Chế độ bầu cử qua các bản hiến pháp

14 3.1K 5
Chế độ bầu cử qua các bản hiến pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT Môn: LUẬT HIẾN PHÁP Đề tài SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ BẦU CỬ VIỆT NAM QUA CÁC HIẾN PHÁP VÀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 2013 GVHD: ThS. Trần Thị Mai Phước Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 A – Khái quát về chế độ bầu cử ở Việt Nam : I. KHÁI NIỆM: 1. Khái niệm bầu cử : Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ của chính quyền. là cơ chế thông thường của các nền dân chủ hiện dùng để phân bố chức vụ trong bộ máy lập pháp, và ở chính quyền địa phương.Là cơ sở pháp lý để lập ra các cơ quan đại diện cho quyền lực của nhà nước. Có hai hình thức bầu cử cơ bản: Dân chủ trực tiếp: là nhân dân trực tiếp thực thi bằng cách bỏ phiếu phúc quyết . Dân chủ gián tiếp: là nhân dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện thay mặt cho nhân dân giải quyết các công việc của nhà nước . 2. Khái niệm chế độ bầu cử: Chế độ bầu cử là một tổng thể các nguyên tắc, các quy định của pháp luật quy định trình tự, thủ tục bầu ra các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình bầu cử. II. CÁC NGUYÊN TẮC BẦU CỬ: Điều 17 - Mục C - Chương 2 Hiến Pháp năm 1946: Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín. Điều 5 - Chương I - Hiến Pháp năm 1959 : Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều 7- Chương 1- Hiến Pháp năm 1980 : Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều 7 – Chương I – Hiến Pháp năm 1992 : Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. a. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu: Là tiêu chuẩn đầu tiên đề đánh giá mức độ dân chủ của bầu cử, cuộc bầu cử phổ thông,là bầu cử rộng rãi, mọi người đều được đi bầu và có thể được bầu. Nguyên tắc này đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa của nó và được ấn định trong hiến pháp năm 1946,1959,1980,1992. Điều 54 hiến pháp 1992 quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên tại các nước chế độ tư bản hạn chế , kìm hãm sự tham gia chính trị của quân đội nên không được bầu cử ,còn nước Vi êt Nam XHCN “Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử.” - Điều 19 - Mục C - Hi ến Ph áp năm 1946. Bên cạnh đó Pháp Luật quy định những người không được thực hiện quyền bầu cử : a. Những người bị mất hành vi dân sự . b. Người đang chấp hành án phạt tù . c. Người đang bị tạm giam. d. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án , quyết định của Tòa án. a. Nguyên tắc bình đẳng : Nội dung : Cử tri tham gia vào việc bầu cử có quyền và nghĩa vụ như nhau; các ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử theo tỉ lệ như nhau; kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào số phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử viên. Pháp Luật quy định : Đối với quyền bầu cử: : - Mỗi cử tri chỉ có một phiếu bầu và chỉ được bầu ở một nơi. - Gía trị của các lá phiếu là như nhau. - Cử tri tham gia vào việc bầu cử có quyền và nghĩa vụ như nhau, không vì địa vị XH mà có quyền không chấp hành các quy định về bầu cử. - Công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật bầu cử có thể được ghi tên vào danh sách cử tri. Đối với quyền ứng cử : - Các ứng cử viên chỉ được lập danh sách ứng cử viên ở một đơn vị bầu cử, không được tham gia vào Ban bầu cử hoặc tổ bầu cử ở đơn vị mình. - Mỗi đơn vị bầu cử được bầu ra số lượng đại biểu tỉ lệ thuận với số dân ở địa phương của mình. - Các ứng cử viên có khả năng và điều kiện ứng cử là như nhau. b. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp : Cử tri tín nhiệm người nào thì bỏ phiếu thắng cho người đó làm đại biểu Quốc Hội hay Hội Đồng Nhân Dân . Để đảm bảo nguyên tắc này được thực hiện Pháp Luật qui định: • Ngày bầu cử phải là chủ nhật để cử tri có điều kiện trực tiếp tham bỏ phiếu. • Phải thông báo thường xuyên địa điểm bỏ phiếu. • Cử tri phải tự mình đi bầu , không được nhờ người khác bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư. • Không tín nhiệm ứng cử viên nào thì trực tiếp gạch tên ứng cử viên đó lên phiếu bầu. • Tổ bầu cử chỉ phát phiếu cho người có tên trong danh sách cử tri , người có thẻ cử tri. Ý nghĩa : Nguyên tắc này đảm bảo cho người được bầu trực tiếp nhận quyền lực nhà nước từ nhân dân, đảm bảo tính chịu trách nhiệm của đại biểu trước nhân dân. c. Nguyên tắc bỏ phiếu kín: Bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri có thể tự do thể hiện ý chí, quan điểm của mình trong việc lựa chọn đại biểu mà không phải chịu mọi sự áp đăt, chi phối, tác động nào. Nguyên tắc này đòi hỏi: - Mỗi phòng bỏ phiếu phải có buồng viết phiếu kín. - Cử tri phải tự mình gạch tên ứng cử viên mà mình không tín nhiệm và tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. - Nếu không viết được thì có thể nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. - Nếu tàn tật không tự bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ hộ. - Không bầu thay, bầu hộ. Nhận xét: Các bản Hiến Pháp nước ta đều quy định bầu cử theo các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, trừ Hiến Pháp 1946 quy định “ Chế độ bầu cử và phổ thông đầu phiếu,bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín”. Tuy nhiên các Hiến Pháp đều thể hiện tính chất dân chủ, quyền của người công dân trong việc thực hiện quyền lực Nhà Nước thông qua các nguyên tắc bầu cử. III. QUYỀN BẦU CỬ VÀ QUYỀN ỨNG CỬ : Điều 18 – Mục C - Chương 2 – Hiến Pháp 1946 : Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Điều 54 – Hiến Pháp 1992: Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ửng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. 1. Quyền bầu cử: Quyền bầu cử quy định của pháp luật về khả năng của công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình ở cơ quan quyền lực nhà nước, gồm: • Quyền bỏ phiếu. • Quyền đề cử . 2. Quyền ứng cử : Quyền ứng cử là quyền ứng cử của công dân thể hiện ở sự chấp thuận việc người khác đề cử mình hoặc việc công dân tự ra ứng cử làm đại biểu . Nhận xét :Hiến Pháp năm 1946, có quy định về quyền của công dân trong quyền bầu cử bên cạnh đó còn đề cập đến các điều kiện được và không được bầu cử. Từ nền tảng đó, Hiến Pháp năm 1992 kế thừa và hoàn thiện các quyền của công dân trong việc làm chủ đất nước của mình. IV. SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN: Điều 7- Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội năm 1992 : Tổng số đại biểu nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không quá 500 người. • Tổng số đại biểu quốc hội được quy định dựa trên cơ sở: • Yêu cầu nhiệm vụ của quốc hội . • Tỷ lệ dân và đại biểu đại diện . • Khả năng tài chính của nhà nước. Tổng số đại biểu Quốc Hội cần được quy định đủ đảm bảo cơ cấu thành phần của Quốc Hội, phản ánh hội đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo hiệu lực của Quốc Hội. Tổng số đại biểu quốc hội có 2 cách để ấn định: ấn định số theo tỷ lệ dân, hoặc ấn định con số cụ thể trong luật bầu cử. Trong đó: • Tỷ lệ đại biểu quốc hội người dân tộc thiều số thường chiếm 14% . • Thủ đô Hà Nội cũng được dành số đại biểu cụ thể. Hội đồng nhân dân: • HĐND xã, phường, thị trấn: tối thiểu là 25, tối đa là 35 đại biều. • HĐND huyện và tương đương : tối thiểu 30, tối đa 40 đại biểu. • HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc TW : tối thiểu 50, tối đa 85 đại biểu. V. CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ: • Điều 13 – Điều 17 Luật bầu cử Đại Biểu Quốc Hội 1997, (sđ năm 2001): Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội gồm có: - Hội đồng bầu cử ở Trung ương; - Uỷ ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử; Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu • Điều 15 – Điều 22 Luật bầu cử Đại Biểu HĐND (sđ năm 2001): Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có: - Hội đồng bầu cử; - Ban Bầu cử; - Tổ bầu cử.  Hội Đồng Bầu Cử ( HĐBC ): Điều 14 Luật bầu cử Đại Biểu QH 1997, (sđ năm 2001): Phụ trách bầu cử đại biểu Quốc Hội trong phạm vi cả nước, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội thành lập HĐBC từ 15 đến 21 người, gồm đại diện Mật Trận Tổ Quốc Việt Nam, đại diện Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội , và đại diện Chính Phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐBC: • Lãnh đạo việc tổ chức bầu cử trong cả nước • Tuyên bố kết quả bầu cử trong cả nước ………… HĐBC của các cuộc bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc địa phương, quận, huyện, xã và thị trấn cũng có những nhiệm vụ quyền hạn tương tự.  Ủy Ban Bầu Cử ( UBBC ) : Điều 15 Luật bầu cử ĐB QH 1997, (sđ năm 2001): Phụ trách bầu cử đại biểu Quốc Hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW thành lập ủy ban bầu cử chậm nhất 95 ngày trước ngày bầu cử .Ủy ban bầu cử có từ 7 đến 9 người, gồm đại diện Mật Trận Tổ Quốc Việt Nam, đại diện Chính Phủ cùng cấp. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBBC: • Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu ở đơn vị bầu cử.năm • Nhận và kiểm tra biên bản bầu cử. ……… Ủy ban bầu cử là tổ chức bầu cử đặc thủ của cuộc bầu cử dbqh, không được tổ chúc ở các cuộc bầu cử đại biểu HĐND các địa phương.  Ban Bầu Cử ( BBC ): Đ. 16 Luật bầu cử ĐB QH 1997, (sđ năm 2001). Chậm nhất là 60 ngày trước ngày bầu cử, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW phối hợp với thường trực HĐND cùng cấp thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử một ban bầu cử từ 9 đến 15 người, gồm đại diện Mật Trận Tổ Quốc Việt Nam, đại diện Chính Phủ địa phương Nhiệm vụ và quyền hạn của ban bầu cử: • Kiểm tra đôn đốc việc bố trí các bàn phiếu • Xét và giải quyết khiếu nại về người ứng cử. …………. Ban bầu cử đại biểu HĐND cũng được tổ chức với thành phần và nhiệm vụ tương tự ở các đơn vị bầu cử.  Tổ Bầu Cử ( TBC ): Chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử, UBND xã, phường, thị trấn thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu 1 tổ bầu cử có từ 5 đến 10 người gồm đại diện Mật Trận Tổ Quốc Việt Nam, đại diện Chính Phủ địa phương. Các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu của mình một tồ bầu cử từ 5 đến 9 người đại diện đơn vị. tổ bầu cử bầu ra 1 tổ trưởng 1 tổ phó, tổ trưởng thư ký và các thành viên. Nhiệm vụ và quyền hạn của TBC: • Tổ chức việc bỏ phiếu trong khu vựcbỏ phiếu. • Bố trí phòng bỏ phiếu. ………… Thành phần tổ bầu cử của các cuộc bầu cử HĐND địa phương cũng tương tự. Lưu ý: khi tổ chức bầu cử, nếu tổ chức một ngày thì đại biểu được kiêm nhiệm. VI. TRÌNH TỰ BẦU CỬ: Các bước tiến hành : Bước1: Ấn định ngày tiến hành bỏ phiếu và công bố chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử. Bước 2: Công bố danh sách đơn vị bầu cử, số lượng số đơn vị bầu cử,số đại biểu của mỗi đơn vị được bầu tính theo số dân được công bố chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử. Bước 3 :Thành lập các ban bầu cử, các khu vực bỏ phiếu . Bước 4 : Công đoạn giới thiệu ứng cử viên. Bước 5 :Tổ chức bỏ phiếu phải : là ngày chủ nhật, bắt đầu từ 7h sáng tới 7h tối tiến hành liên tục, cử tri phải tự mình đi bầu, tuân thủ các nội quy tại phòng bỏ phiếu và phải tự bỏ phiếu vào thùng. Bước 6 : Kiếm phiếu và thong báo kết quả: sau khi cuộc bầu cử kết thúc tiến hành kiêm phiếu ngay tại phòng bỏ phiếu, phải có sự chứng kiến của 2 cử tri, người ứng cử và các phóng viên báo chí được chứng kiến kiểm phiếu. Bước 7: Bầu lại,bầu thêm. ( Nếu có ) Các trường hợp bầu lại, bầu thêm: • Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số đại biểu trúng cử còn thiếu thì tổ chức bầu thêm. • Ở đơn vị bầu cử nào có số cử tri đi bầu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách chậm nhất là 15 ngày sau ngày bầu cử đầu tiên. • Là trường hợp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng làm sai lệch kết quả bầu cử thì phải hủy kết quả bầu cử và phải tổ chức bầu lại. VII. VIỆC BÃI NHIỆM ĐẠI BIỂU: Điều 20 Hiến Pháp 1946 : “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra, theo Điều thứ 41 và 61.” Đi ều 5 Hiến Pháp 1959 : “Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thể bị cử tri bãi miễn trước khi hết nhiệm kỳ nếu tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Điều 7 Hiến Pháp 1980 : “Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu đại biểu đó không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Điều 7 Hiến Pháp 1992 : “Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử trải hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”. Nội dung : - Thủ tục cử tri bãi nhiệm đại biểu tương tự như thủ tục bầu cử. - Thành lập uỷ ban công tác, ban công tác,tổ công tác bãi nhiệm. - Đại biểu bị bãi nhiệm khi có ít nhất 2/3 đại biểu bỏ phiếu bãi nhiệm. - Bãi nhiệm đại biểu bằng chính HĐND và quốc hội theo đề nghị của cơ quan thường trực HĐND của UBTVQH, đại biểu quốc hội, UBMTTQVN. Nhận xét : Hiến Pháp 1946 quy định công dân có quyền bầu cử đại biểu thì cung có quyền bãi nhiệm các đại biểu mình đã bầu ra. Từ đó Hiến Pháp 1959, Hiến Pháp 1980, Hiến Pháp 1992 đã kế thừa các đặc điểm của Hiến Pháp 1946 từ đó quy định chặc chẽ hơn, hoàn thiện hơn việc bãi nhiệm đại biểu nếu không còn xứng đáng của công dân. B – Sự kế thừa và phát triển của chế độ bầu cử Việt Nam qua các Hiến Pháp và dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 2013 1. Các nguyên tắc bầu cử : Điều 17 , Mục C, Chương 2 Hiến Pháp 1946 :Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín. Điều 5, Chương I Hiến Pháp 1959 : Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều 7, Chương 1, Hiến Pháp 1980 : Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều 7, Chương 1, Hiến Pháp 1992 : Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Điều 7, Chương 1, Hiến Pháp 1992 ( Dự thảo sửa đổi ) : Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Kết luận : - Hiến Pháp 1946 :Phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín. - Hiến Pháp 1959 : Phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp và kín. - Hiến Pháp 1980 : Phổ thông , bình đẳng, trực tiếp và kín. - Hiến Pháp 1992 : Phổ thông , bình đẳng, trực tiếp và kín. - Điều 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 7) dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 :phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. [...]... nước ta đều quy định bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín, ngoại trừ hiến pháp 1946 quy định : Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín.” Tuy nhiên các hiến pháp đều thể hiện tính chất dân chủ, quyền của người công dân trong việc thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua các nguyên tắc bầu cử 2 Quyền bầu cử và quyền ứng cử : Điều 18 – Mục C... còn mang tính chất sơ sài, chưa rõ những người nào có quyền bầu cử, những người có quyền ứng cử - Hiến Pháp 1959: Điều 23 đã qui đinh rõ hơn về độ tuổi những người có quyền tham gia bầu cử và ứng cử, kế thừa về độ tuổi của Hiến Pháp 1946 nhưng không có phát triển gì - Hiến Pháp 1980 : Điều 57 của Hiến Pháp đã kế thừa về độ tuổi được bầu cử và ứng cử của Hiến Pháp 1959 nhưng không phát triển và có sự thụt... bầu cử Nêu rõ độ tuổi đi bầu ( từ 18-> đủ 18) - Những người đủ năng lực hành vi dân sự ,kết quả bầu cử mang tính xác thực hơn,chặt chẽ hơn các Hiến Pháp trước - Dự thảo 2013 : Điều 28 đã phát triển hơn trong kĩ thuật lập pháp ngắn ngọn, súc tích hơn bao trùm mọi thành phần Nhận xét :Hiến pháp 1946 qui định về quyền cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử, qui định các điều kiện được và không được bầu. .. xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.” Điều 28 (sửa đổi, bổ sung Điều 54):Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân... mất trí và những người bị Tòa án hoặc pháp luật tước quyền bầ cử và ứng cử. ” Điều 57 – Chương V – Hiến Pháp 1980: “ Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trừ những người mất... trai,đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.” Điều 23 – Chương III – Hiến Pháp 1959 : “ Công dân Việt Nam dân chủ cộng hòa, không phân biệt dân tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ 21 tuổi trở lênđều có quyền ứng cử, trừ những nhười... biểu bị bãi nhiệm - Hiến Pháp 1980 : Nêu rõ hơn và súc tích hơn về quyền của cử tri và nguyên nhân bãi nhiệm tại Hiến Pháp 1980 - Hiến Pháp 1992 : Bên cạnh cử tri có quyền bãi nhiệm đại biểu còn qui định thêm Nhận xét : Hiến Pháp 1946 quy định công dân có quyền bầu cử đại biểu thì cung có quyền bãi nhiệm các đại biểu mình đã bầu ra Từ đó Hiến Pháp 1959, Hiến Pháp 1980, Hiến Pháp 1992 đã kế thừa các đặc... điều kiện được và không được bầu cử và ứng cử từ nền tảng đó Hiến Pháp 1959,1980,1992 đã kế thừa, sữa chữa, bổ sung, chặt chẽ và cụ thể hơn 3 Việc bãi nhiệm đại biểu : Điều 20 Hiến Pháp 1946 : “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra, theo Điều thứ 41 và 61.” Đi ều 5 Hiến Pháp 1959 : “Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thể bị cử tri bãi miễn trước khi hết nhiệm... biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.” Kết luận: - Hiến Pháp 1946 : Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra được quy định cụ thể tại điều 41,61 - Hiến Pháp 1959: Đổi quyền bãi nhiệm đại biểu của nhân dân thành quyền của cử tri,qui định nguyên nhân đại biểu bị bãi... tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” Điều 7 Hiến Pháp 1980 : Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu đại biểu đó không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” Điều 7 Hiến Pháp 1992 : “Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử trải hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng . vị bầu cử. năm • Nhận và kiểm tra biên bản bầu cử. ……… Ủy ban bầu cử là tổ chức bầu cử đặc thủ của cuộc bầu cử dbqh, không được tổ chúc ở các cuộc bầu cử đại biểu HĐND các địa phương.  Ban Bầu. nhân dân gồm có: - Hội đồng bầu cử; - Ban Bầu cử; - Tổ bầu cử.  Hội Đồng Bầu Cử ( HĐBC ): Điều 14 Luật bầu cử Đại Biểu QH 1997, (sđ năm 2001): Phụ trách bầu cử đại biểu Quốc Hội trong phạm vi. bầu cử ở đơn vị bầu cử; Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu • Điều 15 – Điều 22 Luật bầu cử Đại Biểu HĐND (sđ năm 2001): Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có: - Hội đồng bầu

Ngày đăng: 28/07/2014, 00:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan