Văn học Trung Quốc - Chương 7 pdf

25 345 1
Văn học Trung Quốc - Chương 7 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

20 CHƯƠNG 7. TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI 8.1. Một số chủ đề truyện ngắn Trong sự phục hưng và phát triển của văn học trong thời kì mới, trước hết phải nói đến thể loại truyện ngắn. Thể loại văn học này có thành tựu chói sáng từ trước và sau “Ngũ tứ” (1919) mà đỉnh cao là những kiệt tác bất hủ của đại văn hào Lỗ Tấn. Có thể nói truyện ngắn Lỗ Tấn mà tiêu biểu là AQ chính truyện, Lễ cầu phúc, Khổng Ất Kỷ, Nhật kí người điên, Cố hương là những “phát đại bác” ầm vang mở dầu cho nền văn học hiện đại cách mạng Trung Quốc. Trong văn học thời kì mới truyện ngắn là thể loại văn học “anh hùng”, “thủ công”. Nó là những “quả lựu đạn”, những “quả bộc phá” làm nổ tung ngục tù chính trị và văn nghệ đen tối mười năm “cách mạng văn hoá” của tập đoàn Lâm Bưu, Giang Thanh và “Bè lũ bốn tên”, mở ra một con đường mới cho văn học hiện thực chủ nghĩa Trung Quốc phát triển trong thời kì cải cách, mở cửa. Nữ văn sĩ Vương An Ức, chủ tịch hội nhà văn Thượng Hải, sau khi đọc những tiểu thuyết hay và truyện ngắn hay nhất của các năm gần đây đã nhận xét: Cái mà tôi gọi là da thịt của cuộc sống trong các thiên truyện kia ngày một rắn chắc hơn. Chúng tựa hồ như bước ra khỏi quan niệm phức tạp. dị kì của những năm 1990, từ trong định nghĩa hư không mà tiến vào thế giới trải nghiệm vô danh mà sinh khí bừng bừng. Tiểu thuyết Trung Quốc đã sống bao nhiêu năm, đã có bao nhiêu người cầm bút mà vẫn cứ xuất hiện bao nhiêu sáng tạo mới mẻ, bởi vì những kinh qua của cá nhân đã không hề trùng lặp. Nó là một loại vật chất không có cách gì để quy nạp, trừu tượng hoá, cái này là cái này, cái kia là cái kia, là thực thể sống sinh tồn và phát triển theo lí do riêng lẻ. Xã hội đang trong đà vươn tới hiện đại, dầu vậy vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau nếu xuất phát từ các góc độ khác nhau và tiểu thuyết của chúng ta đã phản ánh xu thế đó. (Thái Nguyễn Bạch Liên, 2003) Những hình tượng nhân vật trong văn học đương đại rất đa dạng và đặc sắc. Đó là một giáo viên mẫu mực với lí tưởng cao đẹp của sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ, đó là một người nghệ sĩ hết lòng vì nghệ thuật và trân trọng cái đẹp đúng nghĩa, đó có thể là một người nông dân thật thà chất phác sống chí tình chí nghĩa, hay đó chỉ là một ông lão bơ vơ lạc lõng giữa chốn đô thị xa hoa hiện đại… Chúng ta nhận thấy rằng những hình tượng nhân vật này được khắc hoạ một cách chân thực độc đáo. Họ đã nhân danh cho tình người thiêng liêng và bao la để làm đẹp cuộc đời và làm đẹp lòng người. Họ đã làm sáng thêm ngọn lửa nhân văn cao đẹp và giữ cho nó sáng mãi theo thời gian. Từ những điều trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu hình tượng nhân vật trong các tác phẩm đương đại Trung Quốc mà cụ thể là hình tượng nhân vật trí thức, hình tượng nhân vật nông dân và hình tượng nhân vật lao động khác là một vấn đề rất thú vị. Nghiên cứu ở nước ngoài Những nghiên cứu về Văn học Trung Quốc đương đại của các tác giả người Trung Quốc. Đó là “Đương đại Trung Quốc văn học” của Diêu Đại Lương chủ biên (1993) và “Hai mươi năm văn học thời kì mới” của Vương Thiết Tiên, Dương Kiếm Long, Vương Khắc Cường, Mã Di Lỗ, Lưu Đỉnh Sinh (2001). Cả hai đều nghiên cứu về tình hình văn học đương đại Trung Quốc với sự “nở rộ” và “cách tân đổi mới” của các thể loại văn học ở phương diện cả nghệ thuật lẫn nội dung. Họ khẳng định những thành tựu cũng như tiềm lực của văn học thời khì mới. Và cả hai sự nghiên cứu này đều quan tâm 21 nhiều đến tiểu thuyết, tản văn và thơ ca mà chưa chú ý nhiều đến truyện ngắn. MỘT SỐ NỘI DUNG TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI Thứ nhất, đó là lên án những “vết thương” do ảnh hưởng của “Bè lũ bốn tên”, đề cập đến hoàn cảnh giáo dục và những quan niệm mới về con người. Tiểu biểu cho nội dung này là truyện Chủ nhiệm lớp của Lưu Tâm Vũ. Truyện nói lên sự ảnh hưởng dai dẳng của độc tố mà "Bè lũ bốn tên" đã gieo vào tâm trí của thế hệ trẻ làm họ suy nghĩ lệch lạc và thậm chí tha hoá, đồng thời truyện cũng đề cao trách nhiệm của nhà giáo dục trong việc cải tạo tâm hồn, thanh lọc trí óc cho lớp thanh niên lệch lạc ấy bằng một trách nhiệm lớn lao và tấm lòng cao cả. Hay đó là truyện Vết thương của Lưu Tân Hoa, truyện đã nêu bật lên sự ảnh hưởng nặng nề và sự phân biệt nghiệt ngã mà con người đã chịu từ nọc độc do “Bè lũ bốn tên” để lại. Họ không thể chối bỏ quá khứ, bị cho là phản bội (dù là nhiệm vụ hay bị hiểu lầm đi chăng nữa) và phải chịu sự khinh rẻ, đề phòng của mọi người. Hay đó là truyện Bảo vệ anh đào của Cừu Sơn Sơn nói về tấm lòng hi sinh cho sự nghiệp giáo dục, tất cả vì học sinh thân yêu, quyết không để sự bất công, dốt nát ảnh hưởng đến thế hệ sau. Hay đó là sự chiêm nghiệm về cuộc sống của nhà văn nặng nghiệp văn chương, muốn hết lòng thực hiện lý tưởng nhưng những quan niệm lỗi thời đã kìm hãm không cho những khát vọng nghệ thuật bay cao bay xa. Nhưng chung nhất vẫn là sự ý thức mạnh mẽ trách nhiệm của bản thân cùng lòng yêu nước thiết tha, muốn dùng hết sức lực và tài năng phục vụ tổ quốc, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Thứ hai, đó là những truyện viết về những mối quan hệ của xã hội, cộng đồng, vấn đề cải tạo những mối quan hệ ấy theo chiều hướng tốt đẹp, làm ngời sáng tình người với nhau. Đồng thời cũng nêu lên được những giá trị truyền thống tốt đẹp cần phải được gìn giữ. Những truyện Chim phóng sinh của Hoàng Mỹ Hoa, Lá thư tình của Cố Công, Kính của Giả Bình Ao là những suy ngẫm, trăn trở về giá trị truyền thống ngày càng bị mai một trong xã hội ngày nay. Sự phóng túng của lớn thanh niên, thói đạo đức giả tạo được che đậy đến nực cười hay sự lạc lõng của lớp người đi trước giữa cảnh xa hoa dị thường của lối sống hiện đại hoá điện cuồng đã làm cho người đọc phải gấp trang sách lại để suy gẫm. Đó như những tiếng chuông cảnh tỉnh con người hãy quay về cội nguồn để gìn giữ những giá trị tốt đẹp vốn có. Những truyện như Đinh hương tháng Mười của Vương Tùng, Song cầm tế của Lương Hiểu Thanh, Lá phong của Vương Mông thì cũng những vấn đề trên nhưng các tác giả đề cập đến có phần thẳng thiết và da diết hơn bằng những triết lí sâu sắc lay động lòng người, kết hợp với bút pháp tượng trưng đầy ý nghĩa biểu cảm. Đề tài những người nông dân cũng được đề cập đến một cách chân thật và đầy ý nghĩa giáo dục, sự cảm phục cùng lòng yêu quí đã trở thành điểm nhấn cho những tác phẩm này. Chúng ta như được hiểu thêm về đời sống cơ cực của những người nông dân, hơn thế nữa còn thấy được ở họ vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng. Những truyện ngắn về người nông dân của Giả Bình Ao là những truyện như thế. Hắc Thị, Thiên Cẩu, Triền núi hẹp đều là những thiên truyện cảm động về những người lao động thật thà, mộc mạc nhưng thanh cao thuần khiết. Trên nền phong cảnh hùng vĩ của núi non hay bạt ngàn của đồng lúa xanh mơn mởn, chân dung của những người lao động vẫn hiện lên sừng sừng và tỏa sáng nơi tâm hồn trong trẻo, cao đẹp, soi rọi cho những ước mơ cháy bỏng, khát vọng tự do, được là chính mình, sống bằng năng lực và tình yêu của bản thân mình. Thứ ba là những truyện có nội dung phản ánh cuộc sống và sự khát khao tình cảm của con người thời hiện đại. Đây là những câu truyện nhẹ nhàng, trầm lắng và sâu 22 sắc. Những câu chuyện rất đỗi đời thường, xảy ra hằng ngày trong đời sống. Đó là truyện Nhà văn và thiếu nữ của Triệu Quảng Tồn, Chào em, Tiểu Mai của Vương Quân, San San và Sa Sa của Nhiêu Kiến Trung, Đoá hồng cuối cùng của Từ Tuệ Phấn, những câu chuyện tưởng chừng bình thường nhưng đó lại hiện thực của cuộc sống mà hằng ngày chúng ta vô tình hay hữu ý đã bỏ quên mất. Những cảm xúc bình thường nhất cũng tạo nên những vẻ đẹp tự nhiên nhất. Những câu chuyện trên như những bài tình ca êm đềm, thơ mộng tạo sự đồng cảm với người đọc. Thêm vào mảng nội dung này còn có những câu truyện về những thân phận của tình yêu. Họ yêu nhau thật lòng nhưng vì nhiều lý do, mà áp đảo nhất là sự môn đăng hộ đối - sự phân biệt nghiệt ngã giữa giàu và nghèo làm cho tình yêu của họ thật buồn và đầy bi kịch. Tiêu biểu cho những mối tình ngang trái ấy là truyện Hai vé xem phim của Khuyết Danh, Chuông gió của Lưu Quốc Phương. Nếu ở trên là những bản tình ca sâu lắng, lãng mạn của những chuyện hằng ngày trong cuộc sống bộn bề này thì các thiên truyện ở dưới như những khoảng lặng buồn của bản tình ca trắc trở phân li làm cho chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. Còn truyện Thời đại ảo của Ngô Huyền như một tiếng chuông gióng lên cảnh báo con người trong thời đại khoa học kỹ thuật. Khi mà máy móc dần thay thế con người thì sự ảo ảnh mộng mị của thế giới ảo sẽ làm con người ta xa rời cuộc sống, biến ta thành môn đồ sùng tín đến mê muội không tìm ra lối thoát. Chính vì thế ngày nay tâm thế và phương châm sống của con người đã phần nào bị "ảo hoá". Trong cuộc sống, con người không thể chỉ chạy theo ảo tưởng mà quên đi hiện thực, phải biết chọn lọc những tác động để không bị sa vào thời đại ảo một cách mù quáng, tỉnh táo và ý thức là luôn luôn cần thiết và con người càng ngày càng phải thận trọng với những phát minh của mình. Trên đây là những nội dung tiêu biểu của một số truyện ngắn đương đại Trung Quốc. Vì tư liệu quá đồ sộ nên chúng tôi chỉ đi vào một số truyện tiêu biểu. Nhưng thiết nghĩ qua những thiên truyện này chúng ta phần nào thấy được xã hội Trung Quốc đương thời về bối cảnh cuộc sống cũng như tâm tư tình cảm của con người Trung Quốc hiện nay. Sơ lược chủ đề và tác phẩm Nhóm chủ đề 1 ”Vết thương’ do ảnh hưởng của 10 năm “Văn cách động loạn”. hoàn cảnh giáo dục và quan niệm mới về con người. Chủ nhiệm lớp của nhà văn Tâm Vũ, Bảo vệ anh đào của Cừu Sơn Sơn, Vết thương của Lưu Tân Hoa Nhóm này chủ yếu miêu tả hình tượng nhân vật trí thức. Nhóm chủ đề 2 Quan hệ xã hội cộng đồng phức tạp với những giá trị truyền thống tốt đẹp cần gìn giữ Song cầm tế của Lương Hiểu Thanh, Lá phong của Vương Mông, Chim phóng sinh của Hoàng Mỹ Hoa, Đinh hương tháng mười của Vương Tùng, Lá thư tình của Cố Công, Triền núi hẹp, Kính , Thiên cẩu của Giả Bình Ao Nhóm này miêu tả hình tượng nhân vật nông dân. 23 Nhóm chủ đề 3 Cuộc sống khao khát tình cảm của con người hiện đại Nhà văn và thiếu nữ (Triệu Quảng Tồn), Chào em Tiểu Mai của Vương Quân, Hai vé xem phim của Khuyết danh, Chuông gió của lưu Quốc Phong, San San và Sa sa của Nhiêu Kiến Trung. Nhóm này miêu tả hình tượng nhân vật một số kiểu người lao động thảo dân khác. (Trích Khóa luận tốt nghiệp của SV Huỳnh Phương Đan khóa 6C do GVC Phùng Hoài Ngọc hướng dẫn) 8.2. Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới và nhà văn Mạc Ngôn Theo sự thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng năm 1978 đã xuất bản được hơn 55 bộ tiểu thuyết, năm 1979 tăng lên 61 bộ và năm 1980 tăng lên 90 bộ. Từ năm 1980 đến năm 1982 bình quân mỗi năm có hơn 200 bộ tiểu thuyết được xuất bản. Mười bảy năm trước “Cách mạng văn hóa” đỉnh cao của sáng tác tiểu thuyết là năm 1959, năm thứ 10 của Trung Hoa mới ra đời (1949) cũng chỉ có 32 bộ. Điều này chứng tỏ thể loại tiểu thuyết của thời kì mới gặt hái nhiều kết quả rực rỡ. Không chỉ trên số lượng mà chất lượng của tiểu thuyết trong thời kì này cũng được nâng lên chưa từng thấy. Chất lượng của tiểu thuyết trong thời kì mới được thể hiện ở hai bình diện nghệ thuật và tư tưởng. Mở rộng phạm vi đề tài: Tiểu thuyết của “17 năm” (1949-1966) trước “Cách mạng văn hóa” thường viết về lịch sử cách mạng, chủ yếu tập trung miêu tả phong trào cách mạng quần chúng trong cuộc đấu tranh chống Quốc dân đảng, cuộc đấu tranh giải phóng chống xâm lược Nhật và cuộc đấu tranh phản phong của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Dưới ngòi bút của nhà văn, phong trào cách mạng sau cách mang Tân Hợi (1911) đến khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) kéo dài thời kì đổi mới mở cửa đều được miêu tả chân thực, sống động và đầy kịch tính. Đó là sự phản kháng anh dũng và sự đàn áp tàn bạo, cuộc kình chống kịch liệt giữa các lực lượng chính phủ và các giai cấp; sự tranh giành quyền lực của chủ thể Trung Quốc; ghi chép lại những trang lịch sử quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc; các tác phẩm dựa trên những bình diện khác nhau biểu hiện con đường trưởng thành của phần tử trí thức tiến bộ phản kháng lại sự gian ác, xấu xa để đi tìm chân lí và ánh sáng; lột tả một cách hình tượng vận mệnh bi thảm của người phụ nữ trong thời đại cũ và con đường sống mới của họ. Tăng cường tình cảm lịch sử và tình cảm thời đại: Tiểu thuyết miêu tả lịch sử cách mạng trong “mười bảy năm” (mười bảy năm trước “Cách mạng văn hóa”) coi trọng ở việc theo đuổi tình tiết câu chuyện và sắc thái truyền kì, còn rất nhiều tiểu thuyết thời kì mới viết về lịch sử cách mạng thì coi trọng việc bộc lộ hoàn cảnh, phản ánh sự thay đổi, cuộc sống rộng lớn, đặc trưng bàn chất của thời đại và sự phát triển lịch sử. Thể hiện sự phát triển và bộ mặt thời đại của thời kì cách mạng dân chủ cũ Trung Quốc từ cách mạng Tân Hợi đến trước cuộc chiến tranh Bắc phạt, miêu tả sinh hoạt xã hội rộng lớn của thời đại đó: cuộc chiến tranh quân phiệt gay gắt; sự gian khổ của phần tử nhân sĩ trí thức; sự tha hóa của con người trong thời đại mới; những góc khuất của lịch sử cùng với sự chìm nổi của thân phận nhỏ bé. 24 Sự xuất hiện nhiều tác phẩm văn học có tính “sử truyện”: Tiểu thuyết có tính “sử truyện” là một thành tựu quan trọng của sáng tác tiểu thuyết thời cổ đại. Trong tiểu thuyết của thời kì “mười bảy năm”, loại tác phẩm này rất ít. Trong thời kì mới, sự “đứt đoạn” của “dòng chảy” này lại được tiếp tục và càng “chảy” mạnh hơn. Chỉ mấy năm ngắn ngủi, tác phẩm mang tính “sử truyện” xuất hiện không ít. Những tác phẩm này không những tái hiện lại bộ mặt tinh thần của một số nhân vật mà còn lưu lại rất nhiều sử liệu có liên quan đến những mặt chính trị, quân sự và văn hóa của thời đại đó.Sự đột phá của tiểu thuyết lịch sử đã dành được thu hoạch to lớn mà văn học thời kì mới đã đem đến cho độc giả. Trong tiểu thuyết của thời kì “mười bảy năm”, ngay cả thời “Ngũ tứ”, tiểu thuyết lịch sử của Trung Quốc là vùng trống vắng trong sáng tác hiện đại. Nguyên nhân chủ yếu là do sự can thiệp của tư trào “tả” làm cho đề tài lịch sử trở thành “vùng cấm” không có ai dám vi phạm. Trong văn học thời kì Đổi mới tình hình này có sự đổi khác. “Vùng cấm” được xóa bỏ, không còn ranh giới, không còn cấm kị. Tiểu thuyết lịch sử đã dám đột phá vào thể loại này, viết nên nhiều tác phẩm mang nhiều tính sử thi, “sử truyện”, tiêu biểu như “ Báu vật của đời” của Mạc Ngôn, được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Tiểu thuyết mang tính sử truyện trong thời kì mới có mấy đặc điểm sau đây: Phản ánh đời sống lịch sử rộng lớn mà sâu sắc. Có thể nói, những tác phẩm này đã phản ánh lịch sử lâu dài cuộc sống xã hội phức tạp và phong phú của xã hội phong kiến Trung Quốc, đến cuộc cách mạng Tân Hợi và kéo dài đến cả những năm Trung Quốc bước vào cải cách mở cửa. Những tác phẩm này không những chú ý dùng hình tượng sáng tạo trên cơ sở sử liệu tương đối chính xác, phản ánh sự chân thật của phong trào lịch sử mà còn chú ý tái hiện bộ mặt chân thực của thời đại. Tất cả đều không hạn chế ở việc miêu tả sự nghiệp và tinh thần của nhân vật chính mà từ bối cảnh thời đại rộng lớn để miêu tả nhân vật, miêu tả thời đại. Đa dạng hóa đề tài lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử của thời kì mới về phương diện đề tài có sự đột phá và mở rộng hơn trước rất nhiều. Vấn đề mấu chốt của sáng tác tiểu thuyết là xử lí như thế nào về mối quan hệ giữa chân thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Vấn đề này, do quan niệm văn học của các tác giả không giống nhau nên trên biểu hiện nghệ thuật cũng khác nhau. Tuy vậy, đại thể có mấy con đường sau đây: • Loại thứ nhất là: lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ đối chiếu với tình tiết câu chuyện và tính cách của số nhân vật nào đó và nhất định phải hư cấu. • Loại thứ hai: cũng là lấy tài liệu lịch sử làm căn cứ nhưng tình tiết câu chuyện có sự hư cấu. • Loại thứ ba là: tôn trọng sự thực lịch sử, yếu tố hư cấu rất ít, tức là kiểu “bác khảo văn hiến, ngôn tất hữu cứ” (uyên bác ở việc tham khảo văn hiến, lời nói tất đều có căn cứ). Ở đây không có sự phân biệt phải trái, cao thấp. Bởi vì tiểu thuyết lịch sử không phải là sách sử đơn thuần mà là tác phẩm văn học lấy sử liệu làm căn cứ sáng tác. Tiểu thuyết của thời kì mới còn xuất hiện tác phẩm phản ánh cuộc sống của nước Trung Hoa mới. 25 Các tác phẩm miêu tả “cuộc đại cách mạng văn hóa” là một lĩnh vực hoàn toàn mới, mở ra một đề tài của tiểu thuyết thời kì mới. Không chỉ viết về “cách mạng văn hóa” mà đối với lịch sử cũng có sự tìm tòi, suy nghĩ làm cho độc giả tiếp nhận một cách tích cực. Những tác phẩm này có đề tài mới, chủ đề mới và quan trọng hơn là sự lí giải, nắm vững, đề xuất và biểu hiện của tác giả đối với cuộc sống cũng là mới. loại tác phẩm này mang đến dòng máu mới để mọi người đi vào thời kì mới. Có thể rút ra những thành tích đáng chú ý của tiểu thuyết thời kì mới: -Trước hết, nhiều tác phẩm đã duy trì, ủng hộ và phát huy một số truyền thống ưu tú của sáng tác tiểu thuyết truyền thống. Từ trong dòng chảy mạnh mẻ của đời sống, các tác giả đã chọn lựa chủ đề và đề tài có liên quan mật thiết đến vận mệnh của nhân dân và tình hình của đất nước. Về mặt nghệ thuật, nhiều tác giả đã thể hiện nhiều hình thức thể hiện mới, tỏ rõ phong cách, phong thái của người sáng tác văn học, làm cho mọi người phấn khởi sáng tạo ra cái mới, nhất là việc sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật mới. Nhân vật anh hùng mới được xây dựng đep đẽ, sáng tạo và có sức thuyết phục cao. Đề tài của tiểu thuyết thời kì mới tương đối rộng lớn, bao quát có tính khái quát cao. Trong thời kì mới, tầm nhìn của các nhà văn được mở rộng và được giải phóng. Họ một mặt vẫn không từ bỏ việc miêu tả cuộc đấu tranh của giai đoạn cách mạng, mặt khác họ đem tầm nhìn đó đặt vào đời sống với giá trị thẩm mĩ mới. Tiểu thuyết của thời kì mới về mặt phương pháp nghệ thuật cũng dần dần có sự cách tân sáng tạo. Tiết tấu trần thuật, kể chuyện được tăng nhanh; phê phán, trần thuật cũng dần dần đa dạng hóa. Về mặt kết cấu, các nhà văn sử dụng phương pháp “từ đầu, nối đầu, nối tới”, đồng thời xuất hiện phương pháp kết cấu nhiều kiểu, nhiều dạng độc đáo. Về khắc họa tính cách nhân vật, các tác giả đã sử dụng đặc trưng tính cách từ hành động đặc trưng đơn nhất dần dần đi sâu vào miêu tả thế giới nhân vật làm cho thủ pháp miêu tả phong phú, mới mẻ, gây sự hấp dẫn cho người đọc. (PSG.TS Hồ Sĩ Hiệp, 2003) Mạc Ngôn và Báu vật của đời Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, người huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh ngày 17 tháng 02 năm 1955, xuất thân trong một gia đình nông dân. Do “Cách mạng văn hóa”, ông phải nghỉ học khi đang học đở tiểu học và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn. Trong thời gian đó ông đã làm rất nhiều việc, từng làm công nhân hợp đồng ở nhà máy chế biến bông, có cuộc sống gần gũi với người nông dân. Tháng 02 năm 1976, ông nhập ngũ, từng làm chiến sĩ, rồi tiểu đội trưởng, giáo viên, rồi sau đó chuyển sang làm sáng tác. Năm 1984, trúng tuyển vào khoa Văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Năm 1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện văn học Lỗ Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, năm 1991 tốt nghiệp với học vị thạc sĩ. Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc một của Cục Chính trị, Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Từ năm 1980, Mạc Ngôn bắt tay vào sáng tác. Những tác phẩm nổi tiếng của ông có: Gia tộc Hồng Cao Lương (Cao lương đỏ), Báu vật của đời, Đàn hương hình, Tửu quốc, Sống 26 đoạ thác đày,… Ngoài tiểu thuyết ra ông còn viết 24 truyện vừa, trên 60 truyện ngắn và nhiều vở kịch cho sân khấu. Nhà văn Mạc Ngôn từng được thế giới biết đến qua tác phẩm Cao lương đỏ. Bộ phim cùng tên do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể từ tác phẩm này đã đoạt giải “Cành cọ vàng” tại Liên hoan phim Canne (Pháp) năm 1994. Mạc Ngôn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Báu vật của đời, nguyên tác: (丰乳肥臀 Phong nhũ phì đồn), là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn. Tác phẩm được xuất bản tháng 9 năm 1995 đã trở thành một hiện tượng đặc biệt, tác phẩm đã được trao giải cao nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc về truyện trong năm đó. Tiểu thuyết đã cung cấp cho bạn đọc một lượng thông tin lớn, khái quát cả giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc thông qua câu chuyện về các số phận của các thế hệ gia đình nhà Thượng Quan. Bối cảnh chính của câu truyện là vùng Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Báu vật của đời của Mạc Ngôn, một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Trong nền văn học đương đại Trung Quốc, Mạc Ngôn cùng với Vương Mông, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng Ký Tài, Lục Văn Phu, Trương Tử Long, Cao Hiểu Thanh, Hàn Thiếu Công đã trở thành nhà tiểu thuyết có tên tuổi được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến. Đề tài truyện của Mạc Ngôn rất rộng. Phản ánh sinh hoạt của quân đội thời hiện đại có Bãi cát đen, Đoạn Thủ, ; miêu tả phong tục tập quán nông thôn có Vết hõm trong dép cỏ, Âm nhạc dân gian ; “Phản tư lịch sử”, suy ngẫm nhân sinh có Dòng sông khô cạn, Củ cà rốt trong suốt, Thu thủy, Làm đường ; phản ánh hiện thực nông thôn, miêu tả sự xung đột giữa ý thức cũ và mới trong công cuộc cải cách có Ánh chớp hình cầu, Bùng nổ, Cây đu chó trắng ; phản ánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược có Gia tộc Cao lương đỏ (gồm 5 truyện: Cao lương đỏ, Rượu cao lương, Nhà quàn cao lương, Cẩu đạo, Da chó), Báu vật của đời (Mông to vú nở), Đàn hương hình… Nhiều người gọi những tác phẩm của Mạc Ngôn là tiểu thuyết “cảm giác mới”. Cảm giác mới bắt nguồn từ nhận thức luận của chủ nghĩa biểu hiện và phương pháp biểu hiện tư tưởng của chủ nghĩa đa đa. Tiểu thuyết cảm giác mới đối lập với tiểu thuyết hiện thực truyền thống, nó không đơn thuần miêu tả hiện thực bề ngoài, mà nhấn mạnh cảm thụ trực giác, đưa cảm giác chủ quan vào trong khách thể đặng sáng tạo ra một hiện thực mới mẻ. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn chịu ảnh hưởng của trường phái cảm giác mới của chủ nghĩa hiện đại phương Tây và của Nhật Bản những năm 20 - 30. Mạc Ngôn cho rằng trạng thái sáng tác nhẹ nhàng thoải mái, tự do, muốn nói gì thì nói là trạng thái tốt nhất đối với nhà văn. Khi cánh cửa hồi ức được mở ra, ông thường dùng cảm tính để phê phán, bình phẩm cuộc sống chứ không dùng lí tính để phê phán, bình phẩm cuộc sống. 27 Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không còn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu thuyết truyền thống mà nó chỉ còn là “cái khung truyện” mà thôi. Nhưng trong cái khung truyện ấy chứa đầy cảm giác, đó là linh hồn của tiểu thuyết Mạc Ngôn. Ông có biệt tài nắm bắt cảm giác. Thế giới cảm giác trong tiểu thuyết Mạc Ngôn mang sắc thái chủ quan mãnh liệt. Đứng trước khách thể, ông “rót” ấn tượng chủ quan của mình vào để tạo ra hiện trạng khác lạ. Dường như khi sáng tác, Mạc Ngôn huy động mọi tế bào của cơ thể để khám phá hiện thực. Dù là một làn gió nhẹ, một nhánh cỏ, một cây cao lương, một giọt nước trong cũng được tác giả miêu tả có hồn mang đậm chất chủ thể hóa. Bằng bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình, huyền ảo khoa trương tác giả đã khiến cho một ánh mắt, một nụ cười, một tiếng thở dài, một cảm xúc nhỏ cũng trở thành hình ảnh có hương có sắc có mùi có vị. Nhờ có cảm giác mới lạ, làm cho bộ mặt cuộc sống mà tác giả mô tả không còn như nguyên dạng nữa. Tác giả mượn nhân vật trong truyện Hồng hoàng nói lên ý đồ sáng tác của mình: “Sẽ có một ngày tôi soạn một vở kịch chân chính, trong đó mộng ảo và hiện thực, khoa học và đồng thoại, thượng đế và ma quỷ, ái tình và mãi dâm, cao quý và ti tiện, mĩ nữ và đại tiện, quá khứ và hiện tại, huân chương và bao cao su đều đan xen với nhau, gắn chặt với nhau, cái nọ nối cái kia, tạo thành một thế giới hoàn chỉnh”(Mạc Ngôn và những lời tự bạch, Nguyễn Thị Thại dịch, NXB Văn học, 2004) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn còn chịu ảnh hưởng của học thuyết phân tâm học của Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud; (1856 - 1939) là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Freud đã được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học, đồng thời hấp thụ cả thuyết dân tộc học, nhân loại học của Frazer (1854-1941, người Anh). Mạc Ngôn từng nói ông dùng văn học để thể hiện sự tưởng tượng độc đáo. Tiểu thuyết của ông đậm đà màu sắc nguyên sơ, man dại. Những tác phẩm đầu tay như Dòng sông khô cạn, Thu thủy, Âm nhạc dân gian nói nhiều đến bản năng sinh tồn, thể nghiệm nhân sinh mô tả cảnh vật nông thôn cổ xưa qua lăng kính của tuổi thơ. (Lê Huy Tiêu, 2003) Chủ đề trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn thường nói về những vấn đề sinh tồn của nhân loại: cái đói, cái rét, tính dục, thù oán, tôn giáo, cái sống cái chết, mê tín dị đoan, chiến tranh Trong một bài báo viết về ảnh hưởng của G.G Marquez và Faulkner đối với mình, Mạc Ngôn viết: “Trong vũ trụ bao la, vị trí của con người là vô cùng bé nhỏ, lịch sử quá khứ và thế giới hiện tại liên quan mật thiết với nhau, máu của lịch sử lại chảy trong mạch máu của người đương đại” (Mạc Ngôn và những tự bạch, Nguyễn Thị Thại dịch, NXB Văn học, 2004). Dưới ngòi bút của Mạc Ngôn, vừa có sự vạch trần, phê phán thói dâm dục, quan liêu hách dịch của các ông “quan mới” ở nông thôn (Cây tỏi nổi giận), vừa có sự phẫn nộ căm ghét những thói ác của con người (Tội ác, Bỏ con thơ) và có cả hiện tượng sa đọa về luân lí đạo đức cùng sự xót thương sinh mệnh bấp bênh (Ánh chớp hình cầu, Bùng nổ). Mạc Ngôn vừa mô tả sự trỗi dậy của sinh mệnh trước mọi thế lực áp bức, đồng thời cũng chứng minh sự trỗi dậy phản kháng là tốn công vô ích, do đấy tiểu thuyết của ông mang màu sắc bi thương. 28 Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn khá độc đáo. Tiểu thuyết truyền thống thường dùng ngôi thứ ba để thuật chuyện, còn ở tiểu thuyết Mạc Ngôn thường được kể theo ngôi thứ nhất “tôi”. “Tôi” có khi là người, có khi là đồ vật hoặc động vật; có cái “tôi” là hiện thực, có cái “tôi” là sự kết hợp giữa vật và người. Trong Cao lương đỏ, “tôi” kể về câu chuyện của “ông tôi” (Từ Chiếm Ngao), “bà tôi” (Phương Liên), “bố tôi” (Đậu Quan). Trong Báu vật của đời, - một truyện đề cao vai trò của nữ giới - nhân vật “tôi” (đứa con trai thứ chín của Thượng Quan Lỗ thị) cũng dùng con mắt tuổi thơ để nhìn nhận những chuyện của ông bà cha mẹ, anh chị của mình. Ở đây nhân vật “tôi” dường như chỉ là giả thuyết (tuy vẫn có tính cách) nên ta có cảm giác hư hư thực thực. Khi tả thực thì “tôi” là hiện hữu, khi truyền kì biến hình “tôi” là lãng mạn. Người kể chuyện trong tiểu thuyết truyền thống là đứng ở góc nhìn biết tất cả, tầm nhìn không bị hạn chế, còn người kể chuyện theo ngôi thứ ba của Mạc Ngôn có tầm nhìn hạn chế, sự hiểu biết của người kể chuyện ít hơn của nhân vật. Người kể chuyện “bé” hơn nhân vật, không phải cái gì anh ta cũng biết. Nhờ có góc nhìn tự thuật đa dạng, luôn thay đổi đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật: tác giả cố ý bảo lưu một số bí mật, gợi lên trí tò mò của độc giả. Do điểm nhìn tự thuật luôn biến hóa, nên kết cấu truyện của Mạc Ngôn cũng xuất hiện một hình thức tương xứng mới mẻ về không gian và thời gian. Dựa vào sự tưởng tượng như “quỉ nhập tràng”, “Con ma cắm móng tay vào vỏ cây hòe không rút ra được, gà gáy là biến thành xác chết” (Báu vật của đời, tr. 381) ranh giới thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, vật lí và tâm lí trở nên mơ hồ. Nghệ thuật xử lí không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn giống như trong phim của trường phái hiện đại chủ nghĩa, vừa tồn tại một kết cấu nội tại vừa có một kết cấu ngoại tại. Bản thân cốt truyện có thời gian tuyến tính, nhưng xuất phát từ điểm nhìn của “tôi”, “tôi” cắt cốt truyện ra thành nhiều đoạn, sau đó dùng kí ức ảo mộng của “tôi” để tái tạo nên một thế giới hoàn toàn mới. Tiểu thuyết của ông là một loại kết cấu phức hợp, tuần hoàn, phi tuyến tính, phi lôgic, rất “hỗn độn”, vô thủy vô chung. Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn thường xuất hiện ba thế hệ nhân vật: ông bà, bố mẹ, “tôi” và bạn bè cùng trang lứa với “tôi”. Dựa vào ba thế hệ đó, tác giả tạo ra một hệ thống ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng, một bức tranh nhân sinh biến ảo đa sắc màu. Đó là đặc điểm nổi bật trong việc sáng tạo nhân vật của ông. Nhân vật của ông có nhiều loại nhưng chủ yếu vẫn là ba thế hệ đó, và ba thế hệ này có khi là quan hệ huyết thống là người thân của “tôi”, nhưng cũng có khi chỉ là nhân vật tượng trưng ẩn dụ có một nhân cách độc lập có vốn sống văn hóa riêng có nội hàm sinh mệnh riêng. “tôi” (tức Kim Đồng - con thứ 9 của Thượng Quan Lỗ thị) trong Báu vật của đời là đứa con hoang, chú được mẹ quá nuông chiều, trở nên yếu hèn mắc bệnh “say mê” bầu vú. Đó là sự thoái hóa của nhân sinh. Do kí ức về tuổi thơ ở nông thôn quá sâu đậm nên mặc dù sau này lớn lên, Mạc Ngôn từ giã làng quê đi làm thợ, đi lính, nhưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông vẫn đượm mùi dân dã. Ngôn ngữ tự thuật của ông là thiên biến vạn hóa, chen nhiều ca dao thành ngữ, có hơi hướng cổ thi, danh ngôn biền ngẫu, có nhiều câu hay lời đẹp, có thanh có tục. 1. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI MẸ VĨ ĐẠI VÀ ĐAU THƯƠNG 29 1.1. Đứa con dâu của xã hội phong kiến Nói đến đất nước Trung Quốc là nói đến một lịch sử phát triển lâu dài với nhiều công trình kiến trúc vĩ đại, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều phát minh sáng chế và cả những phong tục tập quán lạc hậu, những thói xấu trong thời phong kiến. Nạn nhân trực tiếp của những phong tục lạc hậu ấy chủ yếu là những người phụ nữ. Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc luôn bị khinh khi, coi rẻ. Họ là nạn nhân của rất nhiều quan niệm hà khắc của một xã hội trọng nam khinh nữ, những người phụ nữ trong cái xã hội ấy bị coi như những công cụ sản xuất không hơn không kém. Trong xã hội ấy, phẩm giá của người phụ nữ cũng chỉ là thứ vô giá trị. Nhưng cho dù có bị khinh khi đến đâu chăng nữa, cho dù có bị chà đạp như thế nào đi nữa thì những người phụ nữ ấy vẫn tin tưởng vào tương lai, vẫn cố gắng hòan thành thiên chức thiêng liêng của mình bằng một tấm lòng chân thành thiết tha. Lỗ Toàn Nhi, cô gái ở vùng quê Cao Mật, xinh đẹp, dịu dàng và tràn đầy sức sống. Cuộc đời của Toàn Nhi gắn liền với những đau thương, những thăng trầm, cũng như những biến cố của lịch sử ở vùng Cao Mật – Đại La. Đó cũng là lịch sử phát triển của cả đất nước Trung Quốc rộng lớn. Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, cô bé Toàn Nhi đã phải nếm trải sự tàn khốc của chiến tranh. Cả gia đình cô đều bị quân Đức tàn sát cùng với bốn trăm chín mươi hai người khác. Đó là một ngày mùa thu năm Quang Tự thứ 26 tức năm 1900, khi quân Đức ồ ạt tấn công vào thôn Sa Oa, quê của Toàn Nhi, và chúng giết người một cách điên dại, lúc đó cô bé Toàn Nhi vừa tròn sáu tháng tuổi. Là người duy nhất sống sót trong đợt tàn sát ấy, cô bắt đầu quãng đời đầy gian truân sau này của Lỗ Toàn Nhi. Lên năm tuổi, Lỗ Toàn Nhi phải bó chân, một phong tục tàn khốc đã gây ra cho những người phụ nữ Trung Quốc những thương tích tật nguyền suốt đời, họ chịu nhiều đau đớn với chỉ một lý do phụ nữ không bó chân sẽ thành chân bàn cuốc, không ai thèm lấy! (Tr. 763). Với lý do như vật, biết bao bậc bề trên ở Trung Quốc đã ép con ép cháu phải chịu những nỗi đau đớn về thể xác cũng như những dày vò về tinh thần trong tục bó chân. Với sự miêu tả chân xác, Mạc Ngôn đã giúp cho người đọc thấu hiểu được nỗi đau khôn cùng của những người phụ nữ trong cái tập tục bó chân tàn khốc ấy: Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt. Mẹ kể rằng, buốt đến tận óc… (Tr. 764) Mãi đến năm mười sáu tuổi, Toàn Nhi mới được giải thoát khỏi tục bó chân. Năm mười bảy tuổi thì được gả vào nhà Thượng Quan. Lúc bước vào nhà Thượng Quan, cuộc đời của cô gái Lỗ Toàn Nhi càng đau khổ, tủi nhục hơn. Là vợ của Thượng Quan Thọ Hỷ, là con dâu trong gia đình khá giả nhưng thực chất, Toàn Nhi chẳng khác gì một kẻ tôi tớ. Lấy một người chồng bất tài, vũ phu lại bất lực, không có khả năng truyền giống, nên mọi sự hành hạ, mọi sự oán trách từ niềm khao khát có cháu nối dõi tông đường đều bị đổ dồn lên người Toàn Nhi. Cô phải thường xuyên chịu những cơn mắng nhiếc cay nghiệt: “Chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì!” (Tr. 773) và những trận đòn roi không thương tiếc từ mẹ chồng: “Nhà Thượng Quan tiền oan nghiệp chướng làm sao cưới phải quả mít đực, tuyệt tự đến nơi rồi” (Tr. 747) [...]... Nga, chính trị và cả văn học nghệ thuật cũng thế” (Nhân dân nhật báo.1 1-1 1-1 953) Học tập toàn diện lý luận của Liên Xô, người Trung Quốc đã học được ở văn học Xô Viết nhiều thứ: Quan điểm văn học phải “phục vụ nhân sinh”, Văn học là nhân học , quan điểm coi trọng việc dùng phản ánh luận của Lênin để giải thích các hiện tượng văn học, v.v Những điều đó giúp cho lý luận văn học Trung Quốc được xây dựng... cách mạng” Lúc bấy giờ, giới văn học Trung Quốc còn có nhiều cách giải thích khác nhau về CNHTXHCN Nhà văn Ba Nhân cho rằng con đường và xu thế phát triển văn nghệ Trung Quốc, tức là từ “chủ nghĩa hiện thực kháng Nhật” đến “chủ nghĩa lãng mạn” rồi đến “CNHTXHCN” (Trận địa văn nghệ kỳ 7, quyển 4 tháng 2-1 940) Theo ông thì CNTHXHCN là phương hướng phát triển của văn học Trung Quốc Lâm Hoán Bình thì cho... sản, văn học của nhân dân Trung Quốc cũng là bộ phận tổ thành của văn học HTXHCN của thế giới Như vậy, Chu Dương lấy văn học mới của Trung Quốc từ Ngũ tứ làm cái mốc để đánh giá phương pháp sáng tác và địa vị của Lỗ Tấn trong lịch sử văn học là căn cứ vào cái khung lý luận CNHTXHCN để điều chỉnh) Cũng ở đại hội trên, Mao Thuẫn cũng coi nguyên tắc CNHTXHCN “là yêu cầu cơ bản đối với nhà văn Trung Quốc ,... trình lý luận văn học (GS.Lê Huy Tiêu) (1) Chu Dương (190 8-1 989) tên thật là Chu Vận Nghi quê tỉnh Hồ Nam (2) Simonov: Những vấn đề phát triển văn học Liên Xô in trong tập Văn học nhân dân Liên Xô - Tuyển tập các báo cáo và bài phát biểu ở Đại hội đại biểu các nhà văn Liên Xô lần thứ hai (Nxb Nhân dân Văn học, 1955, P34) (3) Mao Thuẫn toàn tập T. 27 Nxb Văn học nhân dân, 1996, P 37 44 ... phương pháp cơ bản của sáng tác văn nghệ Liên Xô Tin đó được báo chí Trung Quốc giới thiệu ngay Tờ Văn học nguyệt báo của Trung Quốc ra ngày 1 5-1 2-1 932 đã kịp thời đưa tin về cuộc họp nói trên của Hiệp hội nhà văn Liên Xô Và đến năm 1933, trên tờ tuần san Nghệ thuật tân văn bắt đầu giới thiệu về phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa của Liên Xô Tháng 9-1 933 trên tờ Văn học số 3, quyển 1, Chu Dương viết... các vấn đề tư tưởng sáng tác văn học Thế là, các tổ chức văn học từ Trung ương đến địa phương đều tiến hành học tập phương pháp sáng tác mới này Tháng 9-1 953, trong Đại hội đại biểu lần thứ 2 của những người làm công tác văn học nghệ thuật Trung Quốc, Chu Dương chính thức tuyên bố “Chúng ta coi phương pháp sáng tác HTXHCN là chuẩn tắc cao nhất của sáng tác và phê bình văn học nghệ thuật của chúng ta”... và phê bình văn học nghệ thuật Tháng 5-1 951 trong một lần nói chuyện ở Sở nghiên cứu văn học trung ương, Chu Dương nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải học tập nước ngoài, đặc biệt là học tập Liên Xô Văn học nghệ thuật của CNHTXHCN là món ăn tinh thần có ích nhất cho nhân dân và quảng đại thanh niên Trung Quốc Chúng ta từ nay trở đi phải tăng cường công tác dịch thuật và giới thiệu” (Chu Dương văn tập T.2,... 41 Bắt đầu từ cuối những năm 70 – nghĩa là thời kết thúc cách mạng văn hoá - giới văn học khôi phục lại việc dịch và giới thiệu về CNHTXHCN Năm 1 979 , Sở nghiên cứu văn học nước ngoài thuộc Viện khoa học Xã hội Trung Quốc cho in tập Những vấn đề CNHTXHCN thập niên 70 – Thảo luận về lý luận “hệ thống mở” của Liên Xô; năm 1981, Nxb Văn học nước ngoài in cuốn Tập thảo luận về CNHTXHCN của Liên Xô Đầu thời... Dương văn tập T.2, P191) Chủ trương này của Chu Dương không phải là ý kiến cá nhân của ông mà là đại biểu cho giới lãnh đạo văn nghệ của Trung Quốc lúc bấy giờ Tháng 3-1 953, trong “Phương án công tác cải tổ Hiệp hội văn học toàn quốc và tăng cường lãnh đạo sáng tác văn học của Hội nghị mở rộng lần thứ 6 của Uỷ ban chấp hành Hiệp hội nhà văn toàn quốc thông qua, đã quyết định kết hợp với việc học tập... nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" ở Trung Quốc Từ những năm 20 của thế kỷ XX, văn học và lý luận văn nghệ Liên Xô, đã bắt đầu xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc, nhưng mãi đến những năm 50 của thế kỷ XX, Trung Quốc mới tiếp nhận toàn diện lý luận văn nghệ Liên Xô Mao Trạch Đông từng nói: “Đảng cộng sản Liên Xô là người thầy tốt nhất của chúng ta, chúng ta cần phải học tập họ” (Mao Trạch Đông tuyển tập, . Những nghiên cứu về Văn học Trung Quốc đương đại của các tác giả người Trung Quốc. Đó là “Đương đại Trung Quốc văn học của Diêu Đại Lương chủ biên (1993) và “Hai mươi năm văn học thời kì mới”. trị và cả văn học nghệ thuật cũng thế” (Nhân dân nhật báo.1 1-1 1-1 953). Học tập toàn diện lý luận của Liên Xô, người Trung Quốc đã học được ở văn học Xô Viết nhiều thứ: Quan điểm văn học phải. tác văn học Trung Quốc. Tháng 1 2- 1952, trong một bài báo viết cho báo Ngọn cờ của Liên Xô, Chu Dương thông báo cho giới văn học Liên Xô biết rằng: “Sau khi theo đuổi văn học Liên Xô, văn học

Ngày đăng: 28/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan