nứa còn bám vào để lấy cơm ăn.

Trước đây, người Tây Nguyên dùng cơm lam cho những chuyến đi xa, tận dụng vật dụng từ thiên nhiên để dễ nấu nướng. Nhưng ngày nay, cơm lam được khách thập phương biết đến và dần trở thành một đặc trưng trong ẩm thực Tây Nguyên.

Canh thụt nấu ống tre

Khi có khách quý đến nhà thiếu nữ M`nông thường lên núi cao tìm nguyên liệu về nấu canh thụt đãi khách. Nguyên liệu của canh thụt cũng phải hơn 10 món

như rau, măng, dọc mùng, cà đắng, thịt rừng, cá suối, dây lạt tiên, bồ ngót… và quan trọng nhất món canh thụt phải có rau nhíp. Rau nhíp dẻo, có đủ các vị đắng, cay, ngọt, bùi, béo. Người M`nông cho rằng rau nhíp không chỉ thơm ngon, béo bổ, người mất sức, bị đau yếu ăn vào sẽ khỏe, trẻ con bị còi ăn lá nhíp sẽ mau lớn mà còn là thức ăn ưa thích của tê giác, voi, nai, vọc…

Canh thụt được nấu trong những lóng tre dài. Công đoạn chọn lóng tre tốt cũng rát kỳ công. Nếu chọn cây non sẽ không ngon vì nhựa cây sẽ cho nhựa hăng đắng. Nếu chọn cây quá già, lửa sẽ làm nứt cây, canh sẽ chảy ra ngoài. Khi nấu không được dựng ống thẳng đứng mà phải để nghiêng ống lồ ô trên lửa và phải quay tròn để canh chín đều.

Ngày nay canh thụt có mặt khắp trên các vùng của Tây Nguyên, nhát là Buôn Mê Thuộc , Đăk Lắk.

Thịt cá nấu bằng ống nứa

Nhiều buôn làng khi xẻ thịt, đánh bắt cá được nhiều, ăn không hết vẫn hay đi hong khô thực phẩm rồi cho vào nhữung ống nứa đem treo lên giàn bếp, để ăn qua mùa. Khi cần đến, họ đem thịt, cá trong các ống nứa được gia vị sẵn đem nướng lên. Mùi vị đã thấm vào thức ăn, lại thêm mùi thơm của nứa quyện vào

Nguyên bây giờ, du khách vẫn được thưởng thức những đặc sản rừng theo cách công thức chế biến của người Tây Nguyên.

Sử dụng tre nứa, cây cối thiên nhiên vào ẩm thực là một nét văn hoá của người Việt Nam.Tính chất tự nhiên gần gũi được sử dụng tinh tế đã tạo nên đặc trưng ẩm thực Tây Nguyên nói riêng và sự đa dạng về nét ẩm thực Việt Nam nói chung. Nếu bạn tham gia tour du lịch Tây Nguyên đừng quên chọn cho mình một thực đơn là thức ăn nấu từ ống tre, ống nứa, và sẽ tuyệt vời hơn nếu được chính người bản địa hướng dẫn chế biến. Mùi vị hấp dẫn ấy chắc chắn sẽ làm bạn quay lại Tây Nguyên những lần sau nữa…

5.3. Món ăn.

Trước đây, các món ăn Tây Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu gốc. Nhưng hiện nay, nền kinh tế thị trường đã đem đến cho vùng đồng bào các dân tộc những loại nguyên liệu lương thực, thực phẩm, phụ gia, gia vị khác nhau.

Một phần của tài liệu Đề tài văn hóa ẩm thực tây nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w