Ngân hàng bán lẻ được hiểu là ngân hàng cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp,hộ gia đình và các cá nhân với quy mô các khoản giaodịch nhỏ,bao gồm :Tiền gửi tiết kiệm; Tài
Trang 1Luận văn:
“ Phát triển cho vay tiêu dùng tại
Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công
thương Việt Nam”
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 5
1.1: Khái niệm ,đối tượng ,đặc điểm và chức năng của CVTD 5
1.2:Phân loại CVTD 11
1.3: Các nhân tố tác động đến CVTD 22
Chương 2 THỰC TRẠNG CVTD TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 26
2.1:Khái quát về Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam 27
2.2: Thực trạng CVTD tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam 43
2.3: Đánh giá hoạt động CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam 66
Chương 3 72
3.1: Xu hướng phát triển CVTD trong thời gian tới 72
3.2: Định hướng phát triển CVTD của SGD 1-Việt Nam 74
3.3 : Các giải pháp: 78
3.4: Các kiến nghị: 88
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
Trang 3L I NÓI Đ U ỜI NÓI ĐẦU ẦU
Sau sự kiện việt Nam ra nhập WTO vào tháng 11/2006 thì sự cạnh tranh trong lĩnh vực Tài chính –Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt ,quyết liệt hơn.Điều này vừa tạo ra những cơ hội cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam phát triển và tự khẳng định mình nhưng đồng thời nó cũng tạo ra những thách thức lớn mà các ngân hàng phải đối đầu.Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt như vậy,khi thị phần của ngân hàng dần bị chiếm chỗ bởi các định chế tài chính khác , các NHTM việt Nam cần phải làm gì
để phát triển nhanh và bền vững ?
Chiến lược “Ngân hàng Bán lẻ” chính là một hướng đi mới mà các
NHTM Việt Nam đã tìm ra và đang trong những bước đầu của quá trình thực hiện
Ngân hàng bán lẻ được hiểu là ngân hàng cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp,hộ gia đình và các cá nhân với quy mô các khoản giaodịch nhỏ,bao gồm :Tiền gửi tiết kiệm; Tài khoản ATM ;Cho vay thế chấp ; Cho vay tiêu dùng cá nhân …
Tuy nhiên trong điều kiện công nghệ &cơ sở vật chất còn yếu,các NHTM Việt Nam đã lựa chọn thực hiện hoạt động Cho vay tiêu dùng trước tiên và coi đó là bước đi ban đầu an toàn và hiệu quả trong chiến lược “Ngân hàng Bán lẻ”
Thêm vào đó ,cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ,các sản phẩm ,dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú ,đa dạng,phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên ,với mức thu nhập như hiện
nay,phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua
Trang 4sắm cùng lúc ,đặc biệt là những vật dụng đắt tiền.Nếu người tiêu dùng có thểvay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể thoả mãn được nhu cầu của họ ngaytrong hiện tại Điều đó làm tăng sự tiêu dùng hàng hoá ,thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng,tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động ,góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội một cách nhanh chóng Do đó,với việc thực hiện hoạt động cho vay tiêu
dùng ,một mặt có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế,tạo nên sự hoà hợp giữa Cung & Cầu tiêu dùng.Mặt khác ,nó còn đem lại nhữngkhoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng Chính vì vậy ,Cho vay tiêu dùng được xem là một hướng đi mới ,một lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng cho các NHTM Việt Nam
Xuất phát từ những nhận thức trên cùng với những kiến thức thực tế thu được trong quá trình thực tập tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam đã gợi mở cho em thực hiện đề tài :
“ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam”
Ngoài phần mở đầu ,kết luận ,chuyên đề được chia làm 3 chương:
*Chương 1:Tổng quan về hoạt động Cho vay tiêu dùng của NHTM
*Chương 2:Thực trạng Cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân
hàng Công thương Việt Nam
*Chương 3:Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao
dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam
Trang 5Trong quá trình hoàn thiện đề tài này ,em đã nhận được sự hướng dẫn ,giúp
đỡ tận tình của PGS.TS Đào Hùng cùng với cán bộ,nhân viên công tác tại phòng Khách hàng Cá nhân của Sở giao dich 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn!
Ch ương 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ng 1 T NG QUAN V HO T Đ NG CHO VAY ỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY Ề HOẠT ĐỘNG CHO VAY ẠT ĐỘNG CHO VAY ỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1: Khái ni m ,đ i t ệm ,đối tượng ,đặc điểm và chức năng của CVTD ối tượng ,đặc điểm và chức năng của CVTD ượng ,đặc điểm và chức năng của CVTD ng ,đ c đi m và ch c năng c a CVTD ặc điểm và chức năng của CVTD ểm và chức năng của CVTD ức năng của CVTD ủa CVTD
1.1.1: Khái niệm CVTD.
Nhắc đến NHTM thì không thể không nhắc đến hoạt động cho vay.Đặc biệt ,đối với các NHTM Việt Nam thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay đem lại chiếm một phần rất lớn trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng Do vậy,cho vay được xem là hoạt động chủ đạo của các NHTM Việt Nam
Hoạt động cho vay có thể được hiểu “là một giao dịch về tài sản(tiền
hoặc hàng hoá),giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay(cá nhân,doanh nghiệp và các chủ thể khác),trong đó: Bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận ,Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”
Dựa trên những tiêu thức khác nhau thì người ta có thể phân chia cho vay làm nhiều loại như: Cho vay theo “Mức độ tín nhiệm khách hàng” (gồm có: Cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm) ;Cho vay theo “Đối
Trang 6tượng tham gia vào quy trình cho vay”(gồm có: cho vay trực tiếp và cho vaygián tiếp ) ; Và dựa trên tiêu thức “Mục đích sử dụng vốn” thì cho vay gồm
có :Cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng
Nếu Cho vay SXKD là hoạt động ngân hàng cho các tổ chức ,doanh
nghiệp hay các công ty vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện các dự án đầu tư,các phương án sản xuất thì Cho vay tiêu dùng lại là hình thức tài trợ cho nhu cầu chi tiêu
Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người vay trang trải nhu cầu nhà ở,đồ dùng gia đình , xe cộ…Bên cạnh đó ,những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục ,y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi CVTD Như vậy ,bằng việc CVTD các ngân hàng sẽ giúp các cá nhân,hộ gia đình thoả mãn nhu cầutrước khi họ có khả năng chi trả
Do đó ,ta có thể đưa ra một khái niệm mang tính tổng quát về CVTD tại NHTM như sau:
“Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay,qua đó Ngân hàng chuyển
cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định ,với những thoả thuận mà hai Bên đã kí kết (về số tiền cấp; thời gian cấp; lãi suất phải trả …) nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng những hàng hoá và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả ,tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn”
1.1.2:Đối tượng của CVTD.
Đối tượng của CVTD rất đa dạng ,nhưng có thể khái quát thành các nhóm như sau :
*Nhóm đối tượng có thu nhập thấp.
Trang 7Những người có thu nhập thấp thì thông thường nhu cầu vay để tiêu dùng không cao và bị giới hạn bởi thu nhập ,việc vay vốn chỉ nhằm cân đối giữa thu nhập &chi tiêu.
*Nhómđối tượng có thu nhập trung bình.
Nhóm đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích luỹ ,dự phòng của mình để chi tiêu.Do đó ,nhóm đối tượng này có nhu cầu vay vốn tăng mạnh so với Nhóm đối tượng có thu nhập thấp
*Nhómđối tượng có thu nhập cao.
Nhóm đối tượng này vay tiêu dùng nhằm tăng khả năng thanh toán và coi
đó như một khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền tích luỹ của họ chưa cao hay lợi nhuận do đầu tư mang lại chưa thu được.Đây là nhóm đối tượng có những khoản tiêu dùng lớn và thường xuyên Do đó,các NHTM cần dùng những biện pháp thích hợp để tiếp cận và mở rộng nhóm đối tượng này
1.1.3:Đặc điểm của CVTD.
1.1.3.1:Đặc điểm về qui mô.
Đối với CVTD ta có thể thấy một đặc điểm là: “Qui mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn”.Với mục đích vay để tiêu dùng nên các khoản vay thường không lớn.Hơn nữa,nhu cầu của dân cư với các loại hàng hoá xa xỉ là không cao hoặc người vay cũng đã có một khoản tiền tích luỹ trước đối với các loại tài sản có giá trị lớn.Tuy vậy,vay tiêu dùng lại
là nhu cầu vay vốn khá phổ biến,đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên mặc dù mỗi món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng do số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô CVTD của các ngân hàng thường khá lớn
1.1.3.2:Đặc điểm về lãi suất.
Trang 8Không như hầu hết các khoản cho vay SXKD hiện nay có lãi suấtt thay đổi theo điều kiện thị trường,lãi suất CVTD thường được cố định Khi đưa
ra mức lãi suất cho vay cố định này các ngân hàng sẽ phải dự tính đến :yếu
tố lãi suất huy động đầu vào (có xu hướng thay đổi như thế nào ?); tính đến phần bù rủi ro và chi phí Tuy qui mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn nên tổng chi phí lớn.Hơn nữa ,CVTD còn được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phần bù rủi ro cũng khá cao.Vì thế , lãi suất CVTD thường cao và cố định
1.1.3.3: CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ.
Thật vậy ,số lượng các khoản CVTD phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng củadân cư và cầu có khả năng thanh toán của họ Do đó,nó có tính nhạy cảm theo chu kỳ Số lượng các khoản CVTD sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển Lúc này,người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định,tìnhhình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan.Và ngược lại ,trong thời kỳ nền kinh tếrơi vầo suy thoái,rất nhiều cá nhân và hộ gia đình sẽ cảm thấy không mấy tintưởng vào tương lai ,nhất là khi họ thấy thu nhập cuả họ giảm xuống.Lúc này,mọi người có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng Do đó, việc vay ngânhàng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng sẽ hạn chế, làm cho số lượng các khoản CVTD giảm xuống trầm trọng
1.1.3.4:Đặc điểm về rủi ro.
Nhìn chung,các khoản CVTD có độ rủi ro cao vì bên cạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế,văn hoá ,xã hội… nó còn chịu tác động của những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng Trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được hết hậu quả do những rủi ro khách quan như suy thoái kinh tế,mất mùa ,thiên tai…Đặc biệt,hoạt động CVTD phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế Khi nền kinh tế suy thoái thì người tiêu dùng sẽ không thấy tin tưởng vào tương lai và cùng với
Trang 9những lo lắng về thu nhập,nguy cơ thất nghiệp,họ sẽ hạn chế việc vay mượn
từ ngân hàng
Ngoài ra,CVTD còn chịu một số rủi ro chủ quan như tình trạng sức
khoẻ,khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình…Điều đó tạo nên rủi ro lớncho ngân hàng ,hơn nữa thông tin tài chính của đối tượng này rất khó đầy đủ
và chính xác hoàn toàn bởi số lượng các khoản vay rất lớn trong khi số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng thì có hạn.Mặt khác ,yếu tố đạo đức cá nhân người tiêu dùng cũng là nhân tố tác động trực tiếp vào việc trả nợ cho ngân hàng
1.1.3.5:Đặc điểm về chi phí và lợi nhuận của CVTD.
*Về chi phí:Do thông tin thân nhân ,lai lịch và tình hình tài chính của khách
hàng thường không đầy đủ và khó thu thập, ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho công tác thẩm định và xét duyệt cho vay.Hơn thế nữa,do khoản vay có qui mô nhỏ và số lượng khoản vay rất lớn nên ngân hàng cũng phải chịu mộtchi phí đáng kể để quản lý hồ sơ khách hàng Chính vì thế,CVTD trở thành một trong những khoản mục có chi phí lớn nhất trong hoạt động tín dụng ngân hàng
*Về lợi nhuận:Do rủi ro và chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ của
CVTD lớn nên ngân hàng thường đặt lãi suất cao đối với các khoản CVTD Bên cạnh đó ,số lượng các khoản CVTD rất lớn làm cho tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD của các NHTM là rất đáng kể
1.1.4:Vai trò của CVTD.
1.1.4.1: Vai trò của CVTD đối với khách hàng.
Cho vay tiêu dùng là các cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của khách hàng Nhờ những khoản vay tiêu dùng từ ngân hàng ,họ có thể mua sắm những hàng hoá cần thiết , các hàng hoá xa xỉ ,có giá trị cao, giúp thoả
Trang 10mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện cuộc sống ngay cả khi khả năng tài chínhhiện tại của họ chưa cho phép Vì vậy,việc ngân hàng thực hiện và phát triểnhoạt động CVTD sẽ mang đến những lợi ích tốt ,thiết thực cho khách
hàng.Có thể nói rằng ,Khách hàng chính là những người hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp những lợi ích mà hình thức CVTD này mang lại
1.1.4.2:Vai trò của CVTD đối với ngân hàng.
CVTD tuy đã xuất hiện từ những năm 1980,nhưng gần đây nó mới đượccác NHTM quan tâm mở rộng và phát triển.Và loại hình tín dụng này còn khá mới mẻ ở các NHTM Việt Nam Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận vai trò quan trọng của hoạt động CVTD đối với các NHTM.Vai trò ấy được khái quát như sau:
-CVTD tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ đó góp phần giúp các NHTM tăng khả năng cạnh tranh,nâng cao thu nhập và phân tán được rủi ro.
Trong điều kiện ngày nay,khi mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng ngày càng gay gắt ,quyết liệt thì vai trò của CVTD thực sự quan trọng đối với các NHTM ,bởi nó góp phần tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng so với các định chế tài chính khác CVTD ,nếu xét về tổng quy mô thì mức độ rủi ro của nó lớn (do quy mô lớn ) ,nhưng thực tế do quy
mô của mỗi khoản cho vay thường nhỏ và số lượng các khoản vay tiêu dùng lớn nên ngân hàng có thể phân tán được rủi ro tốt hơn Hơn nữa,do lãi suất CVTD thường cao nên thu nhập của các NHTM từ hoạt động CVTD thườngrất lớn
-CVTD giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng.
Do tính lan truyền trong dân cư là rất cao nên các Ngân hàng có thểthông qua các khoản cho vay tiêu dùng mà quảng cáo về mình, từ đó thu hútcác khách hàng đến với các dịch vụ khác của Ngân hàng Trong khi đó các
Trang 11khoản tín dụng tiêu dùng tuy là những khoản tín dụng nhỏ nhưng nhu cầu vềchúng lại rất lớn nên nếu khai thác được thị trường này thì các Ngân hàngthương mại có thể sử dụng được một số lượng vốn lớn Hơn nữa, dân cư làkhách hàng tiềm năng lớn của Ngân hàng, để phát triển bền vững thì cácngân hàng cần phải dựa vào nhóm đối tượng này.
1.1.4.3: Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ,các sản phẩm ,dịch vụtiêu dùng ngày càng trở nên phong phú ,đa dạng,phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên ,với mức thu nhập như hiện nay,phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc ,đặc biệt là những vật dụng đắt tiền.Nếu người tiêu dùng có thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể thoả mãn được nhu cầu của họ ngay trong hiện tại Điều đó làm tăng sự tiêu dùng hàng hoá ,thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng,tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao
động ,góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội một cách nhanh chóng Do đó,với việc thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế,tạo nên sự hoà hợp giữa Cung & Cầu tiêu dùng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển cao hơn
Dựa trên các tiêu thức khác nhau ta có thể phân chia CVTD thành nhiều loại khác nhau
1.2.1:Căn cứ vào mục đích vay vốn.
Nếu căn cứ vào “Mục đích vay vốn” thì CVTD được chia làm hai loại là:CVTD cư trú và CVTD phi cư trú
1.2.1.1:CVTD cư trú :
Trang 12Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xây dựng, cảitạo nhà cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) Đặc điểm của những mónvay này là quy mô thường lớn, thời gian dài Việc đánh giá giá trị tài sản tàitrợ có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân hàng Nếu như trong cho vaytiêu dùng thông thường thì thu nhập tương lai của người vay là yếu tố quantrọng để ngân hàng quyết định có cho vay hay không thì trong cho vay nhà
ở, giá trị và tình hình biến động giá của tài sản được tài trợ là yếu tố mà ngânhàng rất quan tâm Bởi vì khoản tín dụng tài trợ cho loại tài sản này có giátrị lớn, nên sự biến động theo hướng không có lợi của nó sẽ dẫn tới nhữngthiệt hại rất lớn cho ngân hàng
1.2.1.2: CVTD phi cư trú:
Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống nhưmua sắm phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí Đặcđiểm của những khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời gian tài trợngắn Do đó mà mức độ rủi ro đối với ngân hàng là thấp hơn những khoảncho vay tiêu dùng bất động sản Đối với loại cho vay này, yếu tố quyết địnhcho vay hay không là khả năng trả nợ của người vay, sau đó mới xem xétđến giá trị tài sản đảm bảo
1.2.2: Căn cứ theo phương thức hoàn trả :
Nếu dựa trên tiêu thức này thì CVTD được phân thành: CVTD trả góp vàCVTD phi trả góp
1.2.2.1:Cho vay tiêu dùng trả góp:
Hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CVTD của các ngân hàngbởi tính hợp lý của nó.Theo hình thức này ,người đi vay trả nợ cho ngânhàng (gồm cả gốc và lãi ) theo nhiều lần ,theo những kỳ hạn nhất định do
Trang 13ngân hàng qui định (tháng hoặc quý).Hình thức này áp dụng cho các khoảnvay có giá trị lớn hoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họkhông đủ để thanh toán hết số nợ trong một lần.
Khi áp dụng loại cho vay này thì ngân hàng phải quan tâm đến những vấn
đề cơ bản sau :
*Loại tài sản được tài trợ :
Thông thường ,thiện chí của người vay sẽ tốt hơn khi tài sản hình thành từtiền vay thoả mãn nhu cầu của họ trong tương lai Khi lựa chọn tài sản để tàitrợ ,ngân hàng thường chú ý đến điều này vì ngân hàng thường chỉ muốn tàitrợ cho nhu cầu mua sắm những tài sản có thời gian sử dụng lâu dài và cógiá trị lớn bởi vì có như vậy người tiêu dùng mới được hưởng những tiện ích
do tài sản đem lại trong một khoảng thời gian dài
* Số tiền phải trả trước.
Thông thường ngân hàng sẽ yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước mộtphần giá trị tài sản cần mua sắm (khoảng 20-30%) Đây là số tiền phải trảtrước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Số tiền ứng trước này phải đủ lớn
để một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu tài sản để
họ có thái độ sử dụng tài sản một cách đúng đắn , cẩn thận Mặt khác,số tiềnnày phần nào hạn chế được rủi ro cho ngân hàng
* Điều kiện thanh toán
Khi xác định các khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng,ngân hàng phải chú ý một số vấn đề sau:
+ Thời hạn cho vay không nên quá dài nhằm tránh cho việc tài sản tài trợ
bị giảm giá trị theo thời gian đi kèm với rủi ro tín dụng tăng lên
+ Giá trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa thu hồi
được
Trang 14+ Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng , thông
thường là theo tháng ,do nguồn trả nợ của người tiêu dùng chủ yếu là thunhập nhận được hàng tháng
+ Số tiền thanh toán mỗi kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập xét trongmối quan hệ hài hoà với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng Số tiềnnày có thể được tính bằng các phương pháp như:
- Phương pháp lãi đơn.
Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả từng kỳ hạn trả nợđược tính đều nhau ,bằng cách lấy vốn ban đầu chia cho số kỳ hạn thanhtoán ,còn lãi phải trả mỗi kỳ hạn được tính trên số tiền khách hàng thực sựcòn thiếu
- Phương pháp lãi gộp.
Đây là phương pháp thường được áp dụng trong CVTD trả góp Theophương pháp này ,trước hết lãi được tính bằng cách: lấy vốn gốc nhân với lãisuất và thời hạn vay.Sau đó cộng với vốn gốc ban đầu rồi chia cho số kỳ hạnphải thanh toán để xác định được số tiề phải thanh toán trong mỗi kỳ hạn
* Vấn đề phân bổ lãi theo thời gian.
Khi sử dụng phương pháp lãi gộp ,các ngân hàng thường tiến hành phân bổlại phần lãi cho vay đã được tính.Việc phân bổ có thể được thực hiện theođịnh kỳ gắn liền với các kỳ hạn thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiệntheo quý hay theo năm tài chính
Ngân hàng thường áp dụng một số phương pháp như:
+ Phương pháp đường thẳng ( phân bổ lãi đều nhau), áp dụng cho cáckhoản vay ngắn hạn
+ Phương pháp luỹ thoái ( phân bổ lãi giảm dần ), áp dụng cho các khoảnvay trung và dài hạn
* Vấn đề trả nợ trước hạn.
Trang 15Khi người vay trả nợ trước hạn ,có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau: + nếu tiền trả góp theo phương pháp lãi đơn thì vấn đề rất đơn giản ,người
đi vay chỉ phải thanh toán toàn bộ gốc còn thiếu và lãi vay của kỳ hạn hiệntại cho ngân hàng
+ Nếu tiền lãi được tính bằng phương pháp lãi gộp thì vấn đề sẽ phức tạphơn vì theo phương pháp này, lãi được tính dựa trên giả định “ Người vay sẽ
sử dụng tiền vay cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng” Khi khách hàngtrả nợ trước hạn thì thời hạn khách hàng nợ thực tế khác thời hạn nợ ghitrong hợp đồng và như vậy số tiền lãi phải trả cũng có sự thay đổi Khi đó,ngân hàng sẽ phải sử dụng phương pháp “Phân bổ lãi cho vay theo thờigian” ,dựa trên thời hạn nợ thực tế để tính số lãi thực tế phải thu
1.2.2.2: Cho vay tiêu dùng phi trả góp.
* Cho vay tiêu dùng trả một lần.
Đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền đi vay của khách hàng sẽ đượcthanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn.Đặc điểm của khoản tíndụng này thường là có qui mô nhỏ và thời hạn vay ngắn Hình thức cho vaynày được ngân hàng áp dụng vì nó giúp ngân hàng không mất nhiều thờigian như khi ngân hàng tiến hành thu nợ làm nhiều kỳ.Tuy nhiên , người tiêudùng lại không ưa thích hình thức này do nó không có tính hợp lý như hìnhthức CVTD trả góp nên trong thực tế những khoản CVTD cấp theo hìnhthức này không nhiều
* Cho vay tiêu dùng tuần hoàn
Đây là các khoản CVTD, trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sửdụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãnglai.Theo phương pháp này thì trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước,căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàngđược ngân hàng cho phép thực hiện việc cho vay và trả nợ nhiều kỳ một
Trang 16cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng Trong tất cả các lãi suất cho vaytiêu dùng ,thì CVTD tuần hoàn có mức lãi suất cao nhất bởi những khoảncho này không được đảm bảo và chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàntương đối
1.2.3: Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay.
Nếu căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay thì CVTD được phân làm 3loại: Cho vay cầm đồ; Cho vay thế chấp lương; Và cho vay có đảm bảo tàisản hình thành từ vốn vay
*Cho vay cầm đồ:
Là hình thức cho vay ,trong đó, ngân hàng cho khách hàng vay để nhằmmục đích tiêu dùng nhưng ngân hàng sẽ giữ tài sản của khách hàng để đảmbảo các nghĩa vụ của khách hàng.Danh mục các loại tài sản và điều kiện cácloại tài sản được cầm đồ được ngân hàng qui định cụ thể dựa trên cơ sở quiđịnh của pháp luật và chính sách tín dụng của ngân hàng
* Cho vay thế chấp lương:
Cho vay thế chấp lương thường được áp dụng cho khách hàng có việc làm
ổn định, thu nhập ổn định ,ngoài các khoản chi tiêu thường xuyên hàngtháng thì còn một phần tích luỹ để trả nợ vay.Số tiền ngân hàng cho kháchhàng vay được xác định dựa trên nhu cầu muốn vay & thu nhập thườngxuyên của khách hàng Do đó,khi xét duyệt cho vay,ngân hàng cần thu thập
đủ thông tin về các thu nhập khác nhau cũng như các khoản chi tiêu khácthường xuyên của khách hàng
* Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay:
Nó thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng
để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài Dựa vào khảnăng tài chính và trả nợ của khách hàng,giá trị tài sản cần mua sắm ngân
Trang 171.2.4.1: Cho vay tiêu dùng trực tiếp.
Đây là hình thức cho vay ,trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với kháchhàng của mình, việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngânhàng CVTD trực tiếp thường được thể hiện theo sơ đồ sau:
Trong đó:
(1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký HĐTD với nhau
(2) Người tiêu dùng trả trước cho công ty bán lẻ một phần số tiền mua hàng Hoá của mình
(3).Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ
(3)
Trang 18(4).Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng.
(5) Người tiêu dùng thanh toán số tiền vay cho ngân hàng
Hình thức cho vay tín dụng trực tiếp tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm
* Ưu điểm:
+ Hình thức này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng
và khách hàng, quyết định có vay hay không hoàn toàn do ngân hàng quyếtđịnh ,ngoài ra ,ngân hàng có thể sử dụng triệt để trìng độ kiến thức ,kinhnghiệm của CBTD để tìm kiếm các khoản cho vay có chất lượng
+ Khi khách hàng quan hệ trực tiếp với ngân hàng ,có nhiều khả năngkhách hàng sẽ sử dụng thêm các dịch vụ khác cuả ngân hàng như: dịch vụchuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm…Và như vậy ,quan hệ giữangân hàng và khách hàng được mở rộng
*Nhược điểm:
Ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro nếu ngân hàng không có quan hệ tốt vớicông ty bán lẻ Trong thực tế có nhiều trường hợp đã có sự câu kết giữangười tiêu dùng và công ty bán lẻ nhằm tăng giá trị của tài sản mua sắm Giátrị giả này lớn hơn giá trị thực của tài sản mua sắm nên số tiền còn thiếu màngân hàng thanh toán cho công ty bán lẻ cũng cao hơn.Do đó, nếu có rủi ro,người người tiêu dùng không trả nợ được cho ngân hàng,trong nhiều trườnghợp Ngân hàng phải phát mãi tài sản này ,khi đó giá trị mà ngân hàng thuđược nhỏ hơn giá trị mà ngân hàng đã bỏ ra lúc đầu
1.2.4.2: Cho vay tiêu dùng gián tiếp.
Là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh
do những Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêudùng
Trang 19Ngân hàng Công ty bán lẻ
Người tiêu dùng
(1) (4) (5)
Giữa ngân hàng và công ty bán lẻ sẽ ký kết một Hợp đồng mua bán nợ,trong đó ngân hàng sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng đượcbán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại sản phẩm được bán chịu
CVTD gián tiếp thường được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Trong đó:
(1) Ngân hàng và công ty bán lẻ ký hợp đồng mua bán nợ
(2) Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết một hợp đồng mua bán chịu(3) Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
(4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng
(5) Ngân hàng thanh toán tiền cho các công ty bán lẻ
(6) Người tiêu dùng thanh toán tiền cho ngân hàng
Trang 20Cho vay tiêu dùng gián tiếp có thể được thực hiện thông qua các phương thức sau:
*Tài trợ truy đòi toàn bộ :
Theo phương thức này, khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu ,công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán được cho ngân hàng Với phương thức này, các công ty bán lẻ buộc phải quan tâm đến chất lượng các khoản bán chịu , còn các ngân hàng có ít rủi ro hơn
*Tài trợ truy đòi hạn chế:
Theo phương thức này ,trách nhiệm của công ty bán lẻ đối với các khoản
nợ của khách hàng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn trong một chừng mực nhất định ,phụ thuộc vào các điều khoản đã thoả thuận giữa Công ty bán lẻ và ngân hàng trong Hợp đồng mua bán nợ
* Tài trợ miễn truy đòi:
Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng ,Công tybán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc liệu người tiêu dùng có thanh toán nợ cho ngân hàng hay không ? Với ngân hàng ,phương thức này chứa nhiều rủi ro nên chi phí của khoản vay này được ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức trên và những khoản nợ được mua cũng được ngân hàng lựa chọn rất kỹ.Ngoài ra, chỉ có những có những công ty bán lẻ rất có
uy tín với ngân hàng mới được áp dụng phương thức này
* Tài trợ có mua lại.
Theo phương thức này, khi thực hiện CVTD gián tiếp với hình thức “Tài trợ miễn truy đòi” hoặc “ Tầi trợ truy đòi hạn chế” ,nếu rủi ro xảy ra, người
Trang 21tiêu dùng không thanh toán được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng buộc phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ Trong trường hợp này, nếu có thoả thuận trước thì ngân hàng có thể bán lại cho chính Công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán, kèm theo tài sản đã được người tiêu dùng sử dụng trong một thời gian Phương thức này phù hợp với các công ty bán lẻ mạnh
về tài chính và có trách nhiệm Với phương thức này, Công ty bán lẻ ít có rủi
ro hơn so với phương thức “Tài trợ truy đòi hoàn toàn”
So với phương thức CVTD trực tiếp thì CVTD gián tiếp có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
* Ưu điểm:
Theo hình thức này, ngân hàng sẽ có điều kiện tiếp xúc được với mộtlượng khách hàng khá đông đảo, khắc phục được tâm lý e ngại của họ khitìm đến với ngân hàng Điều đó, giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí trongviệc cấp tín dụng vì ngân hàng chỉ phải ký hợp đồng với chính công ty bán
lẻ mà thôi Việc cấp tín dụng kiểu này cũng giúp ngân hàng giảm thiểu rủi
ro Bởi, khi mà ngân hàng có quan hệ tốt với công ty bán lẻ hoặc hợp đồng
ký với công ty bán lẻ có những điều kiện ràng buộc (được truy đòi), thì khingười tiêu dùng không thanh toán cho ngân hàng, ngân hàng có quyền truyđòi công ty bán lẻ về khoản nợ trên (có được nguồn thu nợ thứ hai cho ngânhàng) Mặt khác, khi đã có hợp đồng ràng buộc thì công ty bán lẻ cũng phảicân nhắc trước quyết định có bán chịu hàng hoá cho người tiêu dùng haykhông (gián tiếp giúp ngân hàng thẩm định khách hàng)
Trang 22của khách hàng mà ngân hàng tài trợ, ngân hàng cũng phải đối mặt với tìnhtrạng công ty bán lẻ chỉ vì muốn bán được hàng mà đã không xem xét kỹlưỡng về khách hàng khi thẩm định Mặt khác, ngân hàng còn phải chịu rủi
ro khi người tiêu dùng không thanh toán khoản vay cho ngân hàng, trong khihợp đồng giữa ngân hàng và công ty bán lẻ lại không có điều khoản đượctruy đòi mặc dù đây chỉ là hi hữu Bởi, chỉ những nhà cung cấp thật sự tincậy thì ngân hàng mới ký hợp đồng kiểu này, và những khoản nợ được muatheo điều kiện này cũng được lựa chọn rất kỹ càng
1.3: Các nhân t tác đ ng đ n CVTD ối tượng ,đặc điểm và chức năng của CVTD ộng đến CVTD ến CVTD.
Có nhiều nhân tố tác động đến CVTD, nhưng ta có thể chia các nhân tốnày thành hai nhóm nhân tố chính là: Nhóm nhân tố khách quan và nhómnhân tố chủ quan
1.3.1: Nhóm các nhân tố khách quan.
Đây là nhóm nhân tố mà bản thân Ngân hàng không kiểm soát được, nógồm có các nhân tố sau: Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Môitrường xã hội và các chính sách của Nhà nước
1.3.1.1: Môi trường kinh tế:
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung vàhoạt động CVTD nói riêng Nó có thể là điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạtđộng CVTD hoặc ngược lại Môi trường kinh tế bao gồm : Trình độ pháttriển kinh tế ;Thu nhập bình quân trên đầu người; Tỷ lệ xuất-nhập khẩu; Tỷ
lệ lạm phát…
Chúng ta đã biết, nhu cầu CVTD hàng hoá ,dịch vụ của dân cư phụ thuộcrất lớn vào tình trạng của nền kinh tế Khi nền kinh tế đang trong giai đoạnphát triển, hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định , mức sống của dân
cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng ,bởi vì họ tin tưởng vào thu
Trang 23nhập của mình trong tương lai có thể chi trả được các khoản nợ Vì vậy, hoạtđộng CVTD của ngân hàng trong giai đoạn này sẽ tăng lên Ngược lại,khinền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, không ổn định thì nhu cầu chi tiêu sẽgiảm, do lúc này người dân có xu hướng tích luỹ hơn là tiêu dùng, bởi vậyCVTD trong thời kỳ này sẽ giảm.
1.3.1.2: Môi trường pháp lý:
Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo ý thích của
mình, việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào bản thân của họ,song phải trong khuôn khổ mà pháp luật của quốc gia đó cho phép.Vì vậy,các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng cũngnằm trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật, nó cũng phải tuân theo nhữngqui định của Nhà nước, luật các tổ chức ín dụng, luật dân sự và các qui địnhkhác nếu những qui định của pháp luật không rõ ràng,không đồng bộ,không kịp thời và còn nhiều kẽ hở thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho NHTM Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật qui định rõ ràng,đầy đủ, đồng bộ và
kịp thời thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự pháttriển của hệ thống ngân hàng , tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và đó cũng là cơ sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại ,tốcáo khi có các tranh chấp xảy ra khi ngân hàng thực hiện các hoạt động của mình
1.3.1.3: Môi trường văn hoá- xã hội.
Nhân tố này gồm có: Tập quán; Trình độ dân trí; Lối sống; Thói quen… nó
ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của khách hàng Và do vậy, nó cũng ảnh hưởng đến hoạt đông CVTD và các hoạt động khác của ngân hàng Chẳng hạn, nếu một ngân hàng có áp dụng dịch vụ CVTD trong khu vực có trình độdân trí thấp, kiến thức về ngân hàng hầu như không có; nhu cầu mua
sắm,tiêu dùng không cao thì dịch vụ CVTD và các hoạt động khác của ngân
Trang 24hàng rất chậm phát triển Nhưng cũng chính ngân hàng này nếu được xây dựng trong khu vực có trình độ dân trí cao, thu nhập đầu người của dân cư lớn, nhu cầu mua sắm- chi tiêu lớn ,họ hiểu và sử dụng thường xuyên các dịch vụ của ngân hàng thì không chỉ dịch vụ CVTD mà cả các dịch vụ khác của ngân hàng cũng sẽ phát triển.
1.3.1.4: Chủ trương chính sách của Nhà nước.
Đây là những chính sách mang tầm vĩ mô và thường có thời gian thực hiện tương đối dài Các chính sách này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến
CVTD Chẳng hạn, khi Nhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế và tăng thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách khuyến khích đầu tư ( Sự giản đơn về thủ tục giấy tờ, ưu đãi thuế…)…Tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế -xã hội;GDP sẽ tăng ; Tỷ lệ thất ngiệp giảm; Mức thu nhập của người lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng Cùng với nó là các chính sách về Thuế thu nhập; Thuế về hàng hoá, dịch vụ; các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển, xoá đói ,giảm nghèo; Phát triển kinh tế vùng sâu ,vùng xa, hải đảo…Những yếu tố như thế đều có tác động về trước mắt và lâu dài đến cầu tiêu dùng củangười dân.Do đó, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến dịch vụ CVTD của các
Trang 25Chính sách tín dụng bao gồm : Các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với khách hàng ; Kỳ hạn của khoản tín dụng; Mức lãi suất cho vay; Mức lệ phí ; hướng giải quyết những khoản nợ khó đòi …
Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt ,đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thì chắc chắn ngân hàng sẽ thành công trong việc mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng
Ngược lại, với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém linh hoạt thì sẽ hạn chế hoạt động tín dụng ,giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng
1.3.2.2: Quy trình cấp tín dụng.
Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, các qui định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng ,gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan
hệ tín dụng Việc xây dựng một qui trình tín dụng hoàn thiện và hiệu quả có
ý nghĩa rất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra, đồng thời
nó còn gây được cảm tình với khách hàng ,nhờ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn
+ Các thông tin tài chính của khách hàng: Khả năng về tài chính của khách hàng, thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và bảo đảm tín dụng…
+ Các thông tin phi tài chính của khách hàng: Tư cách, uy tín, các mối quan hệ xã hội…
Trang 26+ Các thông tin gián tiếp: tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh của các NHTM khác
1.3.2.4: Về chất lượng cán bộ và cơ sở vật chất thiết bị.
Có thể khẳng định rằng, việc mở rộng hoạt động CVTD có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ, nhân viên và cơ sở vật chất ,trang thiết bị của ngân hàng.Dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ, nhân viên ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng Nếu như trong quá trình giao tiếp với cán bộ, nhân viên ngân hàng mà khách hàng cảm thấy an toàn về trình độ nghiệp vụ của các cán bộ và cảm thấy an toàn khi giao dịch với ngân hàng thì chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến đó Đồng thời, việc ngân hàng trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi và qui mô hoạt động để phục vụ chính xác, nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng thì sẽ giúp ngân hàng có khả năng cạnh tranh và thực hiện việc mở rộng các hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động CVTD
Ch ương 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ng 2 TH C TR NG CVTD T I S GIAO D CH 1 NGÂN HÀNG ỰC TRẠNG CVTD TẠI SỞ GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG ẠT ĐỘNG CHO VAY ẠT ĐỘNG CHO VAY Ở GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG ỊCH 1 NGÂN HÀNG
Trang 272.1:Khái quát v S giao d ch 1-Ngân hàng Công th ề Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt ở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt ịch 1-Ngân hàng Công thương Việt ương 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ng Vi t ệm ,đối tượng ,đặc điểm và chức năng của CVTD Nam.
2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển
* Trước năm 1988,Ngân hàng Công thương là một bộ phận của Ngân hàng
Nhà nước có chức năng thực hiện nhiệm vụ tín dụng với các đơn vị kinh doanh Công-Thương nghiệp Sau năm 1988,hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp ,có sự phân tách giữa chức năng quản lý và kinh doanh
Ngày 01/07/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạtđộng trên cơ sở Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng Thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Trung ương cùng với các phòng tín dụng Công nghiệp ,tín dụng thương nghiệp của 17 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương nhằm tăng cường tập trung ,phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao ,nâng cao khả năng hiệu quả của các đơn vị thành viên và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
*Tên giao dịch quốc tế của ngân hàng là : INDUSTRIAL AND
COMMERCIAL BANK OF VIÊT NAM ( gọi tắt là INCOMBANK)
*Đến nay ,sau gần 20 năm hoạt động hệ thống Ngân hàng Công
thương Việt Nam gồm có : 2 Sở giao dịch; 137 chi nhánh ;158 phòng giao dịch ;144 điểm giao dịch ;287 Quỹ tiết kiệm và hơn 500 máy ATM ; 1 Trung tâm công nghệ thông tin và 1 Trung tâm đào tạo ở hầu hết các
tỉnh ,thành phố trên cả nước Nguồn nhân lực lớn với trình độ khá cao , có15.000 cán bộ công nhân viên ,trong đó trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 50%
số còn lại là được đào tạo qua các trường Cao đẳng và Trung cấp Ngân hàng
Trang 28*Năm 1988,Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết
định số 198/NH-TCCB về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thươngthành phố Hà Nội
+ Ngày 24/03/1993, Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam
ra quyết định số 93/NHCT-TCCB về việc chuyển các hoạt động tại hội sở chi nhánh Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội thành Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam
+ Ngày 30/03/1998, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam ký
quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT I sắp xếp tổ chức hoạt động Sở giao dịch 1 theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam Sở giao dịch là đơn vị hoạch toán phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam,có con dấu riêng,có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng khác, có trụ sở riêng đặt tại số 10 Lê Lai-Hoàn Kiếm –Hà Nội Với số nhân viên là 280 người trong đó trình độ từ Đại học và trên Đại học chiếm 70% Số còn lại được đào tạo qua các trường Cao đẳng và Trung cấp Ngân hàng
Trang 291.Nhận tiền gửi tiết kiệm ,tiền gửi thanh toán của các Tổ chức kinh tế (TCKT) và dân cư trong nước và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ.
2 Phát hành các laọi chứng chỉ tiền gửi ,tín phiếu ,kỳ phiếu ,trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ hoạt động kinh doanh
3.Cho vay ngắn hạn ,trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối vớicác TCKT và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng củaNHNN và NHCT Việt Nam
2.1.3: Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban.
2.1.3.1: Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam được khái quát bằng sơ đồ sau:
Trang 31Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGDI - NHCTVN
Giám đốc
Phó giámđốc 3Phó giámđốc 2
Phòngthôngtinđiệntoán
Phòngkháchhàng
số 1(KHlớn)
Phòngtài trợTM
Phòngkháchhàng số
3 (KHcánhân)
Phòngkháchhàng số2(DNvừa vànhỏ
Phòng
kế toántàichính
Phòngtổnghợptiếp thị
Phòngtiền tệkhoquỹ
Phòngkiểmtra nộibộ
Trang 322.1.3.2: Chức năng của các phòng ban.
* Phòng khách hàng 1(Doanh nghiệp lớn ):
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệplớn ,để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ ;Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng ,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ ,thể chế ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam Trực tiếp quảng cáo ,tiếp thị và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn
*Phòng khách hàng 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ):
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ ,thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng ,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.Trực tiếp quảng cáo ,tiếp thị ,giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
*Phòng khách hàng cá nhân:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ ;Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam Trực tiếp quảng cáo ,tiếp thị ,giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân
* Phòng quản lý rủi ro:
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu ,nợ đã xử lý rủi ro;Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay ,đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng ,dự án,phương án đề nghị cấp tín dụng.Thực hiện chức năng đánh giá ,quản lý rủi
ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam
Trang 33Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định của Nhà nước
* Phòng kế toán giao dịch:
Là phòng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng ;Các nghiệp vụ vàcác công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính ,chi tiêu nội bộ tại chi nhánh ;cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,
xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý kho tiền và quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên đúng theo qui định của Nhà nước và NHCT việt Nam.Thực hiện nhiệm vụ tưvấn cho khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm ngân hàng
* Phòng kế toán tài chính:
Là phòng nghiệp vụ giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính
và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ theo đúng qui định của Nhà nước và NHCT Việt Nam
* Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:
Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo qui định của NHCT Việt Nam
* Phòng tiền tệ kho quỹ :
Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ ,quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNH và NHCT Việt Nam, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm,các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy ,thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn
* Phòng tổ chức hành chính :
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức và đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trương ,chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam.Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt
Trang 34động kinh doanh tại chi nhánh ,thực hiện công tác bảo vệ, an ninh ,an toàn chi nhánh
* Phòng thông tin điện toán:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lý ,duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh Bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng ,máy tính của chi nhánh
2.1.4: Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.
Năm 2006-2007 kinh tế xã hội cả nước tiếp tục đạt được những thành tựunổi bật về chính trị,kinh tế.xã hội và đối ngoại.Với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và triền vọng phát triển nhưng bên cạnh đó là những thách thức khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt Trước tình hình ấy,Ngành Ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh tiến trình cải cách, đổi mới chuẩn bị những điều kiện cần thiết để cổ phần hoá và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Nhiều chỉ tiêu như tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ tồn đọng đang được cải thiện đáng kể ,hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đã được triển khai, mở rộng Với sự cải cách ,đổi mới của Ngành ngân hàng nói chung và của Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng ,trong những năm gần đây Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương việt Nam đã đạt những kết quả khả quan trên tất cả các mặt hoạt động
Trang 352.1.4.1:Hoạt động huy động vốn
Đến ngày 31/12/2007 nguồn vốn huy động đạt 16.718 tỷ đồng ,giảm 730
tỷ đồng so với năm 2006,đạt 95% kế hoạch được giao trong năm 2007 Trong đó:
-Nguồn VND: đạt 14.270 tỷ đồng ,giảm 683 tỷ đồng so với năm 2006đạt 96,4% kế hoạch được giao trong năm 2007, chiếm tỷ trọng 85,4%
- Nguồn ngoại tệ quy đổi VND :đạt 2.448 tỷ đồng ,giảm 47 tỷ đồng so với năm 2006 ,đạt 87,4% kế hoạch được giao trong năm 2007 ,chiếm tỷ trọng 14,6%
- Tiền gửi Doanh nghiệp : đạt 12.735 tỷ đồng ,tăng 2.876 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 29% ,chiếm tỷ trọng 76,2%
- Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư : đạt 3.412 tỷ đồng ,giảm 578 tỷ đồng
so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 20,4%
- Tiền gửi Tổ chức tín dụng (TCTD): đạt 400 tỷ đồng ,giảm 1.235 tỷ đồng so với năm 2006,chiếm tỷ trọng 2,4%
- Tiền gửi tổ chức khác : đạt 171 tỷ đồng ,giảm 1.793 tỷ đồng so với năm 2006 ,chiếm tỷ trọng 1%
=> Từ số liệu ở trên ta thấy rằng : trong năm 2007,việc huy động vốn của Sở giao dịch 1-NHCT Việt Nam gặp nhiều khó khăn.Nguyên nhân do:+ Các ngân hàng tiếp tục gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất của NHCT luôn thấp hơn
+ Cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt vớiviệc mở rộng thêm mạng lưới hoạt động ,các hình thức khuyến mãi hấp dẫn …
Tuy nhiên ,để giữ vững và tăng cường huy động vốn, Sở giao dịch 1-NHCT Việt Nam đã chủ động triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn như:
Áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ han với lãi suất bậc thang linh
Trang 36hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền; triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VND và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; Mở rộng đối tượng huyđộng vốn là các TCTD phi ngân hàng ; Các TCKT khác ; các Quỹ công đoàn … Triển khai kịp thời các đợt phát hành kỳ phiếu ,tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mãi ,chủ động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị ngân hàng …Nhờ đó Sở giao dịch 1-Ngân hàng công thương Việt Nam đã duy trì được nguồn vốn ổn định, tiếp tục giữ vững là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn nhất trong hệ thống NHCT việt Nam, đáp ứng đủ vốn cho thanh toán và đầu tư phát triển của mọi đối tượng khách hàng.
2.1.4.2:Hoạt động cho vay ,đầu tư
Đến ngày 31/12/2007 dư nợ đầu tư và cho vayđạt 4.359 tỷ đồng , giảm 140
tỷ đồng so với năm 2006 ,đạt 87,5% kế hoạch năm 2007,trong đó cơ cấu dư
nợ cho vay nền kinh tế như sau:
2006, tốc độ tăng 12,5%; chiếm tỷ trọng 32,5%
năm 2006, tốc độ tăng 11,2% ;chiếm tỷ trọng 67,5%
độ tăng 2,7%; đạt 93,2 % kế hoạch năm 2007;chiếm tỷ trọng 63%
với năm 2006, tốc độ tăng 31,2;vượt mức kế hoạch trong năm 2007 là
3,9% ;chiếm tỷ trọng 37%
so với năm 2006, tốc độ tăng 12,5%; chiếm tỷ trọng 75,5%
đồng so với năm 2006,tốc độ tăng 9,3% ;chiếm tỷ trọng 24,5%
Trang 37- Dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo : đạt 1.890 tỷ đồng ,tăng 186
tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 9,8% ;chiếm tỷ trọng 61%
so với năm 2006, tốc độ tăng 14,8%; chiếm tỷ trọng 39%
=> + Công tác cho vay được mở rộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty, Công ty Liên doanh , Công ty có vốn đầu tư nước ngoài , Khu vực kinh tế tư nhân, Cho vay tiêu dùng …Nhờ đó hoạt động cho vay tăng cao hơn so với năm 2006.Tuy nhiên ,hoạt động đầu tưnlại giảm so với năm so với năm 2006 làm cho tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2007 thấp hơn so với năm 2006
+ Nhờ làm tốt thẩm định cho vay ,kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay nên chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể,nợ quá hạn đến
31/12/2007 bằng 0 – đó là chỉ số đáng mơ ước của tất cả các ngân hàng + Thu hồi nợ đọng: Sở giao dịch 1 trong năm 2006 đã thu được 1,2
tỷ đồng và trong năm 2007 cũng đã thu được 1,5 tỷ đồng từ các năm trước
Trang 38Kế hoạchnăm 2007
31/12/2006
So kếhoạch năm2007
Trang 392.1.4.3: Hoạt động thanh toán (trong nước và quốc tế ), phát triển sản phẩm dịch vụ , mạng lưới giao dịch.
* Hoạt động thanh toán
Trang 40Với sự phát triển khá toàn diện của các mặt hoạt động kinh doanh với côngnghệ ngày càng được hoàn thiện Hoạt động kế toán không chỉ hoàn thành khối công việc lớn của mình mà còn thực hiện tốt vai trò “đàu mối thanh toán bắc cầu” cho một số chi nhánh NHCT trong cả nước và các ngân hàng khác hệ thống.Doanh số thanh toán trong năm 2006 đạt 590.000 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2005, trong đó doanh số thanh toán chuyển khoản luônchiếm trên 97% ,song đều được xử lý, hoạch toán cập nhật kịp thời ,chính xác Các hoạt động thanh toán thẻ ,Séc du lịch ,chi phiếu hối ,thanh toán TTR đều tăng trưởng mạnh hơn năm 2005 Nhờ làm tốt công tác thanh toán nên trong năm 2006 đã có 570 khách hàng là tổ chức và cá nhân mở tài khoản giao dịch
*Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Doang số xuất nhập khẩu trong năm 2006 đạt 198 triệu USD ,tăng 5% so
với năm 2005.Trong đó L/C nhập đặt 861 món ,tăng 6% về số món Nhờ
thunhập thông báo437 món ,tăng 37% về số món và 30% giá trị Bảo lãnh trong nước phát hành 736 món ,trị giá là 171,4 tỷ đồng ,khách hàng tăng 5,6% về số món và 40% về giá trị
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ khá thuận lợi ,tỷ giá ngoại tệ chỉ tăng 0,95so với năm 2005.Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 453 triệu USD , không tăng so với năm trước do từ tháng 2/2006 NHCT Việt Nam yêu cầu ngừng giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng Các hoạt động khác như rải ngân vốn ODA ,WB đều thực hiện tốt Các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ được củng cố, chấn chỉnh ,đảm bảo kinh doanh an toàn ,có hiệu quả
* Hoạt động dịch vụ và phát triển mạng mới.
Trong năm 2006,Sở giao dịch 1 thường xuyên kiểm tra ,đánh giá nhằm nângcao chất lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đồng thời đẩy mạnh các