1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp " Thực trạng khu kinh tế cửa khẩu hiện nay và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế Đông Bắc " phần 3 docx

31 588 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 322,11 KB

Nội dung

LuËn v¨n tèt nghiÖp 65 Các khu kinh tế cửa khẩu sau thời gian thí điểm đã góp phần từng bước thực hiện tương đối có kết quả việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý, hạn chế, ngăn ngừa các hoạt động buôn lậu, làm ăn phi pháp tại địa bàn khu kinh tế cửa khẩu. Thực tế tại địa bàn các khu kinh tế cửa khẩu tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai cho thấy, việc áp dụng các cơ chế khu kinh tế cửa khẩu đã làm tăng thêm công việc thuộc quản lý theo chức năng của các lực lượng, đơn vị chuyên trách tại các khu kinh tế cửa khẩu (như lượng người qua lại nhiều hơn, hàng hoá qua lại nhiều hơn, thời gian làm việc tăng lên), nhưng các lực lượng làm nhiệm vụ tại các khu kinh tế cửa khẩu vẫn đảm đương được công việc theo yêu cầu. Đồng thời sự phối hợp giữa các lực lượng, đơn vị đó cũng tiến triển được một số bước quan trọng. 2.2.2.Những mặt hạn chế còn tồn tại: Việc thu hút đầu tư còn hạn chế, các nhà kinh doanh trong nước tại các địa phương ngoài vùng biên giới, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa mạnh dạn đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu. Do các nhà đầu tư chưa mạnh dạn đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu, vì thế, tăng trưởng tại các khu kinh tế cửa khẩu thực chất vẫn là nguồn hàng hoá ở các địa bàn thông qua khu kinh tế cửa khẩu. Vì vậy, tăng trưởng của các khu kinh tế chưa mang tính bền vững. Về chức năng khu kinh tế cửa khẩu chưa phát huy được các nội dung về sản xuất công nghiệp. Về mặt chức năng khu kinh tế cửa khẩu, các Quyết định đều chú ý đến phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chức năng này chưa được phát huy do còn thiếu những điều kiện cần thiết như nguồn nhân lực, lao động được đào tạo. Việc phân công, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu còn chưa được qui định đầy đủ rõ ràng và thực hiên nghiêm chỉnh. Cho tới nay, ở Trung ương chưa có cơ quan nào được chỉ định làm đầu mối để giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu, chỉ đạo các địa phương LuËn v¨n tèt nghiÖp 66 thực hiện cơ chế chính sách dành cho loại hình khu kinh tế này. Điều đó đã làm cho sự phát huy chưa được tốt hiệu lực cũng như hiệu quả của cơ chế chính sách và tạo ra những sơ hở lỏng lẻo trong quản lý một số lĩnh vực như đổi tiền, xuất nhập cảnh trái phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá. Cơ chế đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu đang nẩy sinh một số vấn đề cụ thể cần giải quyết. Cơ chế chính sách đầu tư trở lại qua ngân sách trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu đã được nhiều địa phương có khu kinh tế cửa khẩu có nguồn thu lớn đánh giá cả. Tuy nhiên, ở những khu kinh tế cửa khẩu có nguồn thu, hoặc nguồn thu quá ít thì dù nâng tỉ lệ lên 100% cũng không đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như các khu kinh tế cửa khẩu khác. Vấn đề địa bàn thụ hưởng vốn đầu tư từ ngân sách riêng cho phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu cũng có ý kiến khác nhau. Số ngân sách dùng để đầu tư xây dựng sở hạ tầng nhất thiết chỉ trong khu kinh tế cửa khẩu hay cũng nên cho phép đầu tư ra vùng lân cận có liên quan mật thiết đối với khu kinh tế cửa khẩu. Một số công trình như cầu, đường, điện, nước, thủy lợi… trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu được đầu tư từ nguồn ODA có cần được hỗ trợ về vốn đối ứng từ vốn đầu tư của khu kinh tế cửa khẩu hay không? Những vấn đề này tuy đã được giải quyết theo những trường hợp riêng lẻ trong thời gian qua, nay cần được qui định lại thành qui chế chung. Vấn đề thiếu lực lượng hải quan tại nhiều cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu địa phương. Tại nhiều cửa khẩu nơi chưa có lực lượng hải quan, việc giao lưu hàng hoá chưa được xác nhận. Các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh muốn có xác nhận hải quan phải đưa hàng đến các cửa khẩu có lực lượng hải quan để làm các thủ tục hải quan, do vậy rất tốn kém về thời gian, chi phí vận chuyển, giao dịch… Vấn đề đặt ra là, một mặt lực lượng hải quan không thể có mặt ở tất cả các cửa khẩu; mặt khác, doanh nghiệp, LuËn v¨n tèt nghiÖp 67 hộ kinh doanh mong muốn được mua bán, trao đổi hàng hoá ở địa điểm thuận lợi, ít tốn kém nhất cho mình. Vấn đề thanh toán biên mậu mới chỉ được tiến hành ở giai đoạn thí điểm trong buôn bán biên giới và các cửa khẩu phần lớn chưa có hoạt động của ngân hàng; việc các đồng tiền của Việt Nam cũng như của các nước láng giềng còn chưa phải là đồng tiền chuyển đổi đang làm cho việc thanh toán của các doanh nghiệp, các chủ hàng còn bị thả nổi, chịu nhiều rủi ro. Trong những năm qua, việc thanh toán tiền tệ trong giao lưu giữa các doanh nghiệp, chủ hàng Việt Nam với các đối tác của nước láng giềng qua các khu kinh tế cửa khẩu chủ yếu theo phương thức dùng tiền mặt, không qua tổ chức ngân hàng nào. Việc lưu thông một lượng tiền mặt lớn đã đặt doanh nghiệp, chủ hàng Việt Nam vào tình trạng rất bất ổn. Thứ nhất, phải vận chuyển một lượng tiền mặt lớn, rất dễ nảy sinh rủi ro, thiếu an toàn. Thứ hai, việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ để thu về các đồng tiền của các nước láng giềng là điều rất không thuận lợi cho giao dịch của các doanh nghiệp và các chủ hàng, vì các đồng tiền đó đều là loại chưa tự do chuyển đổi được. Thứ ba, nếu các doanh nghiệp chuyển đổi đồng tiền của nước láng giềng ra ngoại tệ mạnh thì lại nảy sinh vấn đề bị ép về tỷ giá. Thứ tư, việc đổi đồng Việt Nam ra đồng tiền nước láng giềng và ngược lại, cho tới nay vẫn chưa có sự tham gia, quản lý của hệ thống ngân hàng, gây nhiều bất cập cho doanh nghiệp, chủ hàng. Giao dịch tiền tệ tại các khu kinh tế cửa khẩu được tiến hành dưới các thể thức "phi hình thức", trong đó các tổ chức ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế đều chưa vào cuộc đang là một trở ngại lớn trong việc mở rộng có hiệu quả giao lưu kinh tế qua các khu kinh tế cửa khẩu. Đây là một vấn đề đòi hỏi có sự thoả thuận giữa Việt Nam với các nước láng giềng. 2.2.3. Nguyên nhân Nguyên nhân của các kết quả tích cực: LuËn v¨n tèt nghiÖp 68 - Hình thành và phát triển khu KTCK là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu và xu thế giao lưu kinh tế biên giới Việt Nam và các nước láng giềng, đáp ứng được nguyện vọngcủa người dân địa phương. - Các cơ chế chính sách ưu đãi đã tạo môi trường thông thoáng, có tác dụng kích tích, huy động các nguồn lực tại chỗ và các vùng khác vào phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực cửa khẩu, những nơi này vốn là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển còn gặp nhiều khó khăn. - Các ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung sự chỉ đạo hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện cơ chế chính sách để có thể nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống và đã có những kết quả tích cực. - Các địa phương được áp dụng các chính sách ưu đãi chủ động xây dựng đề án về quy hoạch, kế hoạch, bộ máy cán bộ và tích cực triển khai thực hiện, nên đã tạo ra sự chỉ đạo, quản lý điều hành một cách có hiệu lực và đồng bộ. - Cơ chế đầu tư riêng qua ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu đã thực sự là một động lực cho việc thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đã góp phần vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng, cơ sở quản lý điều hành cũng như trong đầu tư kinh doanh. Nguyên nhân tồn tại: - Hình thức pháp lý của việc thực hiện các chính sách ưu đãi là các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do vậy mức độ ưu đãi không thể vượt quá những quy định tại các văn bản luật, Pháp lệnh, Nghị định hiện hành, do đó có những vấn đề tồn tại phải chờ sửa đổi, bổ sung của các văn bản pháp luật này. - Bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương chưa có những điều chỉnh đồng bộ phù hợp để thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các khu kinh tế cửa khẩu được trải dài trên vành đai biên giới. Chưa có một cơ quan trung ương đứng ra để điều hoà, phối hợp các vấn đề cần triển khai cũng LuËn v¨n tèt nghiÖp 69 như để nghiên cứu, xử lý các vấn đề nảy sinh. Việc triển khai hướng dẫn thực hiện của các cơ quan Trung ương còn chậm so với yêu cầu. Các cơ quan thuộc ngành dọc cũng chưa có cơ chế phối hợp đầy đủ với các cơ quan địa phương, do đó khi gặp những bất cập thướng lúng túng, chậm khắc phục. - Cán bộ quản lý tại các khu kinh tế cửa khẩu còn thiếu và chưa được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Về cơ bản, cán bộ quản lý tại các khu kinh tế cửa khẩu là các lực lượng tại chỗ từ trước khi có Quyết định của Thủ tướng chính phủ về các khu kinh tế cửa khẩu. Do đó, sau khi các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các khu KTCK đi vào thực hiện, công việc tăng lên, yêu cầu đòi hỏi cao lên. Vì vây, cán bộ quản lý tại các khu KTCK gặp phải những khó khăn không dễ khắc phục ngay được. LuËn v¨n tèt nghiÖp 70 Phần III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG ĐÔNG BẮC I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước cề phát triển các kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước: Để thực hiện tốt những ý tưởng của cải cách theo đúng những phương hướng đã vạch ra trong Đại hội VI của Đảng, trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, nhằm phát hiện ra những cách đi thích hợp, sáng tạo, cho phép đạt được các mục tiêu đặt ra một cách nhanh chóng hơn, với những chi phí thấp, và mang lại kết quả cao hơn. Ý tưởng về mở cửa nền kinh tế đất nước theo nhiều hướng, nhiều tầng nấc khác nhau, là kết quả quan trọng của những nghiên cứu, tìm tòi này. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, ý tưởng này đã luôn được phát triển, hoàn thiện và được thể hiện ngày càng rõ rệt trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Trong đó quan trọng nhất là việc khẳng định quan điểm chủ đạo trong chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay. Đó là: “Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, … phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển”. Từ phương châm chủ đạo nói trên, các quan điểm cụ thể của Đảng cũng ngày càng được làm rõ trong các Đại hội VII, VIII, IX của Đảng với những quan điểm chủ đạo sau: - Khẳng định nguyên tắc độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi trong phát triển kinh tế đối ngoại. - Đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại là phù hợp với nhữn yêu cầu của cơ chế thị trường. - Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại là phù hợp với những đòi hỏi của kinh tế trong nước và quốc tế. LuËn v¨n tèt nghiÖp 71 Với quan điểm mở rộng giao lưu kinh tế như vậy chúng ta đã có được những thành tựu không nhỏ trong thời gian qua. Để tăng cường đẩy mạnh giao lưu kinh tế, đặc biệt là tại các cửa khẩu biên giới Đảng và Nhà nước đã Quyết định thành lập các khu kinh tế cửa khẩu để thực hiện thí điểm các chính sách. Đây là mô hình đã được thực hiện thành công ở một số nước và trong thời gian qua với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu ngày càng mạnh mẽ. Sự quan tâm được thể hiên qua các quyết định, các thông tư và một số các văn bản của các cấp các ngành nhằm chỉ đạo việc thực hiện các chính sách theo quan điểm của Đảng và Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đầu tư đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Theo đó, ngoài quyền được hưởng ưu đãi theo qui định hiện hành, các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn được hưởng. - Các hoạt động kinh doanh: xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế hội trợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, chi nhánh đại diện, chợ cửa khẩu, dịch vụ-du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng - Các nhà đầu tư được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc theo đúng mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt, được vay vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh, được hưởng các ưu đãi về buôn bán biên giới, theo qui định. - Áp dụng thuế suất, thuế xuất khẩu hiện hành ở mức thấp nhất đối với những mặt hàng được sản xuất trong khu vực phải chịu thuế. - Giảm 50% giá thuê đất và mặt nước so với mức hiện hành - Mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất (10%) trong suốt thời hạn thực hiện dự án đầu tư; được miễn thuế thương mại doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. - Mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thấp nhất (3%). LuËn v¨n tèt nghiÖp 72 - Thủ tục xuất nhập cảnh thuận lợi cho người nước ngoài ra, vào khu vực này. 2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc Phát triển Đông Bắc phải đạt trong mối quan hệ hữu cơ với Đồng bằng Sông Hồng và Tây Bắc, tận dụng cơ hội để hoà nhập vào sự phát triển của vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Với vị trí đầu nguồn cho nên mọi sự phát triển của vùng cán bộ, công chức phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, nhất là về mặt tự nhiên với ĐBSH để đảm bảo cân bằng về tự nhiên, môi trường trên qui mô vùng lớn, nhất là trong các hoạt động thủy văn, bảo vệ nguồn nước. - Đồng bằng sông Hồng đất chật, người đông, quỹ dất dành cho nông nghiệp có hạn, trong khi đó nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp rất lớn cũng như nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp; do đó sự bố trí cơ cấu kinh tế cần phải tính tới yêu cầu đó. - Nằm trong tổng thể tự nhiên của miền núi Bắc bộ, sự đan xen về các điều kiện khí hậu, phát triển lâm nghiệp, khai thác các dòng sông… cho nên các phương án phát triển của Đông Bắc phải gắn bó chặt chẽ với Tây Bắc. Đồng thời trong chiến lược an ninh quốc phòng, mở rộng thương mại biên giới thì Đông Bắc cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với Đông Bắc. Đông Bắc đang ở điểm xuất phát thấp, muốn phối hợp và hoà nhập với sự phát triển chung của Đồng bằng Sông Hồng và phía Tây Nam Trung Quốc để tránh những tụt hậu và thua kém thì cần phát triển nhanh, đồng thời phát triển bền vững. - Bảo đảm hài hòa giữa phát triển công nghiệp và nông lâm nghiệp, trước hết cần chú trọng vào các ngành công nghiệp làm tăng giá trị nông – lâm sản, không gây tổn hại đến môi trường. - Phát triển những ngành công nghiệp khai thác sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản. LuËn v¨n tèt nghiÖp 73 - Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở kết hợp nông – lâm nghiệp, đảm bảo nền kinh tế phát triển có gia tốc, tức là bố trí tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái. Xây dựng cơ cấu kinh tế theo nguyên tắc linh hoạt, có hiệu quả, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời theo hướng đa dạng hoá và khai thác hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng của các thành phần kinh tế. - Lấy hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường làm tiêu chuẩn - Huy động mọi nguồn lực, mọi lực tiềm ẩn vào quá trình tăng trưởng kinh tế. - Đa dạng hoác các thành phần kinh tế phù hợp cói từng ngành, từng lĩnh vực, từng khâu, từng địa bàn lãnh thổ, trong đó kinh tế Nhà nước là chỉ đạo. Quy hoạch phát triển vùng Đông Bắc phải rất coi trọng kết hợp giữa trước mắt và lâu dài, yêu cầu hiệu quả bền vững. - Kết hợp giữa đầu tư phát triển trọng điểm, tạo đột phá và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển tự lực của mỗi lãnh thổ. - Kết hợp giữa công nghiệp qui mô nhỏ, vừa và lớn, ưu tiên qui mô vừa và nhỏ. - Kết hợp giữa các trình độ công nghệ khác nhau, phổ biến là công nghiệp trung bình, tranh thủ công nghệ tiên tiến hiện đại. - Kết hợp phát triển cây ngắn ngày, cây dài ngày, kết hợp giữa trồng rừng nguyên liệu và phát triển cây nông nghiệp hàng năm và chăn nuôi, thủy hải sản để đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết và nguồn thu nhập thường xuyên được nâng lên cho người lao động, tạo ra sự ổn địn cần thiết cho quá trình phát triển. - Khai thác hợp lý nhất hệ sinh thái lâm nghiệp có tính tới triển vọng của tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng rừng và khai thác, chế biến lâm sản. LuËn v¨n tèt nghiÖp 74 Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. - Bên cạnh việc phát triển những địa bàn, những khâu đột phá để tạo gia tốc về tăng trưởng kinh tế, cần phấn đấu đạt mức tương đối cao về bình quân hưởng thụ y tế, giáo dục, văn hóa, các dịch vụ thông tin, các chính sách xã hội, để giảm bớt chênh lệch về mặt này với các vùng khác trong nước. - Tùy từng giai đoạn, một số lĩnh vực xã hội được ưu tiên hơn đặc biệt là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển dân trí, xóa đói, giảm nghèo, rất chú ý thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc. - Lợi ích kinh tế phải được giải quyết hài hòa vói giữ gìn môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng - Bố trí các khu công nghiệp, các cửa ra - vào, các tuyến hành lang có sự cân nhắc và kết hợp chặt chẽ với đảm bảo an ninh, quốc phòng. - Bố trí cơ sở kinh tế, các vùng cây lâu năm ở dải hành lang biên giới càn kết hợp vói hình thành mạng lưới dân cư đảm bảo an ninh quốc gia. Đi đôi với phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân là điều kiện quyết định, cần coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để đảm bảo và tăng cường an ninh quốc phòng. Phát triển du lịch, khai thác hải sản kết hợp với các lực lượng bảo vệ vững chắc an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia cả trên đất liền và trên biển, hải đảo. 3. Phương hướng và mục tiêu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 3.1 Định hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) Móng Cái thuộc huyện Hải Ninh – tỉnh Quảng Ninh. Phía bắc giáp thị trấn Đông Hưng tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, phía nam giáp biển có [...]... mọi thành phần kinh tế đến đầu tư buôn bán, hoạt động dịch vụ, du lịch tại khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai - Nhằm khai thác một cách tốt nhất những lợi thế của khu vực kinh tế cửa khẩu; đưa kinh tế cửa khẩu thực sự là mũi nhọn, là động lực để phát triển kinh tế địa phương 85 LuËn v¨n tèt nghiÖp - Xây dựng cơ sở vật chất khu kinh tế cửa khẩu đảm bảo đủ sức hấp dẫn với các đối tác trong và ngoài nước... sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội chung của toàn tỉnh mà Đại hội Tỉnh lỵ Lào Cai khóa XII đã đề ra - Đề án nhằm phát huy lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu tăng nguồn thu ngân sách từ khu kinh tế cửa khẩu hàng nă từ 15-20 % Đạt số thu năm 2005 từ 230 -250 tỷ đồng - Tác động trực tiếp đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, mũi nhọ của khu kinh tế cửa khẩu là dịch vụ và du lịch... Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu để thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển, mặt khác giải quyết tạo điều kiện việc làm cho người lao động - Tạo sự thông thoáng về cơ sở hạ tầng với khu kinh tế cửa khẩu song vẫn đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý an ninh biên giới quốc gia II Các giải pháp nhằm phát triển Khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc Với chủ trương xây dựng mối... tế cửa khẩu đã đem lại nhiều mặt tích cực, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của cả hai nước, trước hết là ở các tỉnh biên giới Với những lợi ích do các khu kinh tế cửa khẩu đem lại là to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội và nhiều lĩnh vực khác Song sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu giao lưu kinh tế của hai nước, nhất là đối với Việt... ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 3 triệu USD/tháng 3. 3 Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai Cửa khẩu Lào Cai là một trong những cửa khẩu quan trọng nhất ở phía Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai có tính chất : Là cửa khẩu quốc gia và quốc tế; là đầu mối đường sắt đường bộ, giữa hai nước Việt – Trung; là trung tâm thương mại dịch vụ và du lịch của tỉnh và toàn vùng... Nam và Trung Quốc ngày càng tốt đẹp cũng như nhằm tranh thủ thời cơ trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu là rất quan trọng và để thực hiện được điều đó cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: 86 LuËn v¨n tèt nghiÖp 1 Ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định kinh tế – thương mại song phương giữa hai nước Việt – Trung Phát triển các khu kinh tế cửa. .. tầng cho các khu du lịch kinh tế cửa khẩu đặc biệt là khu cửa khẩu quốc tế Lào Cai, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ cho trước mắt và lâu dài, tương xứng với tầm cửa khẩu quốc tế văn minh hiện đại - Sắp xếp, củng cố tổ chức và đổi mới công tác quả lý tại các cửa khẩu theo Quyết định số 53/ 2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi, thực sự thông thoáng,... dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã được Chính phủ cho triển khai với quy mô phát triển dự kiến theo 2 giai đoạn - Giai đoạn 1: Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái bao gồm thị trấn Móng Cái và các xã Hải Xuân, Bình Ngạc, Trà Cổ, Ninh Dương và Đảo Vĩnh Thực Khu vực này hiện có diện tích tự nhiên là 148,8 km 2, chiếm 28,6% về diện tích và 58 ,35 về dân số toàn huyện Hải Ninh - Giai đoạn 2: Khu kinh tế cửa khẩu. .. là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng Trung Quốc đã có sự chuẩn bị cho cơ sở hạ tầng ở khu vực cửa khẩu tốt hơn ta, do đó nước bạn luôn tạo được thế chủ động trong hoạt động kinh tế- thương mại ở các cửa khẩu biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các tỉnh cso cửa khẩu với Việt Nam, cụ thể là sự phát triển kinh tế nhanh ở hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam Phương châm hiện nay. .. cửa khẩu Để đẩy mạnh hoạt động giao lưu kinh tế- thương mại tiến tới “hợp tác đầu tư toàn diện, ổn định lâu dài”, rút kinh nghiệm từ thực tế thực hiện 93 LuËn v¨n tèt nghiÖp thí điểm về khu kinh tế cửa khẩu trong vài năm qua, trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường đổi mới cơ chế phối hợp về quản lý Nhà nước giữa các cơ quan TW và dịa phương đối với các khu kinh tế cửa khẩu, theo hướng sau: - Đối . HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG ĐÔNG BẮC I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước cề phát triển các kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước: Để thực hiện. các khu kinh tế cửa khẩu, vì thế, tăng trưởng tại các khu kinh tế cửa khẩu thực chất vẫn là nguồn hàng hoá ở các địa bàn thông qua khu kinh tế cửa khẩu. Vì vậy, tăng trưởng của các khu kinh tế. pháp tại địa bàn khu kinh tế cửa khẩu. Thực tế tại địa bàn các khu kinh tế cửa khẩu tại Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai cho thấy, việc áp dụng các cơ chế khu kinh tế cửa khẩu đã làm tăng

Ngày đăng: 27/07/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN